UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2012/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 07 tháng 6 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 227/TTr-SXD ngày 17 tháng 5 năm 2012 về việc ban hành Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/2012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, bao gồm: Quy hoạch, tạo cây giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) phải tuân theo Quy định này và các quy định của pháp luật liên quan.
1. Toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được xác định là một bộ phận của hạ tầng đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý cây xanh đô thị phải thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý cây xanh đô thị hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp phường) nơi gần nhất biết để xử lý những cây bị sâu bệnh, cây già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gẫy, đổ gây nguy hiểm cho người, công trình và ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác, phá hoại cây.
2. Khi lập, thẩm định, xét duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch khu dân cư đô thị, dự án xây dụng phát triển hạ tầng đô thị (được gọi chung là đô thị) khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái..., (được coi như đô thị) phải xác định tỷ lệ, diện tích đất cây xanh và quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, đảm bảo theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng và các văn bản quy định hiện hành.
3. Thực hiện công việc trồng, chăm sóc cây xanh theo đúng quy trình và các quy định về quản lý cây xanh đô thị.
Điều 3. Phân cấp quản lý hệ thống cây xanh đô thị
1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) tổ chức quản lý hệ thống cây xanh tại các đô thị thuộc phạm vi quản lý hành chính; có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định quản lý, bảo vệ cây xanh đô thị; cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý hệ thống cây xanh đô thị, được phép cắt tỉa cây xanh theo tiêu chí chăm sóc, tạo tán cây và cắt tỉa cây phòng chống bão.
QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 4. Quy định chung về quản lý cây xanh đô thị
1. Cây xanh đô thị phải được thường xuyên duy trì và thực hiện công tác chăm sóc, cắt tỉa cành, nhánh khô, khống chế chiều cao, chống sửa cây nghiêng, tạo tán cho cây đảm bảo mỹ thuật và mỹ quan đô thị; trong trường hợp khẩn cấp thì đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh đô thị phải xử lý ngay để đảm bảo an toàn đồng thời phải báo cáo kịp thời với cơ quan cấp phép biết.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý cây xanh lập hồ sơ quản lý, thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây ở các tuyến phố, cây trong công viên, vườn hoa, cây trồng mới, cây chặt hạ thay thế, theo dõi sự phát triển của cây; cây cần bảo tồn, cây cổ thụ phải treo biển tên và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ cho công tác bảo tồn, chăm sóc; lập kế hoạch, dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt kinh phí cho công tác quản lý cây xanh đô thị.
3. Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đô thị; cây trồng trong đô thị phải theo danh mục, đặc tính cây trồng (theo quy định của Bộ Xây dựng).
4. Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công viên, vườn hoa và hệ thống cây xanh đô thị phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.
Điều 5. Quy định về trồng cây xanh đô thị
1. Trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành về cây xanh đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc trồng cây xanh phải đúng quy trình kỹ thuật, khoảng cách giữa các cây, khoảng cách tối thiểu đối với lề đường, công trình, chủng loại, tiêu chuẩn cây (theo quy định của Bộ Xây dựng); cây trồng mới phải được bảo.vệ, chống giữ thân chắc chắn, ngay thẳng, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
4. Đối với các tuyến phố khi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp vỉa hè, lòng đường phải xem xét đến hệ thống cây xanh, có biện pháp bảo vệ cây, tránh chặt rễ làm chết cây hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh.
5. Yêu cầu đối với cây trồng
a) Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3,0m, đường kính thân cây theo chiều cao tiêu chuẩn tối thiểu 6cm, trong danh mục cây được trồng thường gặp do Bộ Xây dựng quy định, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
b) Thân cây thẳng, tán cân đối, không sâu bệnh, có hoa đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, cây ít rụng lá trơ cành và xanh tốt quanh năm.
Điều 6. Đối với vườn ươm cây xanh đô thị
1. Trong quy hoạch cây xanh đô thị cần dành quỹ đất hợp lý để làm vườn ươm cây xanh, chủ động phát triển vườn ươm cây phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu phát triển cây xanh đô thị, bảo đảm việc trồng mới và thay thế hằng năm của khu vực quản lý và nhu cầu thị trường.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình xây dựng vườn ươm cây xanh theo quy chuẩn, tiêu chuẩn được Nhà nước ban hành, để phục vụ cho nhu cầu trồng mới, thay thế, chỉnh trang cây xanh đô thị.
Điều 7. Bảo vệ cây xanh đô thị
1. Cây xanh đô thị phải thường xuyên được kiểm tra và bảo vệ nghiêm ngặt, nhất là đối với những loại cây cần bảo tồn, cây quý hiếm, cây cổ thụ. Mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị, kịp thời phát hiện tình trạng nguy hiểm của cây; tố giác tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại, khai thác, dịch chuyển cây xanh trái pháp luật cho chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về cây xanh đô thị biết để kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan quản lý theo phân cấp có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh đô thị.
3. Đơn vị quản lý có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp quản lý và hợp đồng, không để cây xanh bị xâm hại, chủ động phòng chống cây gẫy, đổ, xử lý kịp thời cây bị sâu bệnh.
Điều 8. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ.
2. Tổ chức cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân theo quy định này.
Điều 9. Các nguồn lợi thu được từ cây xanh
1. Các nguồn lợi thu được từ cây trồng trên đường phố, công viên, vườn hoa (hoa, quả, củi, gỗ) thuộc sở hữu Nhà nước, nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
2. Trường hợp cây xanh thuộc sở hữu Nhà nước nhưng nằm trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện... quản lý thì các cơ quan, đơn vị đó được hưởng các nguồn lợi từ hoa quả, củi cành theo quy định; riêng gỗ thì đơn vị quản lý cây xanh quản lý, bán nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Điều 10. Khuyến khích xã hội hóa công tác quản lý cây xanh đô thị
1. Khuyến khích trồng cây xanh trên các khu đất trống, hành lang an toàn giao thông, vùng cách ly công trình xử lý rác thải, chất thải, nghĩa trang theo hồ sơ thiết kế được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Khuyến khích các hộ gia đình tự trồng cây xanh, đặc biệt trồng và chăm sóc cây trước mặt nhà, trên các tuyến phố theo quy hoạch và các quy định về chủng loại cây trồng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Các tổ chức, cá nhân có thành tích chăm sóc, bảo vệ, phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa thì tùy theo mức độ thành tích sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
1. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đến hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải chịu bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý trực tiếp hệ thống cây xanh đô thị, vườn hoa, công viên, vườn ươm hoặc cán bộ phụ trách lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm vi phạm quy định này, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và nhân dân thì phải bồi thường thiệt hại hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Xây dựng
a) Là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý trên địa bàn theo quy định.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước, giới thiệu các quy trình kỹ thuật chuyên ngành và các văn bản cụ thể về quản lý cây xanh đô thị.
c) Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn công tác quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan lập, thẩm định quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn ươm, trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu và đề xuất chính sách khen thưởng, chế độ ưu đãi đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
e) Căn cứ Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, công bố thủ tục hành chính về cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
f) Tham gia ý kiến đối với các dự án xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang nâng cấp công viên, vườn hoa trong đô thị.
g) Phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông, có trách nhiệm hướng dẫn và tuyên truyền nội dung Quy định này.
h) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; nếu có khó khăn vướng mắc, vượt thẩm quyền giải quyết phải tổng hợp, lập thành văn bản, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, giải quyết.
i) Hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn ươm trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hỗ trợ, phát triển nguồn giống, chủng loại cây xanh nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn ươm trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất bố trí kế hoạch vốn hằng năm trong ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng mới hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa.
b) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa.
4. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn về thủ tục hành chính, trình tự tạm ứng, thanh toán, quyết toán sản phẩm dịch vụ cây xanh đô thị đã được đấu thầu, đặt hàng.
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan xây dựng đơn giá đền bù giá trị của cây, tỷ lệ trích để lại khi chặt hạ cây.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách khen thưởng và chế độ ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
Điều 14. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện quản lý đối với hệ thống cây xanh, vườn hoa, công viên, vườn ươm trên địa bàn theo phân cấp quản lý tại Quy định này, đảm bảo an toàn chất lượng, độ chính xác về khối lượng và hiệu quả. Ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho đơn vị chuyên ngành có đủ năng lực để thực hiện công tác duy trì công viên, vườn hoa, chặt hạ, cắt tỉa và dịch chuyển cây xanh theo quy định.
2. Chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong công tác quản lý công viên, vườn hoa, hệ thống cây xanh thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện công tác quản lý và xử lý vi phạm quy định về quản lý cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, dải phân cách.
3. Cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; phê duyệt kế hoạch cắt tỉa cây xanh đô thị theo thẩm quyền và quy định hiện hành; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, lực lượng quản lý trật tự đô thị phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh đô thị, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chặt hạ, cắt tỉa, dịch chuyển cây.
4. Thực hiện công tác thống kê phân loại cây, đánh số cây, lập hồ sơ quản lý đối với cây cổ thụ, cây quý hiếm, cây bảo tồn; tập hợp danh mục cây trồng, cây bảo tồn, cây quý hiếm, cây cổ thụ, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế ở đường phố, công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác thuộc địa bàn quản lý hành chính.
5. Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống cây xanh chuyên ngành, vườn hoa, công viên trong phạm vi thẩm quyền.
6. Quản lý địa bàn không để tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất công viên, vườn hoa và các vị trí đã được phê duyệt quy hoạch bố trí cây xanh và xây dựng công viên, vườn hoa, vườn ươm.
7. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước các dự án đầu tư trên địa bàn, trong đó đảm bảo tỷ lệ cây xanh trong dự án theo đúng hồ sơ được duyệt.
8. Tổ chức công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến để các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện Quy định này, đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích, động viên phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn.
9. Đối với đô thị chưa có đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý, duy trì và bảo vệ cây xanh thì tiến hành lựa chọn, ký hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành có đủ năng lực để thực hiện.
10. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và lực lượng quản lý trật tự đô thị thường xuyên kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn; lập hồ sơ vi phạm chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
11. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm tại Quy định này và các quy định hiện hành liên quan. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị, vườn hoa, công viên, vườn ươm.
12. Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ công tác quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn. Tổng hợp tình hình quản lý hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn ươm trên địa bàn quản lý, định kỳ báo cáo về Sở Xây dựng trước ngày 20 tháng 12 hằng năm.
Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị được giao quản lý và trực tiếp quản lý cây xanh đô thị
1. Thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn ươm và duy trì vật kiến trúc, cắt tỉa, chặt hạ cây phòng bão theo đứng nội dung hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ đô thị đã ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ quy trình kỹ thuật đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn, chất lượng, hiệu quả, độ chính xác về khối lượng, có giải pháp xử lý kịp thời cây nguy hiểm.
2. Lập hồ sơ quản lý hệ thống cây xanh trong công viên, vườn hoa, dải phân cách; hồ sơ lý lịch quản lý và kế hoạch chăm sóc đặc biệt đối với cây quý hiếm, cây cổ thụ, cây bảo tồn.
3. Có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trình, tài sản trong phạm vi địa bàn được giao, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả. Không được phép tổ chức các hoạt động không thuộc chức năng của công viên, vườn hoa.
4. Xây dựng kế hoạch, phương án thiết kế, trang trí đô thị trong các dịp lễ, tết hoặc đột xuất theo yêu cầu, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt.
5. Ban hành nội quy bảo vệ công viên, vườn hoa, vườn ươm, cây xanh công cộng và tổ chức thực hiện.
6. Chỉ đạo, tổ chức lực lượng của đơn vị tuần tra bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa trong phạm vi được giao quản lý, không để xảy ra vi phạm.
7. Tham gia kiểm tra, nghiệm thu khi tiếp nhận, bàn giao các công trình cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, báo cáo cơ quan có thẩm quyền đưa vào quản lý duy trì theo quy định.
8. Bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, biển quảng cáo tại công viên, vườn hoa, dải phân cách, tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi nơi công cộng khi có giấy phép và văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
9. Trồng cây xanh phải tuân thủ theo thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
10. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cây xanh cây đô thị, đặc biệt là cây quý hiếm, chịu trách nhiệm bảo vệ không để chặt hạ, dịch chuyển trái phép cây quý hiếm trên địa bàn quản lý.
11. Định kỳ kiểm kê, lập báo cáo tổng hợp về khối lượng, chất lượng sản phẩm được giao quản lý về Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Điều 16. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình
1. Các ngành: Điện lực, Viễn thông, Cấp thoát nước và các tổ chức, cá nhân trong quá trình thi công, xử lý kỹ thuật công trình có trách nhiệm thông báo, phối hợp chặt chẽ với cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh đô thị để bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật và sự an toàn, phát triển của cây xanh.
2. Tham gia quản lý, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường công viên, vườn hoa, hồ nước, cây xanh công cộng, cây trong khuôn viên, cây thuộc các tổ chức, cá nhân và khu vực công sở, gia đình.
3. Có quyền quyết định việc lựa chọn giống cây trồng theo danh mục được trồng trong khuôn viên do mình quản lý; cây trồng phải phù hợp không gian của khuôn viên, cảnh quan đô thị, lựa chọn cây thích hợp, cây cao không quá 15m và phải tuân thủ theo Quy định này, không làm hư hại đến công trình xây dựng lân cận thuộc tổ chức, cá nhân quản lý.
4. Trồng cây theo dự án đầu tư phải thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện cây có nguy hiểm, cây sâu mục, cây chết và các hành vi phá hoại hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh phải thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng hoặc đơn vị quản lý trực tiếp để kịp thời giải quyết.
6. Khi được cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, trong thời hạn 05 ngày (năm ngày) tổ chức, cá nhân phải thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi sở tại để phối hợp kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.
7. Tự giác chấp hành các nội dung của quy định này và vận động mọi người cùng tham gia quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị.
- 1 Quyết định 38/2012/QĐ-UBND về phân công, phân cấp thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3 Quyết định 27/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị
- 5 Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 6 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 7 Quyết định 61/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 8 Quyết định 46/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 9 Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 10 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 38/2012/QĐ-UBND về phân công, phân cấp thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3 Quyết định 27/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Quyết định 61/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 5 Quyết định 46/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành