BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2003/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ CỦA HỘI NƯỚC SẠCH - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ của Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I ngày 25 tháng 12 năm 2002 thông qua.
Điều 2. Chủ tịch Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
HỘI NƯỚC SẠCH - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
- Tên gọi: HỘI NƯỚC SẠCH - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
- Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Association For Safe water and Environmental Sanitation; viết tắt: VN SAWASANA.
- Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam, là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những người hoạt động, quan tâm đến lĩnh vực Nước sạch - Vệ sinh môi trường.
- Hội có Biểu tượng và Bài ca riêng của Hội.
Điều 2. Tôn chỉ mục đích của Hội
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tập hợp rộng rãi những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Nước sạch - Vệ sinh môi trường, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, các ngành nghề có liên quan nhằm tham mưu, tư vấn cho người quản lý, người sản xuất kinh doanh nước sạch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đảm bảo ngày càng tốt về chất lượng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường ở Việt Nam, bảo vệ nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội. Hội có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động của Hội trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường, các lĩnh vực liên quan đến Nước sạch và Vệ sinh môi trường dưới sự quản lý Nhà nước của Bộ Y tế và sự bảo trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 4. Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường có các nhiệm vụ
1. Tập hợp rộng rãi những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường hoặc liên quan đến Nước sạch và Vệ sinh môi trường tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện tham gia Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam để tuyên truyền phổ biến những kiến thức về nước, Vệ sinh môi trường trong nhân dân và vận động nhân dân tham gia các hoạt động liên quan đến cung cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước, cải thiện nguồn nước và vệ sinh môi trường, thiết thực góp phần chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
2. Tham gia ý kiến vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách về Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
3. Tư vấn và phản biện các vấn đề về Nước sạch và Vệ sinh môi trường với các cơ quan chức năng của Nhà nước và của các thành phần kinh tế khác khi được yêu cầu.
4. Tư vấn các vấn đề khác khi được yêu cầu như:
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy định quy phạm kỹ thuật bảo đảm chất lượng Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
Xúc tiến doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng về Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
5. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
6. Tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục, xuất bản Tạp chí về Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia tổ chức các lớp tập huấn về Nước sạch và Vệ sinh môi trường, tổ chức các hoạt động dịch vụ và dịch vụ tư vấn, tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế, hợp tác với các Hội khác nhau hoạt động trong lĩnh vực có liên quan tới Nước sạch và Vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các dự án xã hội về lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường khi Nhà nước giao.
10. Quản lý tổ chức, hội viên, giúp đỡ nhau đoàn kết, nâng cao trình độ của hội viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, quản lý tài sản, kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam hoạt động theo phương thức tự nguyện, tự lo mọi chi phí và phương tiện hoạt động.
1. Hội viên tập thể: Các tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường tán thành Điều lệ Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tự nguyện hoạt động cho Hội, có đơn xin gia nhập Hội, cử người đại diện tham gia Hội để được kết nạp vào Hội sau khi được Ban Thường vụ Hội thông qua.
2. Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường hoặc liên quan đến Nước sạch và Vệ sinh môi trường, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập để được kết nạp vào Hội sau khi được Ban Thường trực Hội thông qua.
3. Hội viên tán trợ: Các tổ chức công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh về Nước sạch và Vệ sinh môi trường có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam tán thành Điều lệ Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam và tài trợ cho hoạt động của Hội được xét công nhận là Hội viên tán trợ sau khi được Ban thường vụ Hội thông qua.
4. Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có công đóng góp cho công tác bảo vệ và gìn giữ tốt về Nước sạch và Vệ sinh môi trường, hoặc có đóng góp lớn cho hoạt động của Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam được Ban thường vụ Hội mời tham gia là Hội viên danh dự của Hội.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền lợi của Hội viên:
1. Hội viên có nhiệm vụ tôn trọng Điều lệ Hội, tuyên truyền hưởng ứng mọi hoạt động của Hội và đóng Hội phí.
2. Hội viên có quyền tham gia các hoạt động của Hội, được Hội giúp đỡ để tham gia các hoạt động khoa học kỹ thuật, được hưởng các quyền khác do Trung ương Hội quy định. Hội viên được quyền thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội, bầu cử và ứng cử vào cơ quan của Hội và được cấp thẻ Hội viên, được xin ra khỏi Hội.
3. Hội viên tán trợ, hội viên danh dự được quyền thảo luận, đề xuất các công việc của Hội nhưng không tham gia biểu quyết, ứng cử, bầu cử vào các cơ quan của Hội.
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tự nguyên, tự quản, tự trang trải về tài chính. Cơ quan lãnh đạo của Hội đều do bầu cử lập ra và làm việc trên nguyên tắc bàn bạc dân chủ, tập thể lãnh đạo, thiểu số phục tùng đa số. Tổ chức cơ sở của Hội được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với Điều lệ Hội, các nghị quyết của Trung ương Hội và pháp luật Nhà nước.
1. Ở Trung ương Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam bao gồm: Ban chấp hành Trung ương Hội, các Ban chuyên môn.
Ban chấp hành Trung ương Hội gồm:
+ 01 Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội.
+ 01 Tổng thư ký.
+ Phó Chủ tịch: 3-5 người.
+ Các ủy viên Ban chấp hành.
Chủ tịch và phó Chủ tịch được gọi chung là Ban thường trực Trung ương Hội.
Các ban chuyên môn (mỗi ban có 4-6 người):
+ Ban Đối ngoại.
+ Ban Kiểm tra.
+ Ban Khoa học và công nghệ.
+ Ban Giáo dục truyền thông và xuất bản.
+ Ban Chính sách và Tư vấn pháp luật.
+ Ban Tài chính - Hậu cần
+ Ban Tổ chức và phát triển Hội.
+ Văn phòng Hội: 3-4 người
Số lượng các ủy viên Ban chấp hành: do Đại hội từng nhiệm kỳ quyết định.
2. Tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương:
Nếu có nhu cầu thành lập Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tỉnh, thành phố sẽ do UBND tỉnh/thành phố quyết định và là thành viên tự nguyện của Hội Trung ương.
Các Hội thành viên ở địa phương: hoạt động theo sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ban chấp hành Trung ương Hội và không trái với Điều lệ Hội.
3. Tại cơ sở, có thể thành lập Chi hội. Nếu có từ 5 hội viên trở lên thì có thể thành lập Chi hội hoặc Chi hội chuyên ngành.
4. Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam được tổ chức nghiên cứu, huấn luyện nghiệp vụ về Nước sạch và Vệ sinh môi trường và được thành lập các tổ chức pháp nhân thuộc Hội hoạt động trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 10. Cơ quan lãnh đạo của Hội
Cơ quan lãnh đạo của Hội là đại hội đại biểu toàn quốc của Hội với nhiệm kỳ 5 năm.
Các đại biểu dự đại hội đại biểu toàn quốc của Hội do các tổ chức Hội bầu ra và do Ban chấp hành Trung ương Hội mời, số lượng đại biểu mời không quá 10% số đại biểu triệu tập.
Điều 11. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội có nhiệm vụ
1. Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Ban chấp hành Trung ương Hội.
2. Quyết định, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới.
3. Sửa đổi Điều lệ Hội (nếu có yêu cầu).
4. Bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội và thể thức bầu Ban chấp hành do Đại hội quyết định, (bỏ phiếu kín hay giơ tay)
Điều 12. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Hội
Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội, Ban chấp hành Trung ương họp định kỳ mỗi năm một lần.
Ban chấp hành Trung ương Hội có các nhiệm vụ:
1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội.
2. Lãnh đạo công tác của Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
3. Bầu ra Ban thường vụ gồm 01 Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 phó Chủ tịch có thời gian chuyên trách 100% sẽ đảm nhận chức danh Tổng thư ký.
4. Bầu Ban Kiểm tra.
5. Tổ chức các Ban chuyên môn của Hội.
6. Khi cần thiết, Ban chấp hành có thể quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội nếu được ít nhất 2/3 tổng số ủy viên trong Ban chấp hành tán thành. Số lượng ủy viên thay thế không quá 1/3 số ủy viên do Đại hội bầu ra.
Điều 13. Nhiệm vụ của Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ có các nhiệm vụ:
a) Thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp.
b) Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành.
c) Quyết định thành lập các Ban, các trưởng ban và các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
d) Quyết định tổ chức các Hội nghị Khoa học trong nước và quốc tế, cử cán bộ đi dự Hội nghị Khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
e) Quyết định gia nhập các tổ chức Quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.
f) Quyết định các vấn đề thi đua, khen thưởng và Kỷ luật thuộc quyền hạn của Hội.
2. Ban Thường vụ họp 6 tháng một lần.
3. Chủ tịch Hội là người đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của Hội, đại diện cho Hội trong những mối quan hệ giữa Hội và các tổ chức khác, chủ tọa các cuộc họp của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và các quyết định của Ban Chấp hành, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Hội.
4. Các Phó Chủ tịch là người giúp việc Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.
5. Tổng thư ký do một Phó Chủ tịch kiêm nhiệm, là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của các Ban chuyên môn, chuẩn bị nội dung của các kỳ sinh hoạt của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, định kỳ báo cáo cho Ban Thường vụ và Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Hội, quản lý tài sản và tài chính của Hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội về các hoạt động của Hội.
6. Khi chưa có cá nhân đảm nhận nhiệm vụ này, Chủ tịch Hội là người thực hiện các chức trách này.
7. Văn phòng Trung ương Hội, các Ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội do ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định.
Các Ban chuyên môn sinh hoạt 3 tháng một lần.
Điều 14. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra
Ban Kiểm tra của Hội có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội; việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Hội, giải quyết thư khiếu tố có liên quan đến các hội viên và tổ chức Hội. Ban Kiểm tra có quyền yêu cầu hội viên và các tổ chức, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội báo cáo những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra đã được Ban Thường vụ Trung ương Hội đồng ý. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra là 5 năm, 01 Phó Chủ tịch Hội làm Trưởng ban.
Điều 15. Tài chính của Hội gồm có
1. Hội phí tự nguyện.
- Hội viên cá nhân tự nguyện đóng theo khả năng.
- Hội viên tổ chức tự nguyện đóng theo khả năng.
2. Tiền ủng hộ tài trợ của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Tiền thu do các hoạt động hợp pháp khác.
Điều 16. Quản lý tài chính, tài sản
Hội có tài chính, tài sản độc lập. Các khoản chi của Hội bao gồm:
1. Chi phục vụ các hoạt động hội họp, quan hệ quốc tế, thông tin xuất bản.
2. Trả lương phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm.
3. Chi khen thưởng, trợ cấp hội viên trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
4. Trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan Trung ương Hội.
5. Các hoạt động khác do Ban Thường vụ quyết định.
Việc quản lý sử dụng các khoản thu chi trong các hoạt động của Hội phải theo đúng quy chế của Ban Thường vụ Trung ương Hội và tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của pháp luật hiện hành.
Hội viên và các tổ chức của Hội có thành tích xuất sắc sẽ được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước và các cấp chính quyền khen thưởng. Hình thức khen thưởng do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định.
Cán bộ, hội viên và các tổ chức của Hội nếu vi phạm nghiêm trọng các Điều lệ của Hội thì bị thi hành kỷ luật. Hình thức kỷ luật do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định.
1. Bản Điều lệ này gồm 8 chương, 19 điều được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2002.
2. Chỉ có Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam mới có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ này để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Bộ Nội vụ phê duyệt.
- 1 Công văn 1808/BYT-MT năm 2012 tăng cường chỉ đạo triển khai hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 do Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 795/QĐ-BNV năm 2009 phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Gas Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Quyết định 74/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Dạy nghề Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 4 Quyết định 56/2005/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành
- 5 Quyết định 57/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Khoa học kỹ thuật Đúc - Luyện kim Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Quyết định 54/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn bắn súng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7 Quyết định 55/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ bổ sung của hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8 Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 9 Luật về quyền lập hội 1957
- 1 Công văn 1808/BYT-MT năm 2012 tăng cường chỉ đạo triển khai hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 do Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 795/QĐ-BNV năm 2009 phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Gas Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Quyết định 74/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Dạy nghề Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 4 Quyết định 56/2005/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành
- 5 Quyết định 57/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Khoa học kỹ thuật Đúc - Luyện kim Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Quyết định 55/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ bổ sung của hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7 Quyết định 54/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Liên đoàn bắn súng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành