ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2007/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 29 tháng 01 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 06 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản Nông lâm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực vùng nước đường thuỷ nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Thủy sản - Nông lâm chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và triển khai thực hiện Quy định nêu trên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Thủy sản - Nông lâm, Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận huyện, phường, xã và các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TRONG KHU VỰC VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-UB ngày 29 tháng 1 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản trong khu vực vùng nước đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng thủy sản trong khu vực vùng nước đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Việc sử dụng vùng nước đường thủy nội địa để khai thác nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Điều 4. Các hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản ở các luồng và hành lang bảo vệ luồng thuộc tuyến đường thủy nội địa phải tuân theo các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp lệnh hiện hành.
Điều 5. Trong Quy định này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vũng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
2. Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
3. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi tắt là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
4. Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
5. Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển thủy sản.
6. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
7. Chủ tàu cá là tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng tàu cá.
8. Thuyền trưởng là người chỉ huy trên tàu cá đối với loại tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên.
9. Người lái tàu cá là người trực tiếp điều khiển tàu cá đối với loại tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét.
10. Thuyền viên tàu cá là những người thuộc định biên của tàu, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu.
11. Vùng nước đường thủy nội địa là khu vực thuộc phạm vi bảo vệ đường thủy nội địa do cơ quan quản lý đường thủy nội địa quy định phạm vi sử dụng.
Điều 6. Khai thác thủy sản ở các luồng và hành lang bảo vệ luồng thuộc tuyến đường thủy nội địa cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
1. Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa (cv) trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15m trở lên phải có giấy đăng ký, đăng kiểm, giấy phép hoạt động nghề cá, sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên; phải trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn theo quy định.
Đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 45cv trở lên, ngoài các điều kiện nêu trên thì thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng phù hợp với quy định.
Các tàu cá khác, trừ các loại tàu cá đã nêu trên, phải có giấy phép hoạt động nghề cá, sổ danh bạ thuyền viên và phải trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn theo quy định;
2. Các tàu cá phải trang bị đầy đủ đèn hành trình, đèn hiệu, tín hiệu theo quy định khi tham gia trên tuyến đường thuỷ nội địa.
3. Phải neo đậu ở các bến theo quy định; khi có bão, lũ lụt phải tuân theo sự điều động của cơ quan thẩm quyền đến nơi neo đậu quy định.
4. Các tàu cá khi tàu hoạt động ở luồng thuỷ nội địa, phải trang bị hệ thống thông tin liên lạc theo các quy định hiện hành.
5. Thuyền trưởng, người lái tàu cá khi điều khiển tàu cá hoạt động trên đường thủy nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thủy nội địa quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa;
6. Các chủ tàu cá phải mua bảo hiểm tai nạn cho các thuyền viên làm việc trên tàu và khuyến khích mua bảo hiểm vỏ thân tàu và máy tàu cho tàu của mình.
Điều 7. Nuôi trồng thủy sản ở các luồng và hành lang bảo vệ luồng thuộc tuyến đường thủy nội địa cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
1. Có nghề nuôi trồng thủy sản, khai thác và ngư cụ khai thác thủy sản phù hợp với quy định của Bộ Thủy sản.
2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
Điều 8. Khi hành lang bảo vệ luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thủy nội địa thông báo hành lang bảo vệ luồng mới thì tổ chức và cá nhân nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động khai thác thủy sản phải di chuyển, thu hẹp vật chướng ngại do mình gây ra trên hành lang bảo vệ luồng mới này.
Điều 9. Sở Giao thông - Công chính
1. Chủ trì phối hợp với Sở Thủy sản - Nông lâm, Công an, UBND các quận, huyện và Hội Nông dân thành phố, cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân khai thác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật giao thông đường đường thuỷ nội địa và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa phối hợp với Cảnh sát đường thuỷ, Thanh tra chuyên ngành thuỷ sản kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân khai thác và nuôi trồng thuỷ sản vi phạm pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa.
3. Tổ chức triển khai lắp đặt hệ thống báo hiệu, mốc chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 10. Sở Thuỷ sản - Nông Lâm
1. Xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đối với tàu cá.
2. Phối hợp với UBND các quận, huyện và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành nuôi trồng thủy sản của các tổ chức, cá nhân theo quy hoạch đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại đến luồng và hành lang bảo vệ luồng thuộc tuyến đường thủy nội địa.
3. Có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông - Công chính thực hiện khoản 1 điều 9 của Quy định này.
1. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng và thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, kịp thời ngăn chặn các trường hợp dễ gây tai nạn giao thông đường thuỷ.
2. Tuần tra, kiểm soát trên các tuyến sông, tập trung xử lý cương quyết những hành vi vi phạm, đặc biệt là các trường hợp khai thác, nuôi trồng thuỷ sản vi phạm luồng và hành lang bảo vệ luồng, không đảm bảo điều kiện an toàn hoặc người điều khiển tàu cá không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
3. Có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông - Công chính thực hiện khoản 1 điều 9 của Quy định này.
Điều 12. Bộ Chỉ huy biên phòng thành phố
1. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các sở, ban, ngành thực hiện các biện pháp an toàn giao thông đường thủy nội địa.
2. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các phương tiện đường thủy ra vào hoạt động ở khu vực biên giới biển, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.
Điều 13. Ủy ban nhân dân quận, huyện
1. Chỉ đạo cho UBND các xã, phường phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý công trình giao thông đường thuỷ nội địa có biện pháp bảo vệ tốt hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa.
2. Phối hợp các ban, ngành có liên quan phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho các tổ chức, cá nhân khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn quản lý.
Điều 14. Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - Thông tin và Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa trên sóng phát thanh, truyền hình và mạng lưới thông tin cơ sở.
Điều 15. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác, nuôi trồng thủy sản trong khu vực vùng nước đường thủy nội địa và Quy định này thì được khen thưởng theo quy định hiện hành.
Điều 16. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về khai thác, nuôi trồng thủy sản trong khu vực vùng nước đường thủy nội địa và Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các tổ chức, cơ quan và cá nhân có liên quan kịp thời phản ảnh về Sở Thủy sản - Nông lâm để tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 53/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2 Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
- 3 Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực
- 1 Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020
- 2 Thông tư 02/2006/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản do Bộ thủy sản ban hành
- 3 Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 4 Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 5 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7 Luật Thủy sản 2003
- 1 Quyết định 264/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020
- 2 Quyết định 53/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3 Quyết định 289/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực