- 1 Quyết định 04/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Công đoàn 1990
- 3 Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2012/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 6 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA UBND TỈNH VÀ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30/6/1990;
Căn cứ Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn;
Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Sau khi thống nhất với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh và theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 572/SNV-TCBC ngày 03/5/2012;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác giữa UBND tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 137/2002/QĐ-UBND ngày 06/12/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA UBND TỈNH VÀ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 05/6/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp công tác trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh và chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh; nhằm phát huy vai trò của Liên đoàn Lao động tỉnh trong việc tham gia với chính quyền tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước, xây dựng và thực hiện các chính sách của địa phương có liên quan trực tiếp đến phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; bảo đảm các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đồng thời tổ chức giáo dục, động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực thi đua yêu nước, thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
UBND tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp chặt chẽ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mỗi bên hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 3. Nội dung phối hợp
1. Phối hợp trong việc tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (văn bản quy phạm pháp luật; chương trình, kế hoạch, đề án, dự án...).
2. Phối hợp trong việc tổ chức thực hiện chính sách liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật; tổ chức thực hiện chính sách, giám sát thực hiện...).
3. Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Chương II.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
Điều 4. Trong việc soạn thảo các văn bản về chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động và các chính sách xã hội khác liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Các sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh được giao chủ trì soạn thảo các văn bản có trách nhiệm lấy ý kiến của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đúng thời gian đề nghị.
2. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và Liên đoàn Lao động tỉnh thì cơ quan chủ trì soạn thảo gửi văn bản báo cáo UBND tỉnh xem xét và quyết định theo thẩm quyền.
Điều 5. Về việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí, cải cách hành chính, xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Hàng năm, UBND tỉnh đề ra mục tiêu, nội dung thi đua và tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng; Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị người lao động; Liên đoàn Lao động tỉnh đề xuất những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua "Lao động giỏi - Lao động sáng tạo", phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa để UBND tỉnh khen thưởng.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm tổ chức phát động phong trào thi đua, đề ra biện pháp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và mọi nguồn lực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để góp phần thực hiện có hiệu quả những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan bổ sung kinh phí khen thưởng từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định cho việc công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa do Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là một trong các tiêu chuẩn để bình xét các danh hiệu thi đua của các tập thể và cá nhân hàng năm.
4. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành chức năng hàng năm phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức đối thoại, hội nghị biểu dương các doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch giao nộp ngân sách và thực hiện tốt các chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Về công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật
1. UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện tốt Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước và tổ chức kinh tế góp phần bảo đảm các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Định kỳ hàng năm hoặc khi có những vấn đề phát sinh cần giải quyết liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh đề xuất với UBND tỉnh hoặc các cơ quan chức năng tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Liên đoàn Lao động tỉnh cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và thực hiện các chính sách, chế độ có liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do UBND tỉnh hoặc do các sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh tổ chức.
3. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm cử đại diện tham gia các Hội đồng, các Ban chỉ đạo thực hiện chủ trương công tác của chính quyền có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do UBND tỉnh thành lập, theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Việc giải quyết các kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở địa phương.
2. Khi có những vấn đề phát sinh cần giải quyết, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh phản ảnh kịp thời với UBND tỉnh; UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh giải quyết hoặc UBND tỉnh trực tiếp xem xét, giải quyết.
3. Trong trường hợp các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã được các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xem xét, giải quyết nhưng Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh còn có ý kiến khác thì Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trực tiếp đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết theo luật định.
Điều 8. Kinh phí phục vụ hoạt động phối hợp giữa UBND tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh
1. UBND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đối với những hoạt động lớn có tác động đến việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội do Liên đoàn Lao động tỉnh hoặc hệ thống tổ chức Công đoàn trong tỉnh thực hiện. Việc hỗ trợ kinh phí được thực hiện theo quy định pháp luật.
2. Tham gia kinh phí đối ứng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao và các thiết chế khác theo nguyện vọng chính đáng, phục vụ trực tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Chế độ thông tin và báo cáo
1. UBND tỉnh và các sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh thông tin cho Liên đoàn Lao động tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, các chủ trương, chính sách của Nhà nước mới ban hành có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND tỉnh xem xét, cử đại diện đến dự Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh để báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và những chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
2. Định kỳ hàng tháng, quý, năm, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm báo cáo về tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và hoạt động Công đoàn với UBND tỉnh.
Điều 10. Chế độ hội họp
1. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh hoặc đại diện Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh được mời dự các phiên họp hoặc các hội nghị chuyên đề do UBND tỉnh chủ trì để giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoặc liên quan đến hoạt động Công đoàn.
2. Chủ tịch UBND tỉnh hoặc đại diện UBND tỉnh được mời dự các kỳ họp của Ban Thường vụ hoặc Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh bàn về các vấn đề liên quan đến việc làm, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
3. Định kỳ 6 tháng một lần, UBND tỉnh và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức họp để đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác và thống nhất giải quyết một số vấn đề cần thiết phát sinh trong quá trình phối hợp công tác. Ngoài ra, khi có các công việc đột xuất liên quan đến việc thực hiện Quy chế phối hợp thì UBND tỉnh và Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ thống nhất thời gian tổ chức họp để trao đổi, bàn bạc cụ thể.
Chương III.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Tổ chức thực hiện
UBND tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh có trách nhiệm phổ biến Quy chế này cho các đơn vị thực hiện theo hệ thống quản lý. Căn cứ Quy chế này, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp xây dựng quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với từng cấp, từng ngành để thực hiện.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung thì UBND tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh cùng bàn bạc thống nhất để xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2013
- 2 Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2013
- 1 Quy chế 02/QC-UBND-LĐLĐ năm 2016 phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk
- 2 Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Nông
- 3 Quyết định 1033/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân và Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc
- 4 Quyết định 16/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trách nhiệm trong công tác quản lý khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6 Quyết định 38/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7 Quyết định 15/2009/QĐ-UBND về quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định
- 8 Quyết định 25/2009/QĐ-UBND ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên Đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9 Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10 Quyết định 04/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Chỉ thị 58/2006/CT-UBND về tiếp tục thực hiện và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị kinh tế và tổ chức xã hội phối hợp hoạt động với tổ chức công đoàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13 Nghị định 133-HĐBT năm 1991 hướng dẫn Luật công đoàn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 14 Luật Công đoàn 1990
- 1 Quyết định 38/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2 Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trách nhiệm trong công tác quản lý khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Quyết định 16/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4 Quyết định 25/2009/QĐ-UBND ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên Đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5 Quyết định 15/2009/QĐ-UBND về quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định
- 6 Quyết định 1033/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân và Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc
- 7 Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy chế mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Nông
- 8 Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2013
- 9 Chỉ thị 58/2006/CT-UBND về tiếp tục thực hiện và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị kinh tế và tổ chức xã hội phối hợp hoạt động với tổ chức công đoàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 10 Quy chế 02/QC-UBND-LĐLĐ năm 2016 phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk