ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2018/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 30 tháng 3 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BCA-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, quản lý và lưu hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dùng cho thương binh và người tàn tật;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá;
Căn cứ Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá;
Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 600/TTr-SGTVT ngày 27 tháng 3 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động, vị trí dừng đỗ và các hoạt động đón, trả hành khách, hàng hóa, giới hạn xếp hàng hóa đối với xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người tàn tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đăng ký, quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
3. Giải thích từ ngữ
- Máy kéo là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng;
- Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh;
- Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;
- Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người tàn tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo;
- Các loại xe tương tự là các loại xe có cấu tạo, tính năng và công dụng gần giống các loại xe trên;
- Hệ thống hãm còn gọi là hệ thống phanh dùng để điều khiển cho xe chạy chậm hoặc dừng lại.
- Giá đèo hàng còn gọi là baga chở hàng gắn phía sau xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự dùng để chở người và xếp hàng hoá, hành lý.
Điều 2. Điều kiện và phạm vi hoạt động
1. Điều kiện của người điều khiển phương tiện
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông: Phải đảm bảo quy định tại Điều 58, Điều 63 và Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Điều 16 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
2. Điều kiện của phương tiện tham gia giao thông
2.1. Xe thô sơ:
a) Khi tham gia giao thông xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ;
b) Có hệ thống hãm còn hiệu lực, cơ cấu điều khiển hệ thống hãm phải phù hợp với kết cấu của xe, dễ sử dụng, trừ xe do súc vật kéo;
c) Có đèn hoặc phát sáng báo hiệu khi lưu thông vào ban đêm.
2.2. Xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải đảm bảo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ.
2.3. Xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 32/2007/TTLT-BCA-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, quản lý và lưu hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dùng cho thương binh và người tàn tật.
3. Phạm vi hoạt động
3.1. Xe máy kéo, xe do súc vật kéo được phép hoạt động trên các tuyến đường giao thông công cộng trừ các khu vực nội ô thành phố Bến Tre, nội ô thị trấn các huyện và các khu vực cấm theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.2. Xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người khuyết tật được phép hoạt động trên các tuyến đường giao thông công cộng, trừ các khu vực cấm và hạn chế theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Vị trí dừng, đỗ và các hoạt động đón, trả hành khách và hàng hóa
Vị trí dừng, đỗ và các hoạt động đón, trả hành khách và hàng hóa của xe gắn máy, xe mô tô, máy kéo phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
5. Giới hạn xếp hàng hoá
Giới hạn chiều cao, chiều rộng và chiều dài xếp hàng hoá lên xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô khi tham gia giao thông như sau:
5.1. Xe gắn máy, xe mô tô và các loại xe tương tự không được xếp hàng hoá, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng về mỗi bên là 0,3 mét và vượt quá về phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hoá tính từ mặt đường xe chạy tối đa là 2,0 mét.
5.2. Xe thô sơ không được xếp hàng hoá vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước và phía sau xe quá 1,0 mét.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quyết định này đến mọi tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người khuyết tật tại địa phương.
- Căn cứ điều kiện đảm bảo an toàn giao thông tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thống nhất với Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cụ thể các khu vực cấm, hạn chế, phạm vi và thời gian hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh
2.1. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn giao thông cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2.2. Công an tỉnh: Tổ chức, hướng dẫn đăng ký cấp biển số và kiểm tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
2.3. Sở Giao thông vận tải:
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn giao thông cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
b) Chỉ đạo Trung tâm Đăng kiểm, Đào tạo, Sát hạch, Kiểm định và Tư vấn công trình giao thông tổ chức kiểm tra an toàn kỹ thuật theo quy định;
c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý các vi phạm của chủ xe, người điều khiển xe theo quy định hiện hành;
d) Tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe mô tô, xe máy kéo, xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người khuyết tật theo quy định;
đ) Theo dõi tình hình thực hiện Quyết định này, tổ chức kiểm tra, định kỳ sơ kết báo cáo tình hình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi.
2.4. Các cơ quan liên quan: Theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đang khai thác, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy kéo, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hoá, hành khách và xe dùng làm phương tiện đi lại cho thương binh và người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre thực hiện đúng Quyết định này.
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bến Tre; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018 và thay thế Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe môtô ba bánh, các loại xe tương tự vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 20/2015/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2 Quyết định 20/2015/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1 Quyết định 04/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 13/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, quản lý đường thủy nội địa và bến đỗ xe buýt, xe taxi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định 373/2013/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của bến khách ngang sông, phương tiện thủy nội địa loại phải đăng ký nhưng không thuộc diện phải đăng kiểm và phương tiện thủy thô sơ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 51/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Thông tư 46/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai, ba bánh và xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7 Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai, ba bánh và xe tương tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8 Quyết định 29/2010/QĐ-UBND Quy định tổ chức quản lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9 Thông tư 08/2009/TT-BGTVT hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10 Luật giao thông đường bộ 2008
- 11 Thông tư liên tịch 32/2007/TTLT-BCA-BGTVT hướng dẫn đăng ký, quản lý và lưu hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dùng cho thương binh và người tàn tật do Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1 Quyết định 29/2010/QĐ-UBND Quy định tổ chức quản lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai, ba bánh và xe tương tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 20/2015/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4 Quyết định 51/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5 Quyết định 04/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 13/2008/QĐ-UBND về phân cấp quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, quản lý đường thủy nội địa và bến đỗ xe buýt, xe taxi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định 373/2013/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của bến khách ngang sông, phương tiện thủy nội địa loại phải đăng ký nhưng không thuộc diện phải đăng kiểm và phương tiện thủy thô sơ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang