Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/QĐ-QLCL

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2013

CỤC TRƯỞNG
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

Căn cứ Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-BNN-VP ngày 19/01/2012 ban hành Chương trình cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 136/QĐ-BNN-VP ngày 19/01/2012 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BNN-VP ngày 07/01/2013 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cải cách hành chính năm 2013 của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các phòng cơ quan Cục, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Cục và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng thường trực CCHC;
- Các Phó Cục trưởng (để c/đạo t/hiện);
- Lưu VT, KH.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2013 CỦA CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-QLCL ngày 10/01/2013 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản)

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Trọng tâm kế hoạch cải cách hành chính của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (QLCL NLS&TS) năm 2013 là hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật ATTP; thực hiện nghiêm túc việc rà soát, kiểm soát, công khai các thủ tục hành chính; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản từ Trung ương đến địa phương; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động của Cục.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật năm 2013 của Cục;

- Thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ; tổ chức tiếp nhận và xử lý kịp thời 100% các kiến nghị của cá nhân, tổ chức về lĩnh vực quản lý của Cục;

- Hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc hệ thống Cục: 100% cán bộ thuộc hệ thống Cục được đào tạo nhắc lại/nâng cao; 100% cán bộ mới được tập huấn bổ sung; 100% cán bộ chuyên môn Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/phòng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố được đào tạo, tập huấn cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ.

- Thực hiện đúng các quy định về thu, nộp phí và lệ phí quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và muối đảm bảo đồng bộ, thống nhất.

- Thực hiện áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 2 thủ tục hành chính.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH:

1. Cải cách thể chế:

- Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật ATTP: rà soát sửa đổi, bổ sung các Thông tư trên cơ sở xem xét sự phù hợp với Luật ATTP và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ATTP.

- Đổi mới, đa dạng hóa các phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Cải cách thủ tục hành chính:

- Rà soát, đề xuất đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của Cục; duy trì và cập nhật thường xuyên các cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính.

- Duy trì việc tiếp công dân, lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, xem xét giải quyết và trả lời kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu về giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực Cục phụ trách. Kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân khi đến liên hệ công tác.

3. Về cải cách tổ chức bộ máy.

- Tham mưu trình Bộ sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV theo hướng bổ sung đơn vị trực thuộc Chi cục và cán bộ chuyên trách quản lý chất lượng VTNT và ATTP nông lâm thủy sản trong phòng Nông nghiệp huyện/phòng kinh tế quận;

- Đề xuất Bộ ban hành Quyết định thay thế Quyết định thay thế Quyết định 29/2008/QĐ-BNN quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;

- Nghiên cứu, xây dựng đề án trình Bộ cho phép thành lập mới Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng 7 đặt tại Tây Bắc nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng, ATTP, giảm bớt khó khăn về địa bàn quản lý cho Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1;

- Đề xuất nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản” theo hướng dựa trên phân tích và kiểm soát nguy cơ ATTP đảm bảo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

4. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

- Triển khai Dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011 - 2015” theo Quyết định 1165/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2012 của Bộ NN&PTNT.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại (trong nước và ngoài nước) với khoảng 2500 lượt cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ QLCL NLTS (kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kiểm nghiệm, xét nghiệm); tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về lĩnh vực tài chính - kế toán, hành chính - quản trị, xây dựng; bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị... cho khoảng 500 lượt cán bộ trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Tiếp tục tuyển dụng bổ sung 75 cán bộ là công chức, viên chức trong đó có 64 cán bộ chuyên môn, 07 cán bộ quản lý, 04 nhân viên kỹ thuật.

- Về năng lực kiểm nghiệm viên: tổ chức và tham gia các chương trình liên phòng quốc tế và trong nước khoảng 40 lượt chỉ tiêu (bao gồm cả hóa học, sinh học). Tổ chức/tham gia các khóa đào tạo cho cán bộ thuộc hệ thống Cục liên quan đến ISO 17025; các khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ kiểm nghiệm và tổ chức các hội thảo, hội nghị thống nhất phương pháp.

- Hỗ trợ tăng cường năng lực, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh/thành phố triển khai đầy đủ các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

5. Về cải cách tài chính công:

- Tham mưu hoàn thiện các quy định về thu, nộp và lệ phí quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối bảo đảm đồng bộ và thống nhất trong toàn quốc.

- Phối hợp với Vụ Tài chính nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính phù hợp hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo hướng nâng cao mức độ tự chủ, song song với đảm bảo từ ngân sách nhà nước.

6. Hiện đại hóa nền hành chính:

- Thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, Cục;

- Công bố các thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của Cục;

- Lập Dự án “Xây dựng hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quốc gia hệ thống thông tin cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối chuyên ngành”;

- Xây dựng và áp dụng dịch vụ công trực tuyến đối với một số thủ tục hành chính của Cục.

7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính:

- Đẩy mạnh tuyên truyền công tác cải cách hành chính dưới nhiều hình thức.

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 2013

Nội dung

Nhiệm vụ

Sản phẩm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Khung thời gian

1. Cải cách thể chế

1.1. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật ATTP: rà soát sửa đổi, bổ sung các Thông tư trên cơ sở xem xét sự phù hợp với Luật ATTP và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ATTP; xây dựng trình ban hành văn bản hướng dẫn thanh tra chuyên ngành về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản

Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT

Phòng Chất lượng 2

Phòng Chất lượng 1

01/2013- 8/2013

Thông tư quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận đảm bảo ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT

Phòng Chất lượng 2

Các Cục hữu quan

01/2013- 8/2013

Thông tư quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản

Phòng Chất lượng 2

-

01/2013- 9/2013

Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP thủy sản

Phòng Chất lượng 1

-

01/2012- 3/2013

1.2. Đổi mới, đa dạng hóa các phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý.

- Các văn bản quy phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức.

- Kế hoạch thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện các quy định pháp luật của Cục QLCL NLS&TS được ban hành và được thực hiện.

Thanh tra Cục

Các Phòng thuộc Cục

Hàng năm

2. Cải cách thủ tục hành chính

2.1. Rà soát, đề xuất đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Cục thường xuyên được rà soát, đơn giản hóa;

- Các thủ tục hành chính mới được ban hành được thống kê, công bố.

Thanh tra Cục

Các Phòng thuộc Cục

Hàng tháng

2.2. Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của Cục; duy trì và cập nhật thường xuyên các cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính.

Các Thủ tục hành chính sau khi được ban hành được đưa lên trang Web của Cục;

Văn phòng Cục

Các Phòng thuộc Cục

Hàng tháng

2.3. Duy trì việc tiếp công dân, lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, xem xét giải quyết và trả lời kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu về giải quyết khiếu nại tố cáo liên qua đến lĩnh vực Cục phụ trách. Kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân khi đến liên hệ công tác.

- Quy trình tiếp nhận và xử lý kiến nghị được thực hiện nghiêm túc;

- Các kiến nghị được xử lý kịp thời, thỏa đáng

Thanh tra Cục

Các Phòng thuộc Cục

Hàng tháng

3. Về cải cách tổ chức bộ máy

3.1. Đề xuất Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu sửa đổi Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV theo hướng bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý chất lượng VTNT và ATTP nông lâm thủy sản trong phòng Nông nghiệp huyện/phòng kinh tế quận.

Thông tư liên tịch sửa đổi TTLT 31/2009/TTLT-BNV-BNN

Văn Phòng Cục

Các Phòng thuộc Cục

01/2013- 12/2013

3.2. Đề xuất Bộ ban hành Quyết định thay thế Quyết định thay thế Quyết định 29/2008/QĐ-BNN quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

Quyết định thay thế Quyết định 29/2008/QĐ-BNN quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản được ban hành.

Văn Phòng Cục

Các Phòng thuộc Cục

01/2013- 12/2013

3.3. Nghiên cứu, xây dựng đề án trình Bộ cho phép thành lập mới Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng 7 đặt tại Tây Bắc nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng, ATTP, giảm bớt khó khăn về địa bàn quản lý cho Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1

Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng 7 được thành lập

Văn Phòng Cục

Các Phòng thuộc Cục

01/2013- 12/2013

3.4. Đề xuất nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản” theo hướng dựa trên phân tích và kiểm soát nguy cơ ATTP đảm bảo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Các dự án được trình và phê duyệt

Các Phòng thuộc Cục

-

01/2013- 12/2013

4. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

4.1. Triển khai Dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011 - 2015” theo Quyết định 1165/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/5/2012 của Bộ NN&PTNT.

Bộ tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối được ban hành

Văn Phòng Cục

Các Phòng thuộc Cục

01/2013- 12/2013

4.2. Tiếp tục tuyển dụng bổ sung cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

75 công chức, viên chức được tuyển dụng trong đó có 64 cán bộ chuyên môn, 07 cán bộ quản lý, 04 nhân viên kỹ thuật.

Văn Phòng Cục

Các Phòng thuộc Cục

01/2013- 12/2013

4.3. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại (trong nước và ngoài nước); tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về lĩnh vực tài chính - kế toán, hành chính - quản trị, xây dựng; bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị....

- Gần 2500 lượt cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ QLCL NLTS (kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, kiểm nghiệm, xét nghiệm) được đào tạo;

- Gần 600 lượt cán bộ trong toàn hệ thống được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị.

4.4. Tổ chức và tham gia các chương trình liên phòng quốc tế và trong nước. Tổ chức/tham gia các khóa đào tạo cho cán bộ thuộc hệ thống Cục liên quan đến ISO 17025, đánh giá phòng thử nghiệm theo Thông tư 16/2011/TT- BNNPTNT ngày 01/4/2011.

- Tham gia liên phòng quốc tế trong nước khoảng 40 lượt chỉ tiêu (bao gồm cả hóa học, sinh học)

- Các cán bộ trong hệ thống Cục khóa đào tạo liên quan đến ISO 17025, đánh giá phòng thử nghiệm theo Thông tư 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011.

Phòng QLKN

Văn Phòng Cục

01/2013- 12/2013

4.5. Hỗ trợ tăng cường năng lực, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh/thành phố triển khai đầy đủ các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh/thành phố được thực hiện

Văn Phòng Cục

Các Phòng thuộc Cục

01/2013- 12/2013

5. Cải cách tài chính công:

Phối hợp với Vụ Tài chính nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính phù hợp hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo hướng nâng cao mức độ tự chủ, song song với đảm bảo từ ngân sách nhà nước

Văn bản đề xuất cơ chế tài chính phù hợp hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối

Phòng Tài chính

Các Phòng thuộc Cục

01/2013- 12/2013

6. Hiện đại hóa nền hành chính

6.1. Thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, Cục;

Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, Cục được thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ;

Văn phòng Cục

Các Phòng thuộc Cục

Hàng năm

6.2. Công bố các thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của Cục

Các Thủ tục hành chính được công bố trên Website của Cục.

Hàng năm

6.3. Lập Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia hệ thống thông tin cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối chuyên ngành”.

Kết quả khảo sát, đánh giá, xây dựng đề cương, khung dự án do đơn vị tư vấn trình chủ đầu tư (Cục)

2011-2015

6.4. Xây dựng và áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 được đưa vào áp dụng

Văn phòng Cục

P.CL, P.KH- TH

01/2013- 12/2013

6.5. Thực hiện duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008

Hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại Cục được duy trì thực hiện tốt.

Phòng KH-TH

Các Phòng thuộc Cục

Tháng 01/2013 - 12/2013

7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính:

Đẩy mạnh tuyên truyền công tác cải cách hành chính dưới nhiều hình thức.

Công tác cải cách hành chính được tuyên truyền rộng rãi dưới nhiều hình thức.

Phòng KH-TH

Các Phòng thuộc Cục

Hàng năm

Ghi chú.

Phòng Chất lượng 1: Phòng Quản lý Chất lượng thực phẩm thủy sản

Phòng QLKN: Phòng Quản lý kiểm nghiệm

Phòng Chất lượng 2: Phòng Quản lý Chất lượng thực phẩm nông lâm sản và muối

Phòng KH-TH: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác chỉ đạo triển khai của Lãnh đạo Cục đối với công tác cải cách hành chính của Cục;

2. Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kết quả cụ thể trên các lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng nâng cao đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính;

3. Xây dựng dự toán kinh phí để thực hiện các hoạt động cải cách hành chính năm 2013 của Cục;

4. Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của các đơn vị thuộc Cục;

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp:

- Chủ trì xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch cải cách hành chính 2013 của Cục;

- Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản liên quan, phối hợp với Phòng Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện hoạt động cải cách hành chính 2013 của Cục;

- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của các đơn vị thuộc Cục. Xây dựng báo cáo quý, 6 tháng và hàng năm về tình hình thực hiện CCHC của Cục;

2. Phòng Tài chính:

- Chủ trì triển khai thực hiện nội dung cải cách tài chính công của Cục;

- Căn cứ vào các hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính, xây dựng dự toán kinh phí để thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Cục;

- Thẩm tra các nhiệm vụ trong dự toán ngân sách cải cách hành chính hàng năm của các đơn vị về mục tiêu, nội dung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong dự toán ngân sách hàng năm của Cục.

3. Văn phòng Cục:

- Chủ trì triển khai các nội dung cải cách tổ chức bộ máy và xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

- Chủ trì rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục cho phù hợp.

4. Các Phòng Quản lý Chất lượng nông lâm sản và muối, Phòng Quản lý Chất lượng thực phẩm thủy sản, Phòng Quản lý kiểm nghiệm, Thanh tra Cục:

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch cải cách hành chính của Cục;

- Tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch về Phòng Kế hoạch - Tổng hợp khi có yêu cầu.