THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/2001/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 100/2001/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 19/CP ngày 16 tháng 02 năm 1995 của Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 1 ĐIỀU 14 NHƯ SAU:
"1. Chi phí quản lý hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
a) Chi phí quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm các khoản chi (kể cả chi nghiên cứu khoa học, chi đào tạo, đào tạo lại) để phục vụ cho hoạt động của toàn ngành; không bao gồm các khoản chi sửa chữa lớn tài sản cố định, chi mua sắm và trang bị tài sản lớn theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Nhà nước quản lý biên chế đối với số cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý khung của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được chủ động sắp xếp, tổ chức và tuyển dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động để đáp ứng nhu cầu công việc.
c) Nguồn kinh phí chi quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được lấy từ lãi thu được do thực hiện các hoạt động đầu tư tăng trưởng Quỹ và được tính bằng 4% trên số thực thu bảo hiểm xã hội hàng năm. Tỷ lệ này được áp dụng trong hai năm 2001 và 2002.
d) Nếu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm chi phí quản lý thường xuyên thì số dôi ra được sử dụng để bổ sung các khoản chi sau:
- Bổ sung tiền lương, tiền công cho người lao động trong toàn ngành theo mức độ hoàn thành công việc, nhưng mức thu nhập tối đa không quá 2 lần so với quỹ tiền lương theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chi lương cho lao động hợp đồng trong trường hợp cần thiết để đảm bảo hoàn thành công việc.
- Bổ sung hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi không quá 3 tháng lương thực tế bình quân toàn ngành.
- Bổ sung thêm trợ cấp cho người lao động trong hệ thống khi thực hiện chính sách sắp xếp lao động, tinh giảm biên chế theo chế độ Nhà nước quy định.
- Phần còn lại (nếu có) sau khi chi 4 nội dung trên được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp''.
II. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 18 NHƯ SAU:
"Tiền sinh lợi do hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội được phân bổ, sử dụng như sau:
1. Trích 50% bổ sung vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo toàn và tăng trưởng.
2. Trích kinh phí để chi quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế bình quân toàn ngành.
4. Phần còn lại để bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001. Những quy định trước đây trái với những quy định trong Quyết định này hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1 Quyết định 144/2005/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kèm theo Quyết định 02/2003/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 49/2003/TT-BTC hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 11/1999/TTLT-BYT-BHXH về các cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh tham gia bảo hiểm xã hội do Bộ Y tế - Bảo hiểm Xã hội Việt nam ban hành
- 4 Thông tư 55/1999/TT-BTC sửa đổi Thông tư 85/1998/TT-BTC hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 20/1998/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 19-CP năm 1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo hiểm xã hội hiện nay ở Trung ương và địa phương
- 7 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Quyết định 144/2005/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kèm theo Quyết định 02/2003/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 11/1999/TTLT-BYT-BHXH về các cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh tham gia bảo hiểm xã hội do Bộ Y tế - Bảo hiểm Xã hội Việt nam ban hành
- 3 Thông tư 55/1999/TT-BTC sửa đổi Thông tư 85/1998/TT-BTC hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 49/2003/TT-BTC hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành