THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1002/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
Xét để nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng với các nội dung chủ yếu sau đây:
Mục tiêu chung:
Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền và người dân ở các làng, xã nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai; đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Tất cả các làng, xã ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
+ 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.
+ Đưa kiến thức phòng tránh giảm nhẹ thiên tai vào chương trình đào tạo của trường học phổ thông.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUY MÔ CỦA ĐỀ ÁN
Nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, Đề án gồm 2 hợp phần có mối liên hệ mật thiết với nhau, bao gồm:
a) Hợp phần 1: nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ chính quyền các cấp.
Hợp phần 1 có mục tiêu đảm bảo 100% cán bộ các cấp trực tiếp làm công tác quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Bao gồm các hoạt động sau:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất về quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và tại cộng đồng.
- Hoàn thiện bộ máy phòng, chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Xây dựng hệ thống đào tạo về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp.
- Xây dựng các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các hoạt động triển khai quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và cộng đồng (bao gồm cả bộ tài liệu cho giảng viên và bộ tài liệu cho học viên).
- Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế, các bước thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp.
- Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm ở các cấp.
- Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, thành phố.
b) Hợp phần 2: tăng cường truyền thông giáo dục, nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai.
Hợp phần này với mục tiêu: tăng cường năng lực cho cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
- Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn).
- Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng); xây dựng pano, bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả tại địa điểm trung tâm của mỗi cộng đồng.
- Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của từng nhóm cộng đồng).
- Hàng năm, thành viên cộng đồng thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương.
- Hàng năm, cộng đồng xây dựng kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu.
- Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai.
- Hàng năm, tổ chức diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).
- Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).
- Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.
- Các hoạt động về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng thường xuyên được truyền thông qua trang internet, tivi, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi…
- Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng (bộ tài liệu này sẽ bao trùm lên quá trình quản lý rủi ro thiên tai như chuẩn bị lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai…).
- Hàng năm, tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi…).
- Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ hội.
- Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (đường tránh lũ, trường học, trạm y tế, nước sạch…).
Khung hành động, kế hoạch thực hiện và kinh phí thực hiện được thể hiện tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Quyết định này.
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Đề án dự kiến thực hiện trong 12 năm, bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2020 và dự kiến được thực hiện ở khoảng 6.000 làng, xã thường bị ảnh hưởng do thiên tai trên toàn quốc.
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án khoảng 988,7 tỷ đồng, được phân bổ cho các hợp phần như sau:
- Hợp phần 1: nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: 182,9 tỷ đồng.
- Hợp phần 2: nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng: 805,8 tỷ đồng.
a) Cơ chế tài chính:
Với tổng nhu cầu về vốn để thực hiện Đề án, dự kiến kinh phí thực hiện Đề án được xác định từ các nguồn vốn sau đây:
- Vốn ngân sách: 546,9 tỷ đồng (chiếm 55%).
- Vốn dân đóng góp: 46,322 tỷ đồng (chiếm 5%).
- Vốn tài trợ không hoàn lại từ các Chính phủ và các tổ chức quốc tế: 395,48 tỷ đồng (chiếm 40%).
b) Giai đoạn thực hiện và phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn 1 (2009 - 2010): 75,4 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2 (2011 – 2015): 366,4 tỷ đồng.
- Giai đoạn 3 (2016 - 2020): 546,9 tỷ đồng.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Đề án và có trách nhiệm:
- Xác định mục tiêu, phê duyệt nội dung, tính toán kinh phí cần thiết và đề xuất các giải pháp thực hiện hàng năm, 5 năm; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chuẩn bị kinh phí và đề xuất phân bổ cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Đề án; làm đầu mối quốc gia liên hệ với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này.
- Trên cơ sở các danh mục kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên gửi các Bộ, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Đề án của các địa phương; định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, cân đối, bố trí từ ngân sách, tìm nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng, chống, lụt bão Trung ương biên soạn tài liệu và đưa nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào các môn học để giảng dạy ở các trường tiểu học, trung học trong các giờ chính khóa hoặc ngoại khóa.
4. Các Bộ, ngành: theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng, chống, lụt bão Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh để tổ chức thực hiện Đề án này.
5. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch của Đề án cho địa phương mình.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan được phê duyệt trong Đề án.
- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn của Đề án, thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn của Đề án.
- Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép với các hoạt động có liên quan của các chương trình khác trên địa bàn để đạt được các mục tiêu của Đề án.
- Chuẩn bị địa bàn thực hiện Đề án, các báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định.
6. Các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dân.
Các hoạt động về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là sự nghiệp của toàn xã hội. Quá trình hoạch định các chủ trương chính sách, tổ chức và triển khai các hoạt động của Đề án, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, cần huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dân.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
KHUNG HÀNH ĐỘNG ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (QLTTCĐ)”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
Hợp phần/Mục tiêu | Các hoạt động chính | Kết quả mong đợi | Chỉ số kết quả | Đánh giá rủi ro | ||
Mục tiêu chung: huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Mục tiêu cụ thể: đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. | ||||||
Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các tỉnh thành phố. Mục tiêu: đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác QLTTCĐ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về QLTTCĐ. | Hoạt động 1.1: Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn phù hợp và thống nhất về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các cấp và tại cộng đồng. | Các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn về QLTTCĐ được dự thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt | Các văn bản quy phạm pháp luật được phê duyệt | 1. QLTTCĐ là một hoạt động của nhiều hoạt động trong quy trình quản lý rủi ro thiên tai. Tuy nhiên hệ thống và thể chế quản lý thiên tai ở Việt Nam chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế. Các loại hình thiên tai, thảm họa được quản lý bởi nhiều Bộ, ngành và các ủy ban khác nhau. Do vậy việc triển khai QLTTCĐ sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; 2. Toàn xã hội đã tham gia vào công tác quản lý rủi ro thiên tai từ rất lâu. Tuy nhiên chưa thành một bài bản và thống nhất. Do vậy nhận thức bài bản về QLTTCĐ của chính quyền các cấp và của từng người dân còn hạn chế. Do vậy việc triển khai đề án QLTTCĐ đòi hỏi phải được triển khai một cách đồng bộ và thống nhất ở tất cả các cấp, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong cả nước; 3. Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống, có đặc điểm điều kiện tự nhiên, văn hóa kinh tế và dân sinh khác nhau. Mặt khác sự hiểu biết về thiên tai và QLTTCĐ của người dân còn nhiều hạn chế nên việc xác định cụ thể đặc thù kinh tế, xã hội, văn hóa và dân sinh cũng như sự hiểu biết của người dân tại từng làng mạc để đưa ra được các giải pháp phù hợp trong việc thực hiện QLTTCĐ sẽ khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và kinh phí để thực hiện. | ||
Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp của các tỉnh, thành phố | Bộ máy hoạt động của cơ quan chuyên trách về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai các cấp của các tỉnh, thành phố được hoàn thiện | Hoạt động hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao | ||||
Hoạt động 1.3: Xây dựng hệ thống đào tạo về QLTTCĐ thống nhất ở các cấp | - Đội ngũ chuyên nghiệp về giảng dạy QLTTCĐ (bao gồm cả các giáo viên trung học và tiểu học) được xây dựng ở các cấp; - Chương trình giảng dạy QLTTCĐ được đưa thành chương trình chính thống trong chương trình giảng dạy ở các trường Đại học, cao đẳng, PTTH và tiểu học trong cả nước | - Số lượng giáo viên chuyên nghiệp được thành lập ở mỗi cấp; - Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đưa giáo dục về QLTTCĐ vào chương trình giảng dạy trong cả nước | ||||
Hoạt động 1.4: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế thực hiện QLTTCĐ (bao gồm cả bộ tài liệu cho giảng viên và bộ tài liệu cho học viên) | Bộ tài liệu đào tạo được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong khắp cả nước | Số lượng bộ tài liệu được in ấn và cung cấp trong khắp cả nước | ||||
Hoạt động 1.5: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về các hoạt động triển khai QLTTCĐ ở các cấp và cộng đồng (bao gồm cả bộ tài liệu cho giảng viên và bộ tài liệu cho học viên) | Bộ tài liệu đào tạo được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong khắp cả nước | Số lượng bộ tài liệu được in ấn và cung cấp trong khắp cả nước | ||||
Hoạt động 1.6: Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp; | Bộ tài liệu đào tạo được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong khắp cả nước | Số lượng bộ tài liệu được in ấn và cung cấp trong khắp cả nước | ||||
Hoạt động 1.7: Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp | Năng lực của chính quyền địa phương các cấp về triển khai thực hiện QLTTCĐ và đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp được nâng cao | Số lượng lớp đào tạo được tổ chức, số lượng cán bộ tham gia tập huấn, số lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo và các báo cáo kết quả đào tạo | ||||
Hoạt động 1.8: Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp QLTTCĐ như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm ở các cấp | Năng lực của chính quyền địa phương các cấp về triển khai thực hiện QLTTCĐ và đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp được nâng cao | Số lượng lớp đào tạo được tổ chức, số lượng cán bộ tham gia tập huấn, số lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo và các báo cáo kết quả đào tạo | ||||
Hoạt động 1.9: Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp; | Cơ quan chuyên trách các cấp được trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ thiết yếu cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai | Số lượng các trang thiết bị và công cụ hỗ trợ, hiệu quả thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao | ||||
Hoạt động 1.10: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, thành phố; | Trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, thành phố được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho các cán bộ | Số lượng và chất lượng cải tạo, nâng cấp và xây mới của các trụ sở cấp tỉnh, thành phố | 4. Do nguồn kinh phí bị hạn chế, nên việc triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án một cách đồng bộ, rộng khắp sẽ gặp khó khăn; | |||
Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ Mục tiêu: Trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai | Hoạt động 2.1: Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn) | Các nhóm thực hiện QLTTCĐ ở tất cả các cấp được thành lập với vai trò, quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ | Số lượng nhóm QLTTCĐ được thành lập tại cộng đồng (khoảng 10.000 nhóm) |
| ||
Hoạt động 2.2: Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng pano bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi tại trung tâm của mỗi cộng đồng | Bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng được thiết lập và xây dựng | Số lượng bản đồ được xây dựng, các báo cáo kết quả thực hiện (khoảng 10.000 bản đồ) |
| |||
Hoạt động 2.3: Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng) | Xây dựng sổ tay hướng dẫn được xây dựng hoàn chỉnh và phù hợp với từng điều kiện văn hóa, xã hội và dân sinh ở từng cộng đồng | Số lượng sổ tay được xây dựng và các báo cáo kết quả thực hiện |
| |||
Hoạt động 2.4: Thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương và được duy trì thực hiện hàng năm (Thành viên cộng đồng thực hiện) | Các thông tin về sự phát triển, thiệt hại và tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng được thu thập và cập nhật hàng năm | Cơ sở dữ liệu của cộng đồng được xây dựng (tại khoảng 10.000 xã) |
| |||
Hoạt động 2.5: Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép biến đổi khí hậu của cộng đồng | Kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng được xây dựng bởi các thành viên cộng đồng | Số lượng bản kế hoạch QLRRTT của khoảng 10.000 xã |
| |||
Hoạt động 2.6: Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai | Kế hoạch phát triển cộng đồng hàng năm có lồng ghép kế hoạch phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai được xây dựng bởi các thành viên cộng đồng | Số lượng bản kế hoạch QLRRTT của khoảng 10.000 xã |
| |||
Hoạt động 2.7: Xây dựng hệ thống diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) | Hệ thống diễn tập tại cộng đồng được xây dựng và diễn tập được thực hiện hàng năm tại cộng đồng | Số lượng hệ thống diễn tập đã xây dựng tại khoảng 10.000 xã và các hoạt động diễn tập hàng năm |
| |||
Hoạt động 2.8: Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) | Hệ thống cảnh báo và truyền tin sớm về thiên tai được thành lập và hoạt động một cách hiệu quả tại cộng đồng | Số lượng hệ thống cảnh báo được xây dựng tại cộng đồng (khoảng 10.000 xã) và báo cáo hàng năm về các hoạt động cảnh báo và truyền tin tại cộng đồng |
| |||
Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng | Hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được thiết lập tại mỗi cộng đồng và các hoạt động đánh giá được thực hiện hiệu quả | Số lượng hệ thống đánh giá và giám sát được thiết lập tại các cộng đồng trong cả nước (khoảng 10.000 xã). Báo cáo các hoạt động đánh giá, giám sát của cộng đồng |
| |||
Hoạt động 2.10: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi… | Các hoạt động truyền tin về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi… được triển khai rộng khắp và hiệu quả | Số lượng các hoạt động, nội dung các hoạt động và các báo cáo kết quả thực hiện |
| |||
Hoạt động 2.11: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về các hoạt động trong cộng đồng nhằm phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của cộng đồng (Bộ tài liệu này sẽ bao trùm lên cả quá trình quản lý rủi ro thiên tai như chuẩn bị lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai…) | Bộ tài liệu đào tạo về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng được xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ. Bộ tài liệu cũng được xây dựng phù hợp với từng điều kiện văn hóa, xã hội và dân sinh tại từng vùng/cộng đồng | Số lượng các bộ tài liệu được xây dựng và báo cáo kết quả thực hiện |
| |||
Hoạt động 2.12: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi…) | Các lớp đào tạo, tập huấn tại cộng đồng được triển khai rộng khắp (khoảng 10.000 xã) hàng năm | Số lượng lớp đào tạo, tập huấn và số lượng thành viên cộng đồng tham gia tập huấn hàng năm. Các báo cáo kết quả thực hiện |
| |||
Hoạt động 2.13: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng | Các buổi biểu diễn, kịch được tổ chức thường kỳ hàng năm tại cộng đồng (khoảng 10.000 xã) | Số lượng buổi biểu diễn, lễ được tổ chức hàng năm tại cộng đồng |
| |||
Hoạt động 2.14: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng | Các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai thiết yếu có quy mô nhỏ được xây dựng tại cộng đồng | Số lượng công trình được xây dựng |
| |||
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (QLTTCĐ)”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
Hợp phần/Mục tiêu | Các hoạt động chính | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các tỉnh, thành phố Mục tiêu: Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác QLTTCĐ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về QLTTCĐ | Hoạt động 1.1: Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn phù hợp và thống nhất về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các cấp và tại cộng đồng | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố | 2009 – 2011 |
Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp của các tỉnh, thành phố | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 1.3: Xây dựng hệ thống đào tạo về QLTTCĐ thống nhất ở các cấp | Bộ Nông nghiệp và PTNT | UBND tỉnh, thành phố | 2009 – 2017 | |
Hoạt động 1.4: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế thực hiện QLTTCĐ (bao gồm cả bộ tài liệu cho giảng viên và bộ tài liệu cho học viên) | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố | 2009 – 2016 | |
Hoạt động 1.5: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về các hoạt động triển khai QLRRTTDVCĐ ở các cấp và cộng đồng (bao gồm cả bộ tài liệu cho giảng viên và bộ tài liệu cho học viên) | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố | 2009 – 2016 | |
Hoạt động 1.6: Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp. | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh, thành phố | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 1.7: Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp; | Bộ Nông nghiệp và PTNT | UBND tỉnh, thành phố | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 1.8: Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp QLTTCĐ như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm ở các cấp; | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh, thành phố | 2009 – 2017 | |
Hoạt động 1.9: Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp; | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan | 2009 – 2017 | |
Hoạt động 1.10: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, thành phố; | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan | 2009 – 2017 | |
Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ Mục tiêu: Trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai | Hoạt động 2.1: Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn) | UBND tỉnh, thành phố | Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | 2009 |
Hoạt động 2.2: Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng pano bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi tại trung tâm của mỗi cộng đồng | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | 2009 – 2017 | |
Hoạt động 2.3: Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng) | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | 2009 – 2016 | |
Hoạt động 2.4: Thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương và được duy trì thực hiện hàng năm (Thành viên cộng đồng thực hiện) | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.5: Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.6: Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép biến đổi khí hậu của cộng đồng | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.7: Xây dựng hệ thống diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.8: Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.10: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi… | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.11: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về các hoạt động trong cộng đồng nhằm phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của cộng đồng (Bộ tài liệu này sẽ bao trùm lên cả quá trình quản lý rủi ro thiên tai như chuẩn bị lập kế hoạch, lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai …) | Bộ Nông nghiệp và PTNT | Các Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố | 2009 - 2016 | |
Hoạt động 2.12: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi…) | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.13: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm | |
Hoạt động 2.14: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng | UBND tỉnh, thành phố | Các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước | Thường xuyên hàng năm |
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ)
Đơn vị: Triệu đồng
Hợp phần/Mục tiêu | Các hoạt động chính | Kinh phí dự kiến | Tổng kinh phí | ||||||||||||
Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | Giai đoạn 3 | |||||||||||||
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||
Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các tỉnh, thành phố. Mục tiêu: Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác QLTTCĐ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về QLTTCĐ. | Hoạt động 1.1: Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn phù hợp và thống nhất về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các cấp và tại cộng đồng | 50 | 50 | - | - | - | - | 100 | - | - | - | - | 100 | 300 | |
Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai của cơ quan chuyên trách các cấp của các tỉnh, thành phố | Theo nhiệm vụ thường xuyên hàng năm và theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ |
| |||||||||||||
Hoạt động 1.3: Xây dựng hệ thống đào tạo về QLTTCĐ thống nhất ở các cấp | 200 | - | 400 | 400 | - | - | - | 400 | 400 | - | - | - | 1.800 | ||
Hoạt động 1.4: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế thực hiện QLTTCĐ (bao gồm cả bộ tài liệu cho giảng viên và bộ tài liệu cho học viên) | - | 500 | 500 | - | - | - | - | 500 | - | - | - | - | 1.500 | ||
Hoạt động 1.5: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về các hoạt động triển khai QLRRTTDVCĐ ở các cấp và cộng đồng (bao gồm cả bộ tài liệu cho giảng viên và bộ tài liệu cho học viên) | 200 | - | 800 | - | - | - | - | 800 | - | - | - | - | 1.800 | ||
Hoạt động 1.6: Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp. | 200 | - | 800 | - | - | - | - | 800 | - | - | - | - | 1.800 | ||
Hoạt động 1.7: Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp; | - | - | 6.000 | 6.000 | - | - | - | 4.000 | 4.000 | - | - | - | 2.000 | ||
Hoạt động 1.8: Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp QLTTCĐ như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm ở các cấp; | 2.000 | 2.000 | 4.000 | 4.000 | - | - | - | 4.000 | 4.000 | - | - | - | 20.000 | ||
Hoạt động 1.9: Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp; | 2.500 | - | 5.000 | - | - | - | - | 5.500 | - | - | - | - | 13.000 | ||
Hoạt động 1.10: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, thành phố; | 15.000 | - | 52.000 | - | - | - | - | 56.000 | - | - | - | - | 123.000 | ||
Tổng cộng: | 20.100 | 2.500 | 69.500 | 10.400 | - | - | - | 72.000 | 8.400 | - | - | - | 182.900 | ||
Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng l ực cho cộng đồng về QLTTCĐ Mục tiêu: Trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai | Hoạt động 2.1: Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn) | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | - | |
Hoạt động 2.2: Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng pano bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi tại trung tâm của mỗi cộng đồng | 2.000 | - | 4.000 | - | - | - | - | 4.000 | - | - | - | - | 10.000 | ||
Hoạt động 2.3: Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng) | 2.000 | - | 1.000 | - | - | - | - | 1.000 | - | - | - | - | 4.000 | ||
Hoạt động 2.4: Thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương và được duy trì thực hiện hàng năm (Thành viên cộng đồng thực hiện) | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 60.000 | ||
Hoạt động 2.5: Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng | 200 | 200 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 7.900 | ||
Hoạt động 2.6: Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép biến đổi khí hậu của cộng đồng | 200 | 200 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 7.900 | ||
Hoạt động 2.7: Xây dựng hệ thống diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) | 500 | 500 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 76.000 | ||
Hoạt động 2.8: Thiết lập hệ thống về cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) | 500 | 500 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 76.000 | ||
Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng | 2.500 | 2.500 | 10.000 | 10.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 90.000 | ||
Hoạt động 2.10: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, đài, báo và các pano áp phích, tờ rơi… | 2.500 | 2.500 | 5.200 | 5.200 | 5.200 | 5.200 | 5.200 | 5.600 | 5.600 | 5.600 | 5.600 | 5.600 | 59.000 | ||
Hoạt động 2.11: Xây dựng bộ tài liệu đào tạo về các hoạt động trong cộng đồng nhằm phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của cộng đồng (Bộ tài liệu này sẽ bao trùm lên cả quá trình quản lý rủi ro thiên tai như chuẩn bị lập kế hoạch, lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai …) | 1.000 | - | 500 | - | - | - | - | 500 | - | - | - | - | 2.000 | ||
Hoạt động 2.12: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi…) | 3.000 | 3.000 | 15.000 | 7.500 | 7.500 | 7.500 | 7.500 | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 126.000 | ||
Hoạt động 2.13: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng | 1.000 | 1.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 5.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 77.000 | ||
Hoạt động 2.14: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng | 17.000 | - | 35.000 | - | 35.000 | - | - | 41.000 | - | 41.000 | - | 41.000 | 210.000 | ||
Tổng cộng | 7.400 | 5.400 | 91.700 | 3.700 | 73.700 | 38.700 | 38.700 | 114.100 | 67.600 | 108.600 | 67.600 | 108.600 | 805.800 | ||
TỔNG KINH PHÍ | 57.500 | 17.900 | 161.200 | 54.100 | 73.700 | 38.700 | 38.700 | 186.100 | 76.000 | 108.600 | 67.600 | 108.600 | 988.700 | ||
| Tổng kinh phí giai đoạn 1 | Tổng kinh phí giai đoạn 2 (triệu đồng) | Tổng kinh phí giai đoạn 3 (triệu đồng) |
| |||||||||||
| 75.400 | 366.400 | 546.900 |
| |||||||||||
- 1 Công văn 2467/BNN-TCTL năm 2013 đề nghị lập kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Công văn 2467/BNN-TCTL năm 2013 đề nghị lập kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 553/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành