- 1 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2 Luật Quy hoạch 2017
- 3 Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 5 Pháp lệnh 01/2018/UBTVQH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 8 Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 525/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020
- 11 Nghị quyết 61/2022/QH15 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 12 Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Quốc hội ban hành
- 13 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 14 Luật Đầu tư 2020
- 15 Luật Đầu tư công 2019
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1007/QĐ-TTg | Hà Nội ngày 30 tháng 8 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CƠ SỞ XÃ HỘI NUÔI DƯỠNG, ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch ngày 22 tháng 12 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017; Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, vùng quy hoạch, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch; Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030; Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 525/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 55/BC-HĐTĐ ngày 07 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH
Các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng trên phạm vi cả nước.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
a) Bảo đảm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng; phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công hiện có, khẳng định quan điểm “đền ơn đáp nghĩa” của Đảng và Nhà nước, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần và tri ân công lao của các thế hệ người có công với cách mạng.
b) Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa từng vùng lãnh thổ, cơ cấu dân số và số lượng người có công với cách mạng; đáp ứng nhu cầu, tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng; bảo đảm phù hợp và hiệu quả trong phân công xây dựng, quản lý các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng giữa các địa phương và vùng lãnh thổ, giữa trung ương và địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho người có công với cách mạng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng.
c) Bảo đảm phù hợp với khả năng đầu tư của nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội; bảo đảm linh hoạt trong chuyển đổi mô hình, chức năng của các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp với tình hình, nhu cầu thực tế của các vùng, địa phương.
d) Bảo đảm tính kế thừa, tính khoa học, thực tiễn; phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; sự liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, đặc biệt là các cơ sở có tính chất cấp vùng; giữa các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với các cơ sở xã hội khác của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm tăng cường hiệu quả trong khai thác, sử dụng các cơ sở.
đ) Quy hoạch theo hướng mở và linh hoạt; tùy thuộc vào tình hình, nhu cầu thực tế của các vùng, địa phương để xác định số lượng, quy mô của các cơ sở trên từng địa bàn bảo đảm phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với người có công với cách mạng.
2. Mục tiêu đến năm 2030
Quy hoạch trên cơ sở hiện trạng, đảm bảo phát triển hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp, đủ quy mô, năng lực, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng, tạo thuận lợi để người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện về thể chất và tinh thần; là cơ sở để xây dựng lộ trình và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên địa bàn cả nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về ưu đãi người có công đảm bảo khách quan, khoa học, minh bạch và hiệu quả, cụ thể như sau:
a) Hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được sắp xếp, cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đồng bộ, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng và chăm lo toàn diện cả về thể chất và tinh thần đối với người có công; bảo đảm nuôi dưỡng, chăm lo toàn diện đối với 100% người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật có nguyện vọng vào sống tại cơ sở. Cụ thể:
- Đến năm 2025, phát triển mới 05 cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng với quy mô khoảng 400 giường; xây dựng, nâng cấp 02 cơ sở điều dưỡng với quy mô khoảng 180 giường; đưa ra khỏi Quy hoạch một số cơ sở; sáp nhập, rà soát, điều chỉnh linh hoạt mô hình hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp với tình hình thực tế.
- Đến năm 2030, phát triển mới 03 cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng với quy mô khoảng 240 giường; xây dựng, cải tạo, nâng cấp 04 cơ sở điều dưỡng với quy mô khoảng 400 giường; chuyển đổi linh hoạt mô hình hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp với tình hình thực tế.
b) Đội ngũ người lao động làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công được nâng cao về năng lực, trình độ, có đạo đức, trách nhiệm phù hợp với vị trí việc làm được phê duyệt; hoàn thiện chính sách thu hút cán bộ, viên chức, người lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.
3. Tầm nhìn đến năm 2050
Hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được duy trì và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng góp phần thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công với cách mạng.
III. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN
1. Định hướng phát triển cấu trúc hệ thống
Hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gồm: 70 cơ sở công lập với quy mô khoảng 7.400 giường, cụ thể như sau:
a) Theo phân cấp quản lý, các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được chia thành:
- Cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với các mạng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
- Cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng do cấp tỉnh quản lý.
b) Theo mô hình hoạt động, các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được phân bố theo 03 mô hình:
- Mô hình điều dưỡng người có công.
- Mô hình nuôi dưỡng người có công.
- Mô hình nuôi dưỡng kết hợp điều dưỡng người có công.
c) Theo quy mô, chức năng phục vụ, trong các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng có 10 cơ sở có tính chất vùng, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ điều dưỡng, nuôi dưỡng ở phạm vi vùng.
2. Định hướng phân bố theo vùng, đơn vị hành chính cấp tỉnh
Hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với 70 cơ sở được phân bổ theo các vùng kinh tế - xã hội chi tiết tại Phụ lục I với các nội dung sau:
a) Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 14 cơ sở tại 13 địa phương, trong đó: 01 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý tại tỉnh Bắc Giang; 13 cơ sở do địa phương quản lý, gồm: các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình (trong đó 01 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Thái Nguyên).
b) Vùng đồng bằng sông Hồng có 20 cơ sở tại 11 địa phương, trong đó: 03 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm 01 cơ sở tại tỉnh Bắc Ninh và 02 cơ sở tại tỉnh Hà Nam; 17 cơ sở do địa phương quản lý, gồm: Thành phố Hà Nội có 06 cơ sở; các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình mỗi tỉnh có 02 cơ sở; các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng mỗi địa phương có 01 cơ sở (trong đó 02 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Hà Nam 01 cơ sở, Quảng Ninh 01 cơ sở).
c) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 18 cơ sở tại 14 địa phương, trong đó: 02 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, gồm 01 cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa và 01 cơ sở tại thành phố Đà Nẵng; 16 cơ sở do địa phương quản lý, gồm: các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An mỗi tỉnh có 02 cơ sở, thành phố Đà Nẵng có 01 cơ sở; các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận mỗi tỉnh có 01 cơ sở (trong đó 03 cơ sở có tính chất vùng đặt tại thành phố Đà Nẵng 01 cơ sở, tỉnh Thanh Hóa 01 cơ sở và tỉnh Khánh Hòa 01 cơ sở).
d) Vùng Tây Nguyên có 03 cơ sở tại 03 địa phương, trong đó: 01 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý tại tỉnh Lâm Đồng; 02 cơ sở do địa phương quản lý, gồm: các tỉnh Kon Tum và Đắk Lắk (trong đó có 01 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Lâm Đồng).
đ) Vùng Đông Nam Bộ có 05 cơ sở tại 03 địa phương, trong đó: 02 cơ sở do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; 03 cơ sở do địa phương quản lý, gồm: các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh (trong đó 02 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 10 cơ sở do địa phương quản lý, cụ thể: đến 2025 có 07 cơ sở tại các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu và Long An; đến năm 2030, phát triển thêm 03 cơ sở tại các tỉnh, gồm: Cà Mau, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long có 01 cơ sở có tính chất vùng đặt tại tỉnh Kiên Giang.
3. Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng
- Về số lượng: Đến năm 2025, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng có khoảng 2.300 cán bộ, nhân viên và đến năm 2030, dự kiến có khoảng 2.500 cán bộ nhân viên.
- Về chất lượng: Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đến năm 2025, có ít nhất 30% được đào tạo ở trình độ đại học trở lên, 55% được đào tạo trong các ngành y, dược và công tác xã hội. Đến năm 2030, có ít nhất 60% đội ngũ cán bộ được đào tạo ở trình độ đại học trở lên, ít nhất 55% được đào tạo trong các ngành y, dược và công tác xã hội.
IV. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
1. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đối với cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2030 chi tiết tại Phụ lục II kèm Quyết định này.
2. Việc đầu tư theo danh mục các dự án nêu trên được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về cơ chế, chính sách
a) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng; chế độ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.
b) Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công như tiêu chuẩn về y tế và phục hồi chức năng, vệ sinh, dinh dưỡng, văn hoá, thể thao, giải trí, môi trường, khuôn viên, nhà ở và quản lý hành chính tại các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
c) Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi linh hoạt mô hình hoạt động của các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, tăng tính liên kết giữa các địa phương, các cơ sở điều dưỡng trong thực hiện chế độ điều dưỡng người có công với cách mạng.
2. Về phát triển nguồn nhân lực
a) Đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý, xây dựng, vận hành các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
b) Phát triển đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
c) Hoàn thiện chính sách thu hút người lao động có chuyên môn, năng lực vào làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
a) Bố trí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng. Các địa phương chủ động, linh hoạt trong thực hiện chính sách đất đai và ưu tiên dành quỹ đất đầu tư, xây dựng, mở rộng các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng theo Quy hoạch này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
b) Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn về tài sản, trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
c) Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với đặc thù của từng cơ sở, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
4. Về môi trường, khoa học và công nghệ
a) Phát triển hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thân thiện với môi trường, được đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
b) Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, vật liệu mới, hiện đại trong quản lý đầu tư xây dựng, bảo trì cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên, ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu theo đặc thù từng vùng, miền trong cả nước.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường thực hiện chuyển đổi số trong công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công để nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ đối tượng.
5. Về liên kết, hợp tác phát triển
Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công nhằm chia sẻ kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương và các cơ sở điều dưỡng trong vùng và trong phạm vi cả nước nhằm đa dạng các địa điểm thụ hưởng chế độ điều dưỡng cho người có công đồng thời tạo điều kiện kết nối người có công ở các địa phương với nhau.
6. Về giáo dục, tuyên truyền
Tăng cường thực hiện các biện pháp truyền thông để khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng trong việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi người có công.
7. Về huy động và phân bổ vốn đầu tư
- Ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị đồng bộ cho các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
8. Về mô hình quản lý, phương thức hoạt động
a) Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, điều chỉnh linh hoạt mô hình hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế.
b) Xây dựng hệ thống dữ liệu và mạng lưới thông tin kết nối các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng để phục vụ công tác quản lý, liên kết giữa các cơ sở.
c) Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
9. Về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch
a) Tổ chức công bố công khai Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân khi triển khai thực hiện.
b) Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình thực hiện Quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của Quy hoạch.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch bảo đảm đúng quy định, phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát thực hiện Quy hoạch. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về Quy hoạch.
Điều 2. Phân công thực hiện quy hoạch
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch; định kỳ tổ chức đánh giá thực hiện Quy hoạch; rà soát, điều chỉnh Quy hoạch và thực hiện công bố Quy hoạch theo quy định.
b) Nghiên cứu, đề xuất các chương trình, dự án về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và chế độ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng nói riêng.
c) Triển khai xây dựng kế hoạch, tham mưu đề xuất các giải pháp cần thiết để triển khai thực hiện Quy hoạch đồng bộ, hiệu quả.
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, giải pháp để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, viên chức tại các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
đ) Giám sát, đánh giá, điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu, sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Quy hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; cung cấp dữ liệu có liên quan để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về Quy hoạch theo quy định; truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về lĩnh vực ưu đãi người có công.
e) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí kinh phí thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
g) Xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí đi lại cho các địa phương nhằm đảm bảo người có công được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng và được thăm quan, nghỉ dưỡng tại nhiều địa danh du lịch trên cả nước.
h) Nghiên cứu, xây dựng chính sách mở rộng đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng hằng năm phù hợp với khả năng đáp ứng của các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và khả năng đảm bảo từ ngân sách nhà nước từ năm 2030 đối với người có công với cách mạng.
i) Xây dựng chương trình, đề án chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2030 và các năm tiếp theo.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Quy hoạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Chủ động xác định và bố trí quỹ đất để xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng tại địa phương theo Quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định này và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực thực hiện Quy hoạch tại địa phương.
c) Chỉ đạo, triển khai các nội dung, giải pháp của Quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC I
HỆ THỐNG CƠ SỞ XÃ HỘI NUÔI DƯỠNG, ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Tên cơ sở | Địa điểm | Quy mô nuôi dưỡng | Quy mô điều dưỡng |
A | HỆ THỐNG CƠ SỞ DO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẢN LÝ |
|
|
|
I | Vùng trung du miền núi phía Bắc |
|
|
|
| Trung tâm điều dưỡng thương binh Lạng Giang | Xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang | 50 phòng ở cá nhân |
|
II | Vùng đồng bằng Sông Hồng |
|
|
|
1 | Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên | Xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam | 20 phòng ở gia đình, 46 phòng ở cá nhân |
|
2 | Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng | Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam | 63 phòng ở, tối đa 120 - 180 người | 80 giường |
3 | Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành | Phường Ninh Xá, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh | 30 nhà ở theo gia đình, 70 phòng ở cá nhân |
|
III | Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung |
|
|
|
1 | Trung tâm điều dưỡng người có công Sầm Sơn | Số 25 đường Bà Triệu, phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa |
| 250 giường |
2 | Trung tâm điều dưỡng người có công Miền Trung | Số 68 Phan Tứ, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng |
| 270 giường |
IV | Vùng Tây Nguyên |
|
|
|
| Trung tâm điều dưỡng người có công Lâm Đồng | Số 4 Trần Quang Diệu, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng |
| 176 giường |
V | Vùng Đông Nam Bộ |
|
|
|
1 | Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng thành phố Hồ Chí Minh | Số 621 Phạm Văn Chí, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh |
| 150 giường |
2 | Trung tâm điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất | Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 63 phòng ở, tối đa 104 người | 127 giường |
B | HỆ THỐNG CƠ SỞ DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ |
|
|
|
I | Vùng trung du miền núi phía Bắc |
|
|
|
1 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Tuyên Quang | Phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang |
| 80 giường |
2 | Trung tâm Điều dưỡng người có công và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cao Bằng | Phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng |
| 80 giường |
3 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Lạng Sơn | Phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn |
| 74 giường |
4 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Thái Nguyên | Xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên |
| 109 giường |
5 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang | Phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang | 6 phòng ở, tối đa 18 người | 126 giường |
6 | Trung tâm Điều dưỡng người có công Sapa | Tổ 1, Phường Sa Pả, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai |
| 139 giường |
7 | Trung tâm điều dưỡng tỉnh Yên Bái | Xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái |
| 66 giường |
8 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ | Xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ | 34 phòng ở cá nhân | 151 giường |
9 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Kạn | Phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn |
| 50 giường |
10 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Sơn La | Bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La |
| 80 giường |
11 | Trung tâm tiếp đón thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Điện Biên | Tổ dân phố 6, phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên |
| 93 giường |
12 | Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sĩ và điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Lai Châu | Phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu |
| 42 giường |
13 | Trung tâm Điều dưỡng người có công Kim Bôi | Khu Mớ Đá, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình |
| 141 giường |
II | Vùng đồng bằng Sông Hồng |
|
|
|
1 | Trung tâm điều dưỡng người có công Tam Đảo | Khu I, thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc |
| 146 giường |
2 | Trung tâm điều dưỡng người có công số I Hà Nội | Xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ |
| 248 giường |
3 | Trung tâm điều dưỡng người có công số III Hà Nội | Thôn Nghĩa Sơn, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội |
| 108 giường |
4 | Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Hà Nội | Số 168, phố Thanh Bình, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội |
| 196 giường |
5 | Trung tâm điều dưỡng người có công số II Hà Nội | Phường Biên Giang, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội | 04 phòng ở cá nhân | 186 giường |
6 | Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội | Xã Viên An, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội | 28 phòng ở, tối đa 60 người | 141 giường |
7 | Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Hội | Thôn Muỗi, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội | 30 phòng ở, tối đa 150 người |
|
8 | Trung tâm Điều dưỡng người có công Hải Phòng | Khu I phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng |
| 152 giường |
9 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh | Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh |
| 161 giường |
10 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Nam Định | Cơ sở 1: xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Cơ sở 2: xã Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định |
| 140 giường |
11 | Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng và điều dưỡng người có công tỉnh Hà Nam | Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam | 30 phòng ở gia đình | 96 giường |
12 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Hải Dương | Phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương |
| 157 giường |
13 | Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc người có công tỉnh Hưng Yên | Cơ sở 1: Phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên Cơ sở 2: xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên | 02 phòng ở tối đa 02 người | 96 giường |
14 | Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công tỉnh Thái Bình | Cơ sở 1: xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Cơ sở 2: xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình | 10 phòng ở gia đình, 10 phòng ở cá nhân | 139 giường |
15 | Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình | Xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình | 24 phòng ở tối đa 96 người |
|
16 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Ninh Bình | Đường Trần Minh Công, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình |
| 96 giường |
17 | Trung tâm điều dưỡng thương binh Nho Quan | Xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình | 68 phòng ở tối đa 200 người |
|
III | Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung |
|
|
|
1 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Thanh Hóa | Phường Bắc Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa |
| 120 giường |
2 | Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hóa | Phường Quảng Thọ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa | 121 phòng ở, tối đa 260 người |
|
3 | Trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An | Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An |
| 296 giường |
4 | Trung tâm điều dưỡng thương binh tỉnh Nghệ An | Xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An | 145 phòng ở, tối đa 220 người |
|
5 | Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Hà Tĩnh | Cơ sở 1: xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Cơ sở 2: xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh | 07 phòng ở tối đa 14 người | 102 giường |
6 | Trung tâm điều dưỡng luân phiên người có công tỉnh Quảng Bình | Phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình |
| 150 giường |
7 | Trung tâm điều dưỡng người có công và bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Trị | Đường Trương Hoàn, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị | 05 phòng ở tối đa 10 người | 116 giường |
8 | Trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người có công tỉnh Thừa Thiên - Huế | Cơ sở 1: phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Cơ sở 2: thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế | 08 phòng ở tối đa 23 người | 150 giường |
9 | Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng TP. Đà Nẵng | Số 64 Phan Tứ, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng | 15 phòng ở tối đa 45 người | 75 giường |
10 | Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Quảng Nam | Phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam | 36 phòng ở tối đa 72 người | 162 giường |
11 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ngãi | Xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi | 13 phòng ở tối đa 26 người | 140 giường |
12 | Trung tâm chăm sóc và điều dưỡng người có công tỉnh Bình Định | Đường Bế Văn Đàn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định | 30 phòng ở tối đa 60 người | 100 giường |
13 | Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Phú Yên | Xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên | 59 phòng ở tối đa 180 người | 90 giường |
14 | Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc Người có công - Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa | Đường Phan Văn Đồng, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa | 10 phòng ở tối đa 20 người | 209 giường |
15 | Trung tâm công tác xã hội tỉnh Ninh Thuận | Phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận |
| 50 giường |
16 | Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bình Thuận | Phường Phú Tài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận | 10 phòng ở tối đa 20 người | 50 giường |
IV | Vùng Tây Nguyên |
|
|
|
1 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Đắk Lắk | Phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk |
| 72 giường |
2 | Trung tâm bảo trợ và công tác xã hội tỉnh Kon Tum | Số 01, đường Phan Văn Bảy, tổ 10, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
| 60 giường |
V | Vùng Đông Nam Bộ |
|
|
|
1 | Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè | Số 153 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh | 150 phòng ở tối đa 150 người |
|
2 | Trung tâm Bảo trợ xã hội và Điều dưỡng Người có công tỉnh Tây Ninh | Trụ sở chính: Hẻm 37, đường 786, ấp Thanh Thuận, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; Cơ sở Điều dưỡng người có công với cách mạng (gọi chung là Cơ sở 2): số 09A Trường Chinh, phường Hiệp Ninh, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh |
| 80 giường |
3 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Cơ sở 1: phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Cơ sở 2: khu phố 5, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
| cơ sở 1: 100 giường cơ sở 2: 68 giường |
VI | Vùng đồng bằng sông Cửu Long |
|
|
|
1 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Bến Tre | Xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre |
| 115 giường |
2 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Vĩnh Long | Phường Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long |
| 80 giường |
3 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Long An | Dự kiến xây dựng tại Đỗ Tường Tự, ấp 2, xã Bình Tâm, thành phố Tân An, tỉnh Long An |
| 80 giường |
4 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Kiên Giang | Phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang |
| 124 giường |
5 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Đồng Tháp | Phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp |
| 80 giường |
6 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh An Giang | Khóm Vĩnh Đông 2, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang |
| 80 giường |
7 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Sóc Trăng | Dự kiến xây dựng tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng |
| 80 giường |
8 | Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố Cần Thơ | Xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ |
| 80 giường |
9 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh tỉnh Bạc Liêu | Phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu |
| 80 giường |
10 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Cà Mau | Dự kiến xây dựng tại khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau |
| 80 giường |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CƠ SỞ XÃ HỘI NUÔI DƯỠNG, ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Tên cơ sở | Quy mô nuôi dưỡng | Quy mô Điều dưỡng | Giai đoạn thực hiện | |
2021 - 2025 | 2025 - 2030 | ||||
I | PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ MỚI |
|
|
|
|
1 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Tuyên Quang |
| 80 giường | X |
|
2 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Long An |
| 80 giường | X |
|
3 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Đồng Tháp |
| 80 giường | X |
|
4 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh An Giang |
| 80 giường | X |
|
5 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Sóc Trăng |
| 80 giường |
| X |
6 | Trung tâm điều dưỡng người có công thành phố Cần Thơ |
| 80 giường |
| X |
7 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Bạc Liêu |
| 80 giường | X |
|
8 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Cà Mau |
| 80 giường |
| X |
II | XÂY DỰNG, NÂNG CẤP CÁC CƠ SỞ HIỆN CÓ |
|
|
|
|
1 | Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng | 63 phòng ở, tối đa 120 - 180 người | 80 giường |
| X |
2 | Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Thái Nguyên |
| 109 giường | X |
|
3 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Hải Dương |
| 157 giường |
| X |
4 | Trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An |
| 296 giường | X |
|
5 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ngãi | 13 phòng ở tối đa 26 người | 140 giường |
| X |
6 | Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Cơ sở 2) |
| 68 giường |
| X |
- 1 Quyết định 1905/QĐ-TTg năm 2019 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội và quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 2306/BLĐTBXH-NCC năm 2020 về đánh giá thực trạng cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng và đề xuất quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 3914/LĐTBXH-KHTC năm 2021 hướng dẫn điều kiện phân bổ kinh phí hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và kho lưu trữ hồ sơ người có công từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2022 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Quyết định 1998/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 2306/LĐTBXH-NCC năm 2020 về đánh giá thực trạng cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng và đề xuất quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành