BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1016/QĐ-BNN-CB | Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG HÀNG NÔNG LÂM THỦY SẢN TRONG CHẾ BIẾN VÀ GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH
(kèm theo Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đến năm 2020, hoàn thành triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch” (sau đây gọi tắt là Đề án), góp phần thực hiện Đề án tổng thể Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Kết quả Đề án cần đạt được: Đến năm 2020, giá trị gia tăng (GTGT) các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay; tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản thủy sản giảm 50% so với hiện nay.
1. Phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Đề án đến các cơ quan, đơn vị và các địa phương
- Tổ chức phổ biến Đề án và Kế hoạch triển khai Đề án đến các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Truyền thông về Đề án kịp thời, chính xác nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện Đề án trong toàn ngành.
2. Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ
- Triển khai có kết quả Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để tăng cường liên kết chế biến - sản xuất giữa doanh nghiệp - nông dân.
- Thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nâng cao tỷ lệ diện tích các vùng sản xuất nông sản hàng hóa được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và các chứng chỉ khác.
- Nhân rộng các mô hình liên kết chế biến - sản xuất có hiệu quả qua công tác khuyến nông.
3. Về giảm tổn thất sau thu hoạch
- Triển khai có hiệu quả Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, đồng thời thực hiện các giải pháp cụ thể đối với từng ngành hàng.
- Triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
4. Về chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm
- Trên cơ sở thị trường, đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, đa dạng hóa sản phẩm, hình thức bao bì, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có GTGT cao.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xử lý nghiêm các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo Quy chuẩn kỹ thuật về ATTP và xử lý ô nhiễm môi trường.
5. Về nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có GTGT cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
6. Về thị trường
- Phát triển thị trường nội địa: Phục vụ nhân dân, chủ động trong sản xuất, tiêu thụ và hội nhập quốc tế.
- Phát triển thị trường xuất khẩu: tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường; xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu; tháo gỡ các rào cản thị trường xuất khẩu.
7. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý nhà nước ngành chế biến nông lâm thủy sản.
- Bồi dưỡng kỹ năng quản trị, nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và muối; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cao.
- Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ hoặc đặt hàng về đào tạo.
- Lồng ghép các chương trình đào tạo khác nhau, thực hiện tốt Chương trình đào tạo nghề.
8. Về khoa học, công nghệ
- Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản theo hướng nâng cao GTGT sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học.
- Hình thành các doanh nghiệp “đầu tàu” và doanh nghiệp vệ tinh để tập trung hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ.
- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân mua công nghệ sản xuất các sản phẩm có GTGT cao, áp dụng công nghệ sản xuất sạch và sạch hơn, bảo vệ môi trường.
9. Về cơ chế, chính sách
9.1. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của từng ngành hàng
- Xây dựng nghị định quản lý ngành hàng, trước mắt tập trung xây dựng và ban hành Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía đường.
- Xây dựng và ban hành quy hoạch các ngành hàng gắn kết sản xuất - chế biến và thị trường, đồng bộ với các cơ chế để thực hiện đúng theo quy hoạch.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các ngành hàng.
9.2. Về đất đai:
Rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tiếp cận đất đai.
9.3. Về đầu tư
- Triển khai có hiệu quả Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; bổ sung chính sách hỗ trợ bảo vệ vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế, hợp tác công - tư trong đầu tư chế biến nông lâm thủy sản.
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước và ưu tiên nguồn vốn ODA để hỗ trợ cho lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào chế biến sâu, chế biến phế phụ phẩm.
- Xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp; đề xuất danh mục kêu gọi dự án thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có GTGT cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.
9.4. Về tài chính, tín dụng
Đề xuất sửa đổi các chính sách về thuế, phí, tài chính và tín dụng để khuyến khích phát triển và nâng cao GTGT hàng nông lâm thủy sản.
Trên cơ sở Bảng phụ lục 1 phân công nhiệm vụ kèm theo dưới đây, giao trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các đơn vị như sau:
1. Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối
- Chủ trì, phối hợp với các Cục, vụ chức năng và địa phương triển khai thực hiện Đề án.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm và đột xuất theo yêu cầu của Bộ, đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.
2. Các Cục, Vụ và các đơn vị liên quan
- Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch hành động, định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.
3. Các địa phương
Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương:
- Xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.
- Phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Đề xuất các chương trình, dự án để triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp
- Hiệp hội từng ngành hàng xây dựng kế hoạch và phối hợp với Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối trong việc triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo hàng năm và đột xuất gửi cho Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối tổng hợp theo yêu cầu của Bộ.
- Các doanh nghiệp: xây dựng kế hoạch hành động theo hướng đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để tăng cường sức mạnh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, khai thác chỉ dẫn địa lý đối với hàng hóa xuất khẩu. Trên cơ sở đó đề xuất với địa phương và Chính phủ những vấn đề cần tập trung giải quyết để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nội dung trong Đề án.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Phổ biến, quán triệt đề án, xây dựng kế hoạch thực hiện | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Tổng cục, Cục, Vụ, Địa phương, các Hiệp hội ngành hàng và các Doanh nghiệp | 2014 |
2 | Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ |
|
|
|
2.1 | Hướng dẫn triển khai Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn | Cục Kinh tế Hợp tác | Cục Chế biến NLTS và NM, các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh | 2014-2020 |
2.2 | Tiếp tục triển khai Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | Cục Trồng trọt | Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh | 2014-2015 |
2.3 | Rà soát, quy hoạch các ngành hàng gắn kết sản xuất - chế biến và thị trường, | - Vụ Kế hoạch - Cục Chế biến NLTS và NM | Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh | 2014-2016 |
2.4 | Triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch ngành muối, chế biến thủy sản, lâm sản | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh | 2014-2020 |
2.5 | Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến có hiệu quả thông qua công tác khuyến nông xã hội, có sự tham gia của các doanh nghiệp | TT Khuyến nông quốc gia | Vụ KHCN, các Tổng cục, Cục liên quan, các Sở NNPTNT, các doanh nghiệp. | 2014-2020 |
3 | Giảm tổn thất sau thu hoạch |
|
|
|
3.1 | Triển khai thực hiện Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp | Cục Chế biến NLTS và NM | Ngân hàng Nhà nước VN, Bộ Công Thương, các địa phương | 2014-2020 |
3.2 | Thực hiện Dự án điều tra cơ giới hóa nông nghiệp | Cục Chế biến NLTS và NM | Viện QH và TKNN, các Cục, Vụ, Sở NNPTNT các tỉnh | 2014-2015 |
3.3 | Xây dựng và triển khai Đề án cơ giới hóa trong nông nghiệp | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh; các doanh nghiệp | 2014-2015 |
3.4 | Tiểp tục triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh; các doanh nghiệp | 2014-2020 |
4 | Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm |
|
|
|
4.1 | Xây dựng và triển khai các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản và muối | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NN&PTNT các tỉnh; các doanh nghiệp | 2014-2020 |
4.2 | Dự án Điều tra, đánh giá trình độ công nghệ chế biến nông lâm thủy sản và muối. Đề xuất hướng ứng dụng công nghệ hiện đại đối với từng ngành hàng để sản xuất sản phẩm có GTGT cao. | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Viện, các Tổng cục, Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh; các doanh nghiệp | 2015-2016 |
4.3 | Tập trung đầu tư sản xuất muối công nghiệp |
|
|
|
| - Đầu tư hoàn thành Khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ, tỉnh Ninh Thuận | Cục Chế biến NLTS và NM | Vụ Kế hoạch, UBND tỉnh Ninh Thuận; Chủ đầu tư | 2014-2015 |
| - Đầu tư chuyển đổi các đồng muối thủ công sang sản xuất muối công nghiệp tập trung. | UBND các tỉnh Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận; TP. HCM; Bà Rịa - V.Tàu; Bạc Liêu | Diêm dân và các doanh nghiệp | 2015-2020 |
| - Đầu tư nâng cấp CSHT đồng muối của diêm dân trong quy hoạch | Cục Chế biến NLTS và NM; UBND các tỉnh | Vụ Kế hoạch; Sở NN&PTNT các tỉnh; Các Chủ đầu tư. | 2014-2020 |
5 | Về Thị trường |
|
|
|
5.1 | Xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu cho các nông lâm thủy sản chủ lực Việt Nam | Cục Chế biến NLTS và NM | Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp | 2015-2020 |
5.2 | Nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản GTGT cao | Cục Chế biến NLTS và NM | Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp | 2015-2016 |
5.3 | Hỗ trợ xây dựng, phát triển các thương hiệu lớn, có uy tín, gắn với chỉ dẫn địa lý | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Hiệp hội ngành hàng, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp | Hàng năm |
5.4 | Tổ chức quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại | Cục Chế biến NLTS và NM | Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp | Hàng năm |
5.5 | Thí điểm xây dựng mô hình chợ phân phối, bán buôn nông lâm thủy sản | Cục Chế biến NLTS và NM | Bộ Công Thương, Vụ HTQT, các Cục, Vụ liên quan và các địa phương | 2015-2020 |
6 | Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực |
|
|
|
6.1 | Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho chế biến nông lâm thủy sản và muối | Vụ Tổ chức cán bộ | Cục Chế biến NLTS và NM, các Cục, Vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh, các doanh nghiệp | 2014-2020 |
7 | Về Khoa học - công nghệ |
|
|
|
7.1 | Xây dựng Đề án đổi mới công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong chế biến nông lâm thủy sản và muối | Vụ KHCN | Cục Chế biến NLTS và NM, các đơn vị liên quan | 2015-2016 |
7.2 | Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thiết bị chế biến sâu đối với các sản phẩm chủ lực, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, tận dụng phế phụ phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao GTGT sản phẩm và bảo vệ môi trường. | - Vụ KHCN - Cục Chế biến NLTS và NM (Đơn vị đặt hàng) | Các Viện, Cục, Vụ, Doanh nghiệp | 2014-2020 |
8 | Về cơ chế, chính sách |
|
|
|
8.1 | Xây dựng, trình ban hành Nghị định về sản xuất, kinh doanh mía, đường (đã có trong Chương trình XD VBQPPL 2014) | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Cục, Vụ, Bộ ngành | 2014-2015 |
8.2 | Triển khai Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn | Vụ Kế hoạch | Các Cục, Vụ, Bộ ngành, địa phương | 2014-2020 |
8.3 | Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch. | Viện Cơ điện nông nghiệp và CNSTH | Cục Chế biến NLTS và NM, Các viện Nghiên cứu; Các tổng cục, cục, vụ liên quan, Sở NNPTNT các tỉnh; các doanh nghiệp | 2015-2016 |
8.4 | Xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích chế biến sản phẩm, phế phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững hàng nông lâm thủy sản và muối. | Cục Chế biến NLTS và NM | Các Cục, Vụ, Bộ ngành, địa phương | 2014-2016 |
8.5 | Đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp. | Vụ HTQT | Các Cục, Vụ, Bộ ngành, địa phương | 2015-2016 |
8.6 | Rà soát và đề xuất mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp. | Viện Chính sách chiến lược NN và PTNT | Cục Chế biến NLTS và NM, các đơn vị liên quan | 2015-2016 |
- 1 Quyết định 1003/QĐ-BNN-CB năm 2014 phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 3 Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4 Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Công văn 2056/BNN-CB sửa đổi Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị quyết 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Chính phủ ban hành