UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/1999/QĐ-UB | Nghệ An, ngày 22 tháng 10 năm 1999 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
Theo đề nghị của ông Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định tạm thời về tổ chức xóm, thôn, khối, bản (gọi chung là xóm) và chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của trưởng xóm.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| UBND TỈNH NGHỆ AN |
VỀ TỔ CHỨC XÓM, THÔN, KHỐI, BẢN VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG XÓM
(Ban hành kèm theo quyết định số 103/1999/QĐUB ngày 22/10/1999 của UBND tỉnh Nghệ An)
Điều 1: Bản quy định này quy định về tổ chức của xóm, thôn, khối, bản (gọi chung là xóm) và chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của trưởng xóm nhằm cụ thể hóa một số nội dung của Nghị định 29/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã cho phù hợp với đặc điểm của công tác quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Xóm có thể hình thành theo địa lý tự nhiên hoặc theo quy hoạch trên cơ sở các mối các mối quan hệ về huyết tộc (dòng họ), về quản lý kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tôn giáo để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt tự quản của nhân dân. Xóm chịu sự quản lý hành chính của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) và thi hành các nhiệm vụ do chính quyền cấp xã giao.
Điều 3: Mỗi xóm có một trưởng xóm do nhân dân trong xóm bầu ra và được Chủ tịch UBND xã phê chuẩn. Trưởng xóm là người đại diện cho xóm, giúp UBND xã thực hiện công tác quản lý hành chính ở xóm. Mọi nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng xóm phải được thực hiện vì lợi ích chung của nhân dân trong xóm; nhiệm kỳ hoạt động của trưởng xóm là 2 năm.
Điều 4: Mọi hoạt động của xóm phải đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ nhằm thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ vững thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội; hướng tới cuộc sống ngày càng giàu mạnh, văn minh.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUY MÔ, TỔ CHỨC Ở XÓM VÀ TIÊU CHUẨN TRƯỞNG XÓM
Điều 5: Quy mô và một tổ ở xóm:
1. Quy mô xóm:
a. Đối với vùng dân cư tập trung, các vùng ven đô thị, vùng thành phố, thị xã, thị trấn thì có thể tổ chức xóm từ 100 hộ trở lên nhưng không vượt quá 300 hộ. Các xã miền núi vùng cao thì tổ chức xóm có từ 50 hộ trở lên; xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nơi có địa hình phức tạp dân cư rải rác có thể dưới 50 hộ nhưng không ít hơn 20 hộ.
b. Việc tách, nhập xóm phải được UBND xã đề nghị trên cơ sở đảm bảo các điều kiện về quy mô, đồng thời phải tính đến các yếu tố về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, mối quan hệ về huyết tộc, dòng họ, quan hệ kinh tế - xã hội, tôn giáo và được UBND huyện, thành phố, thị xã quyết định và báo cáo với UBND tỉnh.
2. Một số tổ chức ở xóm:
a. Mỗi xóm có một tổ an ninh nhân dân (tổ dân phòng) được nhân dân cử ra có từ hai đến ba người, là mạng lưới hoạt động của công an xã và sự điều hành về công việc của trưởng xóm.
b. Mối xóm có một tiểu đội dân quân tự vệ, chịu sự chỉ huy trực tiếp của xã đội trưởng và là lực lượng tại chỗ giúp trưởng xóm thi hành nhiệm vụ khi cần thiết.
c. Mỗi xóm có các tổ hòa giải theo địa bàn cụm dân cư, mỗi tổ có từ ba đến năm người, chịu sự hướng dẫn của tư pháp xã, làm nhiệm vụ hòa giải những mâu thuẫn xích mích, mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, đảm bảo sự đoàn kết trong xóm theo quy định tại Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
d. Mỗi xóm có bộ phận đảm nhận công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường do đồng chí do đồng chí trưởng bộ phận (có thể là cán bộ y tế xóm) phụ trách và chịu sự điều hành của trưởng xóm.
e. Mỗi xóm có các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như: Ban mặt trận tổ quốc, Chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên, chi hội cựu chiến binh, chi hội nông dân, người cao tuổi, bảo thọ, khuyến học, các tổ chức này chịu sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị - xã hội và thường xuyên phối hợp với trưởng xóm để thực hiện công tác ở xóm.
Điều 6: Tiêu chuẩn trưởng xóm.
1. Trưởng xóm phải là người có hộ khẩu thường trú và có thời hạn sinh hoạt tại xóm từ 2 năm trở lên; là người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong nhân dân, gương mẫu và nhiệt tình công tác và nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là người dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, có kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống trong cộng đồng dân cư, có nhận thức đúng đắn, trung thành với tổ quốc, với lợi ích của nhân dân và chủ nghĩa xã hội, biết làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình mình.
2. Trưởng xóm do nhân dân trong xóm bầu ra và được 2/3 đại diện số hộ trong xóm dự họp tán thành, có đại diện UBND xã tham dự, chứng kiến, sau khi bầu phải được Chủ tịch UBND xã phê chuẩn;
3. Trưởng xóm không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền hạn được giao, không còn uy tín với nhân dân thì UBND xã có quyền đình chỉ công tác, bãi miễn và tổ chức nhân dân tiến hành bầu trưởng xóm mới.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN, VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TRƯỞNG XÓM
Điều 7: Chức năng của trưởng xóm là giúp UBND xã thực hiện công tác quản lý hành chính ở xóm.
Điều 8: Nhiệm vụ của trưởng xóm:
1. Tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân trong xóm thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, văn bản của chính quyền cấp trên, Nghị quyết của HĐND và các quyết định, Chỉ thị của UBND xã, động viên nhân dân trong xóm thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ quân sự và các chính sách nghĩa vụ khác đối với Nhà nước.
2. Vận động nhân dân trong xóm giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quản lý hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng hàng ngày và hướng dẫn việc sử dụng đất đai theo đúng pháp luật của Nhà nước. Khi phát hiện có nghi vấn phải kịp thời báo cho UBND xã và cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
3. Nắm vững tình hình sản xuất, tình hình đời sống của nhân dân trong xóm cũng như việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ phát triển ngành nghề thủ công truyền thống xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống của nhân dân trong xóm. Thường xuyên lắng nghe và tổng hợp những ý kiến nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong xóm, đề xuất với UBND đã xem xét giải quyết kịp thời.
4. Hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia giám sát, xây dựng và bảo vệ các công trình tài sản của Nhà nước, của tập thể và của mọi công dân (như: công trình thủy lợi, đường điện, trường học, trạm xá, đường giao thông, cầu cống, đường dây thông tin, đường nước sinh hoạt, nhà cửa, vườn cây, ao cá). Hướng dẫn tổ chức giữ gìn đường làng, đường phố sạch đẹp, giữ gìn cảnh quan môi trường, các di tích lịch sử, di tích văn hóa, giữ gìn các thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân trong xóm.
5. Giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trên cơ sở phát huy trách nhiệm của tổ hòa giải; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, kết hợp với công an khu vực tổ chức đấu tranh, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng cộng đồng dân cư trong sạch, vững mạnh bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; xây dựng các phong trào văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh.
6. Vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, thực hiện chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội; giữ gìn vệ sinh, phòng chống các loại dịch bệnh, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, vận động trẻ em đến trường học.
7. Tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức việc cưới, việc tang; ngày giỗ, ngày tế, mừng thọ, mừng sinh nhật... trang trọng vui vẻ, văn minh, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, lãng phí, theo đúng hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin và UBND tỉnh.
Điều 9: Trưởng xóm có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:
1. Trách nhiệm của trưởng xóm: Phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thông tin báo cáo với UBND xã, tham gia đầy đủ các kỳ họp do cấp trên triệu tập, sổ sách theo dõi tình hình mọi hoạt động trong xóm, khi nghỉ hoặc chuyển công tác phải có trách nhiệm tổ chức bàn giao các công việc chu đáo dưới sự giám sát của UBND xã và nhân dân trong xóm.
2. Quyền hạn của xóm trưởng:
a. Trưởng xóm tổ chức việc xây dựng quy ước, hương ước xóm bản để quản lý, nhưng không trái với pháp luật và những quy định của cấp trên; phải được 2/3 số hộ trong xóm tán thành. Sau khi xin ý kiến, được Chủ tịch UBND huyện đồng ý, UBND xã quyết định để thực hiện.
b. Được huy động lực lượng dân quân và nhân dân trong xóm để ngăn chặn, lập biên bản hoặc bắt giữ người có hành vi phạm pháp quả tang theo pháp luật, đồng thời báo ngay hoặc đưa tới UBND xã giải quyết các trường hợp như: Phá hoại các công trình công cộng, khai thác lâm sản trái phép, đốt phá rừng, xâm phạm tài sản riêng của công dân, tranh chấp đất đai, nhà cửa, vườn tược. Nhưng không được lưu giữ người và tang vật quá 8 giờ đối với xóm ở đồng bằng, trung du và 24 giờ đối với xóm ở miền núi xa trụ sở UBND xã.
c. Được tổ chức họp nhân dân trong xóm mỗi tháng một lần hoặc họp bất thường để bàn các mặt công tác của xóm, lắng nghe những ý kiến tham gia góp ý, đề bạt nguyện vọng của nhân dân, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo cơ chế dân biết, dân làm, dân kiểm tra, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của Chính phủ.
d. Được chứng nhận vào biên bản, đơn đề nghị hợp pháp của các tổ chức, của tập thể, của công dân trong xóm làm cơ sở để UBND xã và cấp trên xem xét, giải quyết.
e. Được trực tiếp hòa giải những vụ việc tranh chấp nhỏ trong xóm phù hợp với những đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không ngừng tăng cường khối đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
g. Được mời dự họp HĐND và UBND xã khi bàn về nội dung có liên quan đến xóm. Được phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết.
i. Được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng xóm theo hình thức ngắn hạn do tỉnh, huyện, xã mở. Kinh phí đi, về, ăn, ở trong thời gian học tập được hưởng theo quy định hiện hành.
k. Được hưởng chế độ trợ cấp hoạt động phí hàng tháng theo quy định hiện hành; khi lập được thành tích xuất sắc thì được khen thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Điều 10: Trưởng xóm chịu sự lãnh đạo của chi bộ xóm và chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện các mặt công tác của UBND xã, trưởng xóm phối hợp với đại biểu HĐND, với mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế. Ở xóm, vận động nhân dân trong xóm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của cấp trên, hoàn thành nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Trưởng xóm được quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đóng trên địa bàn xóm để phối hợp thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính ở xóm; quan hệ với các xóm và xã khác để giải quyết công việc có liên quan đến xóm và xã, nhằm thực hiện mối quan hệ phối hợp, cộng đồng trách nhiệm, để xây dựng, phát triển nền kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các địa phương được phép cụ thể hóa các nhiệm vụ cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở địa phương mình, nhưng không được trái với các quy định của pháp luật và nội dung của bản quy định này. Nếu có vấn đề gì vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi thì UBND cấp huyện báo cáo về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung./.
- 1 Quyết định 18/2009/QĐ-UBND về xử lý kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2007
- 2 Quyết định 18/2009/QĐ-UBND về xử lý kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2007
- 1 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND bổ sung Khoản 4 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 291/2016/QĐ-UBND do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
- 2 Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4 Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998
- 5 Nghị định 29/1998/NĐ-CP năm 1998 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 18/2009/QĐ-UBND về xử lý kết quả tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2007
- 2 Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách và mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3 Quyết định 24/2017/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND bổ sung Khoản 4 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 291/2016/QĐ-UBND do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành