Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC
THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1033/QĐ-TCT

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP Ý KIẾN PHÁP LÝ DỰ THẢO ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH DO CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP BAN HÀNH

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/06/2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế s21/2012/QH13 ngày 20/11/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều ca Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

Căn cứ Nghị định s34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính và các văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế;

Căn cứ Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế;

Căn cứ Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế;

Căn cứ Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về qun lý hoàn thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Quyết định số 1480/QĐ-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ trưng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính;

Theo đề nghị ca Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1416/QĐ-TCT ngày 30/10/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quy chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính tại cơ quan thuế các cấp.

Việc ban hành các văn bản hành chính về thuế theo các quy trình nghiệp vụ về thuế phải thực hiện việc thẩm định theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp, Vụ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để b/c);
- Lãnh đạo Tng cục Thuế;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC (02).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Bùi Văn Nam

 

QUY CHẾ

CẤP Ý KIẾN PHÁP LÝ DỰ THẢO ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH DO CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP BAN HÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1033/QĐ-TCT ngày 01 tháng 06 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục cấp ý kiến pháp lý/thẩm định dự thảo văn bn và trách nhiệm của Tổ chức pháp chế, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản và các đơn vị liên quan trong việc cấp ý kiến pháp lý/thẩm định các văn bản quy định tại Điều 3 Quy chế này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đi với các cá nhân, đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Thuế các cấp trong việc dự thảo các văn bản quy định tại Điều 3 Quy chế này trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Điều 3. Các loại văn bản phải cấp ý kiến pháp lý/thẩm định

1. Dự thảo văn bản đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là QPPL) về thuế do Tổng cục Thuế soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành, bao gồm:

1.1. Luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

1.2. Nghị quyết của Quc hội thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bo đảm quyền con người, quyền công dân.

1.3. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội.

1.4. Nghị đnh của Chính phủ (trừ nghị định quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước).

2. Dự thảo văn bản QPPL về thuế do Tổng cục Thuế soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành, bao gồm:

2.1. Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

2.2. Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2.3. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưng Bộ Tài chính với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Dự thảo văn bản hành chính do cơ quan Thuế các cấp ban hành, bao gồm:

3.1. Dự thảo quyết định ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ.

3.2. Dự thảo văn bản hành chính về các nội dung:

a) Miễn thuế, giảm thuế (trừ trường hp miễn thuế đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống; miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế được miễn từ năm mươi nghìn đồng trxuống và miễn, giảm thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng, nghỉ kinh doanh có thời hạn).

b) Ấn định thuế.

c) Xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế.

d) Hoàn thuế (trừ hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân có số tiền thuế đề nghị hoàn từ mười triệu đồng trở xuống).

đ) Giải quyết khiếu nại về thuế.

e) Xử lý thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế trong các trường hợp:

- Đoàn thanh tra, kiểm tra và người nộp thuế (được thanh tra, kiểm tra) còn có ý kiến khác nhau về áp dụng quy định pháp luật thuế; người nộp thuế không thống nhất với ý kiến kết luận của Đoàn thanh tra, kiểm tra;

- Nội dung thực hiện thanh tra, kiểm tra khác (tăng hoặc giảm) so với yếu tố rủi ro phát hiện trước khi thực hiện thanh tra, kiểm tra và Thủ trưởng cơ quan thuế yêu cầu thẩm định;

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra có đơn tố cáo về việc thanh tra, kiểm tra;

- Phải thực hiện gia hạn thời gian thanh tra, kiểm tra do phạm vi rộng, nội dung phức tạp;

- Hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải xin ý kiến cấp trên có thẩm quyền; xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị khác ngoài cơ quan thuế trước khi xử lý;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra có xử lý truy hoàn thuế giá trị gia tăng; truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp do xác định lại ưu đãi miễn thuế, giảm thuế;

g) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (trừ trường hợp áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế, biện pháp khấu trừ một phần thu nhập, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề).

3.3. Dự thảo văn bản hành chính hướng dẫn thực hiện các văn bản QPPL về thuế có phạm vi áp dụng trên toàn quốc đi với các văn bản do Tổng cục Thuế ban hành, trên toàn địa phương đối với các văn bản do Cục thuế, Chi cục Thuế ban hành (sau đây gọi là văn bản hướng dẫn chung); dự thảo văn bản hành chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các Điều ước quốc tế về thuế mà Việt Nam đã ký kết.

3.4. Dự thảo văn bản gửi cơ quan tiến hành tố tụng về các vụ án hành chính, dân sự, hình sự về thuế.

4. Dự thảo văn bản hành chính khác do Thủ trưởng cơ quan Thuế trực tiếp yêu cầu thẩm định.

Điều 4. Nguyên tắc cấp ý kiến pháp lý/thẩm định

Cấp ý kiến pháp lý/thẩm định dự thảo văn bản là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo văn bản trong hệ thống pháp luật, được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Đảm bảo tính khách quan, độc lập, khoa học, đúng pháp luật.

2. Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn cấp ý kiến pháp lý/thẩm định theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.

3. Dự thảo văn bản đề nghị cấp ý kiến pháp lý/thẩm định phải là văn bản được lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo phê duyệt để trình Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp ban hành hoặc ký trình cấp có thẩm quyền ban hành.

4. Đảm bảo tuân thủ theo các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 5. Đơn vị cấp ý kiến pháp lý/thẩm định

Đơn vị cấp ý kiến pháp lý/thẩm định là Tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục Thuế, Cục thuế và Chi cục Thuế. Cụ thể:

1. Vụ Pháp chế - Tổng cục Thuế thực hiện cấp ý kiến pháp lý đối với dự thảo văn bản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Quy chế này và thẩm định các dự thảo văn bản hành chính do Tổng cục Thuế ban hành quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 Quy chế này.

2. Phòng Pháp chế - Cục Thuế (hoặc Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán đi với các Cục thuế chưa thành lập Phòng Pháp chế) thực hiện thẩm định đối với dự thảo văn bản hành chính do Cục thuế ban hành quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 Quy chế này.

3. Bộ phận pháp chế - Chi cục Thuế thực hiện thẩm định đối với dự thảo văn bản hành chính do Chi cục Thuế ban hành quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 Quy chế này.

4. Đối với dự thảo đề nghị xây dựng văn bản QPPL, dự thảo văn bản QPPL do Tổ chức pháp chế chủ trì soạn thảo; dự thảo đề nghị xây dựng văn bản QPPL, dự thảo văn bản QPPL mà nội dung chính sách có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc liên quan đến những lĩnh vực nhạy cảm trong đời sống kinh tế - xã hội (trừ trường hợp yêu cầu thời gian gấp), Vụ Pháp chế thực hiện cấp ý kiến pháp lý thông qua hình thức Hội đồng tư vấn.

4.1. Hội đồng tư vấn cấp ý kiến pháp lý có tối thiểu là 07 ngưi (đi với cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản QPPL) hoặc 09 người (đi với cấp ý kiến pháp lý dự thảo văn bản QPPL), bao gồm:

a) Thành phần bắt buộc: Chủ tịch Hội đồng là một Lãnh đạo Vụ Pháp chế; Thư ký Hội đồng là một cán bộ của Vụ Pháp chế; Đại diện lãnh đạo và công chức đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản.

b) Thành phần khác: Đại diện các đơn vị khác thuộc Tổng cục có liên quan; Đại diện cáo đơn vị thuộc Bộ có liên quan; Các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vn đề chuyên môn liên quan đến nội dung của dự án, dự thảo văn bản (nếu có).

4.2. Cuộc họp Hội đồng tư vấn cấp ý kiến pháp lý chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên, có mặt Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.

4.3. Trên cơ snghiên cứu và kết quả cuộc họp Hội đồng tư vấn cấp ý kiến pháp lý, Vụ pháp chế có trách nhiệm hoàn thành văn bản cấp ý kiến pháp lý gửi đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản.

4.4. Kinh phí cho thành viên tham gia Hội đồng tư vấn cấp ý kiến pháp lý được bố trí theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Tổng cục Thuế.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. CẤP Ý KIẾN PHÁP LÝ DỰ THẢO VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL, DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý

1. Văn bản đề nghị cấp ý kiến pháp lý (mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Quy chế này).

2. Dự thảo Tờ trình Tổng cục.

3. Bản tổng hợp, giải trình ý kiến tham gia của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính (gửi kèm bản chụp văn bản góp ý); Bản chụp văn bản ý kiến rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của Văn phòng - Tổng cục Thuế.

4. Các tài liệu quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 11, Quyết định số 1480/QĐ- BTC (đối với dự thảo đề nghị xây dựng văn bản QPPL); Các tài liệu theo quy định tại điểm c, đ, e, g, h, i Điều 39, Quyết định số 1480/QĐ-BTC (đối với dự thảo văn bản QPPL).

5. Tài liệu khác (nếu có).

Điều 7. Nội dung cấp ý kiến pháp lý

Nội dung cấp ý kiến pháp lý được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Quyết định số 1480/QĐ-BTC (đối với dự thảo đề nghị xây dựng văn bản QPPL); Điều 40, Quyết định số 1480/QĐ-BTC (đối với dự thảo văn bản QPPL).

Điều 8. Thời hạn cấp ý kiến pháp lý

Thi hạn cấp ý kiến pháp lý tối đa là 05 ngày làm việc, trường hợp cấp ý kiến pháp lý theo hình thức Hội đồng thì thi hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày Vụ Pháp chế nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý nêu tại Điều 6 Quy chế này.

Đi với dự thảo đề nghị xây dựng văn bản QPPL, dự thảo văn bản QPPL có yêu cầu tiến độ khẩn trương, cần đăng ký để ban hành kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nưc, bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân thì thời hạn cấp ý kiến pháp lý theo chđạo của thủ trưởng cơ quan thuế và tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý.

Điều 9. Trình tự cấp ý kiến pháp lý

1. Sau khi hoàn thiện hồ sơ dự thảo đề nghị xây dựng văn bản QPPL, hồ sơ dự thảo văn bản QPPL, trước khi trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thuế duyệt, gửi Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi 01 hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý theo quy định tại Điều 6 Quy chế này đến Vụ Pháp chế bằng phương thức điện tử (hoặc gửi bản giấy trong trường hợp không thực hiện được việc gửi hồ sơ bằng phương thức điện tử).

2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý, Vụ Pháp chế thực hiện kiểm tra ngay tính đầy đủ của hồ sơ, cấp ý kiến pháp lý theo Quy chế này.

2.1. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý chưa đầy đủ, Vụ Pháp chế chuyển trả hồ sơ cấp ý kiến pháp lý cho đơn vị chtrì soạn thảo (nêu rõ lý do trả hồ sơ) hoặc yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bn bổ sung hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý ngay trong ngày nhận hồ sơ hoặc tối đa là trong ngày làm việc tiếp theo ngày nhận được hồ sơ.

Trong thời hạn chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Vụ Pháp chế.

2.2. Trường hợp cần cung cấp thêm thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ cấp ý kiến pháp lý, Vụ Pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản cung cấp hoặc thuyết trình về dự thảo văn bản. Nếu yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự thảo thì phải ghi biên bản về việc thuyết trình và đưa vào hồ sơ cấp ý kiến pháp lý. Trong thời hạn chậm nhất sau 01 ngày làm việc, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp hoặc giải trình theo yêu cầu của Vụ Pháp chế. Thời gian đơn vị soạn thảo cung cấp bổ sung thông tin hoặc thuyết trình về dự thảo văn bản không tính vào thời hạn cấp ý kiến pháp lý.

2.3. Trường hợp cấp ý kiến pháp lý thông qua hình thức Hội đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Quy chế này, nội dung các ý kiến trao đổi phải được ghi thành biên bản và đưa vào hồ sơ cấp ý kiến pháp lý.

3. Sau khi hoàn thành việc cấp ý kiến pháp lý, Vụ Pháp chế gửi văn bản cấp ý kiến pháp lý (mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Quy chế này) đến đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để trình Tổng cục xem xét, quyết định.

Vụ Pháp chế lưu toàn bộ hồ sơ cấp ý kiến pháp lý (hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý; biên bản về việc thuyết trình; văn bản bổ sung, giải trình; biên bản họp Hội đồng tư vấn; văn bản cấp ý kiến pháp lý).

4. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến pháp lý của Vụ Pháp chế để chỉnh lý dự thảo trình Tổng cục xem xét, quyết định. Trường hợp đơn vị chủ trì soạn thảo có ý kiến khác với ý kiến pháp lý của Vụ Pháp chế thì đơn vị chủ trì soạn thảo phải bổ sung vào tờ trình Tổng cục nội dung giải trình về ý kiến pháp lý của Vụ Pháp chế.

Mục 2. THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

Điều 10. Hồ sơ đề nghị thẩm định

1. Văn bản đề nghị thẩm định (mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Quy chế này).

2. Dự thảo văn bản.

3. Dự thảo Tờ trình Thủ trưởng cơ quan thuế.

4. Bản tổng hợp ý kiến và bản chụp văn bản góp ý của các đơn vị, tổ chức liên quan (nếu có).

5. Bản chụp văn bản có ý kiến chỉ đạo thẩm định của Thủ trưởng cơ quan thuế (đi với văn bản hành chính do Thủ trưng cơ quan Thuế trực tiếp yêu cầu thẩm định).

6. Các tài liệu có liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định theo quy định của pháp luật thuế.

7. Các tài liệu khác liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định (nếu có).

Điều 11. Nội dung thẩm định

1. Sự cần thiết ban hành văn bản (đối với quy chế, quy trình nghiệp vụ; văn bản hướng dẫn chung).

2. Việc tuân thủ quy định về thẩm quyền và trình tự ban hành văn bản.

3. Sự phù hợp của dự thảo văn bản về đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh và nội dung dự thảo văn bản so với quy định tại các văn bản QPPL là căn cứ pháp lý để ban hành văn bản.

4. Ngôn ngữ, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

5. Ý kiến đề xuất của Tổ chức pháp chế.

Điều 12. Thời hạn thẩm định

1. Trường hợp nội dung dự thảo văn bản đề nghị thẩm định đã có cơ sở pháp lý được quy định cụ thể, rõ ràng, nội dung không phức tạp thì thời hạn thẩm định tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày Tổ chức pháp chế nhận đầy đủ hồ sơ thẩm định nêu tại Điều 10 Quy chế này.

2. Trường hợp nội dung dự thảo văn bản có tính chất phức tạp, cơ spháp lý chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản QPPL về thuế và cần phải kiểm tra đối chiếu nhiều văn bản QPPL thì thời hạn thẩm định tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày Tổ chức pháp chế nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định nêu tại Điều 10 Quy chế này.

3. Riêng đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, thời hạn thẩm định tối đa là 1 ngày làm việc; Đối với hồ sơ kiểm tra trước, hoàn thuế sau, thời hạn thẩm định tối đa là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định nêu tại Điều 10 Quy chế này.

4. Đối với dự thảo văn bản hành chính khác do Thủ trưởng cơ quan Thuế yêu cầu thẩm định thì thời hạn thẩm định thực hiện theo hưng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trừ trường hợp Thủ trưng cơ quan Thuế có yêu cầu trực tiếp về thời hạn thẩm định thì Tổ chức pháp chế thực hiện thẩm định theo đúng thời hạn yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan Thuế.

Điều 13. Trình tự thẩm định

1. Sau khi hoàn thiện dự thảo lần cuối, trước khi trình Thủ trưng cơ quan Thuế, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi 01 hồ sơ đề nghị thẩm định theo quy định tại Điều 10 Quy chế này đến Tổ chức pháp chế bằng phương thc điện tử (hoặc gửi bản giấy trong trưng hợp không thực hiện được việc gửi hồ sơ bằng phương thức điện tử).

2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định, Tổ chức pháp chế thực hiện kim tra ngay tính đầy đủ của hồ sơ, thẩm định theo Quy chế này.

2.1. Trường hợp hồ sơ đề nghị thẩm định chưa đầy đủ, Tổ chức pháp chế chuyển trả hồ sơ thẩm định cho đơn vị chủ trì soạn thảo (nêu rõ lý do trả hồ sơ) hoặc yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản bổ sung hồ sơ thẩm định ngay trong ngày nhận hồ sơ hoặc tối đa là trong ngày làm việc tiếp theo ngày nhận được hồ sơ. Trong thời hạn chậm nhất sau 01 ngày làm việc, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Tổ chức pháp chế.

2.2. Trường hợp cần cung cấp thêm thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ thẩm định, Tổ chức pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản cung cp bsung, giải trình bằng văn bản hoặc thuyết trình về dự thảo văn bản. Nếu yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự thảo thì phải ghi biên bản về việc thuyết trình và đưa vào hồ sơ thẩm định. Trong thời hạn chậm nhất sau 01 ngày làm việc, đơn vị chtrì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp hoặc giải trình theo yêu cầu của Tổ chức pháp chế.

Thời gian đơn vị soạn thảo cung cấp bổ sung thông tin hoặc thuyết trình về dự thảo văn bn không tính vào thi hạn thẩm định.

2.3. Trường hợp nội dung văn bản dự thảo yêu cầu thẩm định phức tạp, ý kiến của các đơn vị tham gia và đơn vị chủ trì soạn thảo không thống nhất, nếu thấy cần thiết thì Tổ chức pháp chế tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đơn vị soạn thảo văn bản, các đơn vị, cá nhân liên quan và các chuyên gia để thảo luận, trao đổi ý kiến về nội dung thẩm định. Nội dung các ý kiến trao đổi và kết luận tại cuộc họp phải được ghi thành biên bản và đưa vào hồ sơ thẩm định. Trên cơ sđó, Tổ chức pháp chế thực hiện thẩm định bằng văn bản.

Trường hợp Tổ chức pháp chế là đơn vị soạn thảo văn bản thì tại Tờ trình Thủ trưởng cơ quan thuế phải có mục riêng về nội dung pháp lý, trong đó bao gồm đầy đủ các nội dung thẩm định quy định tại Điều 11 Quy chế này.

3. Sau khi hoàn thành việc thẩm định, Tổ chức pháp chế gửi văn bản thẩm định (mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Quy chế này) đến đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản.

Trường hợp đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi hồ sơ bằng phương thức điện tử, Tổ chức pháp chế thực hiện lưu điện tử toàn bộ hồ sơ thẩm định (hồ sơ đề nghị thẩm định; biên bản về việc thuyết trình; văn bản bổ sung, giải trình; biên bản họp; văn bản thẩm định).

Trường hợp đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi hồ sơ giấy, Tổ chức pháp chế lưu các tài liệu nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 10 Quy chế này, biên bản về việc thuyết trình, văn bản bổ sung, giải trình, biên bản họp và bản sao văn bản thẩm định. Đối với các tài liệu nêu tại khoản 6, khoản 7 Điều 10 Quy chế này, Tổ chức pháp chế thực hiện sao, lưu (nếu cần thiết) và chuyển trả đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản cùng văn bản thẩm định.

4. Đơn vị soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trên cơ sở văn bản thẩm định. Trường hợp không thống nhất với văn bản thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo phải tổng hợp nội dung, giải trình lý do vào tờ trình báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế xem xét quyết định.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Tổ chức pháp chế

1. Thực hiện việc cấp ý kiến pháp lý/thẩm định dự thảo văn bản theo các nội dung, thời hạn, trình tự, hình thức quy định tại Quy chế này.

2. Tổ chức, theo dõi việc thực hiện các quy định tại Quy chế này và tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện công tác cấp ý kiến pháp lý/thẩm định trong báo cáo thực hiện công tác pháp chế hàng năm.

3. Thực hiện gửi, lưu giữ hồ sơ cấp ý kiến pháp lý/thẩm định theo đúng quy định về công tác văn thư lưu trữ.

Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản

1. Đối vi văn bản phải cấp ý kiến pháp lý/thẩm đnh quy định tại Điều 3 Quy chế này, đơn vị chủ trì soạn thảo chđược trình Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành hoặc ký trình cấp có thẩm quyền ban hành khi đã có ý kiến pháp lý/thẩm định bằng văn bản của Tổ chức pháp chế.

2. Gửi đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý/thẩm định theo quy định tại Quy chế này.

3. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo văn bản được cp ý kiến pháp lý/thẩm định, giải trình về dự thảo theo yêu cầu của Tổ chức pháp chế khi có yêu cầu.

4. Nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trên cơ svăn bản cấp ý kiến pháp lý/thẩm định; giải trình lý do và chịu trách nhiệm trước Thtrưởng cơ quan Thuế về nội dung dự thảo văn bản trong trường hợp không tiếp thu.

5. Thực hiện gửi, lưu giữ hsơ văn bản, bao gồm cả văn bản cấp ý kiến pháp lý/thẩm định theo đúng quy định về công tác văn thư lưu trữ

Điều 16. Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp có trách nhiệm tchức thực hiện Quy chế này. Căn cứ Quy chế này và tình hình thực tiễn tại địa phương đ ban hành văn bản quy định vviệc thm định cho phù hợp (nếu cần thiết).

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế (Vụ Pháp chế) để tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC MẪU VĂN BẢN

(Kèm theo Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành).

1. Mu số 01: Văn bản đề nghị cấp ý kiến pháp lý hoặc văn bản đề nghị thẩm định.

2. Mu số 02: Văn bản cấp ý kiến pháp lý.

3. Mẫu số 03: Văn bản thẩm định.

 

 

Mẫu số 01

 

<CƠ QUAN THUẾ>
<ĐƠN VỊ SOẠN THẢO>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày     tháng     năm

 

 

 

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP Ý KIẾN PHÁP LÝ1 hoặc

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH2

Kính gửi: <Tchức pháp chế>

...<Đơn vị soạn thảo>... đề nghị ...<Tchức pháp chế>...nghiên cứu và cấp ý kiến pháp lý/thẩm định đối với dự thảo...<tên loại và trích yếu của văn bản dự thảo>.

Hồ sơ đề nghị cấp ý kiến pháp lý/thẩm định gồm:

(Liệt kê các văn bn, tài liệu theo quy định tại Điều 6, Điều 10 Quy chế này).

STT

Trích yếu văn bản, tài liu

Số văn bản, tài liệu

Ngày ban hành

Bút lc

1

Dự tho văn bản

 

 

 

2

Dự thảo Tờ trình Thủ trưởng cơ quan Thuế

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

TRƯỞNG... <Đơn vị soạn thảo> hoặc
KT.TRƯỞNG ...<Đơn vị soạn thảo>
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________________

1 Áp dụng đi với dự thảo đề nghxây dựng văn bản QPPL, dự thảo văn bản QPPL.

2 Áp dụng đối vi dự thảo văn bản hành chính.

 

 

Mẫu số 02

TỔNG CỤC THUẾ
VỤ PHÁP CHẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /CYKPL-PC

Hà Nội, ngày     tháng     năm

 

 

 

VĂN BẢN CẤP Ý KIẾN PHÁP LÝ3

Kính gửi: ...<Đơn vị soạn thảo>.

Về dự thảo <tên loại và trích yếu ca văn bản dự thảo, sau khi nghiên cứu, Vụ Pháp chế có ý kiến như sau:

...<nêu nội dung cấp ý kiến pháp lý theo quy định tại Điều 7 Quy chế này>...

Trên đây là ý kiến pháp lý của Vụ Pháp chế, kính chuyển <Đơn vị soạn thảo trình lãnh đạo Tổng cục xem xét, quyết định./.

 

CÁN BỘ CẤP Ý KIẾN PHÁP LÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

VỤ TRƯỞNG hoặc
KT. VỤ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________________

3 Áp dụng đi với cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản QPPL, dự thảo văn bn QPPL.

 

 

Mẫu số 03

<CƠ QUAN THUẾ>
<TỔ CHỨC PHÁP CHẾ>
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /TĐ - ...4

Hà Nội, ngày    tháng    năm

 

 

 

VĂN BẢN THẨM ĐỊNH5

Kính gửi: ...<Đơn vị soạn thảo>.

...<Tchức pháp chế> nhận được Văn bản đề nghị thẩm định của...<Đơn vị soạn thảo> về dự thảo ...<tên loại và trích yếu của văn bản dự thảo>. Về vấn đề này, ...<Tchức pháp chế> có ý kiến như sau:

1. Sự cần thiết ban hành văn bản (đối với quy chế, quy trình nghiệp vụ; văn bản hướng dẫn chung).

2. Việc tuân thủ quy định về thẩm quyền và trình tự ban hành văn bản.

3. Sự phù hợp của dự thảo văn bản về đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh và nội dung dự thảo văn bản so với quy định tại các văn bản QPPL là căn cứ pháp lý để ban hành văn bản.

4. Ngôn ngữ, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

5. Ý kiến đề xuất:

a. Những nội dung thống nhất với dự thảo của đơn vị soạn thảo.

b. Những nội dung có ý kiến khác.

Trên đây là ý kiến thẩm định của... <Tchức pháp chế>, kính chuyển <Đơn vị soạn thảo> trình lãnh đạo ...<cơ quan Thuế> xem xét, quyết định./.

 

CÁN BỘ THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG ...(Tổ chức Pháp chế) hoặc
KT. TRƯỞNG ...(Tổ chức Pháp chế)
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

4 Chữ viết tắt tên Tổ chức pháp chế.

5 Áp dụng đối với thẩm định dự thảo văn bản hành chính.