Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1037/2009/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 06 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO XÂY DỰNG NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT- NHNN của Liên Bộ Xây dựng - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Công văn số 2561/BXD-QLN ngày 23/12/2008 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
Căn cứ Công văn số 25/BXD-QLN ngày 17/2/2009 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tại 61 huyện nghèo;
Căn cứ Công văn số 340/BXD-QLN ngày 10/3/2009 về việc hướng dẫn bổ sung việc xây dựng Đề án hỗ trợ nghèo về nhà ở để thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 576/BXD-QLN ngày 07/4/2009 về việc đôn đốc các tỉnh khẩn trương hoàn thiện Đề án hỗ trợ nghèo về nhà ở thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 537/TTr-SXD ngày 26/6/2009 về việc xin thẩm định và phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban Dân tộc, UBND các huyện và Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Quảng Ngãi triển khai thực hiện Đề án nêu trên đạt kết quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH



Nguyễn Xuân Huế

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ HỘ NGHÈO XÂY DỰNG NHÀ Ở THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 1037/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. MỞ ĐẦU:

1. Khái quát những đặc điểm nổi bật của tỉnh Quảng Ngãi và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm gần đây; tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó tình hình triển khai thực hiện việc hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở:

a. Khái quát những đặc điểm nổi bật của tỉnh và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm gần đây:

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh nghèo ở vùng duyên hải miền Trung, là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai bão lụt hàng năm nên đời sống của nhân dân trong tỉnh còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương và của tỉnh thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cộng với sự hình thành và phát triển của Khu kinh tế Dung Quất đã góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống của nhân dân.

b.Tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó tình hình triển khai thực hiện việc hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở:

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch giảm nghèo hàng năm, các hộ nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ về tín dụng, nhà ở, giáo dục, y tế, trợ giúp pháp lý..., từ đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đã giảm đáng kể trong những năm vừa qua.

Tuy nhiên, do phần lớn các hộ nghèo trong tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ sản xuất còn thấp, chưa có điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật nhiều vào sản xuất nên năng suất chưa cao nên các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện đời sống, nhà cửa chưa được xây dựng kiên cố, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, do đó các hộ nghèo vẫn chưa có điều kiện thoát nghèo, thậm chí có nguy cơ tái nghèo cao.

2. Sự cần thiết của Đề án:

- Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị và là chính sách xã hội cơ bản mang tính nhân văn sâu sắc, là chương trình, mục tiêu để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và của Nhà nước.

- Trong thời gian qua, mặc dù Trung ương và tỉnh đã có nhiều hỗ trợ cho việc cải thiện nhà ở cho người nghèo, nhưng thực tế số lượng hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở trong tỉnh còn khá lớn, do chưa có một cơ chế, chính sách riêng tập trung cho việc hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo. Để giải quyết tốt chính sách xã hội nói trên cần thiết phải xây dựng đề án để huy động nguồn lực của các cấp, các ngành, của cộng đồng, của từng gia đình, nhằm tập trung hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo.

- Ngoài ra, do tác động của kinh tế thị trường, thiên tai, dịch bệnh nên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân làm phát sinh thêm nhiều hộ nghèo mới và phần lớn các hộ nghèo thuộc đối tượng nói trên đang gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở, cần có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời.

- Nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình nghèo chưa có nhà ở ổn định hoặc có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ nhưng không có khả năng tự cải thiện nhà ở để các gia đình có điều kiện ổn định chỗ ở, tạo điều kiện cho hộ nghèo an tâm phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững.

Để đáp ứng được nhu cầu bức xúc nêu trên, cần thiết phải có đề án hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo chưa có nhà ở, đất ở hoặc có nhà ở tạm bợ không còn sử dụng.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

1. Nhận xét, đánh giá thực trạng nhà ở của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh:

a) Về số lượng nhà ở:

Theo điều tra thống kê của ngành Lao động thương binh và xã hội thì số lượng hộ nghèo đến cuối năm 2008 là 60.836 hộ (chiếm tỷ lệ 21%).

b) Về chất lượng nhà ở:

Qua khảo sát thực trạng của các hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với khu vực nông thôn, hầu hết các căn hộ đều làm bằng vật liệu thô sơ, cây gỗ tạm bợ, tranh tre nứa lá; diện tích nhỏ hẹp, thời gian sử dụng ngắn, thường xuyên hư hỏng, thấm dột, không đảm bảo chất lượng sử dụng, có nhiều hộ nhà ở hư hỏng nặng, phải chống đỡ sử dụng tạm thời, nhưng chưa có điều kiện để xây dựng sửa chữa lại.

c) Về điều kiện sống của các hộ nghèo khó khăn về nhà ở:

Ở khu vực nông thôn, các hộ nghèo khó khăn về nhà ở nằm xen lẫn rải rác trong khu dân cư, tuyến dân cư; nhiều hộ do điều kiện phải sinh sống tạm bợ trên các phần đất nông nghiệp cách xa khu dân cư phần lớn chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ, thiếu hệ thống giao thông, hầu hết sử dụng nguồn nước mặt từ các sông hồ hoặc sử dụng nước mưa; việc thoát nước và rác thải cũng chưa được xử lý, thiếu nhà vệ sinh, ở xa các trường học, trạm y tế nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Nhìn chung, thực trạng nhà ở của nhân dân trên toàn tỉnh những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, một phần là nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh nhà, một phần là nhờ Nhà máy lọc dầu thuộc Khu kinh tế Dung Quất thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn tỉnh dẫn đến chuyển biến tích cực cho sự phát triển kinh tế, hạ tầng, dịch vụ của tỉnh nhà, nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số lượng lớn các hộ nghèo không có khả năng tự cải thiện nhà ở, cụ thể:

- Về số lượng hộ nghèo cần được hỗ trợ để cải thiện nhà ở: 12.744 hộ;

- Về chất lượng nhà ở: do thường xuyên phải chịu thiên tai, bão lụt nên nhiều hộ gia đình phải sống trong những ngôi nhà rất tạm bợ, dột nát và dễ có nguy cơ sụp đổ khi mùa mưa bão đến;

- Phần lớn nơi ở của các hộ nghèo thường có kết cấu hạ tầng, dịch vụ phục vụ đời sống rất kém, các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội thiếu thốn, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo dẫn đến các hộ này rất khó khăn trong việc sinh hoạt, ổn định cuộc sống.

2. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở do Nhà nước ban hành đang thực hiện tại địa bàn tỉnh:

Những năm gần đây, nhờ có sự quan tâm tích cực của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan cũng như tỉnh nhà trong việc hỗ trợ ổn định cuộc sống cho các hộ nghèo như thực hiện chính sách theo Quyết định 134, Nghị quyết số 30a, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và một số chương trình khác. Nhờ đó, một số lượng lớn các hộ nghèo đã được cải thiện về nhà ở cũng như đời sống, có điều kiện phát triển kinh tế ổn định. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại một số lượng lớn hộ nghèo trước đây chưa được hỗ trợ theo các chính sách đã nêu trên đang cần có nhu cầu hỗ trợ để cải thiện nhà ở cộng với việc phát sinh một số hộ nghèo mới cũng như tái nghèo dẫn đến ảnh hưởng lớn tới mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.

3. Nhận xét, đánh giá về các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở:

a) Về ưu điểm:

+ Trung ương đã kịp thời ban hành hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, trên cơ sở đó từng địa phương đã cụ thể hóa thành các chương trình cụ thể nên đã thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, nhất là việc hỗ trợ cho các hộ nghèo về nhà ở đạt tỷ lệ cao.

+ Các chính sách hỗ trợ về nguồn vốn tín dụng, cho vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện nhà ở hoặc cho các hộ nghèo vay vốn để xây dựng sửa chữa nhà ở tạm bợ, dột nát cũng góp phần đáng kể trong thực hiện chương trình giảm nghèo các năm qua.

b) Về các hạn chế, tồn tại:

- Một bộ phận không nhỏ các hộ nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tự chủ động vươn lên thoát nghèo.

- Thu nhập bình quân đầu người thấp, việc làm không ổn định, biến động giá cả, điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu không thuận lợi, thiên tai cộng với bệnh dịch xuất hiện thường xuyên ảnh hưởng đến đời sống cũng như sản xuất của nhân dân nên dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao.

- Trong thời gian qua, mặc dù địa phương đã huy động nhiều nguồn lực để tổ chức xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo cải tạo sửa chữa nhà ở hư hỏng, tạm bợ, dột nát, nhưng tỷ lệ nhà ở được xây dựng cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu, do thực tế còn thiếu về cơ chế, chính sách riêng cho việc tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đang khó khăn, không đủ nguồn lực để cải thiện nhà ở cho hộ nghèo.

- Đối với mức hỗ trợ về nhà ở, thời gian qua, mỗi hộ nghèo khó khăn về nhà ở được hỗ trợ từ 3-5 triệu đồng/hộ (giai đoạn 2000-2005) và từ 7-10 triệu đồng/hộ (giai đoạn 2006-2008) để cải thiện nhà ở. Với mức hỗ trợ nêu trên, trước tình hình biến động về giá cả thị trường trong các năm gần đây, số tiền được hỗ trợ không đủ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Từ đó các hộ nghèo gặp rất nhiều khó khăn, nên phải xây dựng sửa chữa nhà bằng vật liệu tạm, dẫn đến chất lượng nhà ở kém, không đảm bảo cho việc sử dụng lâu dài.

4. Tình hình và kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở trên địa bàn tỉnh:

a) Về triển khai thực hiện các chính sách:

Thực hiện chương trình giảm nghèo, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo và giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực phối hợp với các ngành các cấp xây dựng kế hoạch giảm nghèo từng năm, trong đó có chỉ tiêu về xây dựng nhà đại đoàn kết và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo đang khó khăn về nhà ở, cho các hộ gia đình có công với cách mạng, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nên trong các năm qua đã kịp thời hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo đạt hiệu quả.

b) Kết quả hỗ trợ:

- Tổng số vốn huy động được: 138,969 tỷ đồng, trong đó;

+ Vốn ngân sách trung ương: 52,728 tỷ đồng;

+ Vốn ngân sách địa phương: 27,464 tỷ đồng;

+ Vốn vay tín dụng: 0,00 tỷ đồng;

+ Vốn huy động khác: 58,777 tỷ đồng.

- Số lượng nhà ở đã hỗ trợ: 19.111 căn nhà (gồm nhà xây mới và nhà sửa chữa).

- Về chất lượng nhà ở: quy mô nhà tạm, cấu trúc trụ gỗ vách tạm hoặc xây gạch, mái lợp ngói hoặc tôn, nền xi măng hay gạch hoa.

5. Nhận xét, đánh giá chung về thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:

a) Về ưu điểm:

- Có sự quan tâm chỉ đạo tập trung của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, đã kịp thời ban hành các văn bản trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, cải thiện về nhà ở cho người nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

- Các cấp, các ngành và địa phương đã xác định giảm nghèo, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở (nhất là ở khu vực nông thôn) là nhiệm vụ trọng tâm, là chương trình mục tiêu để giải quyết các chính sách xã hội. Từ đó, đã xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp thực hiện sát thực phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Có sự đồng thuận quan tâm chia sẻ, thể hiện lòng nhân ái, tương thân tương trợ trong cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng góp để hỗ trợ cho người nghèo cải thiện nhà ở, từ đó số lượng nhà đại đoàn kết xây dựng hàng năm tăng lên nhiều.

b) Về các hạn chế, tồn tại:

* Hạn chế tồn tại:

- Trong thời gian qua, nguồn quỹ thực hiện chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo về nhà ở một phần là từ ngân sách Nhà nước, phần lớn là thông qua vận động trong cộng đồng, nhà hảo tâm, các doanh nghiệp nên còn hạn chế chưa chủ động được, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch xây dựng nhà đại đoàn kết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giải quyết chính sách cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở.

- Số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trong tỉnh còn khá nhiều, có phát sinh thêm hộ mới. Nguyên nhân do ảnh hưởng của thiên tai, tình hình giá cả thị trường thường xuyên biến động, trình độ dân trí còn thấp, tình hình dịch bệnh trên cây trồng,

vật nuôi diễn ra thường xuyên làm cho nhiều hộ dân ở vùng nông thôn đời sống trở nên khó khăn, có không ít trường hợp thoát nghèo đã tái nghèo trở lại.

III. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở:

1. Về mô hình huy động nguồn lực;

2. Về quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;

3. Về thực hiện việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và vốn vay tín dụng ưu đãi cũng như các nguồn vốn huy dộng khác;

4. Về cách thức hỗ trợ (người dân tự làm hoặc do các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng sau đó bàn giao cho hộ dân, giao tiền hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân hoặc chính quyền địa phương tổ chức cung ứng vật liệu cho hộ dân để làm nhà….);

5. Đánh giá chung về mô hình huy động và quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

IV. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN:

Đề án hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và kịp thời, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

1. Quan điểm hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:

- Hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chính sách quan trọng trong chương trình giảm nghèo, không những giúp cho các đối tượng nghèo khó khăn về nhà ở trong tỉnh tạo lập được một căn nhà ở hoặc sửa chữa, cải tạo lại nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát nhằm cải thiện điều kiện sống để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo, đảm bảo thực hiện giảm nghèo một cách bền vững, mà còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Các cấp chính quyền và tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội phải có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở.

- Tổ chức tốt việc rà soát, bình xét dân chủ, sát thực từ địa phương, đảm bảo đúng đối tượng và sự công bằng trong từng địa bàn dân cư.

2. Mục tiêu, nguyên tắc hỗ trợ:

- Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định.

- Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước;

3. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở xây dựng mới:

Để đảm bảo thực hiện chương trình giảm nghèo một cách bền vững, yếu tố quan trọng đầu tiên là phải tạo điều kiện cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở có chỗ ở ổn định lâu dài. Do đó, nhà ở cho các hộ nghèo phải được thiết kế xây dựng phù hợp, giá thành hợp lý, đảm bảo chất lượng và thời gian sử dụng từ 10 năm trở lên, diện tích sử dụng mỗi căn nhà tối thiểu là 24 m2.

4. Mức hỗ trợ, mức vay để làm nhà ở:

a) Mức hỗ trợ:

- Ngân sách trung ương hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ. Riêng đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ.

- Ngân sách trung ương hỗ trợ bổ sung phần vốn đối ứng 10% (tỉnh Quảng Ngãi là địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương dưới 50% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2008);

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách Trung ương hỗ trợ (đối ứng) là 10% và huy động thêm từ cộng đồng.

b) Mức vay và phương thức cho vay:

b.1. Mức vay:

Hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay.

b.2. Phương thức cho vay:

Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện phương thức uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Đối với phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện.

5. Đối tượng được hỗ trợ nhà ở:

a) Đối tượng:

Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Quyết định này phải có đủ ba điều kiện sau:

- Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010), đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành;

- Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;

- Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác.

b) Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ:

Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:

- Hộ gia đình có công với cách mạng.

- Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.

- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…).

- Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn.

- Các hộ gia đình còn lại.

6. Phạm vi áp dụng:

Việc hỗ trợ cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở theo đề án này chỉ áp dụng cho các xã thuộc khu vực nông thôn.

7. Xác định số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh:

a) Tổng số hộ nghèo của tỉnh (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010) đến cuối năm 2008: 60.836 hộ;

b) Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở tại khu vực nông thôn (tính đến thời điểm Quyết định 167 có hiệu lực thi hành): 12.744 hộ;

Xác định cụ thể theo từng loại sau:

- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở là đồng bào dân tộc thiểu số: 9.594 hộ;

- Tổng số hộ thuộc diện đối tượng hỗ trợ về nhà ở là người Kinh: 3.195 hộ;

c) Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ về nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007của Thủ tướng chính phủ: 9.480 hộ;

Trong đó:

+ Hộ là đồng bào dân tộc thiểu số: 8.889 hộ;

+ Hộ là người Kinh: 591 hộ.

8. Phân loại đối tượng ưu tiên:

- Hộ gia đình có công với cách mạng: 515 hộ (trong đó vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 30: 279 hộ);

- Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số: 9.549 hộ (trong đó vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 30: 8.889 hộ);

- Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai: 550 hộ;

- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn: 1.790 hộ;

- Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn: 9.480 hộ;

- Các hộ gia đình còn lại: 28 hộ.

9. Nguồn vốn thực hiện:

Theo quy định tại Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

10. Xác định tổng số vốn thực hiện và phân khai nguồn vốn thực hiện:

Tổng số vốn cần có để thực hiện:

12.744 hộ x 24 triệu/hộ = 305.856 triệu đồng; trong đó:

a) Vốn ngân sách trung ương:

(9.480 x 7,7 triệu/hộ + 3.264 x 6,6 triệu/hộ) = 94.538,4 triệu đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ hộ dân thuộc thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ và 06 triệu đồng/hộ thuộc vùng còn lại.

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ bổ sung phần vốn đối ứng 10% là: 0,7 triệu đồng/hộ thuộc thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg và 0,6 triệu đồng/hộ thuộc vùng còn lại.

b) Vốn ngân sách địa phương:

(9.480 x 0,7 triệu/hộ + 3.264 x 0,6 triệu/hộ) = 8.594,4 triệu đồng.

c) Vốn vay tín dụng ưu đãi: 12.744 x 08 triệu/hộ = 101,952 tỷ đồng;

d) Dự kiến vốn huy động Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vận động từ các doanh nghiệp (trong đó có 65 tỷ đồng của Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ): 12.744 x 07 triệu/hộ = 89,208 tỷ đồng;

e) Dự kiến vốn huy động của cộng đồng, dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ: 9.480 x 0,6 triệu/hộ + 3.264 x 1,8 triệu/hộ = 11.563,2 triệu đồng;

g) Vốn quy đổi từ việc khai thác gỗ để hỗ trợ làm nhà ở sẽ được cụ thể hoá trong quá trình triển khai thực hiện.

11.Cách thức thực hiện:

a) Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở: Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 340/BXD-QLN ngày 10/3/2009 về việc hướng dẫn bổ sung việc xây dựng Đề án hỗ trợ nghèo về nhà ở để thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b) Cấp vốn làm nhà ở: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT- BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT-NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

c) Thực hiện xây dựng nhà ở: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT-BXD-BTC-BKHĐT-BNNPTNT-NHNN hướng dẫn thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;

12. Tiến độ thực hiện nhà ở:

- Năm 2009: Hoàn thành các công tác chuẩn bị và thực hiện hỗ trợ nhà ở cho: 10.376 hộ đối tượng ưu tiên 1, 2 và 5 trong Phụ lục kèm theo.

- Năm 2010: Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho: 2.340 hộ (thuộc diện ưu tiên 3 và 4) và 28 hộ thuộc các đối tượng còn lại.

(Trong đó ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng chưa có nhà ở).

13. Tiến độ huy động vốn hàng năm:

a. Năm 2009:

Tổng số vốn cần để thực hiện: 233,184 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách trung ương: 74,553 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 6,778 tỷ đồng;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 77,728 tỷ đồng;

- Vốn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (theo sự phân công của Chính phủ): 65 tỷ đồng;

- Vốn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động: 3,012 tỷ đồng;

- Vốn huy động khác (cộng đồng, dòng họ đóng góp): 6,113 tỷ đồng. Trong đó:

a.1) Hộ có công với cách mạng:

Tổng số vốn cần để thực hiện: 236 x 24 triệu/hộ = 5,664 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách trung ương: 236 x 6,6 triệu/hộ = 1,557 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 236 x 0,6 triệu/hộ = 0,142 tỷ đồng;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 236 x 08 triệu/hộ = 1,888 tỷ đồng;

- Vốn UBMTTQ huy động: 236 x 07 triệu/hộ = 1,652 tỷ đồng;

- Vốn huy động khác (cộng đồng, dòng họ đóng góp):

236 x 1,8 triệu/hộ = 0,425 tỷ đồng.

a.2) Hộ gia đình là dân tộc thiểu số và hộ gia đình đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn:

Tổng số vốn có để thực hiện: 9.480 x 24 triệu/hộ = 227,520 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách trung ương: 9.480 x 7,7 triệu/hộ = 72,996 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 9.480 x 0,7 triệu/hộ = 6,636 tỷ đồng;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 9.480 x 08 triệu/hộ = 75,840 tỷ đồng;

- Vốn huy động:            9.480 x 07 triệu/hộ = 66,360 tỷ đồng,

Trong đó: + Vốn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (theo sự phân công của Chính phủ): 65 tỷ đồng;

+ Vốn Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động: 1,36 tỷ đồng;

- Vốn huy động khác (cộng đồng, dòng họ đóng góp): 9.480 x 0,6 triệu/hộ = 5,688 tỷ đồng.

b) Năm 2010:

Tổng số vốn cần để thực hiện: 3.028 x 24 triệu/hộ = 72,672 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách trung ương: 3.028 x 6,6 triệu/hộ = 19,9848 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 3.028 x 0,6 triệu/hộ = 1,8168 tỷ đồng;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 3.028 x 08 triệu/hộ = 24,2440 tỷ đồng;

- Vốn UBMTTQ huy động: 3.028 x 07 triệu/hộ = 21,1960 tỷ đồng;

- Vốn huy động khác (cộng đồng, dòng họ đóng góp): 3.028 x 1,8 triệu/hộ = 5,4504 tỷ đồng.

14. Tổ chức thực hiện:

a) Sở Xây dựng:

- Giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Lao động Thương binh và xã hội, Ban Dân tộc, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lập thiết kế nhà phù hợp và giới thiệu rộng rãi để nhân dân lựa chọn.

- Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo đúng mục tiêu và yêu cầu; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

- Lập dự toán chi phí hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở cho cả Chương trình và hàng năm gửi Sở Tài chính để cân đối, bố trí kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Căn cứ Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch và bố trí vốn có mục tiêu cho các địa phương trong kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009 và các năm tiếp theo báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ cho các hộ thuộc diện đối tượng theo quy định, đồng thời bố trí kinh phí phục vụ hoạt động cho Ban chỉ đạo.

- Hướng dẫn các địa phương công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ.

d) Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi:

Sau khi Đề án đã được phê duyệt, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ xin vay vốn để cải thiện nhà ở.

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tham mưu cho UBND tỉnh quy định việc khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở đối với các địa phương có rừng, có quy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ hàng năm được duyệt.

f) UBND các huyện có trách nhiệm:

- Trên cơ sở danh sách hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg đã lập và phê duyệt và mức kinh phí do tỉnh phân bổ (khi được Chính phủ và các Bộ, ngành bố trí kinh phí), tổ chức triển khai cấp tiền để hộ nghèo làm nhà theo quy định.

- Chỉ đạo hệ thống chính trị cấp huyện và xã vận động công đồng dân cư giúp công lao động và kinh phí cho hộ nghèo làm nhà ở.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định và vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở. Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban Giảm nghèo cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng này.

Hình thành các Đội công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở thôn (dưới sự chỉ đạo của UBND cấp xã) tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật) không có khả năng tự xây dựng nhà ở.

- Chỉ đạo UBND cấp xã giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ, tiền vay làm nhà ở đúng mục đích, đảm bảo các căn nhà phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng; không được để thất thoát ngân sách nhà nước, cấp kinh phí sai đối tượng.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành trong giai đoạn hiện nay là rất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết tốt chính sách xã hội về xóa đói giảm nghèo đối với khu vực nông thôn, góp phần ổn định chỗ ở và cuộc sống của người dân và là cơ sở để chính quyền địa phương, Ban giảm nghèo các cấp, các cơ quan đơn vị có liên quan triển khai thực hiện thống nhất trong tỉnh.

2. Kiến nghị:

Một số hộ dân đã được hỗ trợ về nhà ở tại các chương trình giảm nghèo khác trên địa bàn tỉnh nhưng do số tiền hỗ trợ quá thấp cộng với bản thân các hộ này quá nghèo nên không có kinh phí để góp thêm nhằm sửa chữa nhà ở dẫn đến chất lượng nhà ở không tốt. Đề nghị xin được đưa thêm số hộ này vào diện đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg./.

 


BẢNG TỔNG HỢP

SỐ HỘ THUỘC DIỆN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG
(Kèm theo Quyết định số: 1037/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: Hộ gia đình

STT

Đơn vị hành chính

Số hộ nghèo của tỉnh (TP) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010

Số hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định 167/TTg

Phân loại đối tượng ưu tiên

Hộ có nhu cầu vay vốn để làm nhà ở

Tổng số

Trong đó: Số hộ nghèo tại khu vực nông thôn

Tổng số

Trong đó:

Hộ gia đình có công với cách mạng

Hộ gia đình là dân tộc thiêu số

Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai

Hộ gia đình có hoành cảnh khó khăn

Hộ gia đình đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn

Hộ gia đình còn lại

Số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số

Số hộ là người Kinh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Huyện Đức  Phổ

6,370

6,190

142

 

142

 

 

71

71

 

 

142

2

Huyện Mộ Đức

8,007

7,662

522

 

522

229

 

115

178

 

 

522

3

Huyện Tư  Nghĩa

 

 

696

 

696

 

 

 

685

11

 

696

4

Huyện Sơn Tịnh

 

 

90

 

90

 

 

90

 

 

 

90

5

Huyện Bình Sơn

9,224

8,891

540

 

540

 

 

 

534

6

 

540

6

Huyện Lý Sơn

1,399

1,399

67

 

67

7

 

53

 

7

 

67

7

Huyện Nghĩa Hành

4,100

3,796

364

15

349

 

 

184

81

71

28

364

8

Huyện Ba Tơ

7,051

6,664

2,190

2,133

57

 

 

 

173

2,017

 

2,190

9

Huyện Minh Long

3,461

3,461

1,013

821

192

 

 

 

 

1,013

 

1,013

10

Huyện Sơn Hà

8,153

8,153

3,248

2,997

251

 

 

 

 

3,248

 

3,248

11

Huyện Trà Bồng

3,836

3,176

644

360

284

 

 

37

64

543

 

644

12

Huyện Tây Trà

3,271

3,271

961

960

1

 

 

 

 

961

 

961

13

Huyện Sơn Tây

2,347

2,347

2,267

2,263

4

 

660

 

4

1,603

 

2,267

 

Tổng cộng

57,219

55,010

12,744

9,549

3,195

236

660

550

1,790

9,480

28

12,744

 

BẢNG TỔNG HỢP

SỐ HỘ THUỘC DIỆN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG

Đơn vị tính: Hộ gia đình

STT

Đơn vị hành chính

Số hộ nghèo của tỉnh (TP) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010

Số hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định 167/TTg

Phân loại đối tượng ưu tiên

Hộ có nhu cầu vay vốn để làm nhà ở

Tổng số

Trong đó: Số hộ nghèo tại khu vực nông thôn

Tổng số

Trong đó:

Hộ gia đình có công với cách mạng

Hộ gia đình là dân tộc thiêu số

Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai

Hộ gia đình có hoành cảnh khó khăn

Hộ gia đình đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn

Hộ gia đình còn lại

Số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số

Số hộ là người Kinh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Huyện Đức  Phổ

6,370

6,190

142

 

142

 

 

71

 

71

71

 

2

Huyện Mộ Đức

8,007

7,662

8,007

 

8,007

229

 

115

 

178

 

522

3

Huyện Tư  Nghĩa

 

 

696

 

696

 

 

 

696

 

 

696

4

Huyện Sơn Tịnh

 

 

90

 

90

 

 

 

36

54

 

90

5

Huyện Bình Sơn

9,224

8,891

540

 

540

 

 

 

488

52

 

540

6

Huyện Lý Sơn

1,399

1,399

67

 

67

14

 

67

 

67

 

 

7

Huyện Nghĩa Hành

4,100

3,796

364

15

349

11

15

184

14

112

28

364

8

Huyện Ba Tơ

7,051

6,664

2,190

2,133

57

 

 

 

1,506

 

 

 

9

Huyện Minh Long

3,461

3,461

1,103

821

192

74

747

 

192

 

 

 

10

Huyện Sơn Hà

8,153

8,153

3,248

2,997

251

62

2,970

 

20

 

196

 

11

Huyện Trà Bồng

3,836

3,176

644

360

284

9

286

37

117

46

149

 

12

Huyện Tây Trà

3,271

3,271

961

960

1

69

960

48

 

961

1

961

13

Huyện Sơn Tây

2,347

2,347

2,267

2,263

4

47

2,263

 

2,267

2,267

4

1,066

 

Tổng cộng

57,219

55,010

20,229

9,549

10,680

515

7,241

522

5,336

3,808

449

4,239

Ghi chú: Bảng tổng hợp này là số liệu thực báo cáo từ các huyện gửi về Sở Xây dựng.

 

BẢNG TỔNG HỢP

SỐ HỘ THUỘC DIỆN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ-TTG
(Kèm theo Quyết định số: 1037/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị tính: Hộ gia đình

STT

Đơn vị hành chính

Số hộ nghèo của tỉnh (TP) theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010

Số hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định 167/TTg

Phân loại đối tượng ưu tiên

Hộ có nhu cầu vay vốn để làm nhà ở

Tổng số

Trong đó: Số hộ nghèo tại khu vực nông thôn

Tổng số

Trong đó:

Hộ gia đình có công với cách mạng

Hộ gia đình là dân tộc thiêu số

Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai

Hộ gia đình có hoành cảnh khó khăn

Hộ gia đình đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn

Hộ gia đình còn lại

Số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số

Số hộ là người Kinh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Huyện Đức Phổ

6,370

6,190

142

 

142

 

 

71

 

71

71

 

 

Xã Phổ Châu

386

386

11

 

11

 

 

11

 

11

 

 

 

Xã Phổ Thạnh

834

834

31

 

31

 

 

31

 

31

 

 

 

Xã Phổ Khánh

511

511

12

 

12

 

 

12

 

12

 

 

 

Xã Phổ Cường

360

360

9

 

9

 

 

 

 

 

9

 

 

Xã Phổ Hòa

329

329

2

 

2

 

 

 

 

 

2

 

 

Xã Phổ Vinh

483

483

3

 

3

 

 

3

 

3

 

 

 

Xã Phổ Minh

231

231

11

 

11

 

 

 

 

 

11

 

 

Xã Phổ Ninh

454

454

5

 

5

 

 

 

 

 

5

 

 

Xã Phổ Nhơn

329

329

5

 

5

 

 

 

 

 

5

 

 

Xã Phổ Phong

385

385

1

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

Xã Phổ Thuận

427

427

9

 

9

 

 

 

 

 

9

 

 

Xã Phổ Văn

317

317

29

 

29

 

 

 

 

 

29

 

 

Xã Phổ An

632

632

8

 

8

 

 

8

 

8

 

 

 

Xã Phổ Quang

512

512

6

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

Thị trấn

180

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Huyện Mộ Đức

8,007

7,662

 

 

8,007

229

 

115

 

178

 

522

 

Đức Phú

424

424

 

 

424

4

 

4

 

6

 

14

 

Thị trấn Mộ Đức

345

 

 

 

345

6

 

3

 

3

 

12

 

Đức Hiệp

364

364

 

 

364

11

 

9

 

14

 

34

 

Đức Hóa

549

549

 

 

549

20

 

3

 

5

 

28

 

Đức Lân

631

631

 

 

631

12

 

5

 

10

 

27

 

Đức Minh

538

538

 

 

538

14

 

6

 

8

 

28

 

Đức Nhuận

667

667

 

 

667

14

 

16

 

24

 

54

 

Đức Chánh

1,218

1,218

 

 

1,218

23

 

25

 

40

 

88

 

Đức Thạnh

496

496

 

 

496

28

 

7

 

11

 

46

 

Đức Tân

378

378

 

 

378

12

 

3

 

5

 

20

 

Đức Thắng

525

525

 

 

525

15

 

11

 

17

 

43

 

Đức Lợi

559

559

 

 

559

12

 

13

 

20

 

45

 

Đức Phong

1,313

1,313

 

 

1,313

58

 

10

 

15

 

83

3

Huyện Tư Nghĩa

 

 

 

 

 

58

 

 

696

 

 

 

 

Nghĩa Lâm

 

 

 

 

 

 

 

 

32

 

 

 

 

Nghĩa Thọ

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

Nghĩa Sơn

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

Nghĩa Thắng

 

 

 

 

 

 

 

 

75

 

 

 

 

Nghĩa Thuận

 

 

 

 

 

 

 

 

40

 

 

 

 

Nghĩa Kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

88

 

 

 

 

Nghĩa Điền

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

Nghĩa Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

Nghĩa Phương

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

Nghĩa Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

31

 

 

 

 

Nghĩa Hiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

98

 

 

 

 

Nghĩa Thương

 

 

 

 

 

 

 

 

69

 

 

 

 

Nghĩa Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

75

 

 

 

 

Nghĩa Hòa

 

 

 

 

 

 

 

 

35

 

 

 

 

Nghĩa Phú

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Nghĩa An

 

 

 

 

 

 

 

 

104

 

 

 

4

Huyện Sơn Tịnh

 

 

90

 

90

 

 

 

36

54

 

90

 

Tịnh Đông

 

 

11

 

11

 

 

 

 

11

 

11

 

Tịnh Minh

 

 

2

 

2

 

 

 

2

 

 

2

 

Tịnh Bắc

 

 

2

 

2

 

 

 

2

 

 

2

 

Tịnh Hiệp

 

 

38

 

38

 

 

 

 

38

 

38

 

Tịnh Trà

 

 

8

 

8

 

 

 

8

 

 

8

 

Tịnh Bình

 

 

5

 

5

 

 

 

5

 

 

5

 

Tịnh Sơn

 

 

3

 

3

 

 

 

3

 

 

3

 

Tịnh Hà

 

 

2

 

2

 

 

 

2

 

 

2

 

Tịnh Phong

 

 

5

 

5

 

 

 

5

 

 

5

 

Tịnh Thọ

 

 

6

 

6

 

 

 

6

 

 

6

 

Tịnh Thiện

 

 

3

 

3

 

 

 

3

 

 

3

 

Tịnh Kỳ

 

 

2

 

2

 

 

 

 

2

 

2

 

Tịnh Hòa

 

 

3

 

3

 

 

 

 

3

 

3

5

Huyện Bình Sơn

9,224

8,891

540

 

540

 

 

 

488

52

 

540

 

Bình  An

218

218

6

 

6

 

 

 

 

6

 

6

 

Bình  Chánh

570

570

70

 

70

 

 

 

70

 

 

70

 

Bình Châu

934

934

21

 

21

 

 

 

 

21

 

21

 

Bình Chương

325

325

47

 

47

 

 

 

47

 

 

47

 

Bình Dương

297

297

6

 

6

 

 

 

6

 

 

6

 

Bình Đông

507

507

56

 

56

 

 

 

56

 

 

56

 

Bình Hải

716

716

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình Hòa

276

276

11

 

11

 

 

 

11

 

 

11

 

Bình Hiệp

230

230

27

 

27

 

 

 

27

 

 

27

 

Bình Khương

223

223

33

 

33

 

 

 

33

 

 

33

 

Bình Long

326

326

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình Minh

429

429

78

 

78

 

 

 

78

 

 

78

 

Bình Mỹ

238

238

21

 

21

 

 

 

21

 

 

21

 

Bình Nguyên

524

524

28

 

28

 

 

 

28

 

 

28

 

Bình Phú

212

212

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình Phước

271

271

25

 

25

 

 

 

25

 

 

25

 

Bình Tân

186

186

23

 

23

 

 

 

23

 

 

23

 

Bình Thanh Đông

119

119

7

 

7

 

 

 

7

 

 

7

 

Bình Thanh Tây

228

228

24

 

24

 

 

 

24

 

 

24

 

Bình Thạnh

818

818

25

 

25

 

 

 

 

25

 

25

 

Bình Thuận

318

318

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình Thới

146

146

3

 

3

 

 

 

3

 

 

3

 

Bình Trị

395

395

4

 

4

 

 

 

4

 

 

4

 

Bình Trung

385

385

25

 

25

 

 

 

25

 

 

25

 

Thị trấn Châu ổ

333

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Huyện Lý Sơn

 

 

60

 

60

 

 

 

 

 

 

 

 

Xã An Bình

 

 

7

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

Xã An Vĩnh

 

 

43

 

43

 

 

 

 

 

 

 

 

Xã An Hải

 

 

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

7

Huyện Nghĩa Thành

4,100

3,796

364

15

349

11

15

184

14

112

28

364

 

Hành  Tín Tây

 

 

 

 

 

 

5

41

 

41

 

41

 

Hành tín Đông

 

 

 

 

 

 

10

30

 

30

 

30

 

Hành  Thiện

 

 

 

 

 

 

 

51

 

13

 

51

 

Hành Thịnh

 

 

 

 

 

 

 

29

4

 

2

29

 

Hành Phước

 

 

 

 

 

 

 

33

3

 

1

 

 

Hành Đức

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

2

13

 

Hành Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

2

20

 

Hành Minh

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

5

34

 

Hành Thuận

 

 

 

 

 

5

 

2

 

 

1

28

 

Hành Nhân

 

 

 

 

 

5

 

 

1

 

 

38

 

Hành Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41

 

41

 

Thị trấn Chợ chùa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

8

Huyện Ba Tơ

7,051

6,664

2,190

 

57

 

 

 

1,506

 

 

 

 

Ba Cung

210

210

26

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba Động

238

238

24

 

24

 

 

 

 

 

 

 

 

TT Ba Tơ

387

 

49

45

4

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba Vinh

563

563

180

180

 

 

 

 

95

 

 

 

 

Ba Liên

86

86

5

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba Nam

107

107

21

21

 

 

 

 

21

 

 

 

 

Ba Vì

545

545

83

83

4

 

 

 

25

 

 

 

 

Ba Ngạc

360

360

129

129

 

 

 

 

129

 

 

 

 

Ba Trang

276

276

83

79

 

 

 

 

83

 

 

 

 

Ba Tô

824

824

320

320

 

 

 

 

121

 

 

 

 

Ba Thành

389

389

63

63

 

 

 

 

26

 

 

 

 

Ba Tiêu

349

349

47

42

5

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba Chùa

140

140

68

68

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba Điền

199

199

61

60

1

 

 

 

19

 

 

 

 

Ba Dinh

481

481

164

145

19

 

 

 

145

 

 

 

 

Ba Xa

823

823

495

495

 

 

 

 

495

 

 

 

 

Ba Bích

301

301

40

40

 

 

 

 

15

 

 

 

 

Ba Khâm

251

251

154

154

 

 

 

 

154

 

 

 

 

Ba Lế

286

286

54

54

 

 

 

 

54

 

 

 

 

Ba Giang

236

236

124

124

 

 

 

 

124

 

 

 

9

Huyện Minh Long

3,461

3,461

1,103

821

192

74

747

 

192

 

 

 

 

Long Sơn

902

902

301

200

101

8

1920

 

101

 

 

 

 

Long Mai

741

741

226

209

17

2

207

 

17

 

 

 

 

Long HIệp

869

869

159

94

65

1

93

 

65

 

 

 

 

Thanh An

693

693

215

206

9

9

197

 

9

 

 

 

 

Long Môn

256

256

112

112

 

54

58

 

 

 

 

 

10

Huyện Sơn Trà

8,153

8,153

3,248

2,997

251

62

2,970

 

20

2,228

196

 

 

Xã Sơn Hải

323

323

133

133

 

2

129

 

2

133

 

 

 

Xã Sơn Thủy

478

478

284

266

18

11

256

 

 

284

17

 

 

Xã Sơn Kỳ

622

622

401

386

15

13

375

 

 

401

13

 

 

Xã Sơn Ba

472

472

230

230

 

15

207

 

7

230

1

 

 

Xã Sơn Hạ

1,029

1,029

345

292

53

1

309

 

 

 

35

 

 

Xã Sơn Thành

859

859

441

430

11

7

431

 

 

 

3

 

 

Xã Sơn Nham

576

576

141

129

12

 

126

 

 

141

15

 

 

Di Lăng

896

896

232

181

51

5

184

 

5

 

38

 

 

Xã Sơn Thượng

446

446

159

159

 

 

158

 

 

159

1

 

 

Xã Sơn Bao

386

386

75

74

1

 

73

 

 

75

2

 

 

Xã Sơn Trung

352

352

148

127

21

3

135

 

6

148

4

 

 

Xã Sơn Cao

608

608

206

197

9

3

192

 

 

206

11

 

 

Xã Sơn  Linh

548

548

218

199

19

 

198

 

 

218

20

 

 

Xã Sơn  Giang

558

558

235

194

41

2

197

 

 

233

36

 

11

Huyện Trà Bồng

3,836

3,836

644

360

284

9

286

37

117

12

137

 

 

TT Trà Xuân

660

 

101

 

101

1

 

 

45

2

51

 

 

Xã Trà Phú

510

510

120

 

120

1

 

8

12

9

84

 

 

Xã Trà Bình

451

451

52

 

52

2

 

 

50

 

 

 

 

Xã Trà  Sơn

756

756

98

93

5

4

84

8

2

 

 

 

 

Xã Trà Thủy

379

379

72

72

 

 

72

 

 

1

 

 

 

Xã Trà  Giang

70

70

15

15

 

 

14

 

 

 

 

 

 

Xã Trà Lâm

237

237

36

32

4

 

8

 

1

 

2

 

 

Xã Trà Hiệp

291

291

28

28

 

1

27

 

 

 

 

 

 

Xã Trà Tân

286

286

67

65

2

 

26

21

7

 

 

 

 

Xã Trà Bùi

196

196

55

55

 

 

55

 

 

 

 

 

12

Huyện Tây Trà

3,271

3,271

3,268

960

1

69

960

48

 

961

1

961

 

Trà Phong

598

598

598

188

 

3

188

7

 

188

 

188

 

Trà Quân

316

316

314

163

1

1

163

6

 

164

1

164

 

Trà Khê

332

332

332

75

 

3

75

 

 

75

 

75

 

Trà Thọ

412

412

412

97

 

 

97

 

 

97

 

97

 

Trà Xinh

369

369

369

56

 

8

56

 

 

56

 

56

 

Trà Lãnh

387

387

387

78

 

 

78

 

 

78

 

78

 

Trà Nham

347

347

347

112

 

19

112

 

 

112

 

112

 

Trà Trung

181

181

181

46

 

1

46

1

 

46

 

46

 

Trà Thanh

329

329

329

145

 

34

145

34

 

145

 

145

13

Huyện Sơn Tây

2,347

2,347

688

684

4

 

684

 

688

688

4

688

 

Sơn Dung

396

396

167

167

 

 

167

 

167

167

 

167

 

Sơn Long

295

295

94

94

 

 

94

 

94

94

 

94

 

Sơn Mùa

302

302

69

69

 

 

69

 

69

69

 

69

 

Sơn Liên

183

183

101

101

 

 

101

 

101

101

 

101

 

Sơn Bua

188

188

35

35

 

 

35

 

35

35

 

35

 

Sơn Tân

329

329

60

60

 

 

60

 

60

60

 

60

 

Sơn Màu

210

210

25

25

 

 

25

 

25

25

 

25

 

Sơn Tinh

342

342

108

104

4

 

104

 

108

108

4

108

 

Sơn lập

102

102

29

29

 

 

29

 

29

29

 

29

 

Tổng cộng