- 1 Pháp lệnh Đo lường năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2 Nghị định 115-HĐBT năm 1991 thi hành Pháp lệnh Đo lường do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Nghị định 22-HĐBT năm 1984 về việc thành lập Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104-TĐC/QĐ | Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 1991 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh đo lường ngày 6 tháng 7 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 115-HĐBT ngày 13 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
Căn cứ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng được Nhà nước giao trong Nghị định số 22-HĐBT ngày 8 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quy định này.
| Nguyễn Trọng Hiệp (Đã ký) |
VỀ CÔNG NHẬN KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 104-TĐC/QĐ ngày 20-7-1991 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng)
1.1. Để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của việc kiểm định phương tiện đo và để việc quản lý công tác này đi vào nề nếp, cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp gồm Trung tâm Đo lường, các Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực (Trung tâm khu vực) và các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương (Chi cục) phải đăng ký khả năng kiểm định của mình để Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Tổng cục) công nhận. Chỉ sau khi được công nhận việc kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường mới được coi là hợp pháp.
1.2. Căn cứ vào quy hoạch chuẩn đã được Tổng cục phê duyệt và yêu cầu về quản lý đo lường địa bàn mình phụ trách, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp chịu trách nhiệm quyết định phương hướng cụ thể xây dựng hệ thống chuẩn, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm định, đồng thời phải chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng và khai thác hệ thống chuẩn và các cơ sở vật chất - kỹ thuật này.
1.3. Khả năng kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp được công nhận dựa trên các điều kiện sau đây:
a) Trình độ chuẩn và các trang thiết bị khác, điều kiện môi trường và mặt bằng làm việc cần thiết cho việc kiểm định theo yêu cầu của các TCVN về quy trình kiểm định, hoặc quy trình kiểm định tạm thời do Tổng cục ban hành.
b) Cán bộ đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đo lường theo quy định về tiêu chuẩn cấp bậc kiểm định viên Nhà nước và được cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường có thẩm quyền chứng nhận.
2. Trình tự và thủ tục công nhận khả năng kiểm định
2.1. Trung tâm Đo lường, các Trung tâm khu vực và Chi cục lập báo cáo khả năng kiểm định theo mẫu ở phụ lục 1.
2.2. Việc gửi và tiếp nhận báo cáo khả năng kiểm định quy định như sau:
- Các Chi cục gửi báo cáo về Trung tâm khu vực sở tại. Riêng các Chi cục ở miền Bắc gửi báo cáo về Trung tâm Đo lường.
- Các Trung tâm khu vực gửi báo cáo về Trung tâm Đo lường.
- Trung tâm Đo lường gửi báo cáo về Tổng cục.
2.3. Theo phân cấp việc gửi và tiếp nhận báo cáo quy định ở mục 2.2 Trung tâm Đo lường, các Trung tâm khu vực tiến hành việc thẩm xét và khi cần tổ chức việc kiểm tra tại chỗ điều kiện và khả năng kiểm định của các cơ quan thuộc phạm vi quản lý.
Việc thẩm xét và kiểm tra khả năng kiểm định của Trung tâm Đo lường do Hội đồng thẩm xét của Tổng cục tiến hành. Hội đồng này do Tổng cục trưởng thành lập gồm các chuyên gia t rong và ngoài Tổng cục; đại diện Trung tâm Đo lường là uỷ viên thường trực của Hội đồng.
Kết quả của việc thẩm xét và kiểm tra tại chỗ nêu trên là căn cứ để quyết định việc công nhận khả năng kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp đối với từng loại phương tiện đo cụ thể.
2.4. Trên cơ sở kết quả thẩm xét và kiểm tra tại chỗ điều kiện và khả năng kiểm định của các cơ quan thuộc phạm vi quản lý, nếu thấy đạt các điều kiện quy định ở mục 1.3 thì Trung tâm khu vực gửi ý kiến và kết luận bằng văn bản cùng với toàn bộ hồ sơ về Trung tâm Đo lường để thẩm xét và trình Tổng cục ra quyết định công nhận khả năng kiểm định. Trường hợp chưa đủ thủ tục, hoặc cần xem xét thêm thì thông báo, hướng dẫn các Trung tâm khu vực hoặc Chi cục bổ sung.
Đối với việc công nhận khả năng kiểm định của các Trung tâm khu vực, Trung tâm Đo lường gửi ý kiến nhận xét và kết luận của mình kèm theo toàn bộ hồ sơ về Tổng cục để Tổng cục thẩm xét và ra quyết định công nhận.
Đối với việc công nhận khả năng kiểm định của Trung tâm Đo lường, căn cứ vào biên bản kiểm tra và kết luận của Hội đông thẩm xét, tổng cục ra quyết định công nhận.
Quyết định công nhận khả năng kiểm định theo mẫu ở phụ lục 2.
3. Trách nhiệm của cơ quan được công nhận khả năng kiểm định.
3.1. Trung tâm Đo lường, các Trung tâm khu vực và các Chi cục chỉ được tiến hành kiểm định, đóng dấu hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với các chuẩn và phương tiện đo trong danh mục đã được công nhận khả năng kiểm định. Hàng năm, khi điều kiện và khả năng kiểm định được nâng cao. Trung tâm Đo lường, các Trung tâm khu vực và Chi cục được đăng ký mở rộng khả năng kiểm định của mình. Trình tự, thủ tục việc công nhận mở rộng khả năng kiểm định thực hiện theo các quy định ở mục 2.
3.2. Trên cơ sở khả năng kiểm định đã được công nhận, Trung tâm Đo lường, các Trung tâm khu vực và Chi cục phải có kế hoạch đáp ứng yêu cầu về kiểm định chuẩn và phương tiện đo trên địa bàn được phân cấp, Trung tâm Đo lường, các Trung tâm khu vực và Chi cục có thể tiến hành kiểm định chuẩn và phương tiện đo cho các cơ sở ngoài địa bàn được phân cấp nếu các cơ sở này có nguyện vọng được đăng ký kiểm định tại đó.
4.1 Trung tâm Đo lường, Trung tâm khu vực theo phân cấp ở mục 2.2 có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra các điều kiện về nề nếp hoạt động kiểm định của các cơ quan được công nhận khả năng kiểm định.
Trường hợp các điều kiện của cơ quan được công nhận không còn phù hợp với khả năng kiểm định đã được công nhận, Trung tâm Đo lường và các Trung tâm khu vực ra quyết định đình chỉ tạm thời việc kiểm định của cơ quan đối với loại phương tiện đo đó đến khi khắc phục được các sai sót. Trường hợp không khắc phục được những sai sót đã nêu trên, Trung tâm Đo lường và các Trung tâm khu vực báo cáo để Tổng cục ra quyết định đình chỉ quyền kiểm định đối với các loại phương tiện đo này.
Việc công nhận lại khả năng kiểm định đã bị đình chỉ tiến hành như khi đăng ký công nhận khả năng kiểm định quy định ở mục 2.
4.2. Hàng năm chậm nhất là đến ngày 15 tháng 12, các Trung tâm khu vực phải gửi báo cáo tổng hợp về tình hình công nhận khả năng kiểm định và hoạt động kiểm định của các Chi cục trên địa bàn mình quản lý về Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Trung tâm Đo lường.
Chậm nhất là đến ngày 31 tháng 12 hàng năm Trung tâm Đo lường phải gửi báo cáo lên Tổng cục về tình hình công nhận khả năng kiểm định và hoạt động kiểm định của các cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường trên phạm vi cả nước.
5. Thanh tra cơ quan đã được công nhận khả năng kiểm định.
Việc thanh tra cơ quan đã được công nhận khả năng kiểm định thực hiện theo quy định của Uỷ ban Khoa học Nhà nước và của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng về vấn đề này.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
1. Tên cơ quan:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
2. Khả năng về chuẩn và phương tiện kiểm định:
TT | Tên chuẩn và | Đặc trưng đo lường | Tình trạng | Ghi | ||
| phương tiện đo kiểm định | Phạm vi đo | Cấp hạng chính xác | Số lượng | hiện tại | chú |
|
|
|
|
|
|
|
3. Điều kiện làm việc:
- Diện tích phòng thí nghiệm: m2
- Diện tích được điều hoà nhiệt độ: m2
- Các điều kiện làm việc khác.
4. Khả năng về cán bộ làm công tác kiểm định:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Bằng cấp | Ngành nghề | Thời gian và nơi đào tạo | Thời gian đã làm đo lường | Lĩnh vực đo | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Khả năng kiểm định:
TT | Tên phương tiện đo | Đặc trưng đo lường | Số lượng có | |
|
| Phạm vi đo | Cấp, hạng | thể kiểm định trong một năm |
|
|
|
|
|
Ngày... tháng... năm 199...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Ký tên, đóng dấu
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG-CHẤT LƯỢNG Số:...... -TĐC/QĐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN KHẢ NĂNG KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO
TỔNG CỤC TRƯỞNGTỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh đo lường ngày 6-7-1990;
Căn cứ Quy định về công nhận khả năng kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường ban hành kèm theo Quyết định số 104-TĐC/QĐ ngày 20-7-1991 của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường ( hoặc Trung tâm khu vực ...),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Công nhận khả năng kiểm định của ... đối với các phương tiện đo sau đây:
TT | Tên phương | Đặc trưng đo lường | Chế độ | |
| tiện đo | Phạm vi đo | Cấp, hạng chính xác | kiểm định |
|
|
|
|
|
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày..../... 19...
TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
- 1 Quyết định 1148/QĐ-TĐC năm 2015 về Quy trình thực hiện việc kiểm định đối chứng do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 2 Nghị định 115-HĐBT năm 1991 thi hành Pháp lệnh Đo lường do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Pháp lệnh Đo lường năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4 Nghị định 22-HĐBT năm 1984 về việc thành lập Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành