THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104-TTg | Hà Nội , ngày 16 tháng 3 năm 1994 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ KHO NGOẠI QUAN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/2/1990;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế Kho ngoại quan.
| Phan Văn Khải (Đã Ký) |
KHO NGOẠI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 104-TTg ngày 16/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ).
Điều 3. Những thuật ngữ dùng trong Quy chế này được hiểu như sau:
1. "Chủ kho" là doanh nghiệp được phép kinh doanh Kho ngoại quan. Chủ kho chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan về việc thành lập và hoạt động của kho hàng, về vận động của hàng hoá trong thời gian lưu giữ tại kho.
2. "Chủ hàng" là doanh nghiệp có hàng hoá gửi trong Kho ngoại quan, tuân thủ những quy định trong hợp đồng thuê Kho ngoại quan giữa chủ kho và chủ hàng.
3. "Đại diện hợp pháp của chủ hàng" là người được chủ hàng uỷ quyền theo quy định của pháp luật, kể cả người nước ngoài. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm về các Quyết định đối với đại diện hợp pháp đã uỷ quyền.
4. "Hải quan Kho ngoại quan" là đơn vị Hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra và lưu giữ bảo quản trong Kho ngoại quan.
THÀNH LẬP VÀ THUÊ KHO NGOẠI QUAN
Điều 4. Thành lập Kho ngoại quan.
1. Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập đúng pháp luật, muốn được xét cấp giấy phép kinh doanh Kho ngoại quan phải có các điều kiện sau đây :
a) Được Nhà nước cho phép sử dụng mặt bằng kho bãi cần thiết, có các thiết bị nhằn ngăn cách khu vực kho với khu vực xung quanh, có trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm an toàn cho người, phương tiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản hàng hoá, thuận tiện cho việc kiểm tra giám sát của Hải quan và các cơ quan hữu trách khác. Kho ngoại quan phải nằm ở những đầu mối giao lưu hàng hoá giữa nước ta với nước ngoài, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Căn cứ điều kiện này, Tổng cục Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định một số khu vực được phép thành lập Kho ngoại quan.
b) Có đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh kho vận, giao nhận hàng hoá, có trình độ nghiệp vụ về giao dịch thương mại quốc tế.
c) Không vi phạm Luật pháp, quan hệ về kinh doanh, tài chính, tín dụng rõ ràng.
d) Nộp lệ phí thành lập Kho ngoại quan theo quy định liên ngành tài chính - Hải quan.
2. Doanh nghiệp phải có đơn xin thành lập Kho ngoại quan kèm bộ hồ sơ gồm:
- Sơ đồ thiết kế khu vực Kho: Đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, bố trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển trong nội bộ khu kho, hệ thống bảo vệ, phòng chữa cháy, Văn phòng kho và nơi làm việc của đơn vị hải quan kho.
- Quy chế cụ thể về hoạt động của kho.
- Chứng từ về tư cách pháp nhân và tài khoản tại Ngân hàng.
- Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho.
Đơn xin thành lập Kho ngoại quan sau khi có xác nhận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bộ hồ sơ kèm theo đơn phải được gửi đến Tổng cục Hải quan xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ. Khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Tổng cục Hải quan cấp giấy phép kinh doanh Kho ngoại quan; Giấp phép có ghi thời hạn kho bắt đầu hoạt động; quá thời hạn đó mà kho không hoạt động, Tổng cục Hải quan sẽ thu hồi giấy phép.
3. Mỗi năm một lần, Tổng cục Hải quan tiến hành xem xét lại việc cấp giấy phép thành lập Kho ngoại quan cấp cho doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chấp hành luật pháp, chấp hành quy chế của các doanh nghiệp được cấp giấp phép.
Điều 5. Các dịch vụ liên quan trong hoạt động Kho ngoại quan.
Chủ Kho ngoại quan được phép làm các dịch vụ vận chuyển, môi giới tiêu thụ đối với hàng hoá gửi trong kho; nếu làm các dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ giám định, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tái chế và gia cố bao bì thì phải được phép của cơ quan Hải quan cấp tỉnh nơi có Kho ngoại quan. Chủ Kho phải chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành của Pháp luật về các hoạt động dịch vụ đó.
Đối với dịch vụ tái chế, gia cố bao bì, trước và sau khi thực hiện, chủ hàng hoặc chủ kho được sự thoả thuận của chủ hàng phải khai báo rõ để Hải quan xác nhận tình trạng bao bì, số lượng và chất lượng hàng hoá.
1. Đối tượng được phép thuê Kho ngoại quan:
- Doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài và người Việt nam định cư ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động xuất nhập khẩu theo giấy phép do uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư Việt Nam cấp.
2. Hợp đồng thuê Kho ngoại quan giữa chủ kho và chủ hàng phải theo mẫu thống nhất do Tổng cục Hải quan ban hành và phải thực hiện trước khi hàng đến cửa khẩu Việt Nam.
3. Thời hạn thuê Kho ngoại quan được quy định trong hợp đồng thuê kho. Thời hạn thuê có thể được gia hạn thêm từng lần, nhưng phải báo cho Hải quan Kho ngoại quan biết trước khi hợp đồng thuê kho hết hạn.
Trường hợp hợp đồng thuê kho đã hết hạn mà chủ hàng không làm thủ tục gia hạn thì hàng hoá bị xử lý theo Điều 11 Quy chế này.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ ĐƯA VÀO, ĐƯA RA VÀ LƯU GIỮ, BẢO QUẢN TRONG KHO NGOẠI QUAN.
Điều 7.- Hàng hoá đưa vào, đưa ra và lưu giữ, bảo quản trong Kho ngoại quan.
1. Tất cả các loại hàng hoá chờ xuất khẩu hoặc chờ nhập khẩu đều được chấp nhận đưa vào lưu giữ trong Kho ngoại quan, ngoại trừ các loại hàng hoá sau đây:
- Hàng hoá mang nhãn hệu giả mạo nguyên xứ Việt Nam, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Hàng gây nguy hiểm công cộng hoặc ô nhiễm môi trường.
- Hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Điều 8.- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào Kho ngoại quan.
1. Hàng từ nước ngoài đưa vào Kho ngoại quan chưa phải nộp thuế nhập khẩu, nhưng khi hàng hoá đến cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam, chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng phải xuất trình cho Hải quan Kho ngoại quan hợp đồng thuê Kho ngoại quan và các chứng từ khác do Tổng cục Hải quan quy định. Thủ tục nhập kho theo quy định của Tổng cục Hải quan.
2. Hàng từ nội địa Việt Nam đưa vào Kho ngoại quan để chờ xuất khẩu.
Đối với hàng từ nội địa Việt Nam muốn đưa vào Kho ngoại quan, chủ hàng phải làm đầy đủ thủ tục hải quan tại Hải quan tỉnh, thành phố nơi có Kho ngoại quan, đồng thời nộp thuế theo luật định. Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải xuất trình cho Hải quan Kho ngoại quan hợp đồng thuê Kho ngoại quan và các chứng từ cần thiết khác do Tổng cục Hải quan quy định để làm thủ tục nhập kho.
Điều 9.- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra khỏi Kho ngoại quan.
Chủ hàng muốn xuất hàng hoá trong kho ra nước ngoài phải làm thủ tục khai báo Hải quan và xuất trình cho Hải quan Kho ngoại quan:
- Giấy xuất hàng hoặc giấy uỷ quyền xuất hàng;
- Phiếu xuất kho;
- Tờ khai hàng hoá xuất.
Hải quan Kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu đúng thì làm thủ tục xuất và áp tải hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất hàng. Nếu lô hàng của một hợp đồng xuất một lần không hết thì trừ lùi cho đến hết số lượng hàng hoá ghi trong hợp đồng.
2. Nhập hàng hoá vào tiêu thụ tại thị trường nội địa Việt Nam:
Hàng hoá từ nước ngoài tạm gửi Kho ngoại quan nếu được phép đưa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa Việt Nam thì coi như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, phải thực hiện đầy đủ quy chế nhập khẩu của Việt Nam, làm đầy đủ thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu. Thời điểm để tính thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu tại Hải quan cấp tỉnh.
Điều 10.- Quản lý hàng lưu giữ trong Kho ngoại quan.
Hàng hoá lưu giữ trong Kho ngoại quan chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan. Mọi sự dịch chuyển hàng hoá trong kho hoặc từ kho này sang kho khác trong khu vực Kho ngoại quan phải báo cho Hải quan Kho ngoại quan. Để thực hiện các dịch vụ ghi tại Điều 5 của Quy chế này, sau khi đã được Hải quan tỉnh, thành phố chấp thuận thì chủ kho phải thông báo cho Hải quan Kho ngoại quan trước khi thực hiện và phải chịu sự giám sát của Hải quan Kho ngoại quan trong suốt quá trình thực hiện.
2. Chủ Kho ngoại quan phải mở sổ sách theo dõi xuất, nhập kho theo mẫu thống nhất và theo chế độ ghi chép do Tổng cục Hải quan quy định.
3. Định kỳ (ít nhất một năm một lần) hoặc bất thường, Hải quan cấp tỉnh có thể tiến hành kiểm tra hoặc kiểm kê hàng trong kho. Việc kiểm tra hoặc kiểm kê được tiến hành với sự có mặt của chủ kho hoặc đại diện hợp pháp của họ. Định kỳ hàng tháng, ba tháng, một năm chủ Kho ngoại quan phải báo cáo cho Hải quan về hoạt động của Kho ngoại quan theo mẫu do Tổng cục Hải quan quy định.
4. Trong trường hợp muốn thanh lý hoặc tiêu huỷ những lô hàng đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho, chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng cùng với chủ kho phải lập biên bản giám định có xác nhận của các cơ quan chức năng, đồng thời gửi cho Hải quan một bản. Việc tiêu huỷ những lô hàng này phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định hiện hành. Trách nhiệm bồi thường hàng giữ trong kho bị hư hại, mất mát thuộc chủ kho và được giải quyết theo hợp đồng thuê kho.
Điều 12.Qui chế này có hiệu lực thi hành theo Quyết định số 104-TTg ngày 16/3/1994.
Điều 13.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Qui chế này.
- 1 Quyết định 212/1998/QĐ-TTg ban hành Quy chế kho ngoại quan của Thủ tướng Chính phủ
- 2 Thông tư 353/TCHQ-GQ năm 1994 hướng dẫn thi hành Quy chế kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định 104 - TTg 1994 do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 3 Thông tư 201/TCHQ-GSQL năm 1994 hướng dẫn Quy chế kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định 104/TTg do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 4 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 5 Pháp lệnh Hải quan năm 1990