THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1047/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 04 năm 2016;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan ký ngày 06 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 05 năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình số 7964/BTC-TCHQ ngày 30 tháng 06 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ VỀ HỖ TRỢ LẪN NHAU TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1047/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Xác định các nhiệm vụ cụ thể cần triển khai thực hiện để đảm bảo Hiệp định được triển khai, đầy đủ, hiệu quả và thực chất, đáp ứng được nhu cầu của mỗi Bên theo Hiệp định.
2. Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc triển khai thực hiện Hiệp định.
3. Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này phải chủ động, kịp thời, phù hợp và trong phạm vi giới hạn bởi quy định và luật pháp quốc gia và trong phạm vi nguồn lực của cơ quan hải quan của mỗi Bên.
1. Hiệp định có hiệu lực thực hiện từ ngày 20 tháng 5 năm 2020.
2. Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện Hiệp định theo lộ trình cụ thể trên cơ sở trao đổi, thống nhất với phía Hoa Kỳ.
1. Thống nhất với phía Hoa Kỳ cách thức và kế hoạch cụ thể triển khai Hiệp định đối với các nội dung:
- Cách thức và tần suất trao đổi và chia sẻ thông tin, định dạng thông tin trao đổi.
- Các lĩnh vực, đối tượng hàng hóa ưu tiên, là trọng điểm cần trao đổi và chia sẻ thông tin (hàng hóa có nguy cơ cao về gian lận xuất xứ, gian lận chuyển tải nhằm lẩn tránh thuế và các biện pháp phòng vệ thương mại khác, thông tin về các quy định, chính sách quản lý hải quan, các chương trình, thông lệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại đang áp dụng trong lĩnh vực hải quan...).
- Xác định các đầu mối tiếp nhận và chia sẻ thông tin theo các cấp độ trao đổi thông tin.
- Các cách thức phối hợp triển khai các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến các vụ việc vi phạm.
- Xây dựng lộ trình và kế hoạch hợp tác cho từng giai đoạn cụ thể.
- Các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ hải quan căn cứ nhu cầu và nguồn lực của mỗi Bên.
2. Thông tin cho các Bộ, ngành liên quan về các nội dung triển khai của Hiệp định yêu cầu sự phối hợp của các Bộ, ngành.
3. Thống nhất cách thức phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện Hiệp định, tập trung vào các hoạt động triển khai Hiệp định đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác của các Bộ, ngành có liên quan như hợp tác điều tra xác minh vi phạm hải quan.
4. Theo dõi, rà soát và định kỳ đánh giá kết quả triển khai thực hiện Hiệp định và đề xuất, kiến nghị có liên quan.
IV. Tổ chức thực hiện Hiệp định
1. Bộ Tài chính chủ trì triển khai thực hiện Hiệp định trong phạm vi chức năng, thẩm quyền trên cơ sở phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan. Các Bộ, cơ quan có liên quan phối hợp với Bộ Tài chính trong việc triển khai thực hiện Hiệp định khi có yêu cầu từ cơ quan chủ trì.
2. Kinh phí thực hiện các hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của ngành Hải quan.
V. Nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Hiệp định
Hiệp định không có quy định trái hoặc chưa được quy định trong pháp luật hiện hành, đồng thời theo quy định của Hiệp định, tất cả các hoạt động hỗ trợ theo Hiệp định sẽ được thực hiện phù hợp với các quy định pháp luật của mỗi Bên và trong phạm vi khả năng và nguồn lực sẵn có của cơ quan hải quan mỗi Bên nên việc triển khai thực hiện Hiệp định không đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới.
VI. Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện Hiệp định
Việc thực hiện Hiệp định được thực hiện theo sự phân công nêu tại mục IV.1 Kế hoạch này và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật nên không đặt ra vấn đề ban hành thêm các quy định, biện pháp tổ chức, quản lý tài chính hoặc các biện pháp cần thiết khác để thực hiện Hiệp định.
VII. Tuyên truyền, phổ biến Hiệp định
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thực hiện công tác tuyên truyền, tăng cường phổ biến về Hiệp định cho các đối tượng có liên quan thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định./.
- 1 Nghị quyết 101/NQ-CP năm 2020 về phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) do Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 757/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 44/NQ-CP năm về phê duyệt Hiệp định về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam - Hoa Kỳ do Chính phủ ban hành
- 4 Thông báo 40/2020/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam - Hoa Kỳ
- 5 Luật điều ước quốc tế 2016
- 6 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 1 Nghị quyết 44/NQ-CP năm về phê duyệt Hiệp định về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam - Hoa Kỳ do Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 757/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 101/NQ-CP năm 2020 về phê duyệt Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) do Chính phủ ban hành