Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1049/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 25 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Thông tư số 03/2008/TT-BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg, ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 518/TTr-SKHĐT-VX, ngày 10/5/2011 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 như sau:

1. Tên đề cương quy hoạch:

Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư dự án quy hoạch: Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long.

3. Địa điểm: Các huyện, thành phố thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

4. Quy mô, cấp, loại quy hoạch:

- Quy mô: 1.479 km2/1.026,5 ngàn dân.

- Cấp quy hoạch: Cấp tỉnh.

- Loại quy hoạch: Quy hoạch phát triển ngành.

5. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2011.

6. Kinh phí và nguồn vốn lập quy hoạch:

Nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là 386.686.080 đồng (ba trăm tám mươi sáu triệu, sáu trăm tám mươi sáu ngàn, tám mươi đồng).

7. Nội dung chủ yếu của Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

(Đính kèm Tờ trình số 518/TTr-SKHĐT-VX, ngày 10/5/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Điều 2. Chủ đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thanh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 518/TTr-SKHĐT-VX

Vĩnh Long, ngày 10 tháng 5 năm 2011

 

TỜ TRÌNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2 030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1049/QĐ-UBND, ngày 25/5/2011 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhận Tờ trình số 426/TTr-SYT của Sở Y tế về việc phê duyệt nội dung đề cương chi tiết Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, kèm theo dự toán kinh phí thực hiện dự án quy hoạch.

Sau khi nghiên cứu, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thẩm định đề cương và dự toán kinh phí cho dự án Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 như sau:

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN DỰ ÁN QUY HOẠCH:

Nghị định 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Nghị định 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Thông tư số 03/2008/TT-BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch ngành và Quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg, ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg, ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg, ngày 22/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND, ngày 25/3/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành quy định về trình tự, thời gian lập thủ tục và phân cấp quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Quyết định số 1175/QĐ-UBND, ngày 28/5/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long V/v phê duyệt danh mục ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu cần lập quy hoạch phát triển đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;

Công văn số 137/UBND-VHXH, ngày 18/01/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc chấp thuận chủ trương lập Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020;

Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,

II. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ:

1. Nội dung đề cương quy hoạch:

Nội dung của đề cương cơ bản đáp ứng được yêu cầu của việc Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Cơ quan thẩm định có bổ sung, hoàn chỉnh một số nội dung của đề cương dự án quy hoạch trình phê duyệt để đảm bảo nội dung yêu cầu quy hoạch.

2. Dự toán kinh phí quy hoạch:

Dự toán kinh phí quy hoạch được xây dựng theo Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quy định hiện hành khác có liên quan.

III. NỘI DUNG TRÌNH PHÊ DUYỆT:

Sau khi xem xét, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt một số nội dung chủ yếu đề cương và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 như sau:

A. ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH:

1. Tên đề cương quy hoạch:

Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư dự án quy hoạch:

Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long.

3. Địa điểm:

Các huyện, thành phố thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

4. Quy mô, cấp, loại quy hoạch:

- Quy mô: 1.479 km2/1.026,5 ngàn dân.

- Cấp quy hoạch: Cấp tỉnh.

- Loại quy hoạch: Quy hoạch phát triển ngành.

5. Thời gian thực hiện:

Thời gian lập dự án quy hoạch: Năm 2011.

6. Kinh phí và nguồn vốn lập quy hoạch:

Nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

7. Nội dung chủ yếu của Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030:

Phần mở đầu

- Khái quát về vị trí, vai trò của tỉnh Vĩnh Long trong khu vực; tình hình phát triển kinh tế - xã hội; vai trò, thực trạng phát triển ngành y tế trong thời gian qua (giai đoạn 2001 - 2010) và yêu cầu phát triển trong thời gian tới (đến năm 2020).

- Các cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải lập quy hoạch.

- Mục đích, yêu cầu; đối tượng và phạm vi; mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu của quy hoạch y tế đến năm 2020.

- Giới thiệu kết cấu quy hoạch.

Phần thứ nhất

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH Y TẾ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010:

- Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, nguồn tài nguyên đất, môi trường nước, nguồn lợi thuỷ sản....

- Tổng quan phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 - 2010: Các tiêu chí phát triển chủ yếu của các ngành kinh tế, xã hội.

II. THỰC TRẠNG NGÀNH Y TẾ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010:

- Vai trò và vị trí của ngành y tế trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh.

- Dân số theo các chỉ tiêu về giới tính, độ tuổi, khu vực.

- Tình hình bệnh tật, hoạt động phòng bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng... theo các chỉ tiêu trên.

- Mô hình bệnh tật giữa bệnh cấp tính và mạn tính, giữa các bệnh nhiễm trùng và không nhiễm trùng.v.v..

- Thực trạng ngành y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 - 2010:

+ Mạng lưới y tế ngành y tế từ tuyến tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn.

+ Công tác y tế dự phòng như: Công tác phòng chống dịch, cúm A H5N1, A H1N1, sốt xuất huyết, các bệnh đường tiêu hoá, hội chứng tay - chân - miệng, Rubella, thuỷ đậu… ; công tác phòng chống sốt rét; công tác tiêm chủng mở rộng; chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường; công tác vệ sinh môi trường; chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt; chương trình y tế lao động .v.v....

+ Công tác phòng chống bệnh xã hội như: Công tác phòng chống lao; công tác phòng chống phong; công tác bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng; công tác phòng chống mù loà v.v..

+ Các chương trình lồng ghép khác: Chương trình Vitamin A; chương trình CDD; chương trình vệ sinh môi trường - y tế trường học;

+ Công tác tổ chức quản lý, điều hành, hiệu quả phục vụ tại các bệnh viện, trạm, cơ sở y tế xã phường...

+ Trình độ nhân lực ngành y tế theo từng đơn vị, theo cấp tỉnh/huyện/xã.

+ Tình hình đào tạo, giải quyết việc làm và thu hút nhân lực ngành y tế.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các bệnh viện, các cơ sở đào tạo.... được đầu tư phục vụ phát triển ngành y tế trong thời gian qua.

+ Các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị kỹ thuật cao được đầu tư, ứng dụng trong lĩnh vực y tế trong thời gian qua.

- Quân - dân y kết hợp...

- Tình hình quản lý sản xuất, cung ứng, phân phối thuốc và trang thiết bị y tế.

- Khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư và tình hình xã hội hoá dịch vụ y tế.

- Đánh giá kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Phần thứ hai

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ:

Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phát triển vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long.

II. CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỤ THỂ CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

- Các chỉ tiêu sức khoẻ đạt được là:.

+ Tuổi thọ trung bình .

+ Tỷ suất chết mẹ.

+ Tỷ lệ chết trẻ em < 1 tuổi.

+ Tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi.

+ Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500gr.

+ Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

+ Số bác sĩ và dược sĩ đại học/10.000 dân.

+ Số giường bệnh/10.000 dân.

+ Một số chỉ tiêu khác.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011 -2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030:

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý ngành phân cấp rõ ràng từ tỉnh xuống cơ sở.

- Tiêu chuẩn hoá cán bộ y tế theo từng tuyến, lập đề án quy hoạch đào tạo cán bộ y tế đảm bảo số lượng, cân đối chuyên ngành đặc biệt là đào tạo cán bộ chuyên sâu sau đại học, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật của các bệnh viện đa khoa và các bệnh viện chuyên khoa.

- Nâng cao năng lực và tạo điều kiện công tác của cán bộ y tế xã, phường, nhằm phát huy tác dụng, hiệu quả về chuyên môn, về năng lực quản lý điều hành thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia tại cơ sở.

- Tạo điều kiện cho cán bộ ở tất cả các tuyến y tế được tiếp cận với thông tin và kiến thức mới đáp ứng yêu cầu phục vụ thông qua các hình thức đào tạo, hội thảo khoa học, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về y học, về quản lý.

- Đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên y tế khóm, ấp và nhân viên sức khoẻ cộng đồng đủ kiến thức cơ bản để đảm trách việc hướng dẫn phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại cộng đồng.

IV. NHU CẦU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030:

- Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức mạng lưới y tế:

* Tuyến tỉnh:

+ Đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng, nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện; bệnh viện đa khoa khu vực kết hợp quân dân y.

+ Xây dựng mới bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi; bệnh viện tâm thần, bệnh viện sản nhi và bệnh viện y dược cổ truyền dân tộc tỉnh.

+ Đầu tư xây dựng mới các trung tâm trực thuộc: Trung tâm y tế dự phòng; trung tâm phòng chống bệnh xã hội; trung tâm CSSKSS; trung tâm kiểm nghiệm; trung tâm phục hồi chức năng, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm và trung tâm sức khoẻ lao động và môi trường tỉnh

* Tuyến huyện, thành phố: Hoàn thiện các bệnh viện; các trung tâm y tế và trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình.

* Tuyến xã, phường: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế và hệ thống tin học cho tất cả trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo cho việc triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại trạm.

- Nhân lực ngành y tế:

+ Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

+ Kế hoạch đào tạo cán bộ sau đại học.

V. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030:

- Phát huy tối ưu các nguồn lực hiện có và thường xuyên như kinh phí trung ương (TW) và địa phương, huy động sự đóng góp của cộng đồng thông qua viện phí, BHYT, khám chữa bệnh theo yêu cầu.

- Tìm kiếm các nguồn đầu tư không thường xuyên như nguồn vốn vay ODA của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

- Hợp tác đầu tư với các tổ chức và các nước trên cơ sở đảm bảo bình đẳng và quyền lợi của cả hai bên, đặc biệt là lợi ích đối với sức khoẻ nhân dân.

Phần thứ ba

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ

I. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG:

- Sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vừa là một bộ phận hữu cơ trong cấu thành của tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa có tác động trên tất cả các ngành khác về phương diện chất lượng, hiệu quả và độ bền vững của phát triển; đồng thời có liên quan chặt chẽ với phát triển ngành trên phạm vi cả nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh.

- Phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới theo cơ chế thị trường, trong đó yếu tố hỗ trợ và cạnh tranh công nghệ rất quan trọng.

- Phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đồng bộ và hài hoà với các ngành kinh tế - xã hội khác trên cơ sở hỗ trợ yếu tố khoa học, công nghệ, kỹ thuật cho chất lượng, hiệu quả và độ bền vững của phát triển, kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.

- Chuẩn bị nguồn lực cho những bước phát triển sau kỳ quy hoạch. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế; đổi mới cơ chế và phương thức quản lý bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

- Phát triển nhanh, bền vững, đồng bộ, xã hội hoá các loại hình hoạt động sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; kết hợp hiệu quả giữa các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, triển khai.

II. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN Y TẾ:

1. Thuận lợi:

- Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo và đầu tư lớn cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

- Sự chỉ đạo chặt chẽ và quan tâm của Bộ Y tế, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh giúp ngành y tế quản lý, điều hành hoạt động.

- Sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và các ban ngành có liên quan.

- Hệ thống các bệnh viện từng bước có những tiến bộ mới. Chất lượng chăm sóc người bệnh được nâng lên, nề nếp hoạt động bệnh viện được củng cố, từng bước phát triển theo hướng chính quy hiện đại qua việc triển khai thực hiện “Quy chế bệnh viện“ và “quy trình kỹ thuật bệnh viện“ của Bộ Y tế.

- Công tác xã hội hoá về y tế là theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả.

2. Khó khăn:

- Các mục tiêu chương trình y tế quốc gia và chương trình lồng ghép là rõ ràng, nhưng chưa vững chắc, các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh mới phát sinh có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng.

- Việc đầu tư ngân sách nhà nước hàng năm để nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị của bệnh viện và trạm y tế còn thấp.

- Đổi mới quản lý kinh tế y tế đối với các đơn vị sự nghiệp y tế có thu còn chậm và lúng túng, trong khi đó nhu cầu kinh phí của bệnh viện và hoạt động của các đơn vị y tế thì rất lớn và khả năng cấp phát của Nhà nước thì có giới hạn.

- Trạm y tế xã phường là nơi chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ban đầu gần dân nhất và thực hiện nhiều công việc, nhưng chế độ hỗ trợ và đãi ngộ cho cán bộ y tế cơ sở còn nhiều bất cập.

3. Thời cơ và thách thức:

3.1. Thời cơ:

Nền kinh tế trong nước đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn như: Trình độ phát triển còn thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng không thuận lợi, việc huy động vốn trong và ngoài nước đạt thấp so với dự kiến... Những yếu kém trên vừa là khó khăn chung của cả nước vừa có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long.

Quá trình đổi mới, phát triển của tỉnh đạt nhiều kết quả đáng kể trên nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, an ninh quốc phòng, quan hệ liên vùng, liên doanh đầu tư phát triển.... bước đầu đã đạt một số kết quả. Song vẫn còn nhiều khó khăn yếu kém cần phải khắc phục nhất là ảnh hưởng cuộc suy thoái toàn cầu... nhằm tạo được bước phát triển mới, với nhiều kết quả cao hơn.

Mặt khác, bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn; một số xu thế tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta như khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước nhảy vọt, xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ và phức tạp...

3.2. Thách thức:

- Y tế phải đáp ứng được nhu cầu CSSK ngày càng cao, nhất là quan tâm đến những người có công, người nghèo, vùng khó khăn, vùng căn cứ cách mạng. Việc giữ được công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và nâng cao y đức của người cán bộ y tế trong điều kiện kinh tế thị trường là một vấn đề cấp bách, vừa là một chính sách lâu dài.

- Trong cơ chế kinh tế thị trường, phân tuyến điều trị bị phá vỡ, bệnh nhân có khuynh hướng tập trung về các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương nơi có chất lượng điều trị cao.

- Vừa phải củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở để đáp ứng những chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho mọi người dân, đồng thời phải phát triển và áp dụng các kỹ thuật y học hiện đại để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ để không tụt hậu so với cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề bởi các chất thải sinh hoạt, hoá chất bảo vệ thực vật. Quá trình công nghiệp hoá sẽ làm gia tăng nguồn ô nhiễm khói, bụi, khí thải, nước thải... Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh đặt ra một loạt vấn đề cấp bách về vệ sinh đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm...

- Ngành y tế vừa phải giải quyết mô hình bệnh tật đặc trưng của nước đang phát triển như các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, vừa phải giải quyết bệnh tật mang tính chất của nước công nghiệp hoá như tai nạn thương tích, tim mạch, tâm thần và các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, HIV/AIDS...

- Thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên là một trong những nguy cơ bùng phát dịch, đòi hỏi phải tăng cường công tác giám sát, giải quyết dịch bệnh trong và sau lũ lụt.

- Trình độ cán bộ y tế gồm cả chuyên môn và quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong tình hình mới.

Phần thứ tư

CÁC GIẢI PHÁP CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HÀNH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ

I. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH:

- Tham mưu đề xuất để Nhà nước có cơ chế chính sách mang tính đặc thù, khuyến khích phát triển của ngành về khoa học kỹ thuật, thu hút nhân tài, có chế độ đãi ngộ cho những xã vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn thiệt thòi, cho các chuyên ngành kiện công tác khó khăn, độc hại, thu nhập thấp như các chuyên khoa lao, tâm thần, da liễu, phòng chống các bệnh xã hội và các bệnh dịch nguy hiểm kể cả HIV/AIDS.

- Tham mưu đề xuất với Nhà nước có chế độ chính sách đãi ngộ, phụ cấp đặc thù đối với cán bộ ngành y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng nhằm đảm bảo được đời sống giúp cho cán bộ y tế an tâm và toàn tâm toàn ý vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

II. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, HÀNH CÁC CƠ SỞ Y TẾ, CÁC CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG Y TẾ TƯ NHÂN:

- Nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch ngắn hạn trong các lĩnh vực hoạt động của ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt đảm bảo về nội dung yêu cầu và tiến độ.

- Kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện kế hoạch theo thời gian, phát hiện vấn đề nảy sinh, tham mưu đề xuất các cấp có thẩm quyền để tìm các phương án tháo gỡ.

- Ngành y tế Vĩnh Long tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Y tế và các viện chuyên khoa đầu ngành TW, sự ủng hộ của các sở, ban, ngành trong tỉnh để có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả, cũng như tham mưu đề xuất một số chế độ chính sách mang tính đặc thù của ngành, của địa phương bổ sung vào hệ thống chính sách, pháp lệnh của Nhà nước làm cơ sở cho việc thực hiện các kế hoạch đề ra để phát triển một cách toàn diện.

- Nâng cao thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đi đôi với việc tăng cường thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực hiện cải cách hành chính và thiết chế dân chủ ở tất cả các cơ sở y tế giảm phiền hà cho người bệnh và thân nhân. Kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra y tế đủ năng lực thực hiện chức năng nhiệm vụ được quy định.

- Trong quản lý về kinh tế:

+ Tăng cường năng lực quản lý kinh tế của cán bộ quản lý các cấp, cấp trên thường xuyên kiểm tra giám sát cấp dưới hoạt động thu chi thực hiện đúng hướng dẫn của Nhà nước quy định.

+ Có biện pháp kinh tế ràng buộc trong đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực, đào tạo phải đi đôi với nhu cầu sử dụng và thời gian phục vụ.

- Tiếp tục triển khai "Chính sách quốc gia về thuốc và trang thiết bị". Củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức về quản lý công tác dược từ tỉnh xuống cơ sở xã, phường nhằm đảm bảo cho người dân được sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

III. GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẤU TƯ VÀ QUỸ ĐẤT ĐAI:

- Nhu cầu đầu tư cho phát triển quy hoạch sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của tỉnh Vĩnh Long đến 2020:

+ Phát triển nguồn nhân lực.

+ Y tế dự phòng.

+ Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.

+ Trang thiết bị và dược.

- Nhu cầu vốn cho từng giai đọan quy hoạch:

+ Giai đoạn 2011-2015.

+ Giai đoạn 2016-2020.

- Các nguồn vốn có thể huy động:

+ Ngân sách nhà nước chủ yếu sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế tuyến cơ sở.

+ Các nguồn viện trợ và vốn vay, chủ yếu để đầu tư trang thiết bị y tế, chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật cao.

+ Huy động sự đóng góp của xã hội: Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân… khuyến khích đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết đóng góp cổ phần.

- Phí dịch vụ y tế.

- Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả: Không đầu tư dàn trải mà có ưu tiên trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn quy hoạch, cơ chế quản lí tránh lãng phí.

IV. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN VÀ THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC:

Đổi mới công tác tổ chức cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực:

- Tiêu chuẩn hoá và cân đối nhu cầu nhân lực theo tuyến, đào tạo bổ sung loại cán bộ còn thiếu nhiều như dược sĩ các trình độ khác nhau, cán bộ y học cổ truyền, cán bộ quản lí y tế...

- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế, chú trọng các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia có kinh nghiệm quản lí kinh tế y tế…

V. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ:

- Chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ để đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá, đạt trình độ vào loại khá ở khu vực. Kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại với y học cổ truyền trong việc chăm lo bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

- Từng bước hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, lí sinh, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử. Xây dựng một số phòng xét nghiệm và các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong phòng bệnh và khám chữa bệnh, hành quản lí bệnh viện và chất thải y tế.

- Phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lí ngành từ tỉnh đến tuyến cơ sở.

VI. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ Y TẾ, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ:

- Thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế, đặc biệt ở tuyến cơ sở.

- Có chế độ, chính sách thu hút các sinh viên giỏi, cán bộ có trình độ cao, chuyên gia giỏi về chuyên môn và quản lí về công tác ở tỉnh.

- Có chế độ khuyến khích cho các cán bộ đi đào tạo nâng cao và sau khi hoàn thành việc học tập trở về công tác tại địa phương.

- Có chính sách cơ chế thu hút sử dụng cán bộ y tế công và chính sách khuyến khích cán bộ y tế tăng cường cho tuyến cơ sở, nhất là vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt là chính sách để thực hiện chủ trương đưa bác sĩ về xã và phát huy hiệu quả hoạt động của bác sĩ tuyến xã.

VII. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, CUNG ỨNG, PHÂN PHỐI THUỐC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ; QUẢN LÝ GIÁ THUỐC:

- Kiện toàn và sắp xếp lại mạng lưới cung ứng thuốc bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người sử dụng; cung ứng đủ thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh đến tận người dân, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lí.

- Hoàn thiện mạng lưới cung ứng thuốc hiện có, áp dụng tiêu chuẩn thực hành phân phối thuốc tốt (GDP), thực hành nhà thuốc tốt (GPP) cho các đơn vị bán buôn và bán lẻ thuốc.

- Phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho vùng sâu, vùng xa, đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân ở tất cả các huyện, đặc biệt là các vùng khó khăn.

- Tăng cường công tác quản lí chất lượng cung ứng thuốc, chuẩn hoá về cơ sở vật chất của các cơ sở kinh doanh thuốc, bước đầu đưa tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc vào việc đánh giá và tuyên truyền cho các cơ sở kinh doanh bán lẻ thuốc.

- Quản lý giá thuốc:

+ Kiện toàn bộ máy quản lí dược tuyến tỉnh, tăng cường đầu tư cho phòng nghiệp vụ dược cả về nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lí công tác dược, đảm bảo quản lí quá trình sử dụng thuốc tại các đơn vị theo quy định của Nhà nước, thực hiện tốt công tác tư vấn cho Sở Y tế trong việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển công tác dược.

+ Đến năm 2020 chuẩn hoá 100% đội ngũ cán bộ dược tuyến huyện, đảm bảo mỗi trạm y tế có một cán bộ chuyên trách công tác dược tại tuyến xã. Cải cách hệ thống quản lí dược theo tinh thần cải cách hành chính nhà nước; giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lí...

VIII. XÃ HỘI HOÁ MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH Y TẾ:

- Lồng ghép các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong các chính sách về kinh tế xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm... tăng cường sự phối hợp liên ngành và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

- Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nâng cấp trang thiết bị y tế.

- Củng cố và mở rộng bảo hiểm y tế theo hướng đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm y tế, phát triển bảo hiểm y tế cộng đồng, khuyến khích bảo hiểm y tế tự nguyện. Mở rộng các cơ sở y tế đăng kí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Người đóng bảo hiểm y tế tự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

- Củng cố và phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, tạo điều kiện bình đẳng giữa cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lí các cơ sở y tế ngoài công lập theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới truyền thông giáo dục về sức khoẻ, đặc biệt ở tuyến xã.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

- Tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, phối hợp với Sở Kế họach và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng phương án phân bổ ngân sách kinh phí cho các đơn vị y tế, triển khai kế hoạch trong từng giai đoạn.

- Tiến hành triển khai dự án xây dựng cơ sở vật chất ngành kịp tiến độ phục vụ cơ sở hạ tầng thực hiện quy hoạch.

- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các đơn vị y tế triển khai thực hiện công tác cán bộ. Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế theo đúng quy định của Nhà nước.

- Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề mới phát sinh, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

II. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận.

2. Kiến nghị.

- Kiến nghị trung ương:

- Kiến nghị tỉnh:

Ghi chú: Sản phẩm quy hoạch, gồm có:

- Báo cáo quy hoạch lập theo nội dung đề cương quy hoạch đã được phê duyệt (báo cáo thuyết minh kèm theo các bảng biểu, số liệu, phụ lục, bản vẽ, bản đồ mô tả vị trí, hiện trạng, phương án quy hoạch theo từng thời kỳ).

- Báo cáo tóm tắt quy hoạch.

- Các văn bản pháp lý liên quan.

- Đĩa CD: Lưu trữ toàn bộ nội dung các báo cáo và bản đồ quy hoạch.

B. DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP DỰ ÁN QUY HOẠCH:

Dự toán kinh phí quy hoạch:

Dự toán kinh phí theo định mức:

Tính đến 01/01/2010, tỉnh Vĩnh Long có dân số hơn 1,031 triệu người; mật độ dân số trên 697 người/km2, thuộc đồng bằng sông Cửu Long (hệ số H2=1,6) có diện tích đất tự nhiên là 1.479,13 km2 (hệ số H3=1,02),

Giá ­QHT = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 = 500.000.000 đồng x 1x 1,6 x 1,02

= 816.000.000 đồng.

Giá ngành y tế = GQHT x 30% x hs trượt giá x (1+ thuế suất VAT)

= 816.000.000đ x 30% x143,6% x (1 + 10%)

= 386.686.080 đồng.

Ghi chú:

- Hệ số trượt giá được xác định tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố. Do Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH có hiệu lực từ ngày 13/5/2007 nên hệ số trượt giá được tính toán từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 01 năm 2011.

- Cơ cấu định mức chi phí cho các công việc cụ thể: Theo quy định tại Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (có bảng chi tiết kèm theo).

Như vậy tổng kinh phí (sau thuế) cho lập Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là: 386.686.080 đồng.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

- Đề cương Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, sau khi bổ sung, chỉnh sửa cơ bản đáp ứng theo quy định của Nhà nước và yêu cầu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long.

- Dự toán chi phí quy hoạch đã được chỉnh sửa phù hợp theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Đề cương và dự toán kinh phí dự án quy hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt sẽ làm cơ sở cho chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo đúng quy định.

- Trên cơ sở nội dung đề cương và dự toán kinh phí dự án quy hoạch được phê duyệt, chủ đầu tư hoàn chỉnh lại nội dung đề cương và dự toán kinh phí dự án quy hoạch để làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện lập quy hoạch thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo đáp ứng được các nội dung của đề cương quy hoạch được duyệt.

Trên đây là báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về nội dung thẩm định đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Sở Kế hoạch và Đầu tư kính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt./.

 

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Hữu Hiệu

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

TT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

Tỷ lệ (%)

KINH PHÍ
(đồng)

I

CHUẨN BỊ ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH

3

10,545,984

1

Chi phí xây dựng đề cương và trình duyệt đề cương

2

7,030,656

1.1

Xây dựng đề cương nghiên cứu

0.6

2,109,197

1.2

Hội thảo, xin ý kiến chuyên gia thống nhất đề cương và trình duyệt

1.4

4,921,459

2

Lập dự toán kinh phí theo đề cương đã thống nhất và trình duyệt

1

3,515,328

II

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÁO CÁO DỰ ÁN QUY HOẠCH

83

291,772,224

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

6

21,091,968

2

Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4

14,061,312

3

Chi phí khảo sát thực tế

20

70,306,560

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

53

186,312,384

4.1

Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của ngành

1

3,515,328

4.2

Phân tích, dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển ngành của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển ngành của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

3

10,545,984

4.3

Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển ngành của tỉnh

4

14,061,312

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển ngành của tỉnh

3

10,545,984

4.5

Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển

6

21,091,968

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

20

70,306,560

 

a) Luận chứng các phương án phát triển

5

17,576,640

 

b) Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

1

3,515,328

 

c) Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ

1

3,515,328

 

d) Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường

1.5

5,272,992

 

đ) Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư

4

14,061,312

 

e) Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm

1.5

5,272,992

 

g) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ

3

10,545,984

 

h) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện

3

10,545,984

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ thống các báo cáo liên quan

8

28,122,624

 

a) Xây dựng báo cáo đề dẫn

1

3,515,328

 

b) Xây dựng báo cáo tổng hợp

6

21,091,968

 

c) Xây dựng các báo cáo tóm tắt

0.6

2,109,197

 

d) Xây dựng văn bản trình thẩm định

0.2

703,066

 

đ) Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch

0.2

703,066

4.8

Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch

8

28,122,624

III

CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ HÀNH

14

49,214,592

1

Chi phí quản lý dự án của ban quản lý

4

14,061,312

2

Chi phí hội thảo và xin ý kiến chuyên gia

4

14,061,312

3

Chi phí thẩm định và hoàn thiện báo cáo tổng hợp quy hoạch theo kết luận thẩm định của Hội đồng thẩm định.

2

7,030,656

4

Chi phí công bố quy hoạch

4

14,061,312

 

TỔNG CỘNG

 

351,532,800

 

THUẾ VAT 10%

 

35,153,280

 

TỔNG DỰ TOÁN CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH

 

386,686,080