THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/1999/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1999 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 314/UB-BXD ngày 31 tháng 12 năm 1998,
QUYẾT ĐỊNH:
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh là khu vực cửa khẩu quốc tế gồm các cửa khẩu chính là Mộc Bài và các cửa khẩu Phước Chỉ, Long Thuận phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và các quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam với Campuchia và các nước trong khối ASEAN; là trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
2. Phạm vi lập quy hoạch chung
Phạm vi khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chung rộng 21.292 ha, bao gồm địa phận hành chính của các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu và các xã Phước Lưu, Bình Thanh, Phước Chỉ thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi lập quy hoạch chung được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp các xã Long Khánh, Long Giang, Long Chữ thuộc huyện Bến Cầu và một phần sông Vàm Cỏ Đông;
- Phía Nam giáp tỉnh Long An;
- Phía Đông giáp sông Vàm Cỏ Đông;
- Phía Tây giáp biên giới Campuchia.
3. Quy mô dân số và phân bố dân cư
a) Quy mô dân số:
- Dân số hiện trạng năm 1998: 66.952 người;
- Dự báo dân số đến năm 2005: 87.689 người, trong đó dân số đô thị 26.500 người;
- Dự báo dân số đến năm 2020: 126.113 người, trong đó dân số đô thị là 56.000 người.
b) Phân bố dân cư năm 2020 như sau: Tổng số 126.113 người
- Khu đô thị cửa khẩu: 30.000 người;
- Các điểm dân cư tập trung: 26.000 người;
- Dân cư nông thôn: 70.113 người.
4. Quy mô và quy hoạch sử dụng đất đai
a) Quy mô:
Diện tích tự nhiên khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài: 21.283,95 ha
- Thuộc huyện Bến Cầu: 13.156,02 ha;
- Thuộc huyện Trảng Bàng: 8.127,93 ha.
b) Quy hoạch sử dụng đất đai:
- Đất dân cư 1.605 ha chiếm 7,54%;
- Đất chuyên dùng 64 ha chiếm 0,3%;
- Đất nông, lâm nghiệp 17.600 ha chiếm 82,69%;
- Đất khác 2.019,95 ha chiếm 9,47%.
5. Định hướng phát triển không gian
a) Hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn:
- Đô thị cửa khẩu Mộc Bài có diện tích đất khoảng 600 ha bao gồm thị trấn Bến Cầu và khu dịch vụ thương mại cửa khẩu Mộc Bài;
- Các khu dân cư tập trung có tổng diện tích khoảng 305 ha bao gồm đất dân cư tại trung tâm các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận và An Thạnh, Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ và tại hai cửa khẩu phụ Long Thuận và Phước Chỉ;
- Các khu dân cư nông thôn có diện tích đất khoảng 700 ha bao gồm đất của các khu dân cư tại các xã nêu trên.
b) Hệ thống cửa khẩu:
- Cửa khẩu chính Mộc Bài có diện tích khoảng 5 ha, xây dựng các cơ quan quản lý như Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch quốc tế và các cơ quan quản lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng miễn thuế;
- Hai cửa khẩu phụ là Long Thuận và Phước Chỉ có diện tích khoảng 2 ha, xây dựng các cơ quan quản lý như Biên phòng, Hải quan, Thuế vụ, Kiểm dịch động thực vật.
c) Hệ thống các trung tâm thương mại:
- Trung tâm thương mại quốc tế có diện tích khoảng 25 ha, gồm trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, các văn phòng dịch vụ, giao dịch, văn phòng đại diện, ngân hàng, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, khách sạn, nhà hàng, kho hàng được xây dựng cách đường biên giới 380 m;
- Kho ngoại quan và chợ biên giới có diện tích 10 ha được xây dựng sát đường biên giới;
- Trung tâm thương mại nội địa có diện tích 15 ha, bố trí tại khu vực ngã tư quốc lộ 22 và tỉnh lộ 786, gồm các cửa hàng dịch vụ, thương mại, văn phòng đại diện, khách sạn, nhà hàng.
d) Hệ thống các khu công nghiệp kho tàng xây dựng ở khoảng giữa thị trấn Bến Cầu và ngã tư quốc lộ 22 có diện tích khoảng 25 ha, gồm: các kho trung chuyển, tái chế, đóng gói, các xí nghiệp công nghiệp chế biến hàng nông, lâm, hải sản. Ngoài ra các công nghiệp khác như vật liệu xây dựng, phân hữu cơ, than bùn, được xây dựng ở những khu vực có nguyên liệu có diện tích khoảng 30 ha.
đ) Hệ thống các công trình phục vụ chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế và thể dục thể thao được xây dựng tại đô thị cửa khẩu có diện tích khoảng 109,4 ha và tại các điểm dân cư tập trung có diện tích khoảng 61 ha.
e) Vùng nông, lâm nghiệp và rừng bảo tồn sinh thái:
- Vùng nông nghiệp có diện tích khoảng 16.000 ha được xây dựng tại các vùng đất canh tác và các khu vực trũng, phèn sẽ được cải tạo để sản xuất nông nghiệp;
- Rừng phòng hộ dọc biên giới có diện tích khoảng 1.000 ha;
- Rừng bảo tồn sinh thái và du lịch có diện tích khoảng 600 ha, được xây dựng phía Nam quốc lộ 22 thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Cầu.
6. Định hướng Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh phải được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh, từng bước hiện đại hóa:
a) Về giao thông: dành đất để mở rộng khi được nâng cấp Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á dự kiến) khi được nâng cấp; tỉnh lộ 786 nâng cấp mở rộng lộ giới; xây dựng đường dọc biên giới và dọc sông Vàm Cỏ Đông; xây dựng 2 cầu nối quốc lộ 22 đi thị xã Tây Ninh và huyện Gò Dầu; xây dựng cảng sông: bố trí tại khu vực xã Lợi Thuận; nút giao thông xây dựng phù hợp với quốc lộ 22 và tỉnh lộ 786.
b) Về chuẩn bị kỹ thuật: Cao độ thiết kế nền, thoát nước mưa cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
c) Về cấp điện:
Sử dung nguồn điện lưới quốc gia đáp ứng cho đời sống kinh tế và sản xuất trong khu vực.
d) Cấp nước: Theo hướng sử dụng nước mặt lấy tử cửa sông Vàm Cỏ Đông đã được xử lý để đáp ứng nước sinh hoạt nhân dân và phục vụ sản xuất.
đ) Xử lý nước thải và vệ sinh môi trường: Rác thải được thu gom đưa về xử lý tập trung tại khu vực xã Long Chữ, nghĩa địa bố trí ở khu vực xã Long Thuận.
Mục tiêu cơ bản trong quy hoạch xây dựng đợt đầu là ưu tiên xây dựng hệ thống hạ tầng khu cửa khẩu Mộc Bài, khu thương mại quốc tế và khu công nghiệp Bến Cầu.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh:
1. Tổ chức công bố Quy hoạch chung để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; lập hồ sơ cắm mốc đường đỏ, lập, xét duyệt các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh sau khi có thỏa thuận của Bộ Xây dựng.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu các chính sách, giải pháp huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo Quy hoạch chung được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Ngô Xuân Lộc (Đã ký) |
- 1 Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2008 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 92/2005/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2005/TT-BTC hướng dẫn Chế độ tài chính áp dụng đối với Khu Thương mại và Công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 08/2005/TT-BTC hướng dẫn Chế độ tài chính áp dụng đối với Khu Thương mại và Công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 1 Thông tư 92/2005/TT-BTC sửa đổi Thông tư 08/2005/TT-BTC hướng dẫn Chế độ tài chính áp dụng đối với Khu Thương mại và Công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 3 Thông tư 08/2005/TT-BTC hướng dẫn Chế độ tài chính áp dụng đối với Khu Thương mại và Công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2008 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành