ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1050/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 11 tháng 5 năm 2016 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg , ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Công văn số 7481/BKHĐT-ĐTNN, ngày 12/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016;
Căn cứ Công văn số 2289/BKHĐT-ĐTNN, ngày 30/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ý kiến về Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2016 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các tỉnh khu vực phía Nam);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2018/SKHĐT-KT, ngày 05/11/2015 về việc Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2016 của tỉnh Vĩnh Long,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2016.
1. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Đôn đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2016.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư về UBND tỉnh theo quy định.
2. Kinh phí Xúc tiến Đầu tư năm 2016 sử dụng từ quỹ Xúc tiến Đầu tư được phân bổ năm 2016 của tỉnh. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng kinh phí theo chương trình xúc tiến đầu tư được duyệt và theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2016 CỦA TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1050/QĐ-UBND, ngày 11/5/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long)
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
1. Kết quả xúc tiến và mời gọi đầu tư:
Từ đầu năm đến nay (30/10/2015), thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư đã tiếp xúc và làm việc với 35 lượt nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 12 lượt nhà đầu tư nước ngoài gồm: Nhật Bản (07), Vương quốc Anh (01), Đài Loan (02), Hoa Kỳ (01), Israel (01) đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long.
Đến thời điểm hiện nay, có 17 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và 02 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 1.425,75 tỷ đồng, đạt 40,74% so với kế hoạch là 3.500 tỷ đồng, trong đó, có 03 dự án FDI với vốn đăng ký 12,75 triệu USD.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương 02 dự án, gồm: Dự án đầu tư xây dựng Chợ và Nhà phố Bình Minh tại thị xã Bình Minh, ước vốn đầu tư 125 tỷ đồng và Dự án Công viên nghĩa trang tại xã Tân Hòa, TP. Vĩnh Long, ước tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Nước Aqua One được khảo sát nghiên cứu tìm vị trí phù hợp lập đề xuất dự án đầu tư Nhà máy nước Sông Tiền 3 trên địa bàn tỉnh.
2. Tình hình phát triển doanh nghiệp trong tỉnh:
Từ đầu năm đến ngày 30/9/2015 có 182 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 55 chi nhánh và văn phòng đại diện các loại với số vốn đăng ký là 571,508 tỷ đồng, quy mô vốn đầu tư trung bình của một doanh nghiệp khoảng 3,14 tỷ đồng/doanh nghiệp.
3. Một số chương trình xúc tiến đầu tư nổi bật của tỉnh trong năm 2015:
- Tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư ra nước ngoài tại Tel Aviv - Israel theo Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 vào tháng 11/2015;
- Phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM tổ chức thành công Hội nghị sơ kết một năm hoạt động liên kết xúc tiến Thương mại - Đầu tư giữa các tỉnh, thành phía Nam, tổ chức tại TP. Vĩnh Long;
- Tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch xanh vùng ĐBSCL trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch xanh vùng ĐBSCL năm 2015 do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì, tổ chức tại TP. Cần Thơ;
- Tham gia Hội nghị Đầu tư vào ĐBSCL năm 2015 do VCCI Cần Thơ chủ trì, tổ chức tại TP. Cần Thơ;
- Bên cạnh đó, tham dự các cuộc Hội nghị, Hội thảo, các khóa tập huấn cũng như các báo cáo về công tác chuyên môn theo đề nghị của các Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và các tỉnh, thành.
II. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA TỈNH TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ:
- Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, trong thời gian qua làm cho tình hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu không ít khó khăn, một số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng hoặc ngưng hoạt động, nhiều dự án phải đình hoãn, giản tiến độ. Do đó, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ là hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà đầu tư. Một số công trình trọng điểm giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh chưa triển khai xây dựng hoặc triển khai chậm làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long;
- Nông nghiệp là lợi thế chính của tỉnh, tuy nhiên việc thu hút đầu tư chưa thật sự hấp dẫn và còn nhiều khó khăn. Các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến nông - thủy sản của tỉnh hiện nay đều có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông - thủy sản trên địa bàn tỉnh;
- Tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng không cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề và lao động quản lý; ý thức tác phong công nghiệp của đội ngũ lao động còn hạn chế chưa đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, đa số lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp phải mất thêm thời gian đào tạo lại tay nghề mới nắm bắt được công việc;
- Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư còn chồng chéo chưa được hướng dẫn đầy đủ, kịp thời. Quỹ đất công hiện có của tỉnh không nhiều làm cho việc lựa chọn một địa điểm thích hợp, ít tốn chi phí cho các dự án bên ngoài Khu công nghiệp là rất khó khăn cũng ảnh hưởng đến công tác thu hút, mời gọi đầu tư;
- Quy hoạch ngành và địa phương đã phê duyệt nhưng chưa có xây dựng các dự án cụ thể (hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng) dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết về dự án cho các nhà đầu tư có nhu cầu;
- Về cơ chế chính sách: Vĩnh Long không thuộc tỉnh có các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn dẫn đến không có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nên khó cạnh tranh so với các địa phương khác trong khu vực.
III. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ, BẤT CẬP:
1. Nguyên nhân khách quan:
Nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi nhưng chưa thực sự ổn định, những khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn tác động. Ở trong nước, Chính phủ đề ra mục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội bằng các biện pháp thắt chặt đầu tư công, hạn chế tăng trưởng tín dụng, tập trung tái cơ cấu nền kinh tế ít nhiều đã ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư.
2. Nguyên nhân chủ quan:
- Việc quảng bá, tuyên truyền và mời gọi đầu tư chưa thực sự sâu rộng và chưa nhận được sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành có liên quan;
- Quá trình cập nhật, thực thi các chính sách pháp luật của Trung ương vào tình hình thực tế của địa phương chưa đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, làm mất sự hấp dẫn trong công tác mời gọi đầu tư;
- Công tác cải cách thủ tục hành chính tuy đã cải tiến nhiều, nhưng cần tiếp tục hoàn thiện. Đối với một số dự án, do sự phối hợp của các cơ quan liên quan chưa đồng bộ, nên thời gian xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc phê duyệt quy hoạch chi tiết còn chậm, phải chờ đợi làm nản lòng các nhà đầu tư.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2016
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU:
1. Quan điểm:
- Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016 của tỉnh trên cơ sở dựa vào lợi thế, tiềm năng và các lĩnh vực thế mạnh có điều kiện trong thu hút và mời gọi đầu tư, đảm bảo cân bằng, phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững;
- Nội dung chương trình phải phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Tổ chức, thực hiện thu hút, mời gọi đầu tư tập trung vào các dự án trọng điểm và có tác động tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương, giải quyết tốt các nhu cầu bức thiết cho xã hội như: Tạo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cho các mặt hàng chủ lực, giải quyết việc làm cho lao động địa phương;
- Các nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư được gắn kết và phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, tăng cường quảng bá hình ảnh của tỉnh một cách đồng bộ, hấp dẫn, góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư khi đến với Vĩnh Long.
2. Định hướng xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016:
Căn cứ các nội dung quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg , ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016 của tỉnh Vĩnh Long xây dựng một số nội dung như sau:
2.1. Định hướng chung:
- Xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm và tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh, tiềm năng của tỉnh như: Lĩnh vực sản xuất, chế biến và bảo quản nông, thủy sản; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; các ngành công nghiệp hỗ trợ; các ngành nghề sử dụng nhiều lao động;
- Không ngừng tăng cường và cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết khó khăn, từ khi bắt đầu dự án cho đến khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tuyên truyền, quảng bá các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của tỉnh nhằm tạo thêm sự hấp dẫn và thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, tạo sự đồng bộ trong công tác mời gọi đầu tư.
2.2. Định hướng xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực:
Các dự án mời gọi đầu tư giai đoạn 2015 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1177/QĐ-UBND, ngày 13/7/2015 với 77 dự án, ước tổng vốn đầu tư khoảng 25.638 tỷ đồng, bao gồm các lĩnh vực như:
- Hạ tầng - Công nghiệp có 21 dự án, ước vốn đầu tư 16.005 tỷ đồng;
- Đô thị - Nhà ở có 06 dự án, ước vốn đầu tư 3.273 tỷ đồng;
- Thương mại - Dịch vụ có 13 dự án, ước vốn đầu tư 3.430 tỷ đồng;
- Văn hóa - Du lịch có 04 dự án, ước vốn đầu tư 890 tỷ đồng;
- Bảo vệ môi trường có 03 dự án, ước vốn đầu tư 930 tỷ đồng;
- Nông nghiệp - Nông thôn có 30 dự án, ước vốn đầu tư 1.110 tỷ đồng.
(Kèm theo Quyết định số 1177/QĐ-UBND, ngày 13/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc công bố danh mục dự án mời gọi đầu tư vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020).
2.3. Định hướng xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư theo đối tác xúc tiến đầu tư:
2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn đối tác xúc tiến đầu tư:
- Đối tác xúc tiến đầu tư phải có chiến lược, định hướng mở rộng thị trường đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long. Nhất là đầu tư vào các lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo thêm giá trị gia tăng, tận dụng lợi thế và tiềm năng của tỉnh;
- Ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư sản xuất sản phẩm có sức cạnh tranh cao, góp phần ổn định thị trường nội địa và có khả năng thay thế hàng nhập khẩu;
- Dự án đi vào hoạt động mang tính động lực, giải quyết tốt việc làm và ít gây ô nhiễm môi trường.
2.3.2. Đối tác lựa chọn để xúc tiến đầu tư:
Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn đối tác xúc tiến đầu tư. Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016 của tỉnh Vĩnh Long chú trọng mời gọi đầu tư tập trung vào một số đối tác như:
a) Về đối tác Nhật Bản:
Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, với năng suất, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản luôn khẳng định vai trò là đầu tàu cho nền kinh tế khu vực và thế giới. Theo đó, Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam liên tiếp các năm 2012, 2013 và 2014. Lũy kế đến 6 tháng đầu năm 2015, Nhật Bản là nhà đầu tư đứng vị trí thứ 2 sau Hàn Quốc với 2661 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư là 37,7 tỷ USD. Hiện Nhật Bản đang tăng cường tìm cơ hội đầu tư ra nước ngoài vào các lĩnh vực như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, xây dựng,... Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1.375 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31,4 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực khác.
Hiện Vĩnh Long đã có 03 nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện dự án đầu tư là Công ty CP Acecook Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long đang hoạt động và sản xuất kinh doanh, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 25 triệu USD; Chi nhánh Công ty Ajinomoto Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Long và Công ty CP Công nghiệp Điện khí Kyowa thành lập Công ty TNHH Kyowakiden Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 0,25 triệu USD.
Đây sẽ là kênh thông tin, quan trọng giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản nắm bắt được các thông tin cụ thể về môi trường đầu tư tại Vĩnh Long. Qua đó, sẽ là cầu nối giúp tỉnh Vĩnh Long liên hệ đầu mối hỗ trợ trong việc tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư sang Nhật Bản.
b) Về đối tác Hàn Quốc:
Hàn Quốc là cường quốc thương mại lớn thứ 8 thế giới. Thế mạnh công nghiệp của Hàn Quốc là các ngành: Điện tử, ôtô, hóa chất, đóng tàu, thép, sợi, quần áo, da giày, chế biến thức ăn. Hiện nay Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao như: Hạt nhân, điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ xanh - sạch và đi đầu thực hiện mô hình mới về tăng trưởng qua chiến lược phát triển xanh. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài có tổng vốn đăng ký đầu tư đứng đầu tại Việt Nam, với vốn đăng ký khoảng 39,1 tỷ USD với 4.459 dự án còn hiệu lực. Xu thế đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc hiện nay chủ yếu hướng vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; cơ sở hạ tầng; năng lượng; xây dựng; dịch vụ...
Tại tỉnh Vĩnh Long, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ 3, hiện có 3 dự án đầu tư của đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả với tổng vốn đăng ký khoảng 8,5 triệu USD. Trong số các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Vĩnh Long có 01 chi nhánh của Công ty TNHH CJ ViNa Agri thuộc Tập đoàn CheilJedang của Hàn Quốc, là tập đoàn lớn hoạt động trên toàn thế giới. Thông qua, Công ty TNHH CJ ViNa Agri sẽ là kênh thông tin giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc nắm bắt các thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long, qua đó sẽ là cầu nối cho tỉnh Vĩnh Long liên hệ đầu mối hỗ trợ trong việc tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư sang Hàn Quốc.
c) Về đối tác EU (Hà Lan):
Vương quốc Hà Lan là một quốc gia phát triển lâu đời và có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của liên minh Châu Âu, với các ngành kinh tế mũi nhọn: Dịch vụ; công nghiệp và nông nghiệp. Xu thế đầu tư của doanh nghiệp Hà Lan hiện nay chủ yếu hướng vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sữa và dịch vụ.
Tính đến hết năm 2013, Hà Lan có 192 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 6,3 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư Hà Lan bao gồm dịch vụ, quản lý nước, môi trường, gần đây là bán lẻ, bất động sản, nhà ở, đầu tư gián tiếp...
Riêng tỉnh Vĩnh Long hiện có Công ty TNHH DeHeus (Hà Lan) đã đầu tư vào tỉnh với 03 dự án gồm: Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, với tổng mức đầu tư khoảng 10,0 triệu USD; Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, với tổng mức đầu tư khoảng 30,0 triệu USD và Dự án Trại thực nghiệm thủy sản, với tổng mức đầu tư khoảng 3,0 triệu USD.
3. Mục tiêu:
3.1. Mục tiêu chung:
- Thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tập trung cho đầu tư phát triển nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy liên kết phát triển và đảm bảo an sinh xã hội...Song song đó, thu hút công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế tỉnh nhà;
- Phấn đấu trong năm 2016, thu hút các dự án có quy mô lớn, mang tính chất động lực, phù hợp với lợi thế của tỉnh, đặc biệt chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến và bảo vệ môi trường.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Vận động thu hút đầu tư theo danh mục dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung vào những dự án trọng điểm, đối tác có năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia vào công tác xúc tiến đầu tư của địa phương;
- Chọn lọc và không thu hút đầu tư đối với các dự án đầu tư tiêu tốn và lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên; sử dụng công nghệ lạc hậu; ô nhiễm môi trường;
- Bên cạnh việc thu hút các dự án đầu tư mới, cần quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện dự án cũng như chú trọng đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.
II. TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ:
Trên cơ sở đánh giá các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh trong những năm vừa qua, nội dung các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh trong năm 2016 cần thực hiện như sau:
1. Hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư:
Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Trung tâm xúc tiến Thương mại - Đầu tư và Du lịch của các tỉnh và liên kết với thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thị trường và xu hướng đầu tư cũng như lựa chọn đối tác đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Thường xuyên cập nhật các định hướng, chính sách thu hút đầu tư của Trung ương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với công tác mời gọi đầu tư của tỉnh, đăng công khai trên các kênh thông tin điện tử của tỉnh, các trang tạp chí của các Bộ, Ngành Trung ương;
- Cập nhật, công khai các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên mời gọi đầu tư nhằm giới thiệu sâu rộng đến các nhà đầu tư quan tâm và có mong muốn đầu tư vào tỉnh;
- Phổ biến rộng rãi các Quy định chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư của tỉnh Vĩnh Long nhằm tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
3. Hoạt động xây dựng danh mục các dự án mời gọi đầu tư:
Căn cứ vào mục tiêu, định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã phê duyệt và ban hành danh mục các dự án mời gọi đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách giai đoạn 2016 - 2020, làm cơ sở cho các đơn vị có liên quan cùng nhau phối hợp, xúc tiến các hoạt động cần thiết nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho công tác mời gọi đầu tư vào tỉnh trong thời gian tới
4. Hoạt động xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
- Xây dựng đĩa phim (video clip) và tập tài liệu (brochure) “Vĩnh Long - Hợp tác phát triển bền vững” nhằm giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh;
- Xây dựng các báo cáo tóm tắt dự án mời gọi đầu tư làm cơ sở cho việc cung cấp các nội dung, thông tin cơ bản nhất đến với các nhà đầu tư.
5. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư:
Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền (báo chí, đài truyền hình) ở Trung ương cũng như địa phương và thông qua đại diện của Bộ Kế hoạch & Đầu tư tại nước ngoài tăng cường quảng bá hình ảnh của tỉnh; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ trên cơ sở liên hệ, làm việc với các nhà đầu tư đã đầu tư vào tỉnh; chủ động giới thiệu tiềm năng, chính sách ưu đãi đầu tư danh mục các dự án, lĩnh vực của tỉnh đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước bằng các hình thức như: Thông tin trên Website, đăng ký danh mục dự án, danh mục đất công trên báo đấu thầu, gửi thư mời, thư điện tử, các ấn phẩm,...
6. Hoạt động đào tạo, tập huấn, tăng cường về năng lực xúc tiến đầu tư:
- Tham dự các cuộc Hội thảo, Hội nghị và các lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư do các Bộ, ngành Trung ương, VCCI Cần Thơ và một số địa phương trong khu vực tổ chức;
- Học tập kinh nghiệm các tỉnh có thế mạnh trong việc vận động thu hút đầu tư. Chú trọng đến các địa phương đạt hiệu quả tốt trong việc vận động đầu tư FDI.
7. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư:
- Phối hợp với Viện, Trường mở các lớp trung và dài hạn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là lãnh đạo quản lý của các doanh nghiệp;
- Một tháng 02 lần, phát hành bản tin của tỉnh đến với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin về chính sách, cơ hội đầu tư...;
- Tổ chức đoàn khảo sát của lãnh đạo tỉnh đến thăm hỏi, tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của các doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời động viên, giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và kinh doanh lâu dài.
8. Hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư:
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, các địa phương trong và ngoài khu vực ĐBSCL tổ chức các cuộc Hội nghị, Hội thảo về xúc tiến đầu tư và các đoàn xúc tiến đầu tư nước ngoài;
- Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam - Cục Đầu tư nước ngoài; VCCI chi nhánh Cần Thơ - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ, kết nối làm việc với các tổ chức, hiệp hội của nước ngoài như: JICA, JETRO, KOTRA, EROCHAM, AMCHAM, các công ty tư vấn, các tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các công ty vừa và nhỏ (đối với ngành công nghiệp hỗ trợ), các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam cũng như tại tỉnh Vĩnh Long;
- Thông qua các Tham tán kinh tế phụ trách công tác xúc tiến đầu tư tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cung cấp tài liệu về xúc tiến đầu tư của tỉnh nhằm giới thiệu về hình ảnh, danh mục, chính sách mời gọi đầu tư của tỉnh đến với các doanh nghiệp các nước sở tại.
1. Tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư ra nước ngoài:
Nhân sự kiện ký kết hợp tác giữa tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Gelderland - Hà Lan, việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hà Lan (tỉnh Gelderland) là cơ hội để đôi bên tìm hiểu, nắm bắt thêm thông tin về địa phương, góp phần xây dựng mối quan hệ hợp tác ngày càng bền vững hơn.
* Nội dung tổ chức cụ thể cho phương án chọn như sau:
- Tên gọi: “Hội nghị xúc tiến đầu tư - Hợp tác phát triển bền vững”;
- Thời gian: Dự kiến vào quý III/2016;
- Quy mô: Khoảng 150 - 200 đại biểu;
- Đối tượng xúc tiến đầu tư là các tổ chức xúc tiến quốc tế, các công ty tư vấn nước ngoài, các Tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các doanh nghiệp, các công ty tư vấn, các hiệp hội có liên quan tại nước sở tại;
- Lĩnh vực xúc tiến đầu tư: Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản; Hạ tầng Khu công nghiệp - Cụm công nghiệp; Thương mại - Dịch vụ và Du lịch; Đô thị - Môi trường; Nông nghiệp nông thôn,. và các dự án sử dụng công nghệ cao thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.
- Tổ chức thực hiện:
+ Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Vĩnh Long;
+ Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long;
+ Đơn vị phối hợp: Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam - Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đại Sứ quán Việt Nam tại nước sở tại và các doanh nghiệp có liên quan.
- Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 1,0 tỷ đồng
+ Nguồn ngân sách tỉnh phân bổ năm 2016 (dự kiến): 770 triệu đồng;
+ Chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia (đề xuất Ngân sách TW hỗ trợ): 230 triệu đồng;
+ Vận động các nguồn tài trợ khác (Doanh nghiệp; Hiệp hội Doanh nghiệp).
2. Tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước:
Thông qua việc tổ chức cũng như tham dự các cuộc Hội nghị, Hội thảo do các Bộ, Ngành TW và các tỉnh tổ chức, tạo ra kênh đối thoại trực tiếp giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang đầu tư tại Việt Nam và chính quyền địa phương để cung cấp những thông tin đầy đủ và cơ bản nhất về hình ảnh, tiềm năng thế mạnh, chính sách của tỉnh đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với các chương trình cụ thể như:
2.1. Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh hoặc tại tỉnh Vĩnh Long, trong đó, lồng ghép chương trình khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn:
- Tên gọi: “Hội nghị xúc tiến đầu tư - Hợp tác phát triển bền vững”;
- Thời gian: Dự kiến vào quý II/2016;
- Quy mô: Sự kiện được tổ chức với quy mô khoảng 200 - 250 đại biểu;
- Đối tượng xúc tiến đầu tư là các tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các công ty vừa và nhỏ (đối với ngành CN hỗ trợ) trong và ngoài nước; các tổ chức, hiệp hội của nước ngoài như: JICA, JETRO, KOTRA, EUROCHAM, AMCHAM, các công ty tư vấn, các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam, tại tỉnh.
- Tổ chức thực hiện:
+ Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Vĩnh Long;
+ Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long; Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long;
+ Đơn vị phối hợp: Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam - Cục Đầu tư Nước ngoài
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM.
- Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 500 triệu đồng
+ Nguồn ngân sách tỉnh phân bổ năm 2016 (dự kiến): 340 triệu đồng;
+ Chương trình xúc tiến đầu tư Quốc gia (đề xuất Ngân sách TW hỗ trợ): 160 triệu đồng;
+ Vận động các nguồn tài trợ khác (Doanh nghiệp; Hiệp hội Doanh nghiệp).
2.2. Tham dự hoặc đăng cai các Hội nghị, Hội thảo, Chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước do Bộ, ngành TW và các tỉnh, thành tổ chức:
Tham dự các cuộc Hội nghị, Hội thảo về xúc tiến đầu tư do Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương trong và ngoài khu vực ĐBSCL tổ chức (theo kế hoạch của đơn vị chủ trì).
* Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 260 triệu đồng (sẽ bố trí thêm nếu có phát sinh ngoài dự kiến).
+ Nguồn ngân sách tỉnh phân bổ năm 2016 (dự kiến): 260 triệu đồng;
+ Vận động các nguồn tài trợ khác (Doanh nghiệp + Hiệp hội Doanh nghiệp).
3. Hoạt động xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
* Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 300 triệu đồng
+ Nguồn ngân sách tỉnh phân bổ năm 2016 (dự kiến): 300 triệu đồng;
+ Vận động các nguồn tài trợ khác (Doanh nghiệp + Hiệp hội Doanh nghiệp).
Tổng kinh phí thực hiện (dự kiến): 2.060 triệu đồng. Trong đó:
1. Nguồn ngân sách tỉnh phân bổ hàng năm cho hoạt động xúc tiến đầu tư: 1.670 triệu đồng, gồm:
- Tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư ra nước ngoài: 770 triệu đồng;
- Tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước: 340 triệu đồng;
- Kinh phí xây dựng các tài liệu, ấn phẩm, video clip,...: 300 triệu đồng;
- Tham dự hoặc đăng cai các Hội nghị, Hội thảo, Chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước do Bộ, ngành TW và các tỉnh, thành tổ chức: 260 triệu đồng.
2. Đề xuất được hỗ trợ từ nguồn kinh phí chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia (Ngân sách Trung ương): 390 triệu đồng, gồm:
- Tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư ra nước ngoài: 230 triệu đồng;
- Tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước: 160 triệu đồng.
3. Ngoài ra, vận động từ các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp (nếu có).
II. ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ, PHỐI HỢP THỰC HIỆN:
1. Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
2. Đơn vị phối hợp tham gia: Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam; Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. HCM; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ và các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp có liên quan./.
TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2016
(Kèm theo Chương trình Xúc tiến Đầu tư năm 2016 của tỉnh Vĩnh Long)
TT | Loại hoạt động XTĐT | Thời gian tổ chức | Đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện | Thời gian tổ chức thực hiện | Địa điểm tổ chức | Mục đích/Nội dung của hoạt động | Ngành/lĩnh vực kêu gọi đầu tư | Địa bàn/ tỉnh/ vùng kêu gọi đầu tư | Căn cứ triển khai hoạt động | Đơn vị phối hợp | Kinh phí (triệu đồng) | ||||||
Trong nước | Nước ngoài | Tổ chức/ cơ quan trong nước | Tổ chức/ cơ quan nước ngoài | Doanh nghiệp | Ngân sách Nhà nước cấp | Chương trình XTĐT Quốc gia | Khác (tài trợ) | ||||||||||
Trong nước | Nước ngoài | ||||||||||||||||
1 | Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư Hoạt động 1: Tổ chức Hội nghị XTĐT trong nước (lồng ghép chương trình khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn) |
Quý II/2016
|
Sở Kế hoạch Đầu tư; TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN
|
Dự kiến vào cuối tháng 6/2016
|
TP. HCM hoặc Vĩnh Long |
|
Tiếp xúc với các nhà đầu tư, các tổ chức, hiệp hội cũng như các đối tác quan trọng có thể hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long trong việc phát triển
|
Theo Quyết định số 1177/QĐ- UBND, ngày 13/7/2015 của UBND tỉnh VL
|
08 huyện, thị, thành phố
|
UBND tỉnh VL
|
TTXT Đầu tư phía Nam; TTXT TM và ĐT TP.HCM;
|
|
x
|
x
|
340 triệu đồng
|
160 triệu đồng
|
x
|
| Hoạt động 2: Tổ chức Hội nghị XTĐT nước ngoài | Quý III/2016 | Sở Kế hoạch Đầu tư; TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN | Dự kiến vào cuối tháng 9/2016 |
| Châu Á (dự kiến Hàn Quốc hoặc Hà Lan) | Tiếp xúc với các nhà đầu tư, các tổ chức, hiệp hội cũng như các đối tác quan trọng có thể hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long trong việc phát triển | Theo Quyết định số 1177/QĐ-UBND, ngày 13/7/2015 của UBND tỉnh VL | 08 huyện, thị, thành phố | UBND tỉnh VL | Cục Đầu tư nước ngoài; TTXT Đầu tư phía Nam; | Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc | x | x | 770 triệu đồng | 230 triệu đồng | x |
2 | Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT | Thường xuyên | TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN |
|
|
| Quảng bá hình ảnh của tỉnh |
|
| UBND tỉnh VL |
|
|
|
| x |
| x |
3 | Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư | Thường xuyên | TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN |
|
|
| Cung cấp các dự án đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội địa phương |
|
| UBND tỉnh VL | Các Sở, Ban, Ngành và UBND 08 huyện, thị xã, thành phố |
|
|
| x |
|
|
4 | Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư | Thường xuyên | TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN |
|
|
| Quảng bá hình ảnh của tỉnh |
|
| UBND tỉnh VL | Các Sở, Ban, Ngành và UBND 08 huyện, thị xã, thành phố |
|
|
| 300 triệu đồng | x | x |
5 | Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + Tham gia các cuộc Hội nghị, Hội thảo do các Bộ, Ngành TW và các tỉnh tổ chức | Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ chức | Đơn vị chủ trì tổ chức | Theo kế hoạch của đơn vị chủ trì tổ chức | Trong và ngoài nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + Hợp đồng trọn gói với các đơn vị có chức năng trong việc thực hiện tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. | Năm 2016 |
|
|
|
| Quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của vùng ĐBSCL |
|
|
|
|
|
|
| 260 triệu đồng | x | x |
6 | Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư Tham gia các cuộc Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư do Bộ, Ngành TW và các tỉnh tổ chức | Theo kế hoạch của Bộ, Ngành TW và các tỉnh tổ chức | TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN |
|
|
|
|
|
|
| TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN Vĩnh Long |
|
|
| x | x | x |
7 | Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi cấp GCNĐT | Thường xuyên | TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN |
|
|
|
|
|
|
| TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN Vĩnh Long |
|
|
| x | x | x |
8 | Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư | Thường xuyên | TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN |
|
|
|
|
|
|
| TTXT Đầu tư và Hỗ trợ DN Vĩnh Long |
|
|
| x | x | x |
- 1 Quyết định 1146/QĐ-UBND Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 2920/QĐ-UBND phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài năm 2016 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Quyết định 401/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Chương trình 146/CTr-UBND về xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh năm 2016
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Quyết định 03/2014/QĐ-TTg về Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 1146/QĐ-UBND Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 2920/QĐ-UBND phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài năm 2016 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Quyết định 401/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2016 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Chương trình 146/CTr-UBND về xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh năm 2016