BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 106/QĐ-ĐT | Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 1992 |
BAN HÀNH "ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI"
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
- Căn cứ Nghị định số 59/HĐBT ngày 14/4/1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11/12/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền vụ, quyền hạn, và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
- Căn cứ Quyết định số 132/CT ngày 18/4/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng mặt bằng Thủ đô Hà Nội;
- Căn cứ vào thỏa thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ( văn bản số 1104/CV-UB ngày 6/6/1992) về ban hành Điều lệ quản lý xây dựng tại thành phố Hà Nội;
QUYẾT ĐỊNH
Nay ban hành "Điều lệ quản lý xây dựng tại Thành phố Hà Nội ".
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
QUẢN LÝ XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
( Ban hành kèm theo quyết định số 106/QĐ-ĐT ngày 20 tháng 6 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng )
Các công trình được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công trình bí mật quốc gia, thì không phải làm thủ tục xin phép xây dựng nhưng khi khởi công phải trình quyết định này cho Ủy ban nhân dân thành phố biết.
Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thành phố giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ trên.
Hội đồng kiến trúc - quy hoạch thành phố làm nhiệm vụ tư vấn giúp chính quyền thành phố quản lý việc xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và hướng dẫn quy chế hoạt động của Hội đồng.
NHỮNG QUY ĐỊNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ XÂY DỰNG THỦ ĐÔ
Các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng trong các đô thị nhất thiết phải phù hợp với các quy định của quy hoạch tổng thể và phải được Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt.
Khu vực này ưu tiên dành để xây dựng trụ sở cơ quan thành phố, ngân hàng, các công trình thương mại, dịch vụ, khách sạn du lịch, nhà khách cao cấp và các công trình văn hóa, công cộng toàn thành phố.
Việc cải tạo và xây dựng ven hồ Hoàn kiếm phải bảo đảm giữ nguyên hình dạng và diện tích hiện có của hồ, giữ gìn cây xanh, bảo tồn các di tích lịch sử đã được xếp hạng, đồng thời công trình phải có tỷ lệ, hình khối, mầu sắc, chiều cao hợp lý không lấn át, vi phạm cảnh quan trung của hồ. Trong mọi trường hợp chiều cao tối đa các công trình ven hồ tại chỉ giới xây dựng không được vượt quá 16 mét.
Khu này ưu tiên để xây dựng các trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Hội đồng Bộ trưởng và các công trình văn hóa công cộng có ý nghĩa toàn thành phố, quốc gia và quốc tế.
Thiết kế cải tạo và xây dựng các công trình tại khu vực tiếp giáp với Quảng trường Ba đình phải được Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Bộ Xây dựng thẩm định trước khi Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.
Khu vực này được ưu tiên để xây dựng các công trình hội nghị, báo chí, giao dịch quốc tế, dịch vụ lớn, các khách sạn, các viện nghiên cứu khoa học quốc gia. Riêng phía tây khu vực ưu tiên để xây dựng các trung tâm thể dục thể thao, các khu văn hóa, các khách sạn du lịch quốc gia, quốc tế và bắc khu vực ưu tiên đẻ xây dựng các làng du lịch, các trung tâm nghỉ dưỡng, các khách sạn kết hợp với công viên và làng hoa truyền thống.
Các công trình được cải tạo và xây dựng trên khu vực này phải có tỷ lệ, hình khối kiến trúc, màu sắc và chiều cao thích hợp không gây tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Thiết kế các công trình làm biến đổi hình dạng và diện tích của Hồ phải được Hội đồng Kiến trúc - quy hoạch thành phố thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền.
Các công trình được phép cải tạo và xây dựng tại đây có chiều cao không vượt quá 3 tầng (không kể gác lửng ở tầng trên, mái ngói, mặt đứng hướng ra đường phố phải được thiết kế chỉnh trang các trang trí họa tiết màu sắc và vật liệu hoàn thiện phải sử dụng thích hợp với đặc điểm của phố truyền thống.
Mặt hàng các ngôi nhà hình ống được phép cải tạo hiện đại hóa các trang bị nội thất trên cơ sở giữ được sân trong và bố cục không gian truyền thống hợp lý với lối sống mới.
Các dự án đầu tư cải tạo, khai thác khu phố cổ phải có biện pháp cụ thể để không tăng hệ số chiếm đất và mật độ xây dựng hiện có, đồng thời giữ được mật độ dân cư thích hợp.
Những biệt thự và các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và thẩm mỹ được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận dụ thuộc sở hữu nào khi cải tạo xây dựng đểu phải giữ lại đặc điểm kiến trúc riêng của công trình, kể cả hình dáng, chiều cao hàng rào, cống và sân vườn.
Thiết kế cải tạo và xây dựng các công trình tại đây phải đảm bảo ranh giảm bớt số hộ trong một ngôi nhà giữ được hệ số đất hiện có và phải được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép.
Việc cải tạo và xây dựng tại đây phải được tiến hành trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt giấy phép xây dựng và hướng dẫn thực hiện của thành phố.
Đối với các nhà ở được xây dựng trong các ngõ phố, việc cải tạo thực hiện theo hướng khuyến khích nâng tầng, tăng mật độ xây dựng, giữ hoặc giảm hệ số chiếm đất, tăng cường không gian để trồng cây xanh và mở rộng các đường phố, tăng mật độ giao thông cải thiện trang thiết bị hạ tầng, đảm bảo thông thoáng vệ sinh, cải thiện môi trường khu vực và tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy... giải tỏa bớt một số nhà ổ chuột nằm sâu trong các ô phố trung tâm.
Đối với các làng truyền thống như Kim Liên, làng Ngọc Hà, Trích Sài, Nghi Tàm, Quảng bá, Nhật tân... việc cải tạo và xây dựng phải thực hiện trên cơ sở các dự án quy hoạch bảo tồn và tôn tạo được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Với cải tạo và xây dựng ở các khu này phải tuyệt đối giữ gìn giá trị của di tích, cảnh quan thiên nhiên. Các quy hoạch và thiết kế công trình phải được kiểm tra chặt chẽ về tỉ lệ, hình khối trang trí mỹ thuật và phải được Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân thành phố duyệt.
Các khu dự kiến phát triển đầu tư chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, lập quy hoạch phân chia lô đất, gọi vốn đầu tư xây dựng quy chế quản lý thống nhất.
Việc cải tạo và xây dựng các công trình trên phải tiến hành trên cơ sở các dự án đầu tư hoặc thiết kế cụ thể phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước và phải được Uỷ ban nhân dân thành phố cho phép.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÂY DỰNG
Nếu xây dựng trên đất đang có quyền sử dụng hợp pháp, đúng chức năng thì chỉ cần có giấy phép xây dựng.
Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng là đầu mối quản lý đất xây dựng trên địa bàn thành phố giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước đối với đất xây dựng.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ra quyết định cho sử dụng đất để xây dựng. Nếu dưới mức quy định theo khoản 3 điều 13 luật đất đai thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố mới có thẩm quyền.
Ngoài những quy định trên mọi cấp chính quyền, đơn vị hay cá nhân không được cấp cho mượn, cho thuê hoặc nhượng đổi, bán ruộng đất để xây dựng dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc giao đất cho dân làm nhà ở phải được chuẩn bị mặt bằng, đầu mối công trình kỹ thuật hạ tầng.
Tổ chức và cá nhân được giao đất để xây dựng công trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ cần ưu tiên tuyển dụng lao động của địa phương giao đất.
Khi có sự thay đổi về mục đích sử dụng đất phải làm lại giấy phép sử dụng.
Giấy phép sử dụng đất có giá trị trong 06 tháng, kể từ ngày ký, quá hạn không sử dụng cơ quan cấp đất sử dụng sẽ quyết định thu hồi.
Khi cần sử dụng đất cho nhu cầu Nhà nước hoặc của xã hội để thực hiện quy hoạch thành phố được duyệt. Nhà nước sẽ thu hồi đất đã giao sử dụng người đang sử dụng đất phải chấp hành và được hưởng quyền lợi theo khoản 8 điều 14 và khoản 5 điều 49 của luật đất đai.
Khi muốn sử dụng đất để làm công trình tạm thời nếu thời gian sử dụng vượt quá 90 ngày và dưới 5 năm thì phải xin giấy phép sử dụng đất tạm thời.
QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
Quản lý xây dựng công trình bao gồm: quản lý địa điểm và đất xây dựng, quản lý tổng mặt bằng, tổ chức không gian, giải pháp kiến trúc, các đầu mối hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị.
Khi xin cấp giấy phép xây dựng phải lập hồ sơ thiết kế và thủ tục theo quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố. Đối với các công trình quan trọng, công trình trên hạn ngạch, công trình xây dựng ở vị trí đặc biệt (theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) trước khi lập hồ sơ xin phép cấp giấy phép xây dựng phải được cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thỏa thuận về địa điểm, không gian xây dựng và yêu cầu kiến trúc.
Nếu cấp giấy phép xây dựng sai hoặc cấp không đúng thẩm quyền thì người ký và những người liên đới trách nhiệm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và cơ quan cấp giấy phép xây dựng có quyền thu hồi giấy phép đã cấp.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp sai giấy phép thì cơ quan cấp trên một số cấp có quyền hủy bỏ giấy phép đã cấp.
Trước khi khởi công, chủ đầu tư phải xuất trình giấy phép xây dựng với Ủy ban nhân dân phường, xã nơi xây dựng và thông báo thời gian khởi công, hoàn thành. Trong quá trình thì công tác công trình quan trọng, công trình trên hạn ngạch đơn vị thi công phải có biển báo cố định tại điểm thi công. Biển báo phải ghi rõ tên công trình, tên đơn vị thi công, số giấy phép, thời hạn thi công. Yêu cầu về biển báo do Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
Thời hạn thi công các công trình phải theo đúng quy định trong giấp phép. Nếu quá thời hạn quy định của đầu tư sẽ bị xử lý theo quy định của nhà nước và phải xin cấp giấy phép xây dựng lại.
Các trường hợp sau đây được miễn giấy phép phá dỡ:
- Phá vỡ công trình cũ để xây dựng công trình mới đã có giấy phép xây dựng.
- Phá dỡ công trình tạm thời đã hết niên hạn sử dụng.
- Phá dỡ do vi phạm hoặc không có giấy phép xây dựng.
- Phá dỡ để thi hành quyết định của Tòa án.
- Phá dỡ trong trường hợp khẩn cấp khi có thiên tai, dịch họa, hỏa hoạn.
THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ LÝ VI PHẠM.
Phân công trách nhiệm kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm xây dựng.
+ Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi chung là chính quyền cơ sở) thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đôn đốc hoạt động của các tổ chức đô thị, tổ chức việc thi hành, xử lý cưỡng chế khi quyết định sử dụng có hiệu lực mà đương sự không tự nguyện thi hành.
+ Cảnh sát trật tự đô thị có trách nhiệm tuần tra phát hiện, phòng ngừa kịp thời các vi phạm trật tự và ngăn chặn mọi thủ đoạn, hành vi không chế để cố ý vi phạm tiếp và sử dụng vi phạm theo điều 19 pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
+ Thanh tra chuyên ngành xây dựng nhà đất là tổ chức hoạt động theo khoản 1 điều 5 của Nghị định 224/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng và điều 12,17,19 pháp lệnh xử phạt hành chính về thẩm quyền xử phạt.
+Ủy ban nhân dân quận huyện là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo xử lý các vi phạm về quản lý đất đai, quản lý xây dựng đô thị theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố.
+ Các cơ sở chuyên ngành giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước về XDCB và quản lý đô thị có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ tới các cấp và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của ngành trên địa bàn thành phố.
Bản điều lệ này được áp dụng trên toàn thành phố Hà Nội và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây trái với bản điều lệ này đều bị bãi bỏ.
- 1 Thông tư liên bộ 03-TT/LB năm 1995 hướng dẫn điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 177-CP 1994 do Bộ Xây dựng - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 177-CP năm 1994 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 3 Quyết định 102/BXD-GĐ năm 1992 về Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Quyết định 132-CT năm 1992 về việc điều chỉnh quy hoạch Tổng mặt bằng Thủ đô Hà Nội do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 5 Nghị định 244-HĐBT năm 1990 về việc tổ chức của hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6 Nghị định 196-HĐBT năm 1989 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 8 Nghị định 59-HĐBT năm 1988 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 9 Luật Đất đai 1987
- 10 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987
- 1 Quyết định 102/BXD-GĐ năm 1992 về Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Nghị định 177-CP năm 1994 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 3 Thông tư liên bộ 03-TT/LB năm 1995 hướng dẫn điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 177-CP 1994 do Bộ Xây dựng - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính ban hành