Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1069/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NGHỀ, ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 27/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù;

Căn cứ Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Quảng Ngãi;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 59/TTr-SLĐTBXH ngày 15/5/2017 và Công văn số 1331/SLĐTBXH-DN ngày 31/5/2017 và ý kiến Sở Tài chính tại Công văn số 1302/STC-HCSN ngày 11/5/2017 về việc đề nghị phê duyệt danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo đối với từng nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo đối với từng nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (Chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm).

Điều 2.Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các huyện, thành phố và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện Quyết định này đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo học nghề theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Các đối tượng đang được hỗ trợ đào tạo nhưng chưa hết thời gian đào tạo thì tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này.

Điều 4.Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, NNTN, KT, TH, CBTH;
- Lưu: VT, KGVXthuy343

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Dũng

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC NGHỀ, ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 09/06/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh

STT

Tên nghề đào tạo

Tổng số giờ giảng dạy/K.học (giờ)

Trong đó

Số ngày thực học (ngày)

Định mức chi phí đào tạo (ĐVT: 1000 đồng/người/khóa học)

Lý thuyết (giờ)

Thực hành (giờ)

Hoạt động đánh giá (gi)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7) = (4) / 6 giờ + (5) / 8 giờ + (6) / 6 giờ

(8)

I

Nhóm nghề kỹ thuật, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ

 

1

Hàn kỹ thuật cao *

480

138

322

20

67

8.538

2

Hàn điện

392

90

280

22

54

2.000

3

Hàn hơi

300

75

210

15

41

1.800

4

Gia công lắp dựng kết cấu thép

350

80

250

20

48

1.920

5

Gia công, lắp ráp, sửa chữa tàu cá

350

75

260

15

48

1.958

6

Gia công kết cấu ống

350

80

250

20

48

1.906

7

Máy trưởng tàu cá hạng tư

350

85

245

20

48

1.958

8

Thuyền trưởng tàu cá hạng tư

350

75

260

15

48

1.958

9

Thuyền viên tàu cá

100

25

70

5

14

1.180

10

Thợ máy tàu cá

100

25

70

5

14

1.180

11

Điều khiển tàu cá

350

75

260

15

48

1.970

12

Lắp ráp, sửa chữa tàu cá

350

75

260

15

48

1.958

13

May công nghiệp

300

40

240

20

40

2.000

14

Kỹ thuật gò, hàn nông thôn

300

35

245

20

40

2.000

15

Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy

220

60

140

20

31

1.500

16

Tin học văn phòng

300

80

200

20

42

1.477

17

Kỹ thuật xây dựng

300

60

220

20

41

2.000

18

Sửa chữa máy nông nghiệp

300

80

200

20

42

1.950

19

Điện Công nghiệp

300

80

200

20

42

1.600

20

Điện tử dân dụng

300

70

210

20

41

1.600

21

Điện dân dụng

300

70

210

20

41

1.600

22

Sửa chữa cơ điện nông thôn

300

35

245

20

40

2.000

23

Sản xuất hàng da giày, túi xách

300

35

245

20

40

2.000

200

30

150

20

27

1.400

II

Nhóm nghề trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp

 

24

Trồng nấm

240

60

160

20

33

1.800

25

Kỹ thuật trồng hoa

200

45

140

15

28

1.100

26

Chăn nuôi gia súc, gia cầm

280

60

202

18

38

1.900

27

Phòng chống dịch cho gia súc gia cầm

280

60

202

18

38

1.600

28

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

240

60

160

20

33

1.500

29

Kỹ thuật chế biến cá, tôm, mực, nước mắm

300

60

220

20

41

1.600

30

Trồng lúa năng suất cao

290

60

210

20

40

1.300

31

Trồng rau an toàn

240

60

160

20

33

1.400

32

Trồng và khai thác rừng trồng

280

60

202

18

38

1.600

33

Quản lý dịch hại tổng hợp

240

60

160

20

33

1.400

34

Nuôi ba ba

240

60

160

20

33

1.370

35

Nuôi cá lồng bè trên biển

340

70

250

20

46

2.000

36

Nuôi tôm sú

340

70

250

20

46

2.000

37

Nuôi tôm thẻ chân trắng

340

70

250

20

46

2.000

38

Chế biến sản phẩm từ bột gạo

300

70

210

20

41

1.500

39

Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu

300

60

220

20

41

1.900

40

Kỹ thuật nuôi cá nước lợ trong ao đất

240

60

160

20

33

2.000

41

Sử dụng thuốc thú y trong chăn

240

60

160

20

33

1.400

42

Sản xuất giống cây lâm nghiệp

300

60

222

18

41

1.900

43

Trồng khoai lang, sắn

240

60

160

20

33

1.800

44

Trồng tiêu

240

60

160

20

33

1.800

III

Nhóm nghề dịch vụ, thương mại

 

45

Kỹ thuật chế biến món ăn

300

60

220

20

41

2.000

46

Pha chế đồ uống

300

80

200

20

42

1.635

47

Kỹ thuật trang điểm

300

70

210

20

41

1.530

48

Chăm sóc da

300

70

210

20

41

1.530

49

Cắt uốn tóc nữ

300

70

210

20

41

1.650

50

Xoa bóp, bấm huyệt, tẩm quất

200

40

140

20

28

935

51

Nghiệp vụ du lịch

300

70

210

20

41

1.900

52

Nghiệp vụ lễ tân khách sạn, nhà hàng

300

70

210

20

41

1.900

53

Nghiệp vụ xăng dầu

300

70

210

20

41

1.635

54

Bán hàng trong siêu thị

300

70

210

20

41

1.425

55

Bảo vệ

300

70

210

20

41

1.300

56

Lái xe hạng B2 (*)

588

168

420

 

74

6.800

57

Lái xe hạng C (*)

920

168

752

 

115

8.800

Ghi chú:

(*): Nghề đào tạo cho đối tượng là bộ đội xuất ngũ.

- Định mức chi phí đào tạo trên là cơ sở để lập và phân bổ dự toán các khóa đào tạo. Trong quá trình thực hiện, tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị có thể điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp nhưng không vượt quá định mức theo quy định này.

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC NGHỀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1069 ngày 09/06/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Tên nghề đào tạo

Tổng số giờ giảng dạy/K. học (gi)

Trong đó

Số ngày thực học (ngày)

Định mức chi phí đào tạo (ĐVT: 1000 đồng/người/khóa học)

thuyết (giờ)

Thực hành (giờ)

Hoạt động đánh giá (gi)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7) = (4) / 6 giờ + (5) / 8 giờ + (6) / 6 giờ

(8)

1

May công nghiệp

600

160

410

30

83

5.942

2

Tin học văn phòng

520

104

390

26

70

5.436

3

Kỹ thuật chế biến món ăn

500

100

375

25

68

5.492

4

Thêu ren

520

104

390

26

70

5.436

5

Trồng rau an toàn

520

130

364

26

72

5.322

6

Nghệ thuật cắm hoa

500

100

375

25

68

5.492

7

Làm chổi đót

440

120

300

20

61

4.811

Ghi chú:

- Định mức chi phí đào tạo trên là cơ sở để lập và phân bổ dự toán các khóa đào tạo. Trong quá trình thực hiện, tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị có thể điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp nhưng không vượt quá định mức theo quy định này.