- 1 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
- 3 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 4 Quyết định 03/2021/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2 Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 340/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 1318/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
- 7 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 8 Quyết định 03/2021/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1088/QĐ-BNN-KTHT | Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg, ngày 12/3/2021 về Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 với một số nội dung chính sau:
1. Tên Đề án: Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.
a) Địa điểm.
Đề án được thực hiện trên địa bàn 46 huyện, thành phố của 13 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang).
b) Thời gian thực hiện.
Từ 2022-2025, trong đó chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (2022-2023): Tập trung thí điểm xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
- Giai đoạn 2 (2024-2025):
Hoàn thiện các nội dung Đề án về khuyến nông và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ cho HTX, người dân, phát triển, củng cố nâng cao năng lực cho HTX và thành viên HTX, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vùng nguyên liệu, phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông, thực hiện các chính sách (tín dụng, bảo hiểm, liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP…).
Mở rộng xây dựng 05 trung tâm logistic.
Mở rộng thực hiện nội dung khuyến nông cộng đồng.
- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái và thúc đẩy chế biến, bảo quản, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường; phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng vùng, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, thông minh, kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
- Phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bảo quản, chế biến nhằm phát huy tối đa giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, chế biến vận chuyển tiêu thụ nông sản hàng hóa. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các HTX trong vùng nguyên liệu tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp để nâng cao năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh, tiếp cận khoa học công nghệ.
- Khuyến khích liên kết, hợp tác giữa Doanh nghiệp với các HTX nông nghiệp để hình thành chuỗi giá trị nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, liên doanh, liên kết và làm đầu mối cung cấp nông sản phục vụ trong nước và định hướng đến thị trường xuất khẩu, phát triển bền vững.
- Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ phải đồng bộ với cơ chế chính sách, huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và an toàn môi trường sinh thái.
a) Mục tiêu chung
- Hình thành 05 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương.
b) Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2022-2023
- Hình thành được 05 vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô tập trung với tổng diện tích khoảng 166.800 ha, cụ thể gồm:
Cây ăn quả vùng miền núi phía Bắc: 14.000 ha;
Gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững (FSC, PEFC, VFCS,…) vùng Duyên hải miền Trung: 22.900 ha
Cà phê Tây Nguyên: 19.700 ha
Lúa gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên: 50.000 ha
Cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười: 60.200 ha.
- Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân liên kết trong các vùng nguyên liệu.
- Giảm chi phí đầu vào sản xuất từ 5-10% cho các thành viên HTX và người nông dân; giảm tổn thất sau thu hoạch 5-10% số nguyên liệu và tăng giá trị từ 10-20%. Qua đó, tăng thu nhập 5-10% cho thành viên HTX và người nông dân.
- Tăng cường năng lực cho ít nhất 250 HTX nông nghiệp trong các vùng nguyên liệu.
- Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến và thương mại sản phẩm cho các HTX, doanh nghiệp liên kết tiêu thụ.
- Thí điểm hình thành 136 tổ khuyến nông cộng đồng và tổ chức 770 lớp tập huấn tư vấn phát triển HTX, kết nối thị trường.
- Áp dụng phần mềm quản lý sản xuất vùng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ, cà phê, lúa gạo, trái cây chất lượng cao; số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu vùng nguyên liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Thí điểm thực hiện chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất cho HTX, thành viên HTX; chính sách bảo hiểm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.
Giai đoạn 2024-2025
Mở rộng xây dựng 05 trung tâm sơ chế, chế biến, bảo quản nguyên liệu (logistic) hỗ trợ HTX, gồm:
- Trung tâm logistic chuỗi lúa gạo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
- Trung tâm logistic lúa-tôm hữu cơ (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang).
- Trung tâm logistic chế biến tôm (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng).
- Trung tâm logistic trái cây Mỹ Hiệp (tỉnh Đồng Tháp).
- Trung tâm logistic chuỗi cà phê (tỉnh Gia Lai).
a) Xây dựng 05 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn tại 11 tỉnh.
- Dự án 1: Đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu.
Đầu tư hệ thống đường giao thông kết nối vùng trồng: Tổng chiều dài là 132 km đường giao thông, phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết nối vùng trồng nguyên liệu với khu sản xuất, chế biến.
Đầu tư hệ thống thủy lợi: Đầu tư nâng cấp và sửa chữa xây dựng 03 hệ thống kênh tưới; 04 cống điều tiết nước; 06 công trình nâng cấp hạ tầng nông nghiệp; Nạo vét kết hợp làm bờ bao Kênh chiều dài 31,5 km.
Đầu tư hệ thống kho lạnh, nhà sơ chế, silo, bảo quản chế biến: Đầu tư xây dựng 02 Silô với quy mô 300 tấn/silo; 01 kho lạnh IFQ với quy mô 500 m2/kho; 01 Nhà xưởng sơ chế và bảo quản nông sản quy mô 1000 m2; 02 nhà sơ chế mít diện tích 650 m2; Nâng cấp 01 sân phơi kết hợp công nghệ nhà màng, 03 nhà kho cà phê, 02 nhà điều hành và trưng bày sản phẩm diện tích 2.000 m2; Xây dựng 06 bãi tập kết gỗ diện tích là 10.000 m2.
Hỗ trợ công trình hạ tầng cho HTX với tổng số 66 hạng mục (nhà sơ chế, kho lạnh, hệ thống tưới, hệ thống sấy chế biến, nhà kho, bể chứa, nhà lưới,…) và 54 máy móc thiết bị; hỗ trợ cho tổng số 106 HTX trong vùng nguyên liệu.
- Dự án 2: Tổ chức sản xuất và quản trị vùng nguyên liệu.
Phát triển, củng cố, nâng cao năng lực cho HTX và thành viên HTX trong các vùng nguyên liệu.
Khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cho các HTX, người dân tham gia liên kết.
Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý vùng nguyên liệu phục vụ liên kết gắn với truy xuất nguồn gốc.
- Dự án 3: Phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông.
Xây dựng mô hình khuyến nông cộng đồng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu bền vững.
Củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở thông qua nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng
Truyền thông phát triển vùng nguyên liệu.
- Dự án 4: Phát triển liên kết chuỗi giá trị.
Thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị.
Thực hiện Bảo hiểm nông nghiệp vùng nguyên liệu.
Phát triển liên kết chuỗi giá trị theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.
Hỗ trợ quản lý sử dụng đất trồng lúa.
Áp dụng quy trình GAP theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg.
Triển khai và nhân rộng mô hình cơ giới hóa đồng bộ.
b) Mở rộng vùng nguyên liệu cà phê Tây Nguyên tại 02 tỉnh Đắk Nông và Kon Tum.
Nội dung Đề án tỉnh Đắk Nông.
- Quy mô, địa bàn: Diện tích 2.000 ha tại 14 HTX cà phê với 918 hộ thành viên của huyện Đắk Song và thành phố Gia Nghĩa.
- Các Dự án thành phần:
Dự án 1: Đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ HTX vùng nguyên liệu cà phê:
Dự án 2: Tổ chức sản xuất và quản trị vùng nguyên liệu:
Dự án 3: Phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông:
Dự án 4: Phát triển liên kết chuỗi giá trị cà phê:
Nội dung Đề án tỉnh Kon Tum:
- Quy mô, địa bàn: Diện tích 6.500 ha cà phê tại huyện Đăk Hà.
- Các Dự án thành phần:
Dự án 1: Đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết vùng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu cà phê chè và cà phê vối.
Dự án 2: Phát triển, củng cố, nâng cao năng lực cho HTX và thành viên trồng cà phê.
Dự án 3: Khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cho các HTX, người dân trồng cà phê tham gia liên kết.
Dự án 4: Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý vùng nguyên liệu cà phê phục vụ liên kết gắn với truy xuất nguồn gốc.
Dự án 5: Thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu phục vụ liên kết.
c) Xây dựng 05 trung tâm sơ chế, chế biến, bảo quản nguyên liệu (logictic) hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu.
Trung tâm logistic chuỗi lúa gạo tỉnh An Giang.
- Địa điểm đầu tư: HTX nông nghiệp An Bình, xã An Bình, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
- Quy mô hạng mục đầu tư: Đầu tư lò sấy với diện tích 2.000m2; đầu tư kho chứa 8.000 tấn và các thiết bị phù trợ; đường kết nối Trung tâm với trục giao thông chính vùng nguyên liệu dài 500 m; cảng tàu tiếp nhận lúa gạo.
Trung tâm logistic lúa-tôm hữu cơ tỉnh Kiên Giang.
- Địa điểm đầu tư: Hợp tác xã Dịch vụ tôm-cua-lúa Thạnh An và Thạnh Hòa; địa chỉ Ấp Thạnh An và ấp Thạnh Hòa, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, Kiên Giang.
- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà xưởng bảo quản, chế biến…
Trung tâm logistic trái cây Mỹ Hiệp tỉnh Đồng Tháp
- Địa điểm đầu tư: Trung tâm logistic trái cây Mỹ Hiệp Khu II, mở rộng Chợ đầu mối trái cây tỉnh Đồng Tháp (Ấp 2, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh).
- Các danh mục và quy mô đầu tư: Kho logistic, hậu cần với diện tích 17.890 m2 và dãy nhà vựa với tổng diện tích là 23.021,81m2.
Trung tâm logistic chế biến tôm tỉnh Sóc Trăng
- Địa điểm đầu tư: HTX thủy sản Hưng Phú, ấp An Nghiệp, xã An Thạch 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
- Danh mục và quy mô đầu tư: Hạ tầng vùng nuôi tôm; nhà xưởng sơ chế tôm (2.000 m2); xưởng chế biến tôm 1 gió (500 m2).
Trung tâm logistic chuỗi cà phê tỉnh Gia Lai
- Xây dựng tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai gồm các hạng mục đường giao thông nội bộ, tường xây, sân phơi, nhà kho, nhà điều hành trưng bày sản phẩm, các hệ thống máy móc phục vụ cho xử lý chế biến cà phê.
- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông, nhà kho, nhà màng, sân phơi, silô; hỗ trợ kiểm định, phân tích, chứng nhận cho 06 Hợp tác xã liên kết với chuỗi sản xuất cà phê chất lượng cao của Doanh nghiệp.
- Xây dựng tại Gia Lai với diện tích đất 15.000m2 gồm các hạng mục nhà màng, sân phơi, và hoàn thiện hệ thống chế biến cà phê chất lượng cao; nhà điều hành trưng bày sản phẩm.
- Xây dựng văn phòng logistics và chuyển đổi số ngành hàng cà phê tại Trung tâm Khuyến Nông.
6. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án:
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án là: 2.467,3 tỷ đồng.
Trong đó:
- Nhu cầu Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 942,4 tỷ đồng.
- Nhu cầu Ngân sách địa phương: 409,4 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn đối ứng của HTX, Doanh nghiệp: 572,2 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn tín dụng: 552,3 tỷ đồng.
a) Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Cục Kinh tế hợp tác và PTNT:
Đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị để triển khai thực hiện Đề án; trực tiếp chủ trì triển khai một số nội dung trong các Dự án 2, 3, 4 của Đề án.
Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ dự án hỗ trợ thành lập mới, củng cố nâng cao năng lực cho HTX và thành viên HTX trong các vùng nguyên liệu.
Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ và các địa phương xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu các vùng nguyên liệu;
Chủ trì phối hợp với các tổ chức tín dụng (Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Ngân hàng Chính sách xã hội; Quỹ phát triển HTX thuộc hệ thống Liên minh HTX Việt Nam và các nguồn vốn vay ưu đãi khác) để triển khai áp dụng cơ chế tín dụng theo chuỗi cho các HTX, nông dân thành viên HTX trong vùng nguyên liệu;
Chủ trì, phối hợp với các Doanh nghiệp bảo hiểm; các doanh nghiệp liên kết triển khai các chính sách hỗ trợ BHNN theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP và Quyết định số 03/2021/QĐ-TTg; triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về liên kết trong các vùng nguyên liệu.
Bố trí kinh phí thực hiện nội dung hỗ trợ HTX: Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho giám đốc, cán bộ HTX; đào tạo nghề giám đốc HTX.
Giám sát nội dung thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện Đề án. Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án và kiến nghị các giải pháp, chính sách để nhân rộng.
- Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.
Chủ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng các công trình công trình thuộc nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chủ đầu tư theo các quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật.
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia
Chủ trì trực tiếp triển khai thực hiện Nhiệm vụ 2-Dự án 2 (khuyến nông); và Nhiệm vụ 1-Dự án 3 (khuyến nông cộng đồng) của Đề án. Cụ thể:
Chủ trì phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và các địa phương triển khai thí điểm các Tổ khuyến nông cộng đồng để tư vấn phát triển HTX nông nghiệp trong các vùng nguyên liệu; Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật, quy trình canh tác trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến sơ chế sản phẩm cho các thành viên nông dân trong các vùng nguyên liệu.
Chủ trì, phối hợp với các địa phương trong các vùng nguyên liệu để triển khai các nhiệm vụ dự án khuyến nông của Đề án; Chỉ đạo Trung tâm khuyến nông các tỉnh vùng dự án triển khai xây dựng các mô hình, dự án khuyến nông; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; hỗ trợ xây dựng, chuyển giao KHCN, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất;
Bố trí kinh phí từ nguồn vốn khuyến nông trung ương để hỗ trợ triển khai các dự án, mô hình khuyến nông trong các vùng nguyên liệu.
- Vụ Kế hoạch:
Tham mưu Lãnh đạo Bộ phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư dự án công trình thuộc nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý;
Tổng hợp kế hoạch vốn 5 năm và hàng năm thực hiện Đề án.
- Cục xây dựng công trình: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản theo đúng quy định.
- Văn phòng Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: Bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung: Hỗ trợ hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm trong các vùng nguyên liệu cho HTX và thành viên; Hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho các HTX; Xây dựng và hoàn thiện mô hình HTX điểm trong vùng nguyên liệu; Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu các vùng nguyên liệu.
- Cục Bảo vệ thực vật: Bố trí kinh phí và tham gia hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng cho các Hợp tác xã trong các vùng nguyên liệu.
- Các đơn vị khác thuộc Bộ: Các Viện: Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD); Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VASS); các Trường: Quản lý cán bộ nông nghiệp I, II (CMARD I, II) và các đơn vị khác thuộc Bộ: phối hợp triển khai thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng nhiệm vụ.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia đề án.
- Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu. Ban Chỉ đạo của tỉnh do 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; 01 đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng ban và 01 đồng chí Lãnh đạo cấp Cục trưởng do Bộ phân công.
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì triển khai thực hiện các nội dung liên quan thuộc phần vốn do tỉnh bố trí thực hiện.
- Chỉ đạo các Sở ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
- Giai đoạn 5 năm và hàng năm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung Đề án.
- Tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện các nội dung Đề án gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT định kỳ 6 tháng, hàng năm và sơ, tổng kết giai đoạn theo quy định.
c) Các doanh nghiệp, HTX tham gia đề án
- Các Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, các HTX: Tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị trong các vùng nguyên liệu; đối ứng kinh phí để thực hiện các nội dung Đề án.
- Các đơn vị công nghệ: Phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, các địa phương trong vùng nguyên liệu thực hiện Đề án để thiết lập, chuyển giao, vận hành hệ thống phần mềm quản lý vùng nguyên liệu; quản lý vùng sản xuất; Xây dựng hệ thống Truy xuất nguồn gốc và Mã số vùng trồng.
- Các Công ty Bảo hiểm: Phối hợp triển khai các hình thức bảo hiểm vùng nguyên liệu cho các Doanh nghiệp, HTX, nông dân.
d) Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án.
Điều 2. Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án, Cục có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và tổ chức thực hiện Đề án theo các nội dung đã được phê duyệt tại
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Trưởng Ban quản lý các Dự án nông nghiệp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông báo 325/TB-VPCP năm 2018 về kết luận Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 603/KL-ÐT năm 2018 phúc đáp văn bản 2716/GSQL-GQI về hồ sơ lâm sản đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ xuất khẩu, nhập khẩu do Cục Kiểm lâm ban hành
- 3 Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2019 về nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành