ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1088/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 07 tháng 4 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 05/TTr-TTT ngày 06/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các cơ quan Trung ương quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực đóng trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh)
1. Quy chế này quy định trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa Thanh tra tỉnh với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi tắt là các sở, ngành), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) và các cơ quan Trung ương quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực đóng trên địa bàn tỉnh trong việc tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Việc xây dựng, trình phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh của các cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành của tỉnh.
1. Các sở, ngành.
2. Cơ quan Trung ương quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực đóng trên địa bàn tỉnh (Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hưng Yên, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh…).
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Thanh tra các huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là Thanh tra cấp huyện); Thanh tra các sở, ngành, cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (gọi tắt là Thanh tra sở).
Điều 3. Mục tiêu của hoạt động phối hợp
1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tuân thủ pháp luật và tạo môi trường thuận lợi trong đầu tư kinh doanh, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
2. Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa Thanh tra tỉnh với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan Trung ương quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực đóng trên địa bàn tỉnh trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
3. Hạn chế việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; tăng cường tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành để hạn chế số cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm đối với cùng một doanh nghiệp.
1. Công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định.
2. Hoạt động phối hợp phải đảm bảo linh hoạt, kịp thời, đồng bộ và hiệu quả. Những vướng mắc phát sinh được bàn bạc, giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị. Phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, trung thực, dân chủ, kịp thời.
4. Việc thanh tra, kiểm tra chỉ được thực hiện khi có kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Điều 5. Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Thanh tra.
2. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn. Đồng thời, có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể:
a) Hướng dẫn Thanh tra sở và Thanh tra cấp huyện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm theo quy định của Luật Thanh tra và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; xử lý kiến nghị qua thanh tra, kiểm tra.
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm về kinh tế, xử lý hành chính, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; có biện pháp khắc phục sơ hở, yếu kém, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
1. Hàng năm Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện căn cứ vào chương trình, định hướng công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, địa phương mình và vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm, tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt theo quy định của Luật Thanh tra.
Người đứng đầu cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác hàng năm của cơ quan mình, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra gửi Thanh tra sở, ngành để xem xét, xử lý chồng chéo (nếu có), tổng hợp trước khi trình thủ trưởng sở, ngành quyết định.
a) Nội dung kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; hình thức thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra hành chính hay chuyên ngành và các nội dung khác (nếu có).
b) Trình tự, thủ tục xây dựng, trình xem xét kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra; lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung dự thảo kế hoạch; tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra (nếu có).
c) Hồ sơ trình thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra bao gồm các tài liệu sau:
- Dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra kèm theo danh mục các cuộc thanh tra, kiểm tra;
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (nếu có);
- Các thông tin, tài liệu khác (nếu có).
d) Thời gian trình dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra để thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét chậm nhất vào ngày 05 tháng 11 hàng năm. Thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, có ý kiến chỉ đạo và gửi dự thảo kế hoạch thanh tra, kiểm tra về Thanh tra tỉnh chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hàng năm để Thanh tra tỉnh tham gia ý kiến.
2. Thanh tra tỉnh là cơ quan đầu mối tổng hợp, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên cơ sở tham khảo dự thảo kế hoạch của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở gửi theo Điểm d, Khoản 1 Điều này.
Thời gian trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt chậm nhất ngày 15 tháng 11 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chậm nhất ngày 25 tháng 11 hàng năm. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được gửi cho Thanh tra tỉnh, đối tượng thanh tra và các cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch.
3. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của tỉnh đã được phê duyệt, chỉ đạo Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện hoàn chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cấp mình, trình thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt. Thời gian phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của thủ trưởng sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất ngày 15 tháng 12 hàng năm và gửi về Thanh tra tỉnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày được phê duyệt.
4. Các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại địa phương, khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của mình cần đối chiếu với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng khác trên địa bàn để tránh trùng lặp; gửi Thanh tra tỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày được phê duyệt.
5. Khi phát hiện có sự chồng chéo về đối tượng thanh tra, kiểm tra, Thanh tra tỉnh thông báo tới các cơ quan, địa phương có kế hoạch thanh tra, kiểm tra để cùng trao đổi, thống nhất thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành do một cơ quan chủ trì. Trường hợp do yêu cầu đặc thù phải thực hiện thanh tra, kiểm tra độc lập, thủ trưởng các cơ quan, địa phương phải báo cáo, đề xuất bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi cơ quan, địa phương có báo cáo đề xuất, đồng thời gửi Thanh tra tỉnh để theo dõi.
1. Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra của tỉnh đã có phân công cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thì các cơ quan phối hợp có trách nhiệm cử cán bộ tham gia; thủ trưởng cơ quan chủ trì ra quyết định thanh tra, kiểm tra và thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra. Kết luận thanh tra, kiểm tra liên ngành phải được gửi cho Thanh tra tỉnh và các cơ quan tham gia. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực được xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ kết luận thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra chuyên ngành ra quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử lý theo quy định.
2. Trường hợp trong quá trình chuẩn bị hoặc trong quá trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thì cơ quan chủ trì có trách nhiệm thông báo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền phối hợp hoặc thực hiện thanh tra, kiểm tra độc lập.
3. Thanh tra tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của tỉnh và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Kết luận thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải được công khai theo quy định của pháp luật. Việc gửi kết luận thanh tra, kiểm tra được thực hiện như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra, kiểm tra do cấp huyện, cấp sở tiến hành thì kết luận thanh tra, kiểm tra phải gửi Thanh tra tỉnh, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Đối với cuộc thanh tra, kiểm tra do cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở tiến hành thì kết luận thanh tra, kiểm tra phải gửi Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, đối tượng thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra, kiểm tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 8. Điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra
1. Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra là người có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra được tiến hành khi có sự chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian hoặc khi có sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
2. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải thực hiện bằng văn bản của người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra và phải tuân theo nguyên tắc, thủ tục quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Quy chế này.
Điều 9. Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra
1. Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp do các cơ quan thanh tra cấp trên tiến hành đối với cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở để bảo đảm việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định pháp luật về thanh tra, phê duyệt của cấp có thẩm quyền về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian và để phòng ngừa, phát hiện, xử lý chồng chéo về kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
2. Thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực hiện như sau:
a) Thanh tra tỉnh kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra sở.
Trong quá trình tiến hành kiểm tra, Thanh tra tỉnh có quyền xem xét, đánh giá việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.
b) Thanh tra sở kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.
3. Việc kiểm tra được tiến hành định kỳ nhưng không quá 01 lần/năm, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất. Thời gian kiểm tra không quá 05 ngày đối với một đơn vị được Thanh tra tỉnh tiến hành kiểm tra, không quá 03 ngày đối với một đơn vị được Thanh tra sở tiến hành kiểm tra.
Trước khi kiểm tra, cơ quan tiến hành kiểm tra phải có văn bản gửi cơ quan được kiểm tra nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung, thành phần kiểm tra.
4. Cơ quan được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị thông tin, tài liệu liên quan và báo cáo kết quả việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
5. Kết luận kiểm tra được gửi cho cơ quan được kiểm tra và các cơ quan có liên quan.
Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đột xuất (khi được yêu cầu) và định kỳ gửi Thanh tra tỉnh trước ngày 10 tháng 6 (báo cáo 6 tháng đầu năm), trước ngày 10 tháng 12 (báo cáo năm). Thanh tra tỉnh tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 20 tháng 6 (báo cáo 6 tháng đầu năm) và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm (báo cáo năm).
1. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các sở, ngành, cơ quan Trung ương quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra tỉnh triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Thanh tra tỉnh để nghiên cứu, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung./.
- 1 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3 Kế hoạch 1899/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Quyết định 668/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 364/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về chế độ thông tin, báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6 Quyết định 1989/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Chỉ thị 1209/CT-UBND năm 2016 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 8 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 935/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Năm doanh nghiệp Phú Yên - năm 2016
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Thông tư 01/2014/TT-TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
- 13 Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 14 Luật thanh tra 2010
- 1 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3 Kế hoạch 1899/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Quyết định 668/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 364/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về chế độ thông tin, báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6 Quyết định 1989/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Chỉ thị 1209/CT-UBND năm 2016 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 8 Quyết định 935/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Năm doanh nghiệp Phú Yên - năm 2016