Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 11/2004/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Quyết định số 5002/QĐ-UB ngày 22/8/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập lại Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang lưới điện cao áp Thành phố Hà Nội;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội tại Tờ trình số 12/TTr-SCN ngày 07/01/2004,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phàm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp thành phố Hà Nội”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công nghiệp, Xây dựng; Giám đốc Công an Thành phố; Giám đốc Công ty điện lực Hà Nội; Chủ tịch UBND các Quận, Huyện; Thủ trưởng các Sở, Ban, Nghành có liên quan và Thành viên Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ lưới điện cao áp Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT .CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Quang

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2004/QĐ-UB ngày 16/01/2004 của UBND thành phố Hà Nội)

Điều 1. Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn Thành phố Hà Nội (sau đây viết tắt là BCĐ Thành phố) là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan, tổ chức thuộc Thành phố đối với công tác xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (sau đây viết tắt là HLBVATLĐCA) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Trách nhiệm của BCĐ Thành phố:

1. Tham mưu giúp UBND Thành phố đề ra các chủ trương, biện pháp để ngăn chặn và giải quyết tình trạng vi phạm HLBVATLĐCA trên địa bàn thành phố.

2. Đề xuất với Chủ tịch UBND Thành phố các chủ trương, chính sách và giải pháp để từng bước giải quyết dứt điểm các vi phạm HLBVATLĐCA cũ và ngăn chặn các vi phạm mới xẩu ra tại địa phương.

3. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Hội đồng xử lý vi phạm HLBVATLĐCA quận, huyện, các cơ quan có liên quan trong việc xử lý vi phạm HLBVATLĐCA trên địa bàn và việc thực hiện kết luận của BCĐ Thành phố.

4. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không chấp hành hoặc có hành vi chống đối, cản trở việc thi hành quyết định xử lý vi phạm HLBVATLĐCA của các cơ quan có liên quan.

Điều 3. Trưởng BCĐ Thành phố có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố:

1. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của BCĐ Thành phố.

2. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ Thành phố. Kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong BCĐ Thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.

3. Các văn bản do Trưởng BCĐ Thành phố ký đóng dấu Uỷ ban nhân dân Thành phố.

Điều 4. Trách nhiệm của các thành viên BCĐ Thành phố;

1. Phó trưởng Ban thường trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội;

a. Giúp việc Trưởng Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những công việc được Trưởng Ban chỉ đạo giao.

b. Chủ trì các cuộc họp BCĐ Thành phố (khi Trưởng ban vắng mặt) để xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng HLBVATLĐCA, đôn đốc các cơ quan có liên quan thực hiện các kết luận của BCĐ Thành phố. Thay mặt Trưởng BCĐ Thành phố họp với UBND các quận, huyện và xã Nghành có liên quan kiểm tra việc xử lý vi phạm HLBVATLĐCA trên địa bàn.

c. Đề xuất các chủ trương, chính sách biện pháp phù hợp để ngăn chặn các vi phạm mới và giải quyết các vi phạm cũ còn tồn đọng trình UBND Thành Phố.

d. Phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo chuẩn bị chương trình và nội dung các phiên họp của BCĐ Thành phố.

đ. Thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ Thành phố. Tổ công tác có nhiệm vụ:

đ.1. Nghiên cứu, đề xuất chương trình kế hoạch công tác của BCĐ Thành phố.

đ.2. Chuản bị kế hoạch, nội dung và tài liệu cho các kỳ hợp của BCĐ Thành phố.

đ.3. Dự thảo các văn bản của BCĐ Thành phố.

đ.4. Theo dõi tổng hợp kết quả xử lý trên địa bàn thành phố, báo cáo Ban chỉ đạo.

e. Đề xuất, kiến nghị với UBND Thành phố và các Sở, Ban, Ngành Thành phố:

e.1. Khen thưởng các đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xử lý vi phạm HLBVATLĐCA.

e.2. Xử lý kỷ luật những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng liên quan đến HLBVATLĐCA do thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước.

g. Các văn bản do Phó Trưởng ban thường trực ký được đóng dấu Sở Công nghiệp Hà Nội.

2. Phó trưởng Ban thuộc Sở Xây dựng Hà Nội:

a. Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, lập biên bản xử lý các công trình xây dựng vi phạm HLBVATLĐCA.

b. Chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng đảm bảo đúng quy định về HLBVATLĐCA.

3. Phó trưởng Ban thuộc Công an thành phố Hà Nội.

Chỉ đạo lực lượng trong ngành phốihợp với các cấp xử lý các vi phạm HLBVATLĐCA trên địa bàn theo quy định.

4. Phó Trưởng ban thuộc Công ty điện lực thành phố Hà Nội:

a. Tổ chức kiểm tra, rà soát các đường dây dẫn điện và trạm biến áp nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm HLBVATLĐCA. Thông báo đến cơ quan có thẩmquyền và phối hợp xử lý theo quy định.

b. Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

c. Quy định cách phân loại các trường hợp vi phạm HLBVATLĐCA và trình tự thủ tục di chuyển công trình điện nhằm khắc phục vi phạm HLBVATLĐCA để các đơn vị trực thuộc thống nhất thực hiện.

d. Báo cáo tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm HLBVATLĐCA về Ban chỉ đạo Thành phố theo định kỳ (quý, năm) và đột xuất.

5. Uỷ viên thuộc UBND các quận, huyện:

a. Tổ chức các phiên họp định kỳ, đột xuất của Hội đồng xử lý vi phạm HLBVATLĐCA tại địa phương.

b. Chỉ đạo Thanh tra xây dựng quận, huyện và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra, lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm HLBVATLĐCA.

c. Kiểm tra, đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc kết luận xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

d. Ra Quyết định xử lý vi phạm về HLBVATLĐCA và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.

đ. Báo cáo tình hình vi phạm và kết quản xử lý vi phạm HLBVATLĐCA về Ban chỉ đạo Thành phố theo định kỳ (quý, năm) và đột xuất.

6. Các Uỷ viên khác:

a. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao tham gia xử lý các vi phạm HLBVATLĐCA.

b. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà Nước liên quan đến việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Điều 5. Nguyên tắc làm việc của BCĐ Thành phố:

1. Định kỳ một năm 2 lần BCĐ Thành phố họp để đánh giá kết quả hoạt động xử lý vi phạm HLBVATLĐCA. Tại kỳ họp cuối năm BCĐ Thành phố kết hớp kết 6 tháng cuối năm với tổng kết năm về tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm HLBVATLĐCA trên địa bàn Thành phố.

2. BCĐ Thành phố họp thảo luận công thai, dân chủ về những vấn đề thuộc nội dung cuộc họp. Đối với những vấn đề phức tạp, còn có những ý kiến khác nhau, thì ý kiến của Trưởng ban chỉ đạo là kết luận của BCĐ Thành phố.

3. Thành viên BCĐ Thành phố có nhiệm vụ:

a. Tham gia đầy đủ các cuộc họp của BCĐ Thành phố và đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm HLBVATLĐCA.

b. Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do BCĐ Thành phố giao, trên cơ sở chức năng được phân công.

Điều 6. Điều khoản thi hành:

1. Quy chế này được áp dụng cho BCĐ Thành phố và các thành viên Ban chỉ đạo xử lý vi phạm HLBVATLĐCA thành phố Hà Nội.

2. Các Sở, Ban, nghành Thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm căn cứ kết luận của BCĐ Thành phố hướng dẫn, đôn đốc công tác xử lý vi phạm HLBVATLĐCA theo thẩm quyền.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác xử lý vi phạm HLBVATLĐCA có trách nhiệm phối hợp, tạo điềukiện để BCĐ Thành phố và các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.