ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2007/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 06 tháng 02 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ quy định của pháp luật và nội dung nêu Quy định nêu tại Quyết định này ban hành Quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, phường, xã.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) thành phố Đà Nẵng là văn bản do UBND thành phố ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi thành phố Đà Nẵng, được chính quyền thành phố bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố được ban hành dưới hình thức quyết định, chỉ thị.
3. Phạm vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố:
a) Để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh;
b) Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn thành phố;
c) Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho UBND thành phố quy định một vấn đề cụ thể.
4. Các văn bản do UBND thành phố ban hành, nhưng không có đầy đủ các yếu tố của văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, như:
a) Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị; quyết định thành lập đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban lâm thời để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;
b) Quyết định về chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố; quyết định phê duyệt kế hoạch, quy hoạch phát triển đối với một ngành, một địa phương; quyết định phê duyệt đề án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính của cơ quan, đơn vị; quyết định phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" của các cơ quan, đơn vị; quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị; quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị và những văn bản tương tự khác để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể.
c) Quyết định ban hành quy chế hoạt động của các hội đồng, ban, ban chỉ đạo, Ủy ban lâm thời; quyết định ban hành quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị;
d) Quyết định nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức; quyết định xử lý vi phạm hành chính;
đ) Văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt; văn bản để điều chỉnh những vấn đề nội bộ của cơ quan, đơn vị; các văn bản có tính chất chỉ đạo, điều hành hành chính; các văn bản để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể.
Điều 2. Kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Chậm nhất là 03 (ba) ngày, kể từ ngày ký ban hành, văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố phải được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát và công bố văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố: Văn phòng Chính phủ, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực mà văn bản đó điều chỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, Thường vụ Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Sở Tư pháp và Trung tâm Công báo thành phố.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận và nhân dân tham gia giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố và kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật.
3. Việc giám sát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Phát hành, đăng Công báo, đưa tin và lưu trữ văn bản
1. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố được phát hành theo mục nơi nhận của văn bản trong vòng 03 (ba) ngày, kể từ ngày ký ban hành. Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm phát hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố phải được đăng trên Công báo thành phố chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ban hành.
Văn bản đăng Công báo có giá trị như bản chính.
Văn phòng UBND thành phố chịu trách nhiệm giúp UBND thành phố quản lý Công báo của thành phố và tổ chức việc đăng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố trên Công báo thành phố.
3. Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm gửi văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố đến Báo Đà Nẵng để đăng báo trong thời hạn chậm nhất là 03 (ba) ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Báo Đà Nẵng có trách nhiệm đăng báo chậm nhất là 02 (hai) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố.
4. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 4. Đính chính văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Văn phòng UBND thành phố, Trung tâm Công báo thành phố, Báo Đà Nẵng có trách nhiệm bảo đảm tính chính xác của văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố khi phát hành, đăng Công báo, đăng báo.
Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố sau khi phát hành, đăng Công báo, đăng báo Đà Nẵng nếu phát hiện sai sót thì phải được đính chính.
2. Việc đính chính văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố sau khi phát hành, đăng Công báo, đăng báo được thực hiện như sau:
a) Nếu sai sót thuộc trách nhiệm của UBND thành phố thì Chủ tịch UBND thành phố hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch UBND thành phố ủy quyền ký văn bản đính chính;
b) Nếu sai sót thuộc trách nhiệm của Trung tâm Công báo thành phố, Báo Đà Nẵng thì Giám đốc Trung tâm Công báo thành phố, Tổng Biên tập Báo Đà Nẵng hoặc người được Giám đốc Trung tâm Công báo thành phố, Tổng Biên tập Báo Đà Nẵng uỷ quyền ký văn bản đính chính;
c) Việc đính chính văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố đã được phát hành, đăng báo, đăng Công báo phải dựa trên cơ sở đối chiếu với văn bản gốc và không làm thay đổi nội dung của văn bản gốc.
d) Chỉ đính chính đối với lỗi chính tả hoặc sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật. Việc đính chính không áp dụng đối với những sai sót về thẩm quyền, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.
3. Văn bản đính chính phải được gửi theo chế độ “Hoả tốc” cho tất cả các cơ quan, đơn vị đã nhận văn bản quy phạm pháp luật có sai sót cần đính chính kèm theo văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa chữa các lỗi cần đính chính.
Văn bản quy phạm pháp luật sau khi đã được sửa chữa các lỗi cần đính chính là văn bản chính thức để tổ chức thực hiện thay cho văn bản đã ban hành có sai sót cần đính chính.
4. Văn bản quy phạm pháp luật đã phát hành nhưng chưa đăng Công báo, đăng báo thì sau khi được đính chính, văn bản được đăng Công báo, đăng báo là văn bản đã được sửa chữa các lỗi cần đính chính.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đã đăng trên Công báo, đăng báo thì văn bản đính chính phải được đăng Công báo, đăng báo ở số phát hành gần nhất kể từ ngày nhận được văn bản đính chính.
Điều 5. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố phải được thường xuyên rà soát và định kỳ hệ thống hóa mỗi năm một lần vào cuối năm.
2. Sở Tư pháp thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND thành phố và các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp UBND thành phố rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
3. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có trách nhiệm tổ chức rà soát, tự kiểm tra, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố thuộc lĩnh vực mà cơ quan giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Định kỳ vào trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo Sở Tư pháp về kết quả rà soát, tự kiểm tra và những kiến nghị, đề xuất xử lý đối với các văn bản có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, không phù hợp với thực tiễn địa phương để tổng hợp, kiến nghị UBND thành phố xem xét, xử lý theo quy định.
1. Văn bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố ban hành chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính UBND thành phố hoặc bị đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
2. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
NỘI DUNG VÀ THỂ THỨC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UBND THÀNH PHỐ
Điều 7. Nội dung quyết định của UBND thành phố
Quyết định của UBND thành phố được ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, xã hội, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn thành phố quy định tại các điều 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94 và 95 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và thực hiện chủ trương, chính sách, biện pháp khác về xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố quy định tại Điều 96 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 8. Nội dung chỉ thị của UBND thành phố
Chỉ thị của UBND thành phố được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND, UBND quận, huyện, xã, phường trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của HĐND thành phố và quyết định của mình.
Điều 9. Cách trình bày nội dung văn bản quy phạm pháp luật
Việc trình bày nội dung văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
2. Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
3. Sử dụng ngôn ngữ viết bằng tiếng Việt, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
4. Dùng từ ngữ phổ thông, không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ nước ngoài nếu không thật sự cần thiết. Đối với thuật ngữ chuyên môn thì phải được giải thích trong văn bản;
5. Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn (...) ngay sau từ, cụm từ đó;
6. Việc viết hoa được thực hiện theo quy tắc chính tả tiếng Việt;
7. Khi viện dẫn lần đầu văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại; số, ký hiệu văn bản; thời gian ban hành văn bản; tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (trừ trường hợp đối với Luật và Pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó;
8. Phông chữ dùng trong văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố là Times New Roman (bảng mã Unicode, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 ).
Điều 10. Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật
1. Bố cục của văn bản quyết định có phần căn cứ pháp lý để ban hành văn bản và được trình bày theo điều, khoản, điểm.
Các văn bản ban hành kèm theo quyết định là Quy chế, Quy định được trình bày theo chương, mục, điều, khoản, điểm.
2. Bố cục của văn bản chỉ thị được trình bày theo khoản, điểm.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UBND THÀNH PHỐ
1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của UBND thành phố được xây dựng căn cứ vào đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND thành phố.
2. Văn phòng UBND thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố để trình UBND thành phố quyết định tại phiên họp tháng một hằng năm của UBND thành phố.
Trước ngày 01 tháng 12 hằng năm, các sở, ban, ngành, phải gửi danh mục văn bản thuộc lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình giúp UBND thành phố quản lý nhà nước dự kiến trình UBND thành phố ban hành vào năm sau cho Văn phòng UBND thành phố để tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình.
a) Đề nghị của các sở, ban, ngành về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố hàng năm phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành văn bản; tên văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; những nội dung chính của văn bản; dự báo tác động kinh tế - xã hội; nguồn lực tài chính, nhân lực bảo đảm thi hành văn bản; thời điểm ban hành văn bản.
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của các Sở, ban, ngành về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố, Văn phòng UBND thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Nội vụ lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố, trình UBND thành phố quyết định.
Dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, tên văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, những nội dung chính của văn bản, cơ quan soạn thảo văn bản, thời điểm ban hành văn bản.
3. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của các sở, ban, ngành về việc điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố và yêu cầu quản lý của địa phương, Văn phòng UBND thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan liên quan dự kiến điều chỉnh chương trình và trình UBND thành phố quyết định tại phiên họp gần nhất.
Điều 13. Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Tùy theo tính chất và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, UBND thành phố phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố có nhiệm vụ sau đây:
a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến dự thảo; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;
b) Chuẩn bị đề cương, xây dựng và chỉnh lý dự thảo; xác định văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ;
c) Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và với hình thức quy định tại Điều 14 Quy định này; tổng hợp và nghiên cứu tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo;
d) Chuẩn bị Tờ trình và tài liệu liên quan đến dự thảo. Tờ trình phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, quá trình xây dựng dự thảo, nội dung chính của dự thảo, những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
đ) Giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp và hoàn chỉnh dự thảo trình UBND thành phố.
3. Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về chất lượng của dự thảo văn bản và tiến độ soạn thảo. Định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND thành phố về tiến độ xây dựng dự thảo và kịp thời xin ý kiến về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo.
4. Trong trường hợp văn bản soạn thảo có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc điều chỉnh những vấn đề mới, Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố thành lập Tổ soạn thảo. Tổ soạn thảo do đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo làm tổ trưởng, thành viên tham gia là đại diện Sở Tư pháp và các ngành, địa phương có liên quan.
Điều 14. Lấy ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
2. Việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Lấy ý kiến trực tiếp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo;
b) Lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản;
c) Lấy ý kiến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố, trang thông tin điện tử của thành phố, của cơ quan, đơn vị;
d) Lấy ý kiến qua khảo sát, phát phiếu thăm dò tới các đối tượng;
3. Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể lựa chọn các hình thức lấy ý kiến hoặc kết hợp các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này nhưng bắt buộc phải lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện văn bản.
Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu các ý kiến đóng góp để chỉnh lý dự thảo. Bản tổng hợp ý kiến, văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến phải được đưa vào hồ sơ trình dự thảo văn bản.
4. Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo.
Điều 15. Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình UBND thành phố xem xét ban hành.
2. Trách nhiệm của cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo:
a) Gửi đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Tư pháp để thẩm định chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày trước ngày UBND thành phố họp;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến dự thảo theo yêu cầu của Sở Tư pháp;
c) Thuyết trình về dự thảo khi có yêu cầu của Sở Tư pháp.
a) Công văn yêu cầu thẩm định;
b) Tờ trình và dự thảo văn bản;
c) Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo văn bản;
d) Các tài liệu có liên quan (các văn bản là cơ sở để xây dựng dự thảo; các tài liệu tham khảo…).
a) Sự cần thiết ban hành;
b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật;
d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Sở Tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo văn bản.
Trong quá trình tổ chức thẩm định, Sở Tư pháp có thể mời các luật gia và chuyên gia am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự thảo tham gia thẩm định.
6. Sau khi nhận được văn bản thẩm định, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Sở Tư pháp, chỉnh lý dự thảo và xây dựng Tờ trình chính thức để trình UBND thành phố, đồng thời gửi đến Sở Tư pháp và Văn phòng UBND thành phố.
Điều 16. Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình UBND thành phố
1. Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến UBND thành phố chậm nhất là 05 (năm) ngày trước ngày UBND thành phố họp.
2. Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để chuyển đến các thành viên UBND thành phố chậm nhất là 03 (ba) ngày trước ngày UBND thành phố họp. Hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Tờ trình và dự thảo văn bản;
b) Văn bản thẩm định;
c) Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo văn bản;
d) Các tài liệu có liên quan.
Điều 17. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Việc xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại phiên họp UBND thành phố được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Ðại diện lãnh đạo cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo văn bản;
b) Ðại diện lãnh đạo Sở Tư pháp trình bày văn bản thẩm định;
c) Đại diện lãnh đạo cơ quan soạn thảo giải trình thêm về ý kiến thẩm định (nếu có);
d) UBND thành phố thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo.
2. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên UBND thành phố biểu quyết tán thành.
3. Chủ tịch UBND thành phố thay mặt UBND thành phố ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong vòng 01 (một) ngày kể từ khi UBND thành phố thông qua.
Điều 18. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp
Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự thì UBND thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục sau đây:
1. Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất:
a) Chủ tịch UBND thành phố phân công cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố hoặc cá nhân soạn thảo dự thảo văn bản và trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo;
b) Cơ quan, cá nhân soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản và gửi đến Chủ tịch UBND thành phố. Hồ sơ dự thảo bao gồm: tờ trình, dự thảo văn bản, ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan và tài liệu có liên quan;
c) Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo việc gửi hồ sơ dự thảo văn bản đến các thành viên UBND thành phố chậm nhất là 01 (một) ngày trước ngày UBND thành phố họp.
2. Trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề khẩn cấp thì Chủ tịch UBND thành phố phân công, chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và triệu tập ngay phiên họp UBND thành phố để thông qua dự thảo.
3. Việc thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố được thực hiện theo khoản 2, 3 Điều 17 Quy định này.
HIỆU LỰC VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UBND THÀNH PHỐ
Điều 19. Hiệu lực về không gian, đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố có hiệu lực trong phạm vi thành phố Đà Nẵng.
2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố có hiệu lực trong phạm vi nhất định của thành phố thì phải được xác định ngay trong văn bản đó.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố có hiệu lực áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh.
Điều 20. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND thành phố ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
2. Ðối với văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp quy định tại Điều 18 của Quy định này thì có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Không quy định hiệu lực trở về trước đối với văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố.
Điều 21. Ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp không bị hủy bỏ, bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực; trường hợp bị hủy bỏ, bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực.
2. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực hoặc hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố xác định theo thời hạn đã được quy định tại văn bản đình chỉ thi hành, văn bản xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
3. Văn bản đình chỉ thi hành, văn bản xử lý của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền đối với văn bản trái pháp luật của UBND thành phố phải được đăng Công báo thành phố, đưa tin trên Báo Đà Nẵng và Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng.
Điều 22. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố hết hiệu lực
1. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
b) Ðược thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành của UBND thành phố;
c) Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của Thủ tướng Chính phủ;
d) Không còn đối tượng điều chỉnh.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố hết hiệu lực thi hành thì văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật đó cũng hết hiệu lực thi hành.
Điều 23. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của HĐND thành phố và văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND thành phố.
3. Trong trường hợp các quyết định, chỉ thị của UBND thành phố có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của quyết định, chỉ thị được ban hành sau.
KINH PHÍ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UBND THÀNH PHỐ
Điều 24. Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố
1. Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố do ngân sách thành phố bảo đảm và được dự toán trong kinh phí thường xuyên của UBND thành phố.
2. Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố bao gồm: kinh phí lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, khảo sát, soạn thảo, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố.
3. Hằng năm, Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND thành phố lập dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND thành phố phê duyệt.
4. Sở Tài chính thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố.
Điều 25. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy định này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Điều 26. Trong quá trình tổ chức triển khai, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CÁC MẪU TRÌNH BÀY VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
(kèm theo Quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Mẫu số 1. Quyết định quy định trực tiếp
2. Mẫu số 2. Quyết định phê duyệt Đề án, Chương trình
3. Mẫu số 3. Quyết định ban hành Quy định (Quy chế)
4. Mẫu số 4. Quy định (Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định
5. Mẫu số 5. Chỉ thị
6. Chú thích mẫu số 1. là chú thích cho mẫu trình bày Quyết định quy định trực tiếp (áp dụng tương tự cho mẫu số 2, mẫu số 3)
7. Chú thích mẫu số 4. là chú thích cho mẫu trình bày Quy định (Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định
8. Chú thích mẫu số 5. là chú thích cho mẫu Chỉ thị.
Mẫu số 1. Quyết định quy định trực tiếp
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2) |
Số: /20…/QĐ-UBND (3) | Đà Nẵng, ngày tháng năm 20… (4) |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc……..………………………………(5)
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (6)
Căn cứ………………………………(7)………………………………….…;
……………………………………………………………………………….;
Theo đề nghị của……………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. (8) …………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
Điều 2. …………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Điều …. …………………………………………………………………. ./.
Nơi nhận:(10) | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số 2. Quyết định phê duyệt Đề án, Chương trình
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /20…/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày tháng năm 20… |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án (Chương trình) ……
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ………………………………………………………………….…;
…………………………………………………………………………….;
Theo đề nghị của……………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án (Chương trình) … với các nội dung chủ yếu sau đây:
….
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Giao …
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành …
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc .../.
Nơi nhận:(10) | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
|
|
Mẫu số 3. Quyết định ban hành Quy định (Quy chế)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /20…/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày tháng năm 20… |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định (Quy chế) …
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ………………………………………………………………….…;
…………………………………………………………………………….;
Theo đề nghị của……………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định (Quy chế) …
Điều 2. Giao …
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành …
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc .../.
Nơi nhận:(10) | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số 4. Quy định (Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2) |
| Đà Nẵng, ngày tháng năm 20… |
QUY ĐỊNH (QUY CHẾ)
…………………………(3)……………………
(Ban hành kèm theo Quyết định số………/20…/QĐ-UBND ngày…..tháng……năm 20…. của UBND thành phố Đà Nẵng)(4)
Chương I (5)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. …………………………(6)……………………………………….
………………………………………………………………………………
Điều 2. ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Điều …. …………………………………………………………………….
Chương….
………………………………………
Điều ... ……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………
Điều ... ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Điều … …………………………………………………………………….
Chương ..…
…………………………………….
Điều ... ……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………
Điều ... ………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Điều … ….………………………………………………………………. ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN (7) |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2) |
Số: /20…/QĐ-UBND (3) | Đà Nẵng, ngày tháng năm 20… (4) |
CHỈ THỊ
……………….………………………………(5)
……………………………………(6)………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường và các cơ quan, đơn vị có liên quan … ./.
Nơi nhận:(8) | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chú thích mẫu số 1.
CHÚ THÍCH
Mẫu Quyết định quy định trực tiếp
(1): Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chứ đứng, đậm, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
(2): Dòng trên được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; Dòng dưới được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; phía dưới có đường gạch ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
(3): Cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng.
(4): Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ nghiêng, sau địa danh có phẩy (,) ví dụ: Đà Nẵng, ngày 16 tháng 12 năm 2006.
(5): Đối với từ “Quyết định” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; đối với trích yếu nội dung trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, độ dài bằng 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
(6): Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(7): Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy (;), riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu phẩy (,).
(8): Từ “Điều” trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự của điều là dấu chấm (.). Nội dung của điều trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng; kết thúc nội dung của Điều cuối cùng của Quyết định phải có dấu chấm hết (./.).
(9): Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm.
(10): Trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm.
(11): Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy. Riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau đó có dấu hai chấm (:), tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (văn thư UBND thành phố) và chữ viết tắt tên cơ quan soạn dự thảo, (ví dụ “SNV”: Sở Nội vụ), tên bộ phận tham mưu theo dõi của Văn phòng UBND thành phố (ví dụ “NCPC”: phòng Nội chính Pháp chế); số lượng bản lưu (chỉ trong những trường hợp cần thiết và được đặt trong ngoặc đơn), cuối cùng là dấu chấm (.).
(12): Trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
* Số trang của văn bản được trình bày tại chính giữa của trang giấy, trên đầu trang (phần header), đánh số theo thứ tự 1, 2, 3…., bằng chữ in thường, kiểu đứng, cỡ chữ 12./.
Chú thích mẫu số 4.
CHÚ THÍCH
Mẫu Quy định (Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định
(1): Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chứ đứng, đậm, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
(2): Dòng trên được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; dòng dưới được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; phía dưới có đường gạch ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
(3): Từ “Quy định”, “Quy chế” được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung của Quy định (Quy chế) được đặt ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(4): Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ nghiêng, đặt trong ngoặc đơn ( ); bên dưới có đường kẻ ngang, nét liền, độ dài từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
(5): Từ “Chương” và số thứ tự của chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa; từ “Chương” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; số thứ tự của chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của chương được đặt ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
(6): Từ “Điều” trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự của điều là dấu chấm (.). Nội dung của điều trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, kết thúc nội dung của điều cuối cùng của Quy định (Quy chế) phải có dấu chấm hết (./.).
(7): Tên cơ quan ban hành, chức vụ của người ký: được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm.
(8): Họ và tên của người ký văn bản: được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
* Lưu ý: Số trang của văn bản được trình bày tại chính giữa của trang giấy, trên đầu trang (phần header), đánh số theo thứ tự 1, 2, 3…., bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 12./.
Chú thích mẫu số 5.
CHÚ THÍCH
Mẫu Chỉ thị của UBND thành phố
(1): Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
(2): Dòng trên được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; Dòng dưới được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; phía dưới có đường gạch ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
(3): Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng.
(4): Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ nghiêng, sau địa danh có dấu phẩy (,) ví dụ: Đà Nẵng, ngày 16 tháng 12 năm 2006.
(5): Đối với từ Chỉ thị: trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; đối với trích yếu nội dung trình bày bằng chữ in thường cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, độ dài bằng 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
(6): Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1cm đến 1,27 cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt, kết thúc nội dung Chỉ thị bằng dấu chấm hết (./.).
(7): Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm.
(8): Trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm.
(9): Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy. Riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ "Lưu" sau đó có dấu hai chấm (:), tiếp theo là chữ viết tắt "VT" (văn thư UBND thành phố) và chữ viết tắt tên cơ quan soạn dự thảo (ví dụ “SNV”: Sở Nội vụ), tên bộ phận tham mưu theo dõi của Văn phòng UBND thành phố (ví dụ “NCPC”: phòng Nội chính Pháp chế); số lượng bản lưu (chỉ trong những trường hợp cần thiết và được đặt trong ngoặc đơn), cuối cùng là dấu chấm.
(10): Trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
* Số trang của văn bản được trình bày tại chính giữa của trang giấy, trên đầu trang (phần header), đánh số theo thứ tự 1, 2, 3…., bằng chữ in thường, kiểu đứng, cỡ chữ 12./.
- 1 Quyết định 26/2011/QĐ-UBND sửa đổi quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân kèm theo Quyết định 11/2007/QĐ-UBND do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 11/2007/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ 02 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4 Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ 02 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1 Quyết định 1417/2007/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
- 2 Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 3 Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ Nội Vụ - Văn Phòng Chính Phủ ban hành
- 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003