ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2011/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 06 tháng 9 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 774/TTr-STP ngày 28/7/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
2. Các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh trình trước kỳ họp Hội đồng nhân dân phải tuân theo trình tự, thủ tục tại quy định này.
Bảo đảm việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được kịp thời, chính xác, đúng thể thức văn bản, nội dung phù hợp với quy định của pháp luật theo một trình tự, thủ tục thống nhất trên địa bàn tỉnh.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Mục 1. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 3. Xây dựng chương trình lập quy
1. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết, quyết định, chỉ thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân gửi Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua đến Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.
4. Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh được thông qua tại phiên họp tháng 01 hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Trường hợp vì lý do khách quan, cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh có thể đề nghị bổ sung hoặc đưa ra khỏi chương trình xây dựng những văn bản đã dự kiến.
2. Cơ quan đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng phải xây dựng tờ trình gửi Ủy ban nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại phiên họp gần nhất; đồng thời gửi Dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Mục 2. SOẠN THẢO VÀ LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VĂN BẢN
Điều 5. Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Đối với nghị quyết, quyết định, chỉ thị liên quan đến một ngành, một lĩnh vực công tác thì cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách ngành, lĩnh vực đó tổ chức soạn thảo văn bản.
2. Trong trường hợp văn bản có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, điều chỉnh những vấn đề mới, thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ soạn thảo.
3. Cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Tổ soạn thảo có trách nhiệm:
a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương liên quan đến dự thảo; nghiên cứu đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo;
c) Chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo; xác định văn bản, điều, khoản, điểm các văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ;
d) Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; Tập hợp và nghiên cứu tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo.
e) Giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định trong trường hợp văn bản phải được thẩm định theo quy định.
Điều 6. Lấy ý kiến đóng góp văn bản
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cơ quan, đơn vị hữu quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp được tổ chức qua các hình thức sau:
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến trực tiếp.
b) Gửi văn bản đề nghị đóng góp ý kiến bằng văn bản.
2. Đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến của đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh). Hồ sơ gửi lấy ý kiến gồm:
a) Văn bản đề nghị lấy ý kiến.
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính.
c) Bản đánh giá tác động của thủ tục hành chính (theo mẫu do Văn phòng UBND tỉnh hướng dẫn).
3. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm tham gia, đóng góp trực tiếp (đối với trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tổ chức họp lấy ý kiến trực tiếp) hoặc trả lời bằng văn bản khi có yêu cầu đóng góp ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
Mục 3. THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 7. Thẩm định dự thảo văn bản
1. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm gửi đầy đủ hồ sơ dự thảo văn bản đến Sở Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ thẩm định bao gồm:
a) Công văn yêu cầu thẩm định;
b) Dự thảo Tờ trình và dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân.
c) Bản tổng hợp ý kiến do các cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản đóng góp;
d) Các văn bản, tài liệu của cơ quan cấp trên có liên quan để làm căn cứ ban hành.
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định văn bản quy phạm pháp luật theo quy định. Đối với những văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, Sở Tư pháp không tổ chức thẩm định khi chưa có ý kiến đóng góp của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng UBND tỉnh.
2. Phạm vi thẩm định bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản;
b) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản đối với hệ thống pháp luật;
c) Ngôn ngữ và kỹ thuật soạn thảo văn bản;
3. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể:
a) Yêu cầu cơ quan soạn thảo văn bản thuyết trình về nội dung dự thảo, cung cấp thông tin và tài liệu có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản.
b) Tổ chức hội thảo để lấy ý kiến về nội dung thẩm định của dự thảo.
c) Đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo trong báo cáo thẩm định.
Điều 9. Tiếp thu ý kiến thẩm định
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp, cơ quan soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu nội dung báo cáo thẩm định để chỉnh lý dự thảo văn bản trước khi trình Uỷ ban nhân dân thông qua. Việc tiếp thu ý kiến thẩm định phải được lập thành báo cáo thể hiện rõ quan điểm của cơ quan soạn thảo đối với nội dung thẩm định.
RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Công tác rà soát văn bản được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhằm phát hiện văn bản đã ban hành trong thời gian qua đang còn hiệu lực pháp luật, nhưng hiện nay không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương hoặc không còn phù hợp với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên vừa mới ban hành, để kịp thời kiến nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
2. Văn bản được rà soát bao gồm các văn bản được ban hành từ khi tái lập tỉnh (1992) đến thời điểm định kỳ hệ thống.
1. Văn bản được rà soát thường xuyên, liên tục và định kỳ hệ thống lại thành các danh mục văn bản như sau:
a) Danh mục chung: Quy tập toàn bộ, lên danh mục đầy đủ văn bản được ban hành từ khi tái lập tỉnh (1992) đến thời điểm định kỳ hệ thống.
b) Danh mục văn bản hết hiệu lực: Từ Danh mục chung, trích lọc các văn bản đã hết hiệu lực tính đến thời điểm định kỳ hệ thống.
c) Danh mục văn bản còn hiệu lực: Từ Danh mục chung, trích lọc các văn bản vẫn còn hiệu lực tính đến thời điểm định kỳ hệ thống.
d) Danh mục văn bản còn hiệu lực cần xử lý: Từ Danh mục đang còn hiệu lực, trích lọc các văn bản cần xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành) cho phù hợp.
2. Văn bản được hệ thống 02 lần trong một năm vào 02 thời điểm: 30/06 và 31/12 hàng năm.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản, cụ thể như sau:
1. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản cấp tỉnh. Hướng dẫn nghiệp vụ cho Phòng Tư pháp cấp huyện để giúp Ủy ban nhân dân các huyện - thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản cấp huyện;
2. Thiết lập danh mục hệ thống hóa văn bản để áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh;
3. Phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để rà soát, hệ thống hóa tổng thể toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;
4. Phối hợp với từng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để rà soát, hệ thống hóa chuyên đề các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thuộc phạm vi quản lý của từng cơ quan, đơn vị;
5. Hàng năm, Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Tổ công tác để kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản.
1. Giao Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng Sở, ngành tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự, thủ tục tại quy định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện - thành phố có trách nhiệm căn cứ nội dung Quy định này chỉ đạo bộ phận chuyên môn ban hành quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn mình quản lý.
3. Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện - thành phố kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 15/2011/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
- 2 Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục rà soát - hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tính đến thời điểm 31/12/2013
- 3 Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục rà soát - hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh tính đến thời điểm 31/12/2013
- 1 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2 Quyết định 13/2010/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3 Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003