UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2012/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 11 tháng 5 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Đề án Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2010/NQ-HĐND ngày 16/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 43/TTr-VHTT&DL ngày 25 tháng 4 năm 2012 về việc đề nghị ban hành quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra các xã, trong việc thực hiện Quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI |
TIÊU CHUẨN, TRÌNH TỰ, THỦ THỤC XÉT VÀ CÔNG NHẬN “XÃ ĐẠT CHUẨN VĂN HOÁ NÔNG THÔN MỚI”TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái).
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này được áp dụng đối với các xã thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các xã xây dựng xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới; các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trình tự, thủ tục xét công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Điều 2. Thẩm quyền, thời hạn công nhận
1. Tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố công nhận; được thực hiện 2 năm (02) đối với xã công nhận lần đầu và 5 năm (05) đối với xã công nhận lại.
2. Thống nhất thực hiện mẫu Giấy công nhận “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” theo mẫu quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 3. Nguyên tắc xét và công nhận
1. “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” là các xã đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Quy định này.
2. Việc công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, phải đảm bảo công khai, dân chủ và đúng đúng quy định.
TIÊU CHUẨN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN “XÃ ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI”
Điều 4. Tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và quy định của địa phương:
a) Cán bộ, đảng viên và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; không có đơn thư khiếu kiện đông người vượt cấp; tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt động văn hoá, thể thao do địa phương và cấp trên phát động;
b) Các tổ chức Đảng, chính quyền hàng năm đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh; các đoàn thể, chính trị xã hội, các Ban vận động làng, bản, thôn, tổ dân phố văn hoá hoạt động có hiệu quả đạt các danh hiệu thi đua hàng năm. Các đơn vị đóng trên địa bàn đạt danh hiệu đơn vị văn hoá;
c) Giữ gìn tốt an ninh trật tự, an toàn xã hội; không có cán bộ, đảng viên vi phạm các tệ nạn xã hội và bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên; có văn hoá trong giao tiếp, nội bộ cán bộ xã và nhân dân đoàn kết. Đoàn kết các dân tộc, mọi người giúp đỡ lẫn nhau thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xã không có các tệ nạn xã hội phát sinh.
2. Về phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng:
a) Đời sống vật chất của nhân dân ổn định, ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ trung bình của tỉnh; không có hộ đói; có 80% trở lên số hộ sản xuất nông lâm nghiệp được tuyên truyền phổ biến tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới;
b) Có từ 75% trở lên số hộ có nhà ở được xây dựng khang trang, bền vững;
c) Đường trục liên xã, được nhựa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn của Bộ Giao thông Vận tải. 50% đường thôn, làng, bản; đường chính nội đồng được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải, xe cơ giới đi lại thuận lợi;
đ) 100% số hộ gia đình được dùng điện lưới Quốc gia an toàn;
d) Trung tâm xã được quy hoạch, xây dựng đảm bảo theo quy định; đủ diện tích; có đầy đủ phương tiện làm việc cho cán bộ công chức xã; xã phải được quy hoạch theo hướng văn minh;
g) Bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước. Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, hộ kinh doanh phát triển kinh tế phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước. Chất thải, rác thải được thu gom xử lý theo quy định;
h) Có nhiều hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
3. Về văn hoá - xã hội:
a. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá, thôn, làng, bản văn hoá
- Có từ 80% trở lên số hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá hàng năm; 60% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu gia đình văn hoá;
- 100% số thôn, làng, bản ra mắt xây dựng thôn, làng, bản văn hoá. Có từ 60% số thôn, làng, bản đạt danh hiệu văn hoá;
- 70% trở lên số hộ gia đình có đủ 3 công trình ( nước sạch, nhà tắm, hố xí) hợp vệ sinh; 90% hộ gia đình chăn nuôi gia súc gia cầm, chuồng trại xử lý phân, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
b. Xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở
- Từng bước quy hoạch Trung tâm văn hóa, thể thao xã có đủ diện tích đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Có từ 60% nhà văn hoá, khu thể thao làng, thôn, bản, từng bước đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Có Đài truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh tới các thôn, làng, bản;
- Có điểm bưu điện văn hoá xã; có thư viện hoặc phòng đọc sách, tủ sách Pháp luật; có các cụm thông tin cổ động. (hoặc bảng tin)
- Có các đội văn nghệ, thể thao quần chúng từ xã đến các làng, thôn, bản văn hóa hoạt động thường xuyên.
c. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hoá nông thôn
- Giữ gìn thuần phong mỹ tục, không có các hủ tục mê tín, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; thực hiện tốt công tác bảo tồn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương; tổ chức các lễ hội phải được cấp phép của các cấp có thẩm quyền.
- Xã tổ chức tốt việc xử lý rác thải tập trung theo quy chuẩn về môi trường; nghĩa trang xã; làng, thôn, bản được xây dựng và quản lý theo quy hoạch.
- Hàng năm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đảm bảo về an ninh, trật tự an toàn xã hội; tích cực phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, an toàn giao thông, thực hiện tốt đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện…
đ. Về giáo dục
- Có hệ thống trường học kiên cố đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở trở lên, đạt chuẩn giáo dục Quốc gia.
- 100% trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, có biện pháp giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyến khích học sinh giỏi...
d. Y tế- Dân số kế hoạch hoá gia đình
- Có trạm y tế xã thường xuyên chăm sóc sức khoẻ nhân dân; xã đạt chuẩn về y tế Quốc gia.
- Giảm tỷ lệ 1,5% trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm; trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm phòng theo quy định; không có trường hợp sinh con thứ 3.
Điều 5. Trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”
1. Trình tự đăng ký, xét và công nhận:
a) Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" cấp huyện phổ biến tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, hướng dẫn các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới;
b) Trưởng Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” với Uỷ ban nhân dân huyện;
Các xã đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” chỉ đạo tổ chức khảo sát xây dựng Đề án báo cáo cấp có thẩm quyền ra Nghị quyết, Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các huyện, thị xã, thành phố thẩm định, phê duyệt đề án. Sau khi có Quyết định phê duyệt của các cấp, xã chỉ đạo tổ chức lễ phát động ra mắt, xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;
c) Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã họp thông qua Báo cáo thành tích xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, gửi Ủy ban nhân dân xã;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới;
đ) Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (có biên bản kiểm tra);
e) Phòng Văn hóa-Thông tin cấp huyện phối hợp với bộ phận thi đua, khen thưởng cùng cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận, công nhận lại và cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới;
* Đối với các xã văn hóa tỉnh chỉ đạo điểm đã ra mắt từ năm 2002 đến nay tỉnh chưa công nhận, để đạt được các tiêu chuẩn quy định “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” trên, các xã nghiên cứu tiếp tục chỉ đạo xây dựng bổ sung tiêu chí vào Đề án cũ, trình cho Ban chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố thẩm định, nếu đủ tiêu chuẩn Ban chỉ đạo đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố cấp Giấy công nhận. Chưa đạt các tiêu chí theo quy định thì tiếp tục đăng ký xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
2. Điều kiện công nhận:
a) Tiêu chuẩn công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” theo điều 4 quy định này;
b) Thời gian công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” từ 02 năm trở lên (công nhận lần đầu); năm 5 trở lên công nhận lại.
3. Thủ tục công nhận:
a) Báo cáo thành tích xây dựng “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, có xác nhận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã;
- Báo cáo (2) năm công nhận lần đầu;
- Báo cáo (5) năm công nhận lại;
b) Công văn đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã;
Hồ sơ nộp (01) bộ, nộp cho Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố.
3. Căn cứ hồ sơ đề nghị của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố kiểm tra kết quả thực hiện tiêu chuẩn xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, đạt các tiêu chuẩn theo quy định, Phòng Văn hoá và Thông tin làm tờ trình đề nghị Chủ tich Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố ra quyết định công nhận kèm theo cấp Giấy công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”. Trường hợp các xã chưa đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phải trả lời nêu rõ lý do chưa công nhận.
1. “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, khen thưởng; mức khen thưởng do các địa phương quyết định căn cứ vào khả năng ngân sách và các nguồn lực xã hội hóa.
2. Kinh phí khen thưởng trích từ nguồn kinh phí khen thưởng của Ban thi đua - khen thưởng các cấp.
3. “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” xuất sắc được công nhận lần 2 Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" huyện, thị xã, thành phố đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh, Ban chỉ đạo đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng.
1. Giao cho Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các xã đăng ký và chỉ đạo xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”, hàng năm tiến hành kiểm tra đề nghị công nhận “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” và phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra đề nghị công nhận vào quý IV hàng năm.
2. Giao cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra các “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” 1 năm 1 lần.
3. Giấy công nhận được in theo mẫu thống nhất toàn tỉnh.
Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế khi có văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên điều chỉnh về lĩnh vực này./.
- 1 Quyết định 35/2014/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2 Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2016
- 3 Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2016
- 1 Công văn 6977/BNN-VPĐP năm 2016 hướng dẫn tạm thời xét công nhận xã đạt tiêu chí Thu nhập và Hộ nghèo năm 2016-2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 3655/2013/QĐ-UBND bổ sung quy định về trình tự, thủ tục xét, công nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 3254/QĐ-UBND năm 2013 Quy định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Quyết định 36/2013/QĐ-UBND về Quy định Tiêu chuẩn xét và công nhận Danh hiệu Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5 Thông tư 17/2011/TT-BVHTTDL hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6 Nghị quyết 26/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020
- 7 Quyết định 22/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Công văn 6977/BNN-VPĐP năm 2016 hướng dẫn tạm thời xét công nhận xã đạt tiêu chí Thu nhập và Hộ nghèo năm 2016-2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 3655/2013/QĐ-UBND bổ sung quy định về trình tự, thủ tục xét, công nhận Xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 3254/QĐ-UBND năm 2013 Quy định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Quyết định 36/2013/QĐ-UBND về Quy định Tiêu chuẩn xét và công nhận Danh hiệu Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi