- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3 Luật Thủy lợi 2017
- 4 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 5 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Nghị định 129/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
- 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 8 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9 Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2023/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5224/TTr-SNN ngày 28 tháng 12 năm 2022 và công văn số 792/SNN-CCTL ngày 06 tháng 3 năm 2023; ý kiến của Sở Tư pháp tại công văn số 435/STP-VBQPPL&TDTHPL ngày 20 tháng 3 năm 2023,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2023 và thay thế Quyết định số 81/2009/QĐ-UBND ngày 16/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh khánh hòa)
Quy định này quy định phân cấp quản lý đối với các công trình, hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đã được đưa vào khai thác, sử dụng.
Đối với các công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.
Đối tượng áp dụng quy định này là các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình thủy lợi: theo nội dung quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Luật Thủy lợi.
2. Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực.
3. Hệ thống công trình thủy lợi liên xã là hệ thống công trình thủy lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc từ 2 xã, phường hoặc thị trấn trở lên (sau đây gọi tắt là liên xã).
4. Hệ thống công trình thủy lợi liên huyện là hệ thống công trình thủy lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi tắt là liên huyện).
5. Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
6. Công trình thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 4. Tiêu chí phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh (đại diện chủ sở hữu đối với công trình cấp tỉnh) quản lý các công trình thủy lợi đầu mối, các trục kênh chính, các công trình điều tiết nước có quy mô vừa và lớn, hệ thống công trình thủy lợi liên huyện có yêu cầu về quản lý, vận hành phức tạp, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các huyện, bao gồm:
- Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 nước trở lên hoặc hồ chứa có chiều cao đập từ 10m.
- Đập dâng có phạm vi phục vụ tưới liên huyện.
- Trạm bơm có phạm vi phục vụ tưới tiêu liên huyện.
- Hệ thống dẫn, chuyển nước: Kênh loại I, kênh loại II và kênh loại III có diện tích tưới lớn hơn 100 ha.
- Đê sông, đê biển, kè sông, kè biển và đê bao trong phạm vi liên huyện.
Chủ quản lý các công trình nêu trên là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện (đại diện chủ sở hữu đối với công trình cấp huyện) quản lý các công trình, hệ thống công trình thủy lợi nhỏ có tính chất kỹ thuật đơn giản, bao gồm:
- Hồ chứa có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3 nước hoặc hồ chứa có chiều cao đập dưới 10 m.
- Đập dâng có chiều cao đập dưới 10 m và có quy mô tưới trong phạm vi một xã hoặc liên xã.
- Trạm bơm phục vụ tưới, tiêu trong phạm vi một xã hoặc liên xã.
- Công trình thủy lợi nội đồng.
- Đê sông, đê biển, kè sông, kè biển và đê bao trong phạm vi một huyện.
Chủ quản lý các công trình thủy lợi nêu trên là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hoặc phòng chuyên môn có chức năng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao công trình thủy lợi được phân cấp quản lý cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo đề xuất của Chủ quản lý công trình thủy lợi tham mưu.
Điều 5. Trách nhiệm của Chủ sở hữu, Chủ quản lý công trình thủy lợi
1. Trách nhiệm của Chủ sở hữu công trình thủy lợi
a) Chủ sở hữu công trình thủy lợi đảm bảo kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi và trách nhiệm khác liên quan theo quy định của pháp luật.
b) Trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi vốn nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho cơ quan, tổ chức làm đại diện Chủ sở hữu tùy vào từng trường hợp cụ thể.
2. Trách nhiệm của Chủ quản lý công trình thủy lợi
a) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp quyết định giao công trình thủy lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác và bảo vệ theo đúng quy định.
b) Quản lý việc khai thác và bảo vệ công trình theo mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế và tiềm năng, lợi thế của công trình.
c) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; giám sát việc cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
d) Chủ trì việc điều tra, đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi định kỳ 5 năm hoặc đột xuất; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá định kỳ 5 năm hoặc đột xuất.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
Kể từ ngày quyết định này có hiệu lực, việc thực hiện phân cấp quản lý đối với các công trình, hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định như sau:
1. Các công trình thủy lợi đã được phân cấp quản lý theo Quyết định số 81/2009/QĐ-UBND ngày 16/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh thì các cơ quan, đơn vị vẫn tiếp tục thực hiện việc quản lý.
2. Các công trình thủy lợi đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng chưa thực hiện việc giao cho tổ chức, cá nhân quản lý thì thực hiện theo nội dung quy định của quyết định này.
Điều 9. Quy định về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung:
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phản ánh bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 81/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2021 đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của tỉnh Gia Lai
- 3 Quyết định 3518/QĐ-UBND về quy định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi từ công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022
- 4 Nghị quyết 127/NQ-HĐND về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi từ các công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022
- 5 Quyết định 21/2023/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6 Quyết định 07/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý, phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum