ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2024/QĐ-UBND | Nam Định, ngày 21 tháng 5 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 36/2021/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở; Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định tại Tờ trình số 764/TTr -SGDĐT ngày 08 tháng 5 năm 2024 về việc ban hành Quyết định Quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định; Báo cáo thẩm định số 656/BC-STP ngày 06 tháng 5 năm 2024 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỤ THỂ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số: 11/2024/QĐ-UBND ngày 21/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Nguyên tắc xác định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
Tuân thủ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA
Điều 3. Phù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức của học sinh
1. Kế thừa sự hiểu biết, nhận thức, kỹ năng đã được hình thành ở chương trình các lớp dưới; có sự phân hoá giúp mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội và phát triển năng khiếu; có hướng mở giúp học sinh tự học, tự khám phá, liên hệ và ứng dụng vào thực tế.
2. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, có cấu trúc rõ ràng, dễ sử dụng; kênh chữ và kênh hình chọn lọc, thân thuộc, có tính thẩm mĩ, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
3. Các bài tập, hoạt động trong sách giáo khoa được sắp xếp theo nhiều mức độ tạo cơ hội cho tất cả học sinh có thể học tập, phát triển và sáng tạo.
4. Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu trong sách giáo khoa gần gũi với thực tiễn địa phương, rèn luyện cho học sinh khả năng tìm tòi kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
5. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa trong sáng, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh của các cấp học và thực tế địa phương.
Điều 4. Phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên
1. Giúp giáo viên phát triển chương trình dạy học, xây dựng các chuyên đề tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên môn, xây dựng chương trình bồi dưỡng năng khiếu học sinh.
2. Giúp giáo viên kế thừa tính ưu việt của mô hình, phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với mô hình, phương pháp dạy học hiện đại; phát huy được những thành tố tích cực trong các chương trình thí điểm đã triển khai thành công tại địa phương.
3. Giúp giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh giá học sinh theo yêu cầu của chương trình và sự tiến bộ của học sinh.
1. Từng bài học trong sách giáo khoa đều phải thể hiện được mục tiêu cụ thể, hướng đến việc hình thành phẩm chất, năng lực theo chuẩn quy định trong chương trình và nhận thức của học sinh.
2. Nội dung, tiến độ giảng dạy được thiết kế linh hoạt không áp đặt theo khuôn mẫu; giúp cơ sở giáo dục, giáo viên có thể sắp xếp thời khóa biểu, xây dựng kế hoạch dạy học theo bài dạy, theo chủ đề; tổ chức giờ học ngoài không gian lớp học và có thể điều chỉnh khi cần thiết.
3. Đảm bảo để cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục địa phương; các hoạt động giáo dục kỹ năng; trải nghiệm thực tế; tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại ngữ, tin học.
4. Phù hợp với kế hoạch khảo sát chất lượng; công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục.
1. Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học trong những điều kiện khác nhau về sĩ số học sinh; phù hợp với việc tổ chức dạy học của cơ sở giáo dục.
2. Giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học linh hoạt; học sinh sử dụng đồ dùng học tập, cơ sở vật chất để hình thành kiến thức và phát triển năng lực.
Điều 7. Phù hợp với lịch sử, địa lý, truyền thống, văn hóa, tôn giáo địa phương
1. Ngữ liệu, nội dung, hình ảnh minh họa ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương; khơi dậy tính ham hiểu biết về thế giới mới của học sinh; có tính kết nối giữa truyền thống và hiện đại; không phân biệt tôn giáo, giới tính, dân tộc, sắc tộc.
2. Đảm bảo kiến thức tối thiểu về văn hóa, địa danh, môi trường sống; hình thành các mối quan hệ gia đình, xã hội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thực hành pháp luật phù hợp với môi trường, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương và tiếp cận với các vùng miền khác; bước đầu hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cộng đồng, bảo vệ môi trường.
Điều 8. Sự hỗ trợ của tác giả viết sách và tài liệu bổ trợ dạy, học
1. Tác giả viết sách, nhà xuất bản tổ chức truyền tải cho giáo viên hiểu rõ ý tưởng thiết kế sách; mục tiêu của từng ngữ liệu, hình ảnh được đưa ra trong sách; có kênh thu nhận, phản hồi, giải đáp những ý kiến phản hồi của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh.
2. Có tài liệu hướng dẫn sử dụng sách, hướng dẫn dạy, học kèm theo. Đặc biệt, kèm theo nội dung của sách phải có công cụ đánh giá sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh theo chuẩn của chương trình, phù hợp với nhận thức của học sinh; có công cụ giúp học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, cha mẹ đánh giá sự tiến bộ của học sinh, cha mẹ học sinh góp ý với nhà trường, giáo viên.
Điều 9. Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa ban hành kèm theo Quyết định này hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định.
Điều 10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa ban hành kèm theo Quyết định này, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định./.