- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Quyết định 1085/QĐ-TTg năm 2022 về Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước giai đoạn 2022-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1106/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 5 năm 2023 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 128/TTr-STP ngày 17/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1106/QĐ-UBND ngày 17/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
1 | Thủ tục thẩm định dự thảo Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND (áp dụng tại cấp tỉnh, cấp huyện) | Tư pháp | Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã. |
2 | Thủ tục giới thiệu trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi nước ngoài | Tư pháp | UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh, Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh (đối với trẻ sống ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh), UBND cấp huyện (đối với trẻ sống ở cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn huyện). |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục thẩm định dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân (áp dụng tại cấp tỉnh, cấp huyện)
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) gửi hồ sơ theo quy định của Luật Ban hành văn bản đến Sở Tư pháp (đối với văn bản cấp tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với văn bản cấp huyện) để tổ chức thẩm định.
- Bước 2: Sở Tư pháp (Phòng Xây dựng, kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật) hoặc Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Thực hiện thẩm định theo quy định.
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Thực hiện thẩm định các nội dung theo quy định tại Luật ban hành văn bản QPPL và các Nghị định hướng dẫn.
+ Trong quá trình thẩm định, trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết; tự mình hoặc cùng cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức khảo sát về những vấn đề thuộc nội dung của dự thảo nghị quyết. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm định dự thảo nghị quyết.
+ Nếu xét thấy cần thiết, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có thể tổ chức cuộc họp để thống nhất ý kiến. Cơ quan chủ trì và các ngành có liên quan có trách nhiệm tham gia cuộc họp đúng thành phần, thời gian quy định.
+ Đối với dự thảo văn bản QPPL của cấp tỉnh liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định gồm Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tư pháp, Thư ký là đại diện Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn của UBND, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Tổng số thành viên của Hội đồng do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Tư pháp ban hành báo cáo thẩm định gửi đến có quan chủ trì soạn thảo.
1.2. Cách thức thực hiện:
- Qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc;
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ
a) Công văn đề nghị thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Tờ trình của cơ quan xây dựng dự thảo;
c) Dự thảo nghị quyết, quyết định;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; Báo cáo đánh giá tác động chính sách đối với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL;
đ) Văn bản cho ý kiến về thủ tục hành chính của Văn phòng UBND trường hợp Nghị quyết hoặc Quyết định có quy định thủ tục hành chính.
Tài liệu quy định tại điểm b, c được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối với văn bản cấp tỉnh: Các Sở, ban, ngành, Văn phòng UBND tỉnh;
- Đối với văn bản cấp huyện: Các Phòng, ban thuộc UBND cấp huyện.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thực hiện đầy đủ các bước xây dựng Nghị quyết, Quyết định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020;
- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016;
- Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND ngày 06/4/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, kiểm tra, tự kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, hệ thống công báo điện tử tỉnh.
2. Thủ tục giới thiệu trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi nước ngoài
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở Tư pháp gửi văn bản kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh, Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh (đối với trẻ sống ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh), UBND cấp huyện (đối với trẻ sống ở cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn huyện) đề nghị cho ý kiến về phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi.
Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, gia đình, xã hội tham gia ý kiến về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi.
- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, địa phương được hỏi ý kiến trả lời Sở Tư pháp bằng văn bản.
- Bước 3: Sau khi nhận được văn bản trả lời, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của các cơ quan, đơn vị, địa phương và báo cáo UBND tỉnh kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi.
- Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND tỉnh có ý kiến về việc đồng ý hoặc không đồng ý với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
- Bước 5:
+ Trường hợp UBND tỉnh đồng ý việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của UBND tỉnh, Sở Tư pháp báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp.
+ Trường hợp UBND tỉnh không đồng ý với việc giới thiệu của Sở Tư pháp, UBND tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp giới thiệu lại. Sau 03 tháng kể từ ngày UBND tỉnh không đồng ý mà Sở Tư pháp không giới thiệu được thì Sở Tư pháp gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp kèm văn bản nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện:
- Qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc;
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ
* Hồ sơ Sở Tư pháp gửi lấy ý kiến:
- Công văn lấy ý kiến về dự kiến giới thiệu trẻ em cho làm con nuôi nước ngoài.
- Phụ lục tóm tắt hồ sơ trẻ em và hồ sơ người nhận con nuôi.
* Hồ sơ trình UBND tỉnh:
- Công văn xin ý kiến về giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
- Phụ lục tóm tắt hồ sơ trẻ em và hồ sơ người nhận con nuôi.
- Dự thảo văn bản của UBND tỉnh cho ý kiến về giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
- Văn bản cho ý kiến về dự kiến giới thiệu trẻ em cho làm con nuôi nước ngoài của các đơn vị, địa phương.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh, Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh (đối với trẻ sống ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh), UBND cấp huyện (đối với trẻ sống ở cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn huyện) được hỏi ý kiến trả lời bằng văn bản.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình: UBND tỉnh có ý kiến về việc đồng ý hoặc không đồng ý với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý của UBND tỉnh: Sở Tư pháp báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp.
- Sau 03 tháng kể từ ngày UBND tỉnh không đồng ý mà Sở Tư pháp không giới thiệu lại được trẻ em làm con nuôi nước ngoài: Gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp kèm văn bản nêu rõ lý do.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Hà Tĩnh.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh, Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh (đối với trẻ sống ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh), UBND cấp huyện (đối với trẻ sống ở cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn huyện).
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Trường hợp đủ điều kiện: Văn bản của UBND tỉnh về việc đồng ý giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
- Trường hợp không đủ điều kiện: Văn bản Thông báo của UBND tỉnh về việc không đồng ý giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc giới thiệu trẻ em không thuộc diện trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi nước ngoài phải bảo đảm các căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài quy định tại Điều 35 Luật Nuôi con nuôi.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP;
- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;
- Quyết định số 44/2021/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quy chế phối hợp về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- 1 Quyết định 1801/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực Luật sư và lĩnh vực Công chứng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 1355/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh
- 3 Quyết định 567/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công chứng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang