ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111/2004/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UBND THÀNH PHỐ “VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ THÍ ĐIỂM HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 86/2003/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội giai đoạn 2003-2005;
Căn cứ Quyết định số 111/2004/QĐ-TTg ngày 23/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thành lập Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Thành lập TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ, thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
- Tên giao dịch quốc tế: URBAN INFRASTRUCTURES DEVELOPMENT INVESMENT COPORATION;
- Tên viết tắt: UDIC;
- Công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là doanh nghiệp Nhà nước được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị trực thuộc Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội.
1- Trụ sở được đặt tại: số 27 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội.
2. UDIC có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại, trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết.
3. UDIC có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.
4. Vốn Điều lệ của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị:
Vốn Điều lệ tại thời điểm thành lập bao gồm:
- Vốn Nhà nước thực có trên sổ sách kế toán được hạch toán tập trung tại Công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị;
- Vốn Nhà nước mà Công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị nắm giữ ở các công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty liên doanh với nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
Và được ghi cụ thể trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị;
5. UDIC chịu sự quản lý Nhà nước của UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan quản lý khác theo quy định của pháp luật.
Điều 2: Chức năng và nhiệm vụ UDIC:
1. Chức năng của UDIC:
- Đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao.
- Giữ vai trò chủ đạo tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con, công ty liên kết nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của UDIC và các công ty thành viên;
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách ... điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động của các công ty con và đơn vị phụ thuộc.
- Tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là đầu tư phát triển đô thị, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của UDIC:
- Tham gia với các cơ quan chức năng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị theo định hướng phát triển chung của Thành phố.
- Xây dựng định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch SXKD dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về đầu tư, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất; Sản xuất kinh doanh các chủng loại VLXD;
- Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng: giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, bưu điện, thủy lợi, Khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất; Tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư trong và nước ngoài;
- Đầu tư, xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường ...), công nghiệp, điện (đường dây và trạm biến áp đến 110KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao – vui chơi giải trí; Trang trí nội, ngoại thất công trình;
- Sản xuất – kinh doanh vật liệu xây dựng nung và không nung, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại, bê tông thương phẩm (Bê tông tươi); Chuyển giao công nghệ, xây dựng lắp đặt máy móc thiết bị để sản xuất VLXD;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, vật tư, máy móc thiết bị chuyên ngành xây dựng; Xuất khẩu lao động;
- Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, vận tải, du lịch, kho tàng, dịch vụ quảng cáo.
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật (cơ khí, điện, thợ sửa chữa bảo dường, nề mộc, vận hành máy móc, thiết bị...) ngành xây dựng;
- Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu đề xuất các chế độ chính sách liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trình UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt;
Điều 3: Tổ chức bộ máy của UDIC
1. Bộ máy quản lý điều hành của UDIC gồm:
- Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
- Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc
- Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
2. Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ sau:
- Phòng Tổ chức – quản trị hành chính.
- Phòng Kế hoạch – Tổng hợp.
- Phòng Đầu tư.
- Phòng Tài chính – Kế toán.
- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ.
3. UDIC có các Xí nghiệp phụ thuộc:
- Xí nghiệp Xây dựng số 1.
- Xí nghiệp Xây dựng số 2.
- Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng.
- Xí nghiệp Xây dựng số 3.
- Xí nghiệp Xây dựng số 4.
- Xí nghiệp Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xí nghiệp Cơ giới công trình.
- Xí nghiệp Dịch vụ quản lý nhà và khu đô thị.
- Trung tâm Thương mại và Xuất khẩu lao động.
(Riêng các Xí nghiệp Xây dựng số 1, Xí nghiệp Xây dựng số 2 và Trung tâm Tư vấn đầu tư xây dựng sẽ tiến hành chuyển thành các Công ty cổ phần).
Các Xí nghiệp phụ thuộc trên có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng, hạch toán chuyên chi hoặc chuyên thu theo sự ủy quyền của Tỏng Giám đốc UDIC.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô phát triển SXKD theo nhu cầu của Thành phố và xã hội UDIC được nghiên cứu thành lập thêm một số phòng, ban, Công ty hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật.
4. Chuyển các doanh nghiệp sau đây trực thuộc Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp và Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội sang trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị để tiến hành cổ phần hóa mà Công ty mẹ có cổ phần chi phối theo lộ trình Quyết định 86/2003/QĐ-TTg ngày 07/5/2003, Quyết định số 111/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 và Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
A. Các Công ty thuộc Sở Xây dựng:
1- Công ty Xây dựng dân dụng Hà Nội
2- Công ty Xân dựng số 1 Hà Nội
3- Công ty Xân dựng số 5 Hà Nội
4- Công ty Xây dựng công nghiệp
5- Công ty Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội
6- Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng
7- Công ty Vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà
8- Công ty Đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu Cầu Đuống
9- Công ty Vật liệu và xây dựng Đại La
10- Công ty Vật liệu và xây dựng Phúc Thịnh
11- Công ty Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt
12- Công ty Bê tông và Xây dựng Vĩnh Tuy
13- Công ty Tư vấn và Thiết kế xây dựng Hà Nội
14- Công ty Tư vấn Kiến trúc đô thị Hà Nội.
B- Công ty thuộc Sở Giao thông công chính:
1- Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng giao thông công chính Hà Nội
2- Công ty Xây lắp giao thông công chính
C- Công ty thuộc Sở Công nghiệp
- Công ty Khóa Việt – Tiệp
D- Công ty thuộc Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
- Công ty Sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà Nội
5. Chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các Công ty Cổ phần về UDIC:
- Công ty cổ phần Xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội;
6. Chuyển quyền quản lý về UDIC mà các công ty con thuộc Tổng Công ty đã tham gia góp vốn thành lập Công ty Liên doanh TNHH:
- Công ty Liên doanh TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long;
- Công ty Liên doanh TNHH phát triển Nội Bài;
- Công ty Liên doanh TNHH Tháp Trung tâm Hà Nội;
- Công ty Liên doanh TNHH sản xuất tấm lợp AUSTNAM
- Công ty TNHH Xây dựng hạ tầng.
Điều 4:
1. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì và phối hợp với Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính, Giao thông công chính, Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất, Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan tiến hành tổ chức bàn giao: tiền vốn, tài sản, đất đai, lao động, hồ sơ tài liệu, tình hình hoạt động SXKD ... cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị quản lý điều hành theo quy định của Nhà nước.
2. Trong khi chờ tiến hành chuyển các Công ty thuộc sở: Xây dựng, Giao thông công chính, Công nghiệp và Liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội về Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị quản lý, thì các Công ty không được điều động, luân chuyển hoặc bổ nhiệm cán bộ trong nội bộ đơn vị mình.
3. Giao Sở Tài chính chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xác định và tiến hành giao vốn cho UDIC.
- Việc bàn giao được thực hiện theo nguyên tắc:
+ Bàn giao nguyên trạng tình hình: đất đai, tài chính, tài sản, vốn quỹ, CBCNV ...
+ Đảm bảo sản xuất – kinh doanh bình thường
+ Không để thất thoát tài sản của Nhà nước và tập thể
4. Giao Hội đồng quản trị Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị:
- Hoàn chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng Qui chế tài chính của Tổng Công ty báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội để trình Bộ Tài chính phê duyệt.
- Nghiên cứu, xây dựng các quy chế, quy định, phương án SXKD ... để thống nhất chỉ đạo về quản lý và điều hành nhằm từng bước đưa Tổng Công ty đi vào ổn định và phát triển.
Điều 5: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Công chính, Công nghiệp, Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc – Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và Giám đốc các doanh nghiệp (tại Điều III) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
| T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1 Quyết định 07/2007/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 112/2004/QĐ-UB bổ sung Quyết định 72/2004/QĐ-UB về việc thành lập Tổng Công ty Vận tải Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 111/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Quyết định 177/2003/QĐ-UB thành lập Tổng Công ty Văn hóa Sàigòn thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Luật Doanh nghiệp 1999
- 7 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 1 Quyết định 177/2003/QĐ-UB thành lập Tổng Công ty Văn hóa Sàigòn thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 112/2004/QĐ-UB bổ sung Quyết định 72/2004/QĐ-UB về việc thành lập Tổng Công ty Vận tải Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 07/2007/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tỉnh Kon Tum