- 1 Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp quốc
- 2 Luật thanh tra 2010
- 3 Luật khiếu nại 2011
- 4 Nghị định 75/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khiếu nại
- 5 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2013 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 7 Luật Tố cáo 2018
THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1113/QĐ-TTCP | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2019
TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09/4/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Căn cứ yêu cầu công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 của Thanh tra Chính phủ và của ngành thanh tra;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 của Thanh tra Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TỔNG THANH TRA |
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1113/QĐ-TTCP ngày 28/12/2018 của Tổng Thanh tra Chính phủ)
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan Thanh tra Chính phủ, ngành Thanh tra và nhân dân.
- Góp phần bảo đảm pháp chế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN) của Thanh tra Chính phủ.
2. Yêu cầu
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ và của ngành Thanh tra.
- Hoạt động TTPBGDPL phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; tuân thủ các quy định của pháp luật; có nội dung thiết thực và có trọng tâm, trọng điểm.
- Hình thức TTPBGDPL phải đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung và đối tượng; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Trọng tâm TTPBGDPL của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra năm 2019 được xác định như sau:
1.1. Nội dung các văn bản pháp luật mới ban hành thuộc phạm vi QLNN của Thanh tra Chính phủ, như: Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. Luật tố cáo 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại; các văn bản hướng dẫn chi tiết tổ chức và hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân (KN, TC, TCD) và phòng, chống tham nhũng (PCTN).
1.2. Những sự kiện liên quan đến công tác xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật thuộc phạm vi QLNN của Thanh tra Chính phủ, bao gồm:
- Các hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCTN 2018, Luật tố cáo 2018; hoạt động xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại (thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012); hoạt động xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thanh tra; hoạt động xây dựng các thông tư hướng dẫn hoạt động thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN;
- Các sự kiện liên quan đến thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; các sự kiện về hợp tác quốc tế của Việt Nam và của ngành Thanh tra trong công tác thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN;
- Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2019 và Ngày Quốc tế PCTN 09/12/2019;
- Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội thi... trong và ngoài ngành thanh tra có liên quan đến xây dựng và thực hiện pháp luật thuộc phạm vi QLNN của Thanh tra Chính phủ.
1.3. Các chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Chính phủ và của Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN, bao gồm:
- Các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát việc thực thi quyền lực và xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ.
- Các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ; các chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về thi hành pháp luật và hoàn thiện thể chế về thanh tra, KN, TC, TCD và PCTN.
1.4. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát liên quan đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật, bao gồm:
- Kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học trong và ngoài ngành thanh tra liên quan đến xây dựng và thực hiện pháp luật thuộc phạm vi QLNN của Thanh tra Chính phủ.
- Các báo cáo chuyên đề, báo cáo nghiên cứu, báo cáo khảo sát trong và ngoài ngành thanh tra liên quan đến xây dựng và thực hiện pháp luật thuộc phạm vi QLNN của Thanh tra Chính phủ.
1.5. Tình hình, kết quả và mô hình, kinh nghiệm tiêu biểu trong thực hiện pháp luật thuộc phạm vi QLNN của Thanh tra Chính phủ, bao gồm:
- Tình hình tổ chức triển khai và kết quả thực hiện pháp luật về thanh tra, KN, TC, TCD và PCTN của các Bộ, ngành, địa phương;
- Phổ biến, nhân rộng mô hình, kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực hiện pháp luật về thanh tra, KN, TC, TCD và PCTN trong phạm vi cả nước;
- Tôn vinh người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật về thanh tra, KN, TC, TCD và PCTN trong phạm vi cả nước;
- Phản ánh những thuận lợi, khó khăn, bất cập và những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật thuộc phạm vi QLNN của Thanh tra Chính phủ.
1.6. Việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về tuyên truyền pháp luật về PCTN cho các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức; tình hình và kết quả việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014.
1.7. Nội dung các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan trực tiếp đến các mặt công tác của ngành Thanh tra, trọng tâm là các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, hành chính, kinh tế, hình sự, dân sự.
Tùy thuộc nội dung, đối tượng và điều kiện bảo đảm, các hình thức TTPBGDPL có thể được áp dụng gồm:
1. Thông qua các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; của Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt Cụm thi đua của Thanh tra Chính phủ và của ngành thanh tra nhằm phổ biến, quán triệt chính sách, pháp luật hoặc hướng dẫn, giải thích, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng pháp luật - nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN.
3. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật - nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN.
4. Thông qua thực tiễn hoạt động thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích pháp luật cho cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân.
5. Tổ chức trực tuyến các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội thi, hỏi đáp/tư vấn... nhằm phổ biến cập nhật nội dung văn bản QPPL; thông tin về quá trình xây dựng văn bản QPPL; chia sẻ kết quả nghiên cứu, tổng kết công tác thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN; tôn vinh người tốt, việc tốt trong xây dựng và thực hiện pháp luật về thanh tra, KN, TC, TCD và PCTN.
6. Phát hành sách, ấn phẩm từ kết quả xây dựng pháp luật, đề tài nghiên cứu khoa học, các báo cáo tổng kết, báo cáo nghiên cứu, khảo sát.
7. Trực tiếp giảng dạy, phổ biến, quán triệt pháp luật về thanh tra, KN, TC, TCD và PCTN theo nhu cầu của Bộ, ngành, địa phương và của các cơ sở giáo dục, đào tạo bồi dưỡng.
Ngoài những hình thức tuyên truyền nói trên, các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và thanh tra các Bộ, ngành, địa phương có thể chủ động, lựa chọn sử dụng các hình thức khác phù hợp với nội dung, đối tượng, lực lượng tuyên truyền và điều kiện thực tiễn của cơ quan, đơn vị.
1. Trung tâm Thông tin, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra chủ động, kịp thời tổ chức TTPBGDPL về thanh tra, KN, TC, TCD và PCTN theo các nội dung trọng tâm được xác định tại Mục II của Kế hoạch này thông qua các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục trên báo viết và trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra.
2. Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức giảng dạy pháp luật về thanh tra, KN, TC, TCD và PCTN thông qua việc mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật nội dung chính sách, pháp luật và thực tiễn thi hành chính sách, pháp luật trong các giáo trình, tài liệu giảng dạy.
3. Vụ I, Vụ II, Vụ III, Vụ Giám sát - Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, Cục I, Cục II, Cục III, Cục IV, Ban Tiếp công dân Trung ương và thanh tra các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên, liên tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích các pháp luật cho các đối tượng liên quan thông qua thực tiễn hoạt động thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN.
4. Cục IV chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tuyên truyền về các sự kiện liên quan đến thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; các hoạt động nhân Ngày Quốc tế PCTN 09/12/2019.
5. Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các cục, vụ, đơn vị tuyên truyền về các sự kiện hợp tác quốc tế của của Việt Nam và của ngành Thanh tra trong công tác thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN.
6. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra chủ trì nghiên cứu, biên tập và phát hành sách, ấn phẩm từ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.
7. Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm bảo đảm kinh phí từ ngân sách cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.
8. Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương và các Cụm thi đua ngành Thanh tra chủ động tham mưu, đề xuất việc tổ chức các hoạt động TTPBGDPL theo các nội dung và hướng dẫn tại Mục II, Mục III của Kế hoạch này phù hợp với nhiệm vụ chính trị và điều kiện thực tiễn của Bộ, ngành, địa phương.
9. Vụ Pháp chế:
- Chủ trì xây dựng đề cương, tài liệu hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tuyên truyền Luật PCTN 2018 và các văn bản pháp luật mới ban hành thuộc phạm vi QLNN của Thanh tra Chính phủ; đề xuất việc cử cán bộ, công chức trực tiếp phổ biến, hướng dẫn pháp luật theo đề nghị của Bộ, ngành, địa phương và các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng.
- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các cục, vụ, đơn vị và thanh tra các bộ, ngành, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm phổ biến, quán triệt: Luật PCTN 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tố cáo 2018; Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật khiếu nại (thay thế Nghị định 75/2012/NĐ-CP); các văn bản pháp luật mới hướng dẫn thi hành Luật thanh tra.
- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề nhằm giải đáp, tư vấn, hướng dẫn pháp luật - nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết KN, TC, TCD và PCTN theo đề nghị của Bộ, ngành, địa phương và các Cụm thi đua ngành Thanh tra.
- Chủ trì tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2019 của Thanh tra Chính phủ, trong đó có cuộc gặp mặt truyền thông các thế hệ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế của Thanh tra Chính phủ.
- Giúp lãnh đạo Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết quả thực hiện để báo cáo Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và Bộ Tư pháp theo quy định.
- 1 Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp quốc
- 2 Luật thanh tra 2010
- 3 Luật khiếu nại 2011
- 4 Nghị định 75/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khiếu nại
- 5 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2013 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 7 Luật Tố cáo 2018