THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1117/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2015 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN QUỐC GIA APEC 2017
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp và liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 1082/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc gia APEC 2017;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia APEC 2017.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương liên quan và các thành viên của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN QUỐC GIA APEC 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
Quy chế này quy định quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên, các Trưởng Tiểu ban Ủy ban Quốc gia APEC 2017 (sau đây gọi tắt là Ủy ban Quốc gia) và Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 (sau đây gọi tắt là Ban Thư ký); quy định chế độ làm việc, phối hợp công tác, thông tin của Ủy ban Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 1082/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chỉ đạo và quyết định chủ trương đối với toàn bộ công tác chuẩn bị và tổ chức các hội nghị, hoạt động liên quan của Diễn đàn APEC tại Việt Nam năm 2017; ban hành Quyết định thành lập các Tiểu ban và Ban Thư ký, trong đó có quy chế làm việc; bổ sung, điều chỉnh thành viên Ủy ban Quốc gia là lãnh đạo các cơ quan, địa phương liên quan trên cơ sở yêu cầu của thực tế và tính chất công việc; phê duyệt danh mục các hội nghị, hoạt động APEC tại Việt Nam năm 2017 và kế hoạch tổng thể về chuẩn bị và tổ chức để báo cáo lãnh đạo cấp cao; xem xét dự toán của các cơ quan, địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp của Ủy ban Quốc gia.
Điều 3. Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
Các Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phân công, cụ thể như sau:
- Phó Chủ tịch, Chủ tịch SOM (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao): Giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phụ trách tổng thể công tác chuẩn bị và tổ chức mọi mặt, các định hướng lớn và các nội dung liên quan chính trị, đối ngoại.... Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vắng mặt, Phó Chủ tịch, Chủ tịch SOM sẽ thay mặt Chủ tịch Ủy ban Quốc gia điều hành công việc chung của Ủy ban Quốc gia.
- Phó Chủ tịch (Thứ trưởng Bộ Công Thương): Giúp Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phụ trách các nội dung kinh tế, thương mại, đầu tư và liên quan.
Điều 4. Ủy viên Ủy ban Quốc gia
Các Ủy viên Ủy ban Quốc gia đại diện cho cơ quan mình tham gia các hoạt động của Ủy ban Quốc gia; thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia liên quan đến cơ quan mình phụ trách và các nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Quốc gia và Thủ trưởng cơ quan mình về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về các nhiệm vụ được giao; tổ chức, chỉ đạo, điều phối công việc của Tiểu ban được phân công phụ trách; phối hợp, điều hòa công việc với các Tiểu ban khác và các cơ quan, địa phương liên quan; quyết định các vấn đề, nội dung công việc thuộc trách nhiệm của Tiểu ban được phân công phụ trách phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 6. Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017
Ban Thư ký là bộ phận thường trực giúp việc của Ủy ban Quốc gia, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia, có nhiệm vụ phối hợp, điều hòa hoạt động của các Tiểu ban, các cơ quan, địa phương liên quan phục vụ cho việc chuẩn bị, tổ chức các hội nghị, hoạt động của APEC tại Việt Nam năm 2017.
Ban Thư ký gồm Văn phòng Chủ tịch SOM và các Nhóm chuyên trách. Trưởng Ban Thư ký đồng thời là Chủ tịch SOM (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao); Phó Trưởng Ban Thư ký thường trực (Bộ Ngoại giao) giúp Trưởng Ban Thư ký phụ trách điều phối hoạt động tổng thể, định hướng lớn và các nội dung liên quan chính trị, đối ngoại…; Phó Trưởng Ban Thư ký đồng thời là Trưởng SOM của Việt Nam (Bộ Công Thương) giúp Trưởng Ban Thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư và liên quan.
Điều 7. Chế độ làm việc của Ủy ban Quốc gia
Ủy ban Quốc gia họp định kỳ mỗi quý một lần. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia có thể triệu tập các cuộc họp đột xuất và các thành viên được triệu tập theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tùy theo tính chất, nội dung công việc. Trong năm 2017, đặc biệt là thời gian chuẩn bị diễn ra Tuần lễ cấp cao, Ủy ban Quốc gia có thể họp thường xuyên. Kết luận của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tại cuộc họp sẽ được Ban Thư ký APEC 2017 và Văn phòng Chính phủ tổng hợp, thông báo các Ủy viên, các Tiểu ban, các cơ quan và địa phương liên quan bằng văn bản để phối hợp, thực hiện.
Các Tiểu ban và Ban Thư ký APEC 2017 có nhiệm vụ báo cáo định kỳ lãnh đạo Ủy ban Quốc gia tiến trình chuẩn bị cho các hoạt động của APEC tại Việt Nam năm 2017. Các báo cáo gửi lãnh đạo Ủy ban Quốc gia đồng gửi Ban Thư ký APEC 2017 để tổng hợp, điều hòa và phối hợp công tác.
Các Ủy viên, các Tiểu ban có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau và với Ban Thư ký APEC 2017 để chuẩn bị, tổ chức các hoạt động của APEC tại Việt Nam năm 2017.
Điều 8. Phân công chủ trì tổ chức các sự kiện
Các cơ quan chủ trì tổ chức sự kiện (gọi tắt là cơ quan chủ trì) được phân công nhiệm vụ như sau:
- Ủy ban Quốc gia chủ trì tổ chức các hội nghị, hoạt động trong Tuần lễ cấp cao.
- Ban Thư ký chủ trì tổ chức các hội nghị SOM và các cuộc họp liên quan, phối hợp tổ chức Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế và hoạt động liên quan.
- Các Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành và tương đương, các cuộc họp nhóm công tác, cuộc họp của các trung tâm nghiên cứu APEC và hoạt động liên quan được Ủy ban Quốc gia phê duyệt.
- Các Bộ, ngành đảm nhận vai trò điều phối các Ủy ban, nhóm công tác của APEC giai đoạn 2016 - 2018, với tư cách chủ nhà Năm APEC 2017, chủ trì tổ chức các cuộc họp, hoạt động liên quan.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp, Đối thoại của lãnh đạo cấp cao với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Hội nghị ABAC và hoạt động của doanh nghiệp được Ủy ban Quốc gia phê duyệt.
Các Tiểu ban và Ban Thư ký APEC 2017 có trách nhiệm điều hòa, phối hợp và hỗ trợ cơ quan chủ trì trong tổ chức, chuẩn bị nội dung và xử lý các vấn đề.
Ban Thư ký là đầu mối liên hệ với Ban Thư ký của Diễn đàn APEC và các nền kinh tế, thành viên APEC về tổng thể công tác chuẩn bị và tổ chức các hội nghị, hoạt động của Năm APEC 2017. Ban Thư ký có nhiệm vụ chuyển thông tin kịp thời đến các thành viên của Ủy ban Quốc gia, các Tiểu ban, các cơ quan, địa phương liên quan. Các Bộ, ngành chuyên môn thông tin, trao đổi với Ban Thư ký của Diễn đàn APEC và các nền kinh tế thành viên trong quá trình chuẩn bị, tổ chức các hội nghị, hoạt động do cơ quan mình chủ trì, đồng thời phối hợp thông tin với Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 và các Tiểu ban liên quan.
Điều 10. Công tác văn thư, hành chính
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban Quốc gia; Trưởng và Phó Trưởng Ban Thư ký APEC 2017 sử dụng con dấu của cơ quan mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia (Quyết định số 1082/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ) và nhiệm vụ được giao tại Quy chế này.
Điều 11. Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất
Kinh phí hoạt động của Ủy ban Quốc gia, kinh phí chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của APEC tại Việt Nam năm 2017 được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động tối đa các nguồn tài trợ và các nguồn khác. Bô Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí và phối hợp với Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ chi tiêu phục vụ công tác chuẩn bị và tổ chức các hội nghị, hoạt động của Diễn đàn APEC tại Việt Nam năm 2017.
Các cơ quan, địa phương chủ trì đăng cai các hội nghị, hoạt động của APEC năm 2017 chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và xây dựng dự toán để tổ chức hoạt động. Trên cơ sở các đề án, dự toán của các cơ quan, địa phương, Tiểu ban Vật chất và Hậu cần tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia xem xét.
Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và giao kinh phí thực hiện cho các cơ quan, địa phương liên quan. Các cơ quan, địa phương liên quan chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
Trụ sở của Ban Thư ký do Văn phòng Chính phủ bố trí, tại số 6 phố Bà Huyện Thanh Quan, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội./
- 1 Quyết định 336/QĐ-UBQGCPĐT năm 2018 về Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
- 2 Quyết định 1082/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Ủy ban Quốc gia APEC 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 34/2007/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 992/2006/QĐ-TTg về việc phân công Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thay đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng, làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC 2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 1249/QĐ-TTg năm 2005 về Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia về APEC 2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Quyết định 1249/QĐ-TTg năm 2005 về Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia về APEC 2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 992/2006/QĐ-TTg về việc phân công Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thay đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng, làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC 2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1082/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Ủy ban Quốc gia APEC 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 336/QĐ-UBQGCPĐT năm 2018 về Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử