Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1126/QĐ-UBND

Điện Biên Phủ, ngày 20 tháng 9 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY NÔNG, LÂM NGHIỆP, GIỐNG VẬT NUÔI VÀ GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số: 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số: 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 858/TTr- SNN ngày 31/8/2010; ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số: 858/TĐ-KHĐT- NN ngày 13/9/2010 về kết quả thẩm định Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Điện Biên đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên Đề án: Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Điện Biên đến năm 2020.

2. Mục tiêu của Đề án

2.1. Mục tiêu chung

Hoàn thiện và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất của các cơ sở sản xuất giống nhằm đáp ứng nhu cầu giống trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Nâng cao năng lực chọn tạo sản xuất giống, áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất giống để tạo ra nhiều giống mới có hiệu quả, năng suất và chất lượng cao.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với trồng trọt: Nâng tỷ lệ sử dụng các giống chất lượng cao và hiệu quả trong sản xuất từ 70% trở lên, trong đó: Đối với lúa giống tỉ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận đạt từ 70% trở lên, lúa lai chất lượng cao chiếm 25-30% cơ cấu giống; đối với ngô lai tỉ lệ sử dụng đạt từ 70-80% trở lên; sản xuất, khảo nghiệm, kiểm nghiệm một số giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

b) Đối với chăn nuôi: Phát triển đàn gia súc theo hướng chất lượng cao trong đó giống bò lai đạt từ 50% trở lên so với tổng đàn. Cải tạo chất lượng đàn trâu bằng phương pháp bình tuyển chọn lọc trâu giống tốt tại địa phương cho giao phối trực tiếp; phát triển đàn lợn nái ngoại nhằm nạc hóa đàn lợn của tỉnh; tăng tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật của gia cầm lên 90%.

c) Đối với Lâm nghiệp: Xây dựng nguồn giống cây Lâm nghiệp đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng tốt phục vụ trồng rừng; khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào nghiên cứu, chọn tạo sản xuất giống nhằm đáp ứng nhu cầu giống trong sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh.

d) Đối với thủy sản: Sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn giống tự nhiên, phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm nâng cao sản lượng thủy sản và giá trị kinh tế, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cải thiện cuộc sống nhân dân.

3. Nội dung đầu tư

- Chọn lọc, cải tạo đàn trâu, bò địa phương, sản xuất giống lợn ngoại.

- Sản xuất, khảo nghiệm, kiểm nghiệm một số giống cây trồng nông nghiệp, giống nấm mới có năng suất cao và chất lượng tốt.

- Sản xuất, bảo tồn cá chiên, cá lăng chấm và một số giống loài thủy sản mới có năng suất cao, chất lượng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tuyển chọn các giống cây Lâm nghiệp có giá trị phục vụ trồng rừng.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và trang thiết bị đồng bộ cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, bao gồm: Trại giống lợn; trại giống trâu, bò; trại giống gia cầm; trại giống nông nghiệp Điện Biên; trại giống nông nghiệp Tuần Giáo; trại giống nông nghiệp Tủa Chùa.

- Xây dựng, cải tạo vườn ươm giống, cơ sở kiểm nghiệm giống, trạm thực nghiệm giống cây lâm nghiệp tại một số huyện trên địa bàn tỉnh.

- Tập huấn, thông tin tuyên truyền, đào tạo cán bộ kỹ thuật chỉ đạo sản xuất giống và cán bộ quản lý giống.

4. Thứ tự ưu tiên, kế hoạch triển khai và khái toán vốn đầu tư các dự án

STT

Tên dự án

Thời gian thực hiện

Tổng vốn ĐT (triệu đồng)

Kế hoạch triển khai

2011-2015

2016-2020

 

Tổng cộng

 

123.434

100.234

23.200

1

XD mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, bảo quản và chế biến nấm ăn

2011-2012

7.434

7.434

 

2

XD trại SX con giống và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi thuộc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi tỉnh Điện Biên

2011-2015

58.500

58.500

 

3

Cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng đàn bò địa phương tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020

2011-2020

26.000

12.500

13.500

4

Ứng dụng sản xuất giống và bảo tồn hai loài Cá Chiên, Cá Lăng chấm

2011-2020

1.000

500

500

5

XD các điểm mô hình ương nuôi cá giống chất lượng cao

2011-2020

4.500

3.000

1.500

6

Nâng cấp Trại giống Nông nghiệp huyện Điện Biên, Trại giống Nông nghiệp huyện Tuần Giáo, Trại giống Nông nghiệp huyện Tủa Chùa

2011-2015

15.000

10.000

5.000

7

XD nguồn giống cây lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020

2011-2020

3.000

2.000

1000

8

XD và cải tạo vườn ươm giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020

2011-2015

4.500

4.500

 

9

XD cơ sở kiểm nghiệm giống, trạm thực nghiệm giống lâm nghiệp tỉnh Điện Biên

2011-2016

3.000

1.500

1.500

10

Đào tạo tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về quy chế quản lý giống và giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2020

 

500

300

200

Điều 2: Tổ chức thực hiện

- Chủ quản Đề án: UBND tỉnh Điện Biên.

- Đơn vị chủ trì thực hiện Đề án: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, chỉ đạo xây dựng các dự án thành phần đảm bảo các mục tiêu của Đề án; chủ trì xây dựng các chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh và bảo tồn giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; đồng thời kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2011 đến năm 2020.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nhân