Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1129/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 06 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định 73/QĐ-UBND-HC ngày 24/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;

Căn cứ kết luận tại cuộc họp Hội đồng Giáo dục và Phát triển nhân lực tỉnh ngày 30 tháng 8 năm 2016;

Theo đề nghị của Sở Y tế tại Công văn số 1848/SYT-TCCB ngày 19 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo nhân lực y tế giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ; Tài chính; Y tế; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT/TU, TT/HĐND tỉnh;
- CT và các PCT/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC/KGVX. Thg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-UBND-HC ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

A-/ PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch

Trong Nghị Quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đã nêu “nghề y là một nghề đặc biệt, vì vậy cần được đào tạo và sử dụng một cách đặc biệt”. Trong những năm qua, hệ thống đào tạo nhân lực y tế đã được quan tâm, đầu tư khá nhiều, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn như: thiếu nhân lực y tế có trình độ đại học và sau đại học nhất là bác sĩ; nhu cầu nhân lực y tế ngày càng tăng do sự gia tăng dân số, việc phát triển kinh tế, việc mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe nói chung, khám chữa bệnh nói riêng của người dân đang ngày càng cao, hệ thống y tế tư nhân phát triển cũng thu hút một lực lượng nhân lực y tế khá lớn.

Theo số liệu thống kê của Sở Y tế hiện còn thiếu nhiều cán bộ y tế có trình độ cao, đặc biệt là bác sĩ, cũng như số giường bệnh của các bệnh viện tính theo 10.000 dân còn thấp so với các tỉnh trong khu vực và trong cả nước. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác đào tạo đi đôi với các chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý.

II. Căn cứ pháp lý chủ yếu để lập kế hoạch

- Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/05/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở”;

- Nghị quyết số 18/2008/QH 12 ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

- Thông tư 23/2005/TT-BYT ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ Y tế Hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế.

- Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT/BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

- Quyết định 73/QĐ-UBND-HC ngày 24/01/2011 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;

- Quyết định 907/QĐ-UBND-HC ngày 06/10/2011 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2020;

III. Phạm vi kế hoạch

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2016 - 2020 được thực hiện trên toàn tỉnh; trong tất cả mọi lĩnh vực y dược về đào tạo, sử dụng, quản lý nhân lực y tế.

IV. Giới thiệu kết cấu của kế hoạch

Kế hoạch bao gồm các nội dung như sau:

- Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực y tế;

- Quy hoạch phát triển nhân lực y tế;

- Các giải pháp phát triển nhân lực y tế.

B/- HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP

I. Phát triển nhân lực y tế

1. Các chỉ số, chỉ tiêu về nhân lực

Tính đến cuối năm 2015 các chỉ số, chỉ tiêu về nhân lực y tế tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh Đồng Tháp đạt được như sau:

- Tổng số cán bộ y tế: 5.903 (không tính hợp đồng làm việc theo NĐ 68/CP)

- Cán bộ y tế /vạn dân: 33,90

- Tổng số Bác sĩ: 1.171

- Bác sĩ/1 vạn dân: 6,72

- Tổng số Dược sĩ: 119

- Dược sĩ /1 vạn dân: 0,68

- Tỷ lệ xã có bác sĩ khám bệnh: 100%

- Tỷ lệ ấp có nhân viên y tế: 100%

2. Thực trạng nhân lực y tế tỉnh Đồng Tháp

* Nhân lực CBYT của các cơ sở y tế công lập (số liệu cuối năm 2015)

Hệ

Tổng số CBYT

Sau ĐH

ĐH - CĐ

Trung học

Khác

Y

Dược

Khác

Y

Dược

Khác

Y

Dược

Khác

Điều trị

4.807

346

15

11

430

63

235

2.442

482

447

336

Dự phòng

1.096

151

5

4

244

36

87

313

89

101

66

Tổng cộng

5.903

497

20

15

674

99

322

2.755

571

548

402

* Nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý từ phó - trưởng phòng, khoa trở lên của các cơ sở y tế công lập (số liệu cuối năm 2015)

Hệ

CB lãnh đạo, quản lý hiện có (chung)

CB lãnh đạo, quản lý hiện có trình độ sau ĐH

Tỷ lệ %

Hệ điều trị

662

278

41,99

Hệ dự phòng

261

69

26,43

Tổng cộng

923

347

37,59

* Nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý từ phó - trưởng phòng, khoa trở lên có trình độ sau đại học của các cơ sở y tế công lập (số liệu cuối năm 2015)

Chức danh

Hệ điều trị

Hệ dự phòng

Tiến sĩ Bác sĩ

02

01

Thạc sĩ Bác sĩ

12

01

Bác sĩ CK II

38

05

Bác sĩ CK I

193

47

Tiến sĩ Dược

00

00

Thạc sĩ dược

02

01

Dược sĩ CK II

00

00

Dược sĩ CK I

09

01

Thạc sĩ Điều dưỡng

02

00

Sau ĐH khác (YTCC, QLBV…)

20

13

Tổng cộng

278

69

Đội ngũ cán bộ y tế Đồng Tháp đã được tăng cường về số lượng và trình độ chuyên môn. Một số chỉ số về nhân lực y tế đã đạt được ở mức khá cao. Bình quân 33,90 cán bộ y tế /1 vạn dân năm 2015; 100% số trạm y tế xã có bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, cán bộ phụ trách công tác dược và nhân viên y tế ấp hoạt động.

Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2015 vẫn còn một số chỉ số ở mức thấp và cải thiện chậm như:

- Tỷ lệ cán bộ y tế/1 vạn dân: 33,90 (thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước là 40,5)

- Tỷ lệ Bác sĩ/1 vạn dân (công lập): 6,72 (thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước là 7,8)

- Tỷ lệ Dược sĩ đại học/1 vạn dân (công lập): 0,68 (thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước là 1,6)

Hầu hết các bệnh viện có dược sĩ đại học phụ trách khoa dược; tuy nhiên số lượng dược sĩ đại học chưa đảm bảo để phát triển dược lâm sàng sau này.

Để phát triển đội ngũ cán bộ y tế, Sở Y tế đã tăng cường công tác đào tạo thông qua nhiều hình thức khác nhau. Các năm qua một số lớp đào tạo chuyên khoa I, II đã được tổ chức tại địa phương dưới hình thức liên kết.

Tỷ lệ cán bộ y tế tính trên 1 vạn dân tăng dần theo số lượng tăng cơ sở y tế và giường bệnh, nhưng nhìn chung tỷ trọng vẫn đặt trọng tâm vào tuyến tỉnh, chưa khai thác và đầu tư phát triển có hiệu quả tuyến cơ sở nhằm giảm tình trạng chuyển viện tuyến tỉnh.

3. Những tồn tại và nguyên nhân về nhân lực y tế

a. Tồn tại, hạn chế

Mặc dù đã được cải thiện nhưng đội ngũ cán bộ y tế Đồng Tháp vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực chuyên khoa sâu. Cán bộ quản lý còn hạn chế về trình độ, năng lực điều hành, đặc biệt là cán bộ ở tuyến cơ sở; cải cách hành chính còn nhiều hạn chế và chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ trong quản lý.

Cán bộ có trình độ chuyên môn cao chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong các lĩnh vực khám chữa bệnh, dự phòng và quản lý.

b. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan: “nghề y là một nghề đặc biệt, vì vậy cần được đào tạo và sử dụng một cách đặc biệt”. Trong tuyển sinh yêu cầu chất lượng, chỉ tiêu tuyển sinh thấp, một số chuyên khoa không có người chịu học, chịu làm. Cơ chế chính sách của nhà nước, định biên nhân lực cho ngành y tế (theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV) chậm thay đổi để phù hợp với tình hình mới; chưa có chính sách khuyến khích động viên thu hút bác sĩ về công tác ở tuyến cơ sở, đặc biệt là ở tuyến xã và vùng khó khăn.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chưa có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế một cách đồng bộ và toàn diện theo vị trí việc làm.

+ Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện chủ trương đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành y tế tỉnh.

+ Chưa có cơ chế khuyến khích động viên những cán bộ giỏi, có trình độ chuyên môn cao để họ yên tâm công tác lâu dài và tâm huyết phục vụ cho sự nghiệp y tế.

II. Công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế

* Số liệu 4 năm học sinh phổ thông trúng tuyển vào các trường Đại học Y - Dược về nhận công tác tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Đồng Tháp sau tốt nghiệp

Năm

Bác sĩ

Dược sĩ

Cử nhân y

2012

16

03

02

2013

29

08

04

2014

13

11

09

2015

26

04

13

Tổng cộng

84

26

28

Bình quân mỗi năm có 21 Bác sĩ, 6 Dược sĩ và 7 cử nhân y đào tạo hệ chính quy tự do về nhận công tác tại tỉnh Đồng Tháp.

* Số lượng bác sĩ, dược sĩ đại học, cử nhân y nghỉ hưu đến năm 2020

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

Số lượng

Y

13

13

12

26

16

80

Dược

1

1

0

1

2

5

Cử nhân y

5

6

3

4

10

28

Tổng cộng

19

20

15

31

28

113

Giai đoạn 2016 - 2020 bình quân mỗi năm có 16 Bác sĩ, 1 Dược sĩ và 6 cử nhân y nghỉ hưu (chưa tính chuyển công tác ra ngoài tỉnh và nghỉ việc vì lý do khác).

Như vậy, số bác sĩ, cử nhân y đào tạo hệ chính quy tự do về nhận công tác tại tỉnh Đồng Tháp tương ứng với số bác sĩ, và cử nhân y nghỉ hưu hàng năm.

* Cử đi đào tạo đại học từ năm 2010 – 2015 (chưa tốt nghiệp)

Nội dung

Cử đi đào tạo từ 2010 - 2015

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng

Bác sĩ

28

42

93

77

78

114

432

Chính quy Đ/C

28

42

57

40

52

61

280

Liên thông Đ/C

 

 

17

27

15

34

93

Liên thông

 

 

19

10

11

19

59

Dược sĩ

 

10

47

36

17

09

119

Chính quy Đ/C

 

10

12

15

11

05

53

Liên thông Đ/C

 

 

25

13

00

03

41

Liên thông

 

 

10

08

06

01

25

Cử nhân y

 

 

41

46

60

43

190

Chính quy Đ/C

 

 

0

08

00

05

13

Liên thông Đ/C

 

 

7

17

11

05

40

Liên thông

 

 

34

21

49

33

137

Tổng cộng

28

52

181

159

155

166

741

* Đang đào tạo sau đại học:

Số TT

Nội dung

2014

2015

Tổng

1

Bác sĩ CK I

22

17

39

2

Dược sĩ CKI

01

02

03

3

Bác sĩ CK II

13

07

20

4

Dược sĩ CKII

01

00

01

5

Thạc sĩ

21

21

42

6

Tiến sĩ

00

00

00

Tổng cộng

58

47

105

C/- KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. Dự báo những nhân tố tác động đến phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2016 - 2020

1. Những nhân tố bên ngoài

- Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và hình thành các chuỗi giá trị gia tăng, chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Phát triển khoa học - công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Những nhân tố trong nước

Nhu cầu nhân lực y tế đang gia tăng khá nhanh chóng. Có bốn yếu tố chính quyết định đến tăng nhu cầu nhân lực y tế đáp ứng cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, đó là:

- Tăng dân số hàng năm: tỷ lệ phát triển dân số hàng năm của Đồng Tháp gần 1%. Tốc độ tăng dân số đang tăng dần, cũng có nghĩa là nhu cầu tăng nhân lực y tế để phục vụ cho số dân này trong những năm tới.

- Tăng trưởng kinh tế: nhu cầu chăm sóc y tế tăng với tỷ lệ 1,5 lần mức tăng trưởng kinh tế.

- Thay đổi về tổ chức hệ thống y tế, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế, chính sách mới về phát triển y tế;

- Tăng tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế: Theo Tổ chức Y tế thế giới, người tham gia bảo hiểm y tế có xu hướng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cao gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung.

II. Quan điểm xây dựng kế hoạch

1. Mở rộng và cân đối quy mô đào tạo theo các bậc học, ngành học nhằm: đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; sản xuất, phân phối thuốc và trang thiết bị y tế.

2. Bảo đảm cung cấp đủ nguồn nhân lực y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở (bao gồm cả công lập và ngoài công lập).

3. Thực hiện tuyển dụng, sử dụng phù hợp theo vùng, lĩnh vực để khuyến khích, động viên đội ngũ nhân lực y tế phát huy tốt năng lực trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

4. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ người theo học các chuyên ngành có sức thu hút thấp.

III. Mục tiêu kế hoạch

1. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhân lực

a. Mục tiêu chung phát triển nhân lực

Xây dựng đội ngũ nhân lực y tế có trình độ kỹ thuật cao, chuyên môn giỏi, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, để kiện toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có.

b. Mục tiêu cụ thể phát triển nhân lực

- Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức dài hạn, liên thông hoặc liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, đặc biệt là cán bộ quản lí các cấp, nhất là quản lý bệnh viện trong tình hình mới.

- Đảm bảo đủ nhân lực y tế cho các lĩnh vực hoặc đơn vị hiện còn thiếu nhiều cán bộ như y tế dự phòng, y học cổ truyền, quản lý y tế, kỹ thuật viên các loại.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế tại tất cả các tuyến đạt tiêu chuẩn phân cấp các bệnh viện, TTYT theo quy định của Bộ Y tế.

- Tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ cao (sau đại học), chuyên khoa sâu, cán bộ quản trị bệnh viện.

- Đảm bảo cân đối giữa các loại hình cán bộ như tỷ lệ cán bộ y tế/1 vạn dân, tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ, tỷ lệ giữa cán bộ chuyên môn y và dược, kỹ thuật viên các loại.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, có khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị y tế mới, hiện đại bao gồm cả việc duy tu, bảo dưỡng máy móc.

c. Chỉ tiêu phát triển nhân lực

Nâng cao các chỉ số nhân lực y tế cơ bản, phấn đấu đạt mục tiêu của Bộ Y tế và theo Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020:

- Số Bác sĩ/1 vạn dân đến năm 2020 là 8

- Số Dược sĩ đại học (DSĐH)/1 vạn dân đến năm 2020 là 1,2

- Số cử nhân y cao đẳng, đại học trở lên là 25% vào năm 2020

2. Nội dung quy hoạch phát triển nhân lực

a. Căn cứ để ước tính nhu cầu nhân lực y tế bao gồm

- Số dân của toàn tỉnh Đồng Tháp năm 2015 ước là 1.741.121 người và theo dự báo của “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020” là 1.863.393 người vào năm 2020.

- Nhân lực hiện có:

+ Bác sĩ hiện có: 1.171 người, bác sĩ/1 vạn dân: 6,72

+ DSĐH hiện có: 119 người, DSĐH/ 1 vạn dân: 0,68

+ Cử nhân y cao đẳng, đại học trở lên hiện có: 310 người/2.006, chiếm tỉ lệ 15,45%.

Để đạt các mục tiêu về tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân, dược sĩ /1 vạn dân, cử nhân y cao đẳng, đại học/vạn dân vào năm 2020 cần:

- Để đạt bác sĩ/1 vạn dân là 8 vào năm 2020 cần bổ sung: 296 người

- Tỷ lệ DSĐH/1 vạn dân 1,2 vào năm 2020 cần bổ sung: 110 người

- Cử nhân y cao đẳng, đại học là 25% vào năm 2020 cần bổ sung: 423 người

b. Đào tạo đại học:

Chức danh

Hiện có 2015

Nhu cầu đến 2020

Dân số

1.741.121

1.863.393

Bác sĩ

1.171

1.467

Bác sĩ/1 vạn dân

6,72

8,00

Dược sĩ ĐH

119

219

Dược sĩ ĐH/1 vạn dân

0.68

1,20

CĐ, CN Y

310 (15,45%)

733 (25%)

* Số lượng cán bộ đại học cần đào tạo bổ sung:

Chức danh

Hiện có 2015

Nhu cầu đến 2020

Bác sĩ

1.171

296

Dược sĩ ĐH

119

110

CĐ, CN Y

310

423

* Đang cử đi đào tạo đại học từ năm 2010 - 2015 (tốt nghiệp 2016 - 2020)

Nội dung

Cử đi đào tạo từ 2010 - 2015

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng

Bác sĩ

28

42

93

77

78

114

432

Chính quy Đ/C

28

42

57

40

52

61

280

Liên thông Đ/C

 

 

17

27

15

34

93

Liên thông

 

 

19

10

11

19

59

Dược sĩ

 

10

47

36

17

09

119

Chính quy Đ/C

 

10

12

15

11

05

53

Liên thông Đ/C

 

 

25

13

00

03

41

Liên thông

 

 

10

08

06

01

25

Cử nhân y

 

 

41

46

60

43

190

Chính quy Đ/C

 

 

0

08

00

05

13

Liên thông Đ/C

 

 

7

17

11

05

40

Liên thông

 

 

34

21

49

33

137

Tổng cộng

28

52

181

159

155

166

741

* Đào tạo đại học sẽ tốt nghiệp từ năm 2016 - 2020

Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng

Bác sĩ

64

79

83

93

52

371

Dược sĩ

45

33

21

15

05

119

Cử nhân y

41

46

60

43

 

190

Tổng cộng

150

158

164

151

57

680

Như vậy, đến năm 2020 có 680 người tốt nghiệp đại học gồm:

- Bác sĩ: 371/432 người đang học (còn 61 người tốt nghiệp vào năm 2021)

- DSĐH: 119/119 người đang học

- Cử nhân Y: 190/190 người đang học

* Tiếp tục cử đi đào tạo đại học từ năm 2016 - 2020 (bổ sung CBYT cho giai đoạn 2021- 2025 và các năm tiếp theo)

Đối tượng

Hiện có 2015

Nhu cầu đến năm 2020

Dự kiến có năm 2020

Nhu cầu đến năm 2025

Cần đào tạo 2016-2020

Bác sĩ

1.171

1.467

1.542

1.958

416

Dược sĩ

119

219

238

293

65

Cử nhân y, ĐH, CĐ

310

733

500

1.370

637

* Cử đi đào tạo đại học theo từng năm giai đoạn 2016 - 2020 để bù đắp cho giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo

Nội dung

Cử đi đào tạo từ 2016 - 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng

Bác sĩ

83

83

83

83

83

415

Chính quy Đ/C

60

60

60

60

60

300

Liên thông Đ/C

12

12

12

12

12

60

Liên thông

11

11

11

11

11

55

Dược sĩ

13

13

13

13

13

65

Chính quy Đ/C

05

05

05

05

05

25

Liên thông Đ/C

04

04

04

04

04

20

Liên thông

04

04

04

04

04

20

Cử nhân y

50

50

50

50

50

250

Chính quy Đ/C

20

20

20

20

20

100

Liên thông Đ/C

15

15

15

15

15

75

Liên thông

15

15

15

15

15

75

Tổng cộng

146

146

146

146

146

730

Đào tạo chuyển đổi từ trung cấp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên lên trình độ cao đẳng do Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đảm nhận.

c. Đào tạo sau đại học:

* Nhu cầu đào tạo cần bổ sung đến năm 2020 đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ điều trị (dự kiến mỗi năm tăng khoảng 4%)

Năm 2015

Giai đoạn 2016-2020

CB sau ĐH hiện có/CB LĐ, QL chung

CB sau ĐH cần có/CB LĐ, QL chung

278/622 (41,99%)

410/662 (62%)

Bổ sung đào tạo sau đại học

132

* Nhu cầu đào tạo cần bổ sung đến năm 2020 đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ dự phòng (mỗi năm dự kiến tăng khoảng 5%)

Năm 2015

Giai đoạn 2016-2020

CB sau ĐH hiện có/CB LĐ, QL chung

CB sau ĐH cần có/CB LĐ, QL chung

69/261 (26,43%)

134/261 (51,5%)

Bổ sung đào tạo sau đại học

65

* Nhu cầu đào tạo sau đại học cán bộ y tế có trình độ đại học không là cán bộ lãnh đạo, quản lý (bao gồm Bác sĩ, Dược sĩ đại học và ngành y khác)

Năm 2015

Giai đoạn 2016-2020

CB ĐH không là LĐ, QL/CB ĐH

CB ĐH không là LĐ, QL cần có đến năm 2020

576/1.095

1.256

Bổ sung đào tạo sau đại học

126 người (10% của 1.256)

* Số lượng cán bộ y tế có trình độ sau đại học nghỉ hưu đến năm 2020

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

Số lượng

14

15

14

28

21

92

* Như vậy, nhu cầu đào tạo sau đại học chung cần bổ sung giai đoạn 2016 - 2020

Đối tượng

Giai đoạn 2016 - 2020

Cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ điều trị

132

Cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ dự phòng

65

Đại học không là cán bộ lãnh đạo, quản lý

126

Đào tạo bù đắp cán bộ nghỉ hưu

92

Tổng cộng

415

* Số cán bộ y tế sau đại học đang đào tạo

Số TT

Nội dung

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

1

Bác sĩ CK I

22

17

39

2

Dược sĩ CKI

01

02

03

3

Bác sĩ CK II

13

07

20

4

Dược sĩ CKII

01

00

01

5

Thạc sĩ

21

21

42

6

Tiến sĩ

00

00

00

Tổng cộng

58

47

105

Như vậy, số cán bộ y tế đang đào tạo sau đại học trong 2 năm (2014 và 2015) sẽ ra trường vào năm 2016 và 2017 là 105 người.

* Kế hoạch đào tạo sau đại học giai đoạn 2016 - 2018 để bổ sung nhu cầu đến năm 2020

Chức danh

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng cộng

Tiến sĩ Bác sĩ

02

02

02

06

Thạc sĩ Bác sĩ

02

02

02

06

Bác sĩ CK II

15

15

15

45

Bác sĩ CK I

38

38

38

114

Dược sĩ tiến sĩ

01

01

01

03

Thạc sĩ dược

01

01

01

03

Dược sĩ CK II

01

01

01

03

Dược sĩ CK I

01

01

01

03

Thạc sĩ điều dưỡng

02

02

02

06

Sau ĐH khác (YTCC, QLBV…)

40

40

41

121

Tổng cộng

103

103

104

310

* Kế hoạch đào tạo sau đại học giai đoạn 2019 - 2020 để bổ sung nhu cầu các năm tiếp theo

Chức danh

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Tiến sĩ Bác sĩ

01

01

02

Thạc sĩ Bác sĩ

01

01

02

Bác sĩ CK II

12

12

24

Bác sĩ CK I

33

33

66

Dược sĩ tiến sĩ

01

01

02

Thạc sĩ dược

01

01

02

Dược sĩ CK II

01

01

02

Dược sĩ CK I

01

01

02

Thạc sĩ điều dưỡng

01

01

02

Sau ĐH khác (YTCC, QLBV…)

30

30

60

Tổng cộng

82

82

164

d. Các loại hình đào tạo

- Đào tạo nâng cao bao gồm:

+ Đào tạo sau đại học: tiến sĩ, chuyên khoa II, thạc sĩ, chuyên khoa I.

+ Nâng cấp từ y sĩ liên thông lên bác sĩ, trung học khác lên đại học, cử nhân, cao đẳng.

- Chú trọng đào tạo cán bộ chuyên môn sâu, chuyên gia đầu ngành.

- Đào tạo kỹ thuật viên để thực hiện các kỹ thuật cao, sử dụng, bảo dưỡng trang thiết bị y tế hiện đại.

e. Kinh phí đào tạo

Tổng kinh phí đào tạo giai đoạn 2016 - 2020: 86.243.900.000 đồng

(Bằng chữ: Tám mươi sáu tỷ hai trăm bốn mươi ba triệu chín trăm ngàn đồng) Trong đó:

- Kinh phí đào tạo trình độ đại học giai đoạn 2016 - 2020:

(kèm theo phụ lục 1)

42.035.000.000 đồng

- Kinh phí đào tạo trình độ sau đại học giai đoạn 2016 - 2020:

(kèm theo phụ lục 2)

12.088.000.000 đồng

- Kinh phí tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng đã được cử đi đào tạo trình độ đại học giai đoạn 2016 - 2020:

(kèm theo phụ lục 3)

31.180.400.000 đồng

- Kinh phí tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng đã được cử đi đào tạo trình độ sau đại học giai đoạn 2016 - 2020:

(kèm theo phụ lục 4)

940.500.000 đồng

D/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Y tế

- Căn cứ vào Kế hoạch được phê duyệt xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm, xét chọn các đối tượng cử đi đào tạo theo đúng trình độ chuyên môn và nhu cầu năng lực trên cơ sở Quy chế đào tạo ban hành.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm.

- Lồng ghép vào các dự án, các nguồn tài trợ để tranh thủ kinh phí đào tạo từ các nguồn này.

2. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế: trên cơ sở quy hoạch và nhu cầu nhân lực của đơn vị, tham mưu và cử đối tượng tham gia đào tạo đúng theo yêu cầu.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

KINH PHÍ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-UBND-HC ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: đồng

Stt

Loại hình đào tạo

Số lượng đào tạo và kinh phí đào tạo

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cộng kinh phí từ 2016-2020

Năm 2016

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2016 đến năm 2020

Năm 2017

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2017 đến năm 2020

Năm 2018

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2018 đến năm 2020

Năm 2019

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2019 đến năm 2020

Năm 2020

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2020

1

BÁC SĨ

83

 

 

83

 

 

83

 

 

83

 

 

83

 

 

 

2

Chính quy Đ/C

60

27.000.000

8.100.000.000

60

28.000.000

6.720.000.000

60

29.000.000

5.220.000.000

60

30.000.000

3.600.000.000

60

31.000.000

1.860.000.000

25.500.000.000

3

Liên thông Đ/C

12

28.000.000

1.680.000.000

12

29.000.000

1.392.000.000

12

30.000.000

1.080.000.000

12

31.000.000

744.000.000

12

32.000.000

384.000.000

5.280.000.000

4

Liên thông

11

10.000.000

550.000.000

11

11.000.000

484.000.000

11

12.000.000

396.000.000

11

13.000.000

286.000.000

11

14.000.000

154.000.000

1.870.000.000

5

Cử Nhân Y ĐH

50

 

 

50

 

 

50

 

 

50

 

 

50

 

 

 

6

Chính quy Đ/C

20

21.000.000

2.100.000.000

20

22.000.000

1.760.000.000

20

23.000.000

1.380.000.000

20

24.000.000

960.000.000

20

25.000.000

500.000.000

6.700.000.000

7

Liên thông Đ/C

15

20.000.000

1.500.000.000

15

21.000.000

1.260.000.000

15

22.000.000

990.000.000

15

23.000.000

690.000.000

15

24.000.000

360.000.000

4.800.000.000

8

Liên thông

15

8.000.000

600.000.000

15

9.000.000

540.000.000

15

10.000.000

450.000.000

15

11.000.000

330.000.000

15

12.000.000

180.000.000

2.100.000.000

 

TỔNG CỘNG

133

 

14.530.000.000

133

 

12.156.000.000

133

 

9.516.000.000

133

 

6.610.000.000

133

 

3.438.000.000

46.250.000.000

Ước tính kinh phí đào tạo từ năm 2016 đến năm 2020 (chưa trừ): 46.250.000.000 đồng

Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ hệ chính quy đào tạo theo ĐCSD: 32.200.000.000 đồng

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo đối với các viên chức tại các Bệnh viện: 9.835.000.000 đồng

- Trừ Kinh phí 30% đối tượng các Bệnh viện (do đơn vị chi hoặc cá nhân đi học chi trả): 4.215.000.000 đồng

Nhu cầu kinh phí đào tạo đại học từ năm 2016 - 2020:  42.035.000.000 đồng

 

PHỤ LỤC 2

KINH PHÍ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1129 /QĐ-UBND-HC ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: đồng

Stt

Loại hình đào tạo

Số lượng đào tạo và kinh phí đào tạo

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Cộng kinh phí từ 2016-2020

Năm 2016

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2016 đến năm 2018

Năm 2017

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2017 đến năm 2020

Năm 2018

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2018 đến năm 2020

Năm 2019

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2019 đến năm 2020

Năm 2020

Kinh phí ước tính/ 01 hv

Kinh phí ước tính năm 2020

1

Tiến sĩ Bác sĩ

2

30.000.000

120.000.000

2

31.000.000

124.000.000

2

32.000.000

128.000.000

1

33.000.000

66.000.000

1

34.000.000

68.000.000

506.000.000

2

Thạc sĩ Bác sĩ

2

12.000.000

48.000.000

2

13.000.000

52.000.000

2

14.000.000

56.000.000

1

15.000.000

30.000.000

1

16.000.000

32.000.000

218.000.000

3

Bác sĩ CK II

15

32.000.000

960.000.000

15

33.000.000

990.000.000

15

34.000.000

1.020.000.000

12

35.000.000

840.000.000

12

36.000.000

864.000.000

4.674.000.000

4

Bác sĩ CK I

38

12.000.000

912.000.000

38

13.000.000

988.000.000

38

14.000.000

1.064.000.000

33

15.000.000

990.000.000

33

16.000.000

1.056.000.000

5.010.000.000

5

Dược sĩ tiến sĩ

1

30.000.000

60.000.000

1

31.000.000

62.000.000

1

32.000.000

64.000.000

1

33.000.000

66.000.000

1

34.000.000

68.000.000

320.000.000

6

Thạc sĩ dược

1

12.000.000

24.000.000

1

13.000.000

26.000.000

1

14.000.000

28.000.000

1

15.000.000

30.000.000

1

16.000.000

32.000.000

140.000.000

7

Dược sĩ CK II

1

32.000.000

64.000.000

1

33.000.000

66.000.000

1

34.000.000

68.000.000

1

35.000.000

70.000.000

1

36.000.000

72.000.000

340.000.000

8

Dược sĩ CK I

1

12.000.000

24.000.000

1

13.000.000

26.000.000

1

14.000.000

28.000.000

1

15.000.000

30.000.000

1

16.000.000

32.000.000

140.000.000

9

Th sĩ Đ. dưỡng

2

12.000.000

48.000.000

2

13.000.000

52.000.000

2

14.000.000

56.000.000

1

15.000.000

30.000.000

1

16.000.000

32.000.000

218.000.000

1 0

Sau ĐH khác (YTCC, QLBV)

40

33.000.000

2.640.000.000

40

34.000.000

2.720.000.000

41

35.000.000

2.870.000.000

30

36.000.000

2.160.000.000

30

37.000.000

2.220.000.000

12.610.000.000

 

TỔNG CỘNG

103

 

4.900.000.000

103

 

5.106.000.000

104

 

5.382.000.000

82

 

4.312.000.000

82

 

4.476.000.000

24.176.000.000

Ước tính kinh phí đào tạo từ năm 2016 đến năm 2020 (chưa trừ): 24.176.000.000 đồng

Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo: 12.088.000.000 đồng

- Kinh phí 50% (do đơn vị chi hoặc cá nhân đi học chi trả): 12.088.000.000 đồng

Nhu cầu kinh phí đào tạo sau đại học từ năm 2016 - 2020: 12.088.000.000 đồng

 

PHỤ LỤC 3

KINH PHÍ TIẾP TỤC HỖ TRỢ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-UBND-HC ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: đồng

Stt

Loại hình đào tạo

Đang đào tạo ra trường từ năm 2016 đến năm 2020

Cộng số lượng

2016

Ước kinh phí hỗ trợ

2017

Ước kinh phí hỗ trợ

2018

Ước kinh phí hỗ trợ

2019

Ước kinh phí hỗ trợ

2020

Ước kinh phí hỗ trợ

1

Bác sỹ chính quy theo ĐCSD

28

756.000.000

42

2.268.000.000

67

5.427.000.000

65

7.020.000.000

64

8.640.000.000

266

2

Bác sỹ liên thông theo ĐCSD (100% học phí)

14

392.000.000

12

672.000.000

10

840.000.000

17

1.904.000.000

 

 

53

3

Bác sỹ liên thông theo ĐCSD (70% học phí)

 

 

16

627.200.000

5

294.000.000

11

862.400.000

 

 

32

4

Bác sỹ Liên thông (100% học phí)

6

48.000.000

9

144.000.000

10

240.000.000

15

480.000.000

 

 

40

5

Bác sỹ Liên thông (70% học phí)

5

28.000.000

7

78.400.000

3

50.400.000

7

156.800.000

 

 

22

6

Dược sĩ chính quy đào tạo theo địa chỉ sử dụng

9

225.000.000

13

0

18

0

11

0

17

0

68

7

Dược sĩ liên thông đào tạo theo địa chỉ sử dụng

23

598.000.000

 

0

0

0

13

0

 

 

36

8

Dược sĩ liên thông

7

56.000.000

11

0

6

0

1

0

 

 

25

9

Cử nhân Y chính quy đào tạo theo địa chỉ sử dụng

 

 

8

288.000.000

0

 

 

 

 

 

8

10

Cử nhân Y liên thông theo ĐCSD (100% học phí)

 

 

3

108.000.000

0

 

1

72.000.000

 

 

4

11

Cử nhân Y liên thông theo ĐCSD (70% học phí)

 

 

14

352.800.000

3

113.400.000

4

201.600.000

 

 

21

12

Cử nhân Y liên thông (100% học phí)

5

40.000.000

2

32.000.000

54

2.916.000.000

24

1.728.000.000

 

 

85

13

Cử nhân Y liên thông (70% học phí)

25

200.000.000

26

291.200.000

2

48.000.000

8

403.200.000

 

 

61

Cộng số lượng

122

 

163

 

178

 

177

 

81

 

721

CỘNG KINH PHÍ ĐÀO TẠO

 

2.343.000.000

 

4.861.600.000

 

9.928.800.000

 

12.828.000.000

 

8.640.000.000

36.258.400.000

Kinh phí để tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng đã được cử đi đào tạo trình độ đại học giai đoạn 2016 - 2020: 36.258.400.000 đồng

Trừ tự túc và hỗ trợ 50% học phí giai đoạn 2016 - 2020: 5.078.000.000 đồng (gồm: năm 2017 là 06 người (04 bác sỹ, 02 dược sỹ) với kinh phí là 316.000.000 đồng; năm 2018 là 04 người (04 bác sỹ) với kinh phí là 324.000.000 đồng; năm 2019 là 09 người (09 bác sỹ), hỗ trợ 50% là 10 người (05 bác sỹ, 05 dược sỹ) với kinh phí là 1.522.000.000 đồng; năm 2020 là 27 người (27 bác sỹ ) với kinh phí là 2.916.000.000 đồng)

Nhu cầu kinh phí để tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng đã được cử đi đào tạo trình độ đại học giai đoạn 2016 - 2020 (sau khi trừ tự túc và hỗ trợ 50% học phí): 31.180.400.000 đồng

 

PHỤ LỤC 4

KINH PHÍ TIẾP TỤC HỖ TRỢ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1129 /QĐ-UBND-HC ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: đồng

Stt

Loại hình đào tạo

Số lượng đào tạo và kinh phí đào tạo

Cộng số lượng

Năm 2016

Năm 2017

SL đào tạo

Hỗ trợ kinh phí

Ước kinh phí hỗ trợ

SL đào tạo

Hỗ trợ kinh phí

Ước kinh phí hỗ trợ

SL đào tạo năm 2016+2017

Hỗ trợ kinh phí năm 2016 + 2017

1

Tiến sĩ Bác sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thạc sĩ Bác sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Bác sĩ CK II

13

0

32.000.000

7

2

32.000.000

20

2

4

Bác sĩ CK I

21

17

102.000.000

24

17

221.000.000

45

34

5

Dược sĩ tiến sĩ

 

 

 

 

 

 

0

0

6

Thạc sĩ dược

 

 

 

 

 

 

0

0

7

Dược sĩ CK II

1

0

0

 

 

 

1

0

8

Dược sĩ CK I

1

1

6.000.000

2

2

26.000.000

3

3

9

Th sĩ Đ. dưỡng

 

 

 

 

 

 

0

0

10

Sau ĐH khác (YTCC, QLBV)

20

11

181.500.000

15

10

340.000.000

35

21

 

Cộng số lượng

56

29

 

48

31

 

104

60

 

CỘNG KINH PHÍ

 

 

321.500.000

 

 

619.000.000

940.500.000

Nhu cầu kinh phí để tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng đã được cử đi đào tạo trình độ sau đại học giai đoạn 2016 - 2020: 940.500.000 đồng