Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1129/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 04 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 1 (2020-2025)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật số 47/2017/QH ngày 22/11/2019 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;

Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ Quy định lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/9/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập;

Căn cứ Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2300/TTr-SGDĐT ngày 28/10/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Điện Biên giai đoạn 1 (2020-2025) với nội dung như sau:

1. Mục tiêu thực hiện

Triển khai thực hiện có kết quả lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; đạt chỉ tiêu đào tạo nâng trình độ chuẩn giai đoạn 1 (2020-2025) theo Kế hoạch số 681 /KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 bảo đảm đạt ít nhất:

80% trở lên số giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên được chọn cử đi đào tạo (Hiện tại có 216/247 giáo viên đang theo học các lớp liên kết đại học).

50% trở lên số giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên được chọn cử đi đào tạo (Hiện tại có 370/1.317 giáo viên đang theo học các lớp liên kết đại học).

60% trở lên số giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên được chọn cử đi đào tạo (Hiện tại có 86/410 giáo viên đang theo học các lớp liên kết đại học).

2. Nguyên tắc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên

- Bảo đảm phù hợp với thực trạng giáo viên của từng đơn vị trường, không để tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.

- Việc xác định đối tượng tham gia đào tạo bảo đảm đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên. Ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tham gia đào tạo trước.

- Bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả.

3. Thời gian, đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo

3.1.Thời gian: Tính từ 01/7/2020 đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Đối với các lớp học tập trung ưu tiên bố trí vào dịp nghỉ hè hằng năm của giáo viên.

3.2. Đối tượng

- Đối với giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm trở lên còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

- Đối với giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

- Đối với giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

4.1. Xác định đối tượng, số lượng giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn

Căn cứ đối tượng, chỉ tiêu được giao nêu trên Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, lập danh sách đề nghị cử giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn. Tổng hợp danh sách xây dựng Kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ xác định đối tượng, số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Trên cơ sở dữ liệu đội ngũ và tiêu chí, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát đối tượng giáo viên phải thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo ở từng cơ sở giáo dục, đặt ra chỉ tiêu, mục tiêu phấn đấu cho từng năm và cả giai đoạn 2020-2025. Công khai danh sách giáo viên tham gia đào tạo hằng năm.

Tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện từng năm theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP và tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch; có các phương án dự phòng trước các tình huống như thiên tai, dịch bệnh để đảm bảo tiến độ thực hiện lộ trình nâng chuẩn năm 2020.

4.2. Bố trí, sắp xếp giáo viên

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo hằng năm, trong đó đã xác định cụ thể đối tượng giáo viên phải đào tạo để đạt trình độ chuẩn ở từng cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND cấp huyện xây dựng phương án và có giải pháp bố trí, sắp xếp, điều tiết, phân công nhiệm vụ cho giáo viên hợp lý giữa các cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm nguyên tắc, có đủ giáo viên giảng dạy trong bối cảnh thiếu giáo viên và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.

5. Thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên và thực hiện công tác truyền thông tạo sự đồng thuận trong đội ngũ

Bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các quy định khác hiện hành cho giáo viên kịp thời theo đúng quy định.

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền cho giáo viên các quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; các tiêu chí xác định cử giáo viên đi học hằng năm; kế hoạch thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh để giáo viên nắm được và thực hiện. Kịp thời giải đáp thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện.

6. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện:

- Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí hằng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho công tác đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, dự án, đề án về giáo dục và đào tạo của địa phương.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và hướng dẫn đơn vị thực hiện các nội dung bồi dưỡng; cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Chỉ đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này theo định kỳ hằng năm và từng giai đoạn, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong các cơ sở giáo dục theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong các cơ sở giáo dục; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyển dụng đủ giáo viên theo số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, đảm bảo tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn theo yêu cầu vị trí việc làm.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo, căn cứ nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách trung ương bổ sung, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí thực hiện theo quy định hiện hành.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hằng năm ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trên địa bàn quản lý gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền tuyển dụng đủ số lượng giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý theo quy định.

Chủ trì thực hiện bảo đảm, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các quy định khác hiện hành cho giáo viên thuộc đối tượng quản lý theo đúng quy định.

Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục của địa phương, hằng năm căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung bồi dưỡng nâng chuẩn của giáo viên trên địa bàn quản lý, định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) theo quy định.

5. Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

Xây dựng Kế hoạch chi tiết của đơn vị, bám sát lộ trình Kế hoạch chung của tỉnh để cụ thể hóa từng bước nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành giáo dục mầm non, liên kết đào tạo, bồi dưỡng giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về các nội dung bồi dưỡng trong lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

PHỤ LỤC 1

THỐNG KÊ SỐ LIỆU GIÁO VIÊN MẦM NON CHƯA ĐẠT TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO TÍNH ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số:1129/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Tên đơn vị

Tổng số GV chưa đạt trình độ chuẩn được ĐT

Chia theo độ tuổi

Tổng
số

Trong đó

Dưới 30 tuổi

Từ 30- 39 tuổi

Từ 40- 49 tuổi

Từ 50- 55 tuổi

Trên 55 tuổi

Nam

Nữ

Tổng
số

Trong đó

Tổng
số

Trong đó

Tổng
 số

Trong đó

Tổng
số

Trong đó

Tổng
 số

Trong đó

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1

Phòng GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ

5

0

5

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

0

5

0

0

0

2

Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên

1

0

1

0

0

0

0

0

0

1

0

1

0

0

0

0

0

0

3

Phòng GD&ĐT huyện Mường Chà

64

0

64

54

0

54

10

0

10

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông

80

0

80

65

0

62

15

0

15

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Phòng GD&ĐT huyện Mường Ảng

14

0

14

0

5

0

9

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa

4

0

4

1

0

1

1

0

1

0

0

0

2

0

2

0

0

0

7

Phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé

41

0

41

39

0

39

2

0

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8

Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ

7

0

7

3

0

0

3

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

9

Phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo

14

0

14

8

0

8

5

0

5

0

0

0

1

0

1

0

0

0

10

Phòng GD&ĐT thị xã Mường Lay

17

0

17

12

0

12

4

0

4

0

0

0

1

0

1

0

0

0

Tổng

247

0

247

182

5

176

49

0

37

1

0

1

9

0

9

1

0

0

 

PHỤ LỤC 2

THỐNG KÊ SỐ LIỆU GIÁO VIÊN TIỂU HỌC CHƯA ĐẠT TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO TÍNH ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1129/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Tên đơn vị

Tổng số GV chưa đạt trình độ chuẩn được ĐT

Chia theo độ tuổi

Tổng
số

Trong đó

Dưới 30 tuổi

Từ 30- 39 tuổi

Từ 40- 49 tuổi

Từ 50- 55 tuổi

Trên 55 tuổi

Nam

Nữ

Tổng
số

Trong đó

Tổng
số

Trong đó

Tổng
 số

Trong đó

Tổng
số

Trong đó

Tổng
 số

Trong đó

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1

Phòng GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ

88

26

62

7

2

5

21

12

9

33

11

22

26

1

25

1

0

1

2

Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên

175

48

127

18

9

9

46

16

30

66

12

54

40

6

34

5

5

0

3

Phòng GD&ĐT
 huyện Mường Chà

167

82

85

60

26

34

65

38

27

33

14

19

7

2

5

2

2

0

4

Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông

110

119

42

29

5

24

53

43

10

21

14

7

5

4

1

2

2

0

5

Phòng GD&ĐT huyện Mường Ảng

157

71

86

4

19

26

21

23

32

14

15

4

0

0

0

0

0

0

6

Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa

136

73

63

37

21

16

39

28

11

41

20

21

19

4

15

0

0

0

7

Phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé

109

76

36

60

36

27

45

36

9

3

3

0

0

0

0

1

1

0

8

Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ

103

63

40

22

3

5

49

15

9

16

3

2

6

0

0

0

0

0

9

Phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo

232

124

108

17

4

13

74

44

30

88

51

37

47

19

28

6

6

0

10

Phòng GD&ĐT thị xã Mường Lay

40

19

21

23

15

9

7

2

5

5

1

4

4

1

3

1

1

0

Tổng

1317

701

670

277

140

168

420

257

172

320

144

170

154

37

111

18

17

1

 

PHỤ LỤC 3

THỐNG KÊ SỐ LIỆU GIÁO VIÊN THCS CHƯA ĐẠT TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO TÍNH ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số:1129/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Tên đơn vị

Tổng số GV chưa đạt trình độ chuẩn được ĐT

Chia theo độ tuổi

Tổng
số

Trong đó

Dưới 30 tuổi

Từ 30- 39 tuổi

Từ 40- 49 tuổi

Từ 50- 55 tuổi

Trên 55 tuổi

Nam

Nữ

Tổng
số

Trong đó

Tổng
số

Trong đó

Tổng
 số

Trong đó

Tổng
số

Trong đó

Tổng
 số

Trong đó

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1

Phòng GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ

26

5

21

8

3

5

7

0

7

6

2

4

5

0

5

0

0

0

2

Phòng GD&ĐT
 huyện Điện Biên

26

6

20

4

1

3

6

0

6

2

1

2

11

2

9

2

2

0

3

Phòng GD&ĐT
 huyện Mường Chà

56

29

27

21

15

6

25

9

16

7

4

3

2

0

2

1

1

0

4

Phòng GD&ĐT
 huyện Điện Biên Đông

87

46

41

41

16

21

35

17

14

9

8

0

2

2

0

0

0

0

5

Phòng GD&ĐT
 huyện Mường Ảng

30

19

11

3

5

7

4

8

2

1

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Phòng GD&ĐT
 huyện Tủa Chùa

32

17

15

11

2

9

20

15

5

0

0

0

1

0

1

0

0

0

7

Phòng GD&ĐT
 huyện Mường Nhé

51

28

23

23

12

11

21

11

10

5

4

1

1

0

1

1

1

0

8

Phòng GD&ĐT
 huyện Nậm Pồ

53

31

22

11

8

3

37

19

18

5

4

1

0

0

0

0

0

0

9

Phòng GD&ĐT
 huyện Tuần Giáo

35

20

15

5

1

4

17

14

3

8

4

4

5

1

4

0

0

0

10

Phòng GD&ĐT
 thị xã Mường Lay

14

5

9

6

2

4

5

3

2

3

0

3

0

0

0

0

0

0

Tổng

410

206

204

133

65

73

177

96

83

46

27

18

27

5

22

4

4

0