ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1134/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 14 tháng 5 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THANH NIÊN HƯNG YÊN SÁNG TẠO, KHỞI NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2010/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2020;
Xét đề nghị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo, khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2022.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ngân hàng Phát triển tỉnh; Chủ tịch: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ THANH NIÊN HƯNG YÊN SÁNG TẠO, KHỞI NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018-2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Hưng Yên có diện tích 930 km2, dân số khoảng 1,2 triệu người, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm phấn đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh sau hơn 20 năm tái lập, nền kinh tế tỉnh Hưng Yên phát triển vững chắc, chính trị - xã hội ổn định; môi trường kinh doanh có những chuyển biến tích cực, thực hiện hiệu quả việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) hàng năm đạt mức khá, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 7,85%/năm (cao hơn bình quân chung của cả nước); năm 2016 đạt 8,1%; năm 2017 đạt 8,45%. Năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng 1,78%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,51%; thương mại, dịch vụ tăng 8,72%; thu nhập bình quân đầu người đạt 49,3 triệu đồng/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 3,680 tỷ USD, vốn đầu tư phát triển đạt 31.120 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp thủy sản 10,93% - công nghiệp, xây dựng 51,01% - thương mại, dịch vụ 38,06%; có 87/145 xã đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; toàn tỉnh thu hút 255 dự án đầu tư mới (tăng 61 dự án so với năm 2016) nâng tổng số vốn đăng ký lên 112.900 tỷ đồng; có 1.280 doanh nghiệp thành lập mới, tổng số vốn đăng ký là 12.900 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên trên 8.450 doanh nghiệp, trong đó có trên 30% là doanh nghiệp trẻ.
Thực tế cho thấy nhu cầu khởi nghiệp, phát triển kinh tế của người dân trong tỉnh rất lớn, trong đó có thanh niên. Những năm qua, thanh niên Hưng Yên đã phát huy tinh thần xung kích, năng động, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thanh niên Hưng Yên đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về việc làm, thu nhập thấp, tỷ lệ thanh niên đi làm ăn xa cao, hạn chế về trình độ (nghề nghiệp, khoa học công nghệ, ngoại ngữ, tin học), tỷ lệ thanh niên tham gia phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ mới còn thấp; nhiều thanh niên có ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp nhưng không biết biến ý tưởng thành hiện thực... Do vậy, việc tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp là hết sức cần thiết giúp thanh niên nắm vững kiến thức chuyên môn về kinh tế, tăng cường trao đổi kinh nghiệm khởi sự doanh nghiệp, quản lý và điều hành doanh nghiệp, tạo thêm việc làm cho thanh niên và xã hội; phát huy sở trường, đóng góp sức trẻ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương.
2. Căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
2.1. Chủ trương, chính sách của Trung ương
- Nghị quyết Đại hội XII của Đảng;
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm;
- Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 - 2020;
- Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.
2.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020;
- Thông báo số 864-TB/TU ngày 25/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án hỗ trợ thanh niên sáng tạo và khởi nghiệp giai đoạn 2017-2022;
- Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2020;
- Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 07/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2017 - 2020.
THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Hiện nay, Hưng Yên có khoảng 320.000 thanh niên (chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh) với 65.827 đoàn viên, 84.642 hội viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, 10.734 hội viên Hội Sinh viên Việt Nam. Đây là nguồn nhân lực lớn tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thanh niên Hưng Yên có thần năng động, sáng tạo, xung kích, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, tiên phong trong việc triển khai các mô hình kinh tế mới, tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Toàn tỉnh hiện có trên 3.000 doanh nghiệp trẻ, duy trì có hiệu quả gần 200 hợp tác xã nông nghiệp, 49 làng nghề (8.900 cơ sở sản xuất trong làng nghề), trên 865 trang trại, 260 mô hình Câu lạc bộ (CLB) thanh niên phát triển kinh tế, Tổ hợp tác thanh niên; trong đó có khoảng 30% các doanh nghiệp, mô hình, cơ sở sản xuất, trang trại do thanh niên làm chủ. Công tác hỗ trợ vốn vay cho Thanh niên phát triển kinh tế được các cấp, ngành quan tâm. Đến nay, dự án Thanh niên phát triển kinh tế được thụ hưởng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm kênh Trung ương Đoàn với tổng số vốn vay là 1,1 tỷ đồng; tổng dư nợ từ nguồn vốn ủy thác thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 157 tỷ đồng. Trong các doanh nghiệp trẻ, mô hình phát triển kinh tế, trang trại của thanh niên đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, thanh niên Hưng Yên đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là vấn đề việc làm, thu nhập thấp; thanh niên đi làm ăn xa còn nhiều; một bộ phận thanh niên bộc lộ những hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp; tỷ lệ thanh niên ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất còn thấp; nhiều cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trẻ mới đi vào hoạt động nhưng thiếu vốn, thiếu sự trợ giúp về thủ tục đăng ký kinh doanh, kiến thức quản lý, điều hành; một số dự án dang dở vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm; một số mô hình, ý tưởng chưa được tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại... số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh do thanh niên làm chủ đa số là sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu; chưa có nhiều mô hình sản xuất theo hướng chuyên môn, hàng hóa, chưa đầu tư xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn xuất xứ hàng hóa; khả năng liên kết, xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa sâu rộng; đầu ra của sản phẩm còn khó khăn... Việc tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, lãi suất cao dẫn đến khả năng mở rộng kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất hạn chế.
Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế nêu trên là: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; tỉnh Hưng Yên chưa xây dựng được các chương trình, đề án hỗ trợ hiệu quả thanh niên trong phát triển kinh tế, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; chưa có tổ chức uy tín đảm trách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; việc kết nối giữa thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp với các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt chưa hiệu quả, chưa phát huy hết tiềm năng to lớn của thanh niên.
- Sinh viên các trường Đại học, cao đẳng (tập trung hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp).
- Thanh niên nông thôn và làng nghề có nhu cầu khởi nghiệp (tập trung hỗ trợ các dự án, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa).
- Doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên chuẩn bị đăng ký kinh doanh (tập trung vào hỗ trợ về thủ tục thành lập doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, mở rộng sản xuất và đổi mới sáng tạo, tiên phong hội nhập).
2.1. Mục tiêu chung
- Hỗ trợ, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp nhỏ do thanh niên làm chủ trên địa bàn tỉnh; khuyến khích khát vọng làm giàu chính đáng của tuổi trẻ trong tỉnh; tư vấn đăng ký kinh doanh, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho từ 1.000 đến 2.000 thanh niên, thành lập được ít nhất 100 doanh nghiệp trẻ; phấn đấu tạo 20.000 việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên; huy động 70 - 90% nguồn đầu tư ngoài ngân sách bằng nhân lực, vật lực trong hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp của thanh niên.
- Xây dựng mối liên kết giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh và các tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ khởi nghiệp như: Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Trung ương Đoàn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Năm 2018
- Xây dựng và ban hành Đề án Hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo, khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2022.
- Tổ chức Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2018; tọa đàm giữa lãnh đạo tỉnh, doanh nhân thành đạt và đoàn viên, thanh niên, sinh viên về khởi nghiệp và lập nghiệp.
- Thành lập Tổ tư vấn (hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
- Phối hợp tổ chức ít nhất 05 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp và có ít nhất 1.000 thanh niên được tư vấn, hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp.
- Tư vấn đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp cho 100-200 thanh niên.
- Đầu tư hỗ trợ từ 02 đến 03 ý tưởng, mô hình khởi nghiệp của thanh niên.
- Tổ chức, tham gia ít nhất 02 diễn đàn, đối thoại giữa Lãnh đạo UBND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các huyện, thành phố, các Hiệp hội, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nhân thành đạt với thanh niên, doanh nghiệp trẻ về khởi nghiệp, lập nghiệp và nghề nghiệp, việc làm.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai cho đoàn viên, thanh niên vay vốn khởi nghiệp.
- Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho một số sản phẩm, hàng hóa của thanh niên.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên trên website của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh.
- Thành lập và ra mắt Câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp tỉnh Hưng Yên.
- Tham mưu cơ chế thành lập Quỹ hỗ trợ thanh niên Hưng Yên khởi nghiệp.
- Tổ chức Ngày hội sáng tạo khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên, sinh viên; tuyên dương các ý tưởng, mô hình sáng tạo khởi nghiệp tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2018.
2.2.2. Năm 2019-2022:
- Hàng năm tổ chức các hoạt động sau:
+ Phối hợp tổ chức ít nhất 10 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp và có ít nhất 2.000 thanh niên được tư vấn, hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp.
+ Tư vấn đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp cho 300-500 thanh niên.
+ Đầu tư hỗ trợ từ 02 đến 03 ý tưởng, mô hình khởi nghiệp của thanh niên;
+ Tổ chức ít nhất 02 diễn đàn, đối thoại giữa Lãnh đạo UBND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các huyện, thành phố, các hiệp hội, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nhân thành đạt với thanh niên, doanh nghiệp trẻ về khởi nghiệp, lập nghiệp và nghề nghiệp, việc làm.
+ Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho đoàn viên, thanh niên vay vốn khởi nghiệp.
+ Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho từ 02 đến 03 sản phẩm, hàng hóa của thanh niên.
+ Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2030; kết nối các thanh niên có ý tưởng, mô hình khởi nghiệp tiềm năng với doanh nhân thành đạt, có nhiều kinh nghiệm trong khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp thành công; quy tụ các doanh nghiệp trẻ, doanh nhân trẻ vào Vườn ươm doanh nghiệp tỉnh để phát triển ý tưởng, mô hình khởi nghiệp.
+ Thành lập, duy trì và phát triển một số Câu lạc bộ đầu tư khởi nghiệp tại các huyện, thành phố.
+ Phối hợp tổ chức từ 02 đến 03 chương trình xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu của thanh niên vào các gian hàng hội chợ thương mại, các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trong nước.
+ Tổ chức từ 01 đến 02 chuyến đi học tập, thăm quan thực tế các mô hình khởi nghiệp hiệu quả tại các địa phương.
- Năm 2020, tổ chức sơ kết Đề án; năm 2022, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tổ chức các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp
1.1. Nhiệm vụ
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần về khởi nghiệp, lập nghiệp cho thanh niên và cộng đồng.
- Xây dựng chương trình truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp, lập nghiệp; biểu dương, tôn vinh các cá nhân và tập thể tiêu biểu.
1.2. Giải pháp
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên, Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh xây dựng chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”; tuyên truyền về hoạt động khởi nghiệp tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp qua đó cổ vũ phong trào khởi nghiệp trong thanh niên.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên website và Bản tin Tuổi trẻ Hưng Yên của Tỉnh đoàn, Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để giới thiệu về các gương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu, mô hình khởi nghiệp hiệu quả của thanh niên.
- Tổ chức, tham gia các buổi tọa đàm, đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp trẻ, thanh niên; tổ chức các cuộc tham quan, học tập kinh nghiệm giữa thanh niên, doanh nghiệp mới thành lập với các doanh nhân thành đạt; tổ chức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về khởi nghiệp trong thanh niên.
- Định kỳ tổ chức tuyên dương doanh nhân trẻ tiêu biểu, doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc, thanh niên làm kinh tế giỏi.
2. Tìm kiếm và phát triển ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên
2.1. Nhiệm vụ
- Tìm kiếm và phát triển ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp trong thanh niên.
- Hình thành cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp. Tham gia xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên.
2.2. Giải pháp
- Tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” trong thanh niên, sinh viên (tổ chức liên tục; định kì thẩm định, sàng lọc và hỗ trợ hoàn thành ý tưởng).
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp (theo ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng, quy mô đầu tư dự kiến, nhu cầu cần hỗ trợ).
- Kết nối ý tưởng khởi nghiệp với các nhà đầu tư tiềm năng, các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân thành công, có uy tín.
- Thiết lập mạng lưới liên kết giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia...thông qua việc thành lập Tổ tư vấn (Hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nhằm hỗ trợ thanh niên trong hợp tác, trao đổi thông tin, kiến thức và kĩ năng; hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp khả thi của các thanh niên; kêu gọi các nguồn vốn, tổ chức hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
- Khuyến khích thành lập các CLB Khởi nghiệp, CLB “Chủ trang trại trẻ”, “Nhà nông trẻ” trong các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở Đoàn, Hội. Phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong học tập, lao động, sản xuất kinh doanh giỏi, có uy tín trong xã hội trực tiếp làm Chủ nhiệm CLB.
3. Tư vấn, hỗ trợ thông tin, kiến thức, kĩ năng cho thanh niên khởi nghiệp
3.1. Nhiệm vụ
- Cung cấp những kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ.
- Tư vấn hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, kịp thời giúp thanh niên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình khởi nghiệp.
3.2. Giải pháp
- Thành lập Tổ tư vấn (Hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
- Mời các chuyên gia, doanh nhân thành đạt phối hợp tổ chức các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp trong thanh niên (tập trung đối tượng thanh niên có nhu cầu); các khóa đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh chuyển giao công nghệ, thương mại hóa, sở hữu trí tuệ... cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.
- Lựa chọn các tiến bộ khoa học và công nghệ mới đã thực hiện có hiệu quả, các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình điểm làm cơ sở tuyên truyền, nhân rộng.
- Hàng năm tổ chức các buổi đối thoại, diễn đàn gặp gỡ giữa doanh nhân trẻ, thanh niên khởi nghiệp với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước theo từng chuyên đề riêng, như: Đầu tư, thuế, pháp luật, giáo dục đào tạo, công nghệ, thành lập doanh nghiệp, hợp tác quốc tế,...
- Tổ chức, kết nối đối thoại, liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ tài trợ với các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn, tài trợ cho thanh niên khởi nghiệp.
- Tạo các cơ hội để thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu được tham gia vào các diễn đàn khởi nghiệp khu vực, toàn quốc.
- Tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để tạo nguồn lực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp.
- Tổ chức các giải thưởng về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên, doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc, thanh niên làm kinh tế giỏi.
- Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đối với từng đối tượng thanh niên:
+ Thanh niên nông thôn: Tổ chức tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; phát triển các tổ hợp tác và hợp tác xã, hình thành các câu lạc bộ khởi nghiệp nông nghiệp; hỗ trợ vay vốn; tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; tham quan, trao đổi kinh nghiệm các mô hình hiệu quả; hướng dẫn các hình thức liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế; thông tin chính sách, pháp lý, thị trường; quản trị doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Sinh viên: Thông tin về môi trường kinh doanh, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp; hướng dẫn kỹ năng lập dự án kinh doanh; quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp; hỗ trợ đi thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức giao lưu với doanh nhân thành đạt để học hỏi kỹ năng quản trị, điều hành; cung cấp thông tin về các tổ chức, doanh nhân đỡ đầu, hỗ trợ khởi nghiệp.
+ Doanh nhân trẻ khởi nghiệp: Tập trung vào các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, bảo vệ bản quyền, đào tạo, tư vấn về đổi mới sáng tạo. Tư vấn pháp lý, tham vấn chính sách, tiếp cận thông tin; cập nhật kỹ năng quản trị, điều hành; hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, đăng ký thương hiệu, xuất xứ hàng hóa; liên kết kinh doanh, chuỗi sản xuất; phát triển mạng lưới; kết nối giao lưu, học tập các doanh nhân thành đạt. Đổi mới công nghệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, phù hợp với quy mô, năng lực của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4. Xây dựng chương trình hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp
4.1. Nhiệm vụ
- Tham mưu cơ chế, chính sách, hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp.
- Kết nối các nguồn lực từ các doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các tổ chức tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
4.2. Giải pháp
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tham mưu chính sách, chế độ ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất, quy trình vay vốn cho thanh niên theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh thực hiện ký Hợp đồng ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay theo quy định.
- Thành lập Quỹ hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo khởi nghiệp. Đối tượng vay là thanh niên làm chủ dự án khởi nghiệp đã được thẩm định, nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp.
- Chủ trì triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án. Hàng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; khảo sát, lựa chọn các ý tưởng, mô hình tiêu biểu, có tính khả thi cao để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan, tham mưu chính sách, đối tượng, nội dung, định mức chi hỗ trợ các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp;
- Kết nối giữa thanh niên có ý tưởng, mô hình khởi nghiệp với doanh nghiệp, doanh nhân và cơ quan quản lý nhà nước.
- Tham mưu trình UBND tỉnh thành lập Tổ tư vấn (hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo khởi nghiệp.
- Hàng năm chủ trì, tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp và các hoạt động liên quan trong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ thanh niên, sinh viên khởi nghiệp, hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo của sinh viên.
- Tham mưu việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động truyền thông, hỗ trợ thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp tại Ban chuyên môn tham mưu, phụ trách hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh và Văn phòng tư vấn, hỗ trợ thanh niên, sinh viên khởi nghiệp tại một số trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu sơ kết, tổng kết Đề án; báo cáo UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo từng năm.
- Cử cán bộ tham gia thành viên Tổ tư vấn (Hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo, khởi nghiệp.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư của thanh niên, doanh nghiệp trẻ; hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh cho thanh niên có nhu cầu.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh kết nối các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp của thanh niên với các doanh nghiệp, doanh nhân cùng lĩnh vực.
- Cử cán bộ tham gia thành viên Tổ tư vấn (Hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo, khởi nghiệp.
- Đẩy mạnh việc hỗ trợ thanh niên tiếp cận các công nghệ mới, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất hàng hóa, kinh doanh trong thanh niên.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh triển khai Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2017-2020.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh trợ giúp thanh niên, doanh nghiệp trẻ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm; xây dựng chỉ dẫn địa lý, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Cử cán bộ tham gia thành viên Tổ tư vấn (hoặc Hội đồng tư vấn) hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo, khởi nghiệp; tham gia giám khảo các cuộc thi, xét chọn, lựa chọn sáng kiến phù hợp, có tính khả thi tham mưu Hội đồng Sáng kiến tỉnh hỗ trợ, khen thưởng; lựa chọn các doanh nghiệp khởi nghiệp hiệu quả, tiến hành hỗ trợ, chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đẩy mạnh việc hỗ trợ thanh niên trong trồng trọt, chăn nuôi, tiếp cận các cây, con giống mới có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến, sản xuất hàng hóa nông nghiệp; hỗ trợ việc thành lập, xây dựng các trang trại, gia trại, cơ sở sản xuất tại các làng nghề theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa.
- Thúc đẩy, xây dựng chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của thanh niên.
- Cử cán bộ tham gia thành viên Tổ tư vấn (Hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo, khởi nghiệp.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đăng ký đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho thanh niên có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh hỗ trợ thanh niên phát triển sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Sở.
- Đẩy mạnh việc hỗ trợ thanh niên trong việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh thúc đẩy hoạt động kết nối, đưa sản phẩm, hàng hóa chất lượng của thanh niên vào các chương trình hội chợ thương mại, siêu thị, trung tâm thương mại lớn tại các tỉnh, thành phố.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường công tác thông tin, hướng dẫn tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về khởi nghiệp và lập nghiệp nói chung và khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên Hưng Yên nói riêng.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh xây dựng Cơ sở dữ liệu về ý tưởng, mô hình khởi nghiệp trong thanh niên Hưng Yên.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh xây dựng phóng sự, tin, bài về các hoạt động khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh; nêu gương những doanh nghiệp trẻ, thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng chương trình về giới thiệu các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của thanh niên, nghiên cứu phát sóng trên “khung giờ vàng” của Đài; kết nối với các Đài Truyền hình Trung ương giới thiệu các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của thanh niên Hưng Yên.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, các Ngân hàng thương mại
- Tham mưu cơ chế, chính sách cho thanh niên vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp để phát triển sản xuất, kinh doanh. Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh xây dựng Quỹ hỗ trợ thanh niên sáng tạo khởi nghiệp.
- Cử cán bộ tham gia thành viên Tổ tư vấn (Hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo, khởi nghiệp.
11. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
- Hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý, phát triển doanh nghiệp, đỡ đầu hoạt động của các CLB Thanh niên sáng tạo khởi nghiệp, các cá nhân có ý tưởng, mô hình khởi nghiệp được phê duyệt.
- Giới thiệu doanh nhân tiêu biểu tham gia Tổ tư vấn (Hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn), hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình giao lưu, gặp gỡ giữa doanh nhân thành đạt, doanh nhân trẻ tiêu biểu với thanh niên, sinh viên vào dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 hàng năm.
- Kết nối các doanh nhân, doanh nghiệp với thanh niên có khả năng, nhu cầu, ý tưởng khởi nghiệp.
- Hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý, phát triển doanh nghiệp, đỡ đầu hoạt động của các CLB thanh niên sáng tạo khởi nghiệp, các cá nhân có ý tưởng, mô hình khởi nghiệp được phê duyệt.
- Vận động hội viên Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh hỗ trợ, tạo điều kiện về nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.
- Giới thiệu doanh nhân trẻ tiêu biểu tham gia Tổ tư vấn (Hoặc Hội đồng chuyên gia tư vấn) hỗ trợ thanh niên Hưng Yên sáng tạo, khởi nghiệp; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp cho thanh niên.
- Có chính sách hỗ trợ thanh niên trong đăng ký sản xuất, kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, kinh doanh. Bố trí kinh phí hỗ trợ các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.
14. Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh
- Tham mưu, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các phòng nghiên cứu phục vụ cho sinh viên nghiên cứu, sáng tạo; định hướng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên; khuyến khích thanh niên, sinh viên sáng tạo, khởi nghiệp khi đang là sinh viên của trường.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh thành lập Văn phòng hỗ trợ thanh niên, sinh viên sáng tạo khởi nghiệp tại đơn vị.
Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án hỗ trợ Thanh niên Bắc Ninh khởi nghiệp, giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2 Quyết định 2009/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2017-2020
- 3 Quyết định 323/QĐ-UBND Kế hoạch tổ chức Diễn đàn "Thanh niên Cà Mau kiến tạo khởi nghiệp" năm 2017 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 4 Quyết định 3815/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Quyết định 2474/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị quyết 22/NQ-CP năm 2010 triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 1 Quyết định 3815/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2 Quyết định 323/QĐ-UBND Kế hoạch tổ chức Diễn đàn "Thanh niên Cà Mau kiến tạo khởi nghiệp" năm 2017 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3 Quyết định 535/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án hỗ trợ Thanh niên Bắc Ninh khởi nghiệp, giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Bắc Ninh ban hành