ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1139/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 27 tháng 4 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VỊNH HẠ LONG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009; Luật Quy hoạch số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn;
Căn cứ Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg ngày 21/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ “V/v phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1282/QĐ-UBND, ngày 06/5/2010 của UBND tỉnh “V/v phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020”; Văn bản số 2448/UBND-QH1 ngày 28/6/2010 của UBND tỉnh “V/v hoàn thiện Đề án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020”;
Căn cứ Thông báo số 1603-TB/TU ngày 08/6/2010 của Tỉnh ủy “V/v thông báo Kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020”;
Căn cứ Văn bản số 785/BVHTTDL-DSVH ngày 18/3/2014 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch “V/v thẩm định quy hoạch chi tiết bảo tồn và và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”; Thông báo số 284/DSVH-DT ngày 12/5/2011 của Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch “V/v thông báo kết luận của Hội đồng khoa học bảo tồn di tích về đồ án Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long...”; Văn bản số CLT/WHC/APA/13/305 ngày 16/12/2013 của Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng và liên ngành tại Tờ trình số 67/TTr-SXD ngày 23/3/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long đến năm 2020 (kèm theo Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000) với các nội dung chính như sau:
1. Phạm vi ranh giới, diện tích:
1.1. Phạm vi ranh giới: Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm trong vùng bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã được UBND tỉnh xác nhận tại Bản vẽ và trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại văn bản số 606/UBND-VX ngày 30/01/2015; có ranh giới như sau:
- Phía Đông giáp đảo Ngọc Vừng, đảo Cống Tây và vịnh Bái Tử Long;
- Phía Tây giáp đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng;
- Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ;
- Phía Bắc giáp phần đất liền của thành phố Hạ Long.
1.2. Diện tích nghiên cứu: Khoảng 1.700 ha.
2. Tính chất, mục tiêu:
2.1. Tính chất:
- Là di sản thiên nhiên thế giới, đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học.
- Là một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế; với các loại hình sản phẩm đa dạng (du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, câu lạc bộ thể thao trên bờ và dưới nước, vui chơi giải trí, khách sạn, hội nghị và hội thảo, du lịch văn hóa và di sản,…) đạt chất lượng cao đảm bảo có sức cạnh tranh, thu hút và hấp dẫn du khách trong nước cũng như quốc tế.
2.2. Mục tiêu:
- Cụ thể hoá định hướng Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg, ngày 21/10/2003.
- Làm cơ sở để cùng phối hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác trong tổng kịch bản phát triển Vùng Vịnh Hạ Long, theo hướng phát triển bền vững trên nền tảng một quy hoạch hợp nhất làm căn cứ trong việc quản lý, gìn giữ Di sản theo đúng Công ước quốc tế về bảo vệ di sản và làm cơ sở cho các bước triển khai các dự án cụ thể.
- Đặt ra các kế hoạch bằng các chương trình thực hiện để bảo vệ, khôi phục và khai thác các mục tiêu Vịnh Hạ Long một cách hợp lý.
- Duy trì giải pháp tiếp cận thiên nhiên phù hợp, công trình hoà hợp với thiên nhiên, nhằm hướng tới một môi trường sinh thái bền vững.
- Đáp ứng nhu cầu giao lưu với các hoạt động văn hoá và hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cho du khách.
2.3. Về nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo:
- Tuyệt đối tuân thủ, giữ gìn cảnh quan không gian tự nhiên do thiên tạo; hạn chế tối đa sự tác động của con người làm thay đổi cảnh quan, không gian, hình thức kiến trúc, giao thông khi tôn tạo.
- Nếu có tôn tạo, chỉnh trang phải áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để thực hiện nhưng phải gắn kết chặt chẽ cảnh quan, không gian tự nhiên, tạo nên sự hài hoà tổng thể chung trong khu vực.
- Nghiêm cấm việc phá núi hoặc bổ sung những công trình, chi tiết kiến trúc trong hang động, ngoài hang động không phù hợp và không hài hoà với cảnh quan thiên nhiên.
3. Nội dung chính quy hoạch:
3.1. Phân khu chức năng và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
3.1.1. Khu vực bảo tồn tuyệt đối: Gồm 04 khu vực:
(1) Khu Trung tâm bảo tồn công viên Vạn Cảnh:
a. Hòn Gà Chọi , diện tích khoảng 0,09 ha: Áp dụng giải pháp kỹ thuật hiện đại nhằm hạn chế mức thấp nhất những tác động của môi trường đối với di tích, đặc biệt là giải pháp chống lún sụt (Thành lập dự án theo chuyên ngành).
b. Hang Thiên Long, diện tích khoảng 0,1 ha: Tạm thời đóng cửa hang, bảo tồn nguyên trạng và không khai thác du lịch.
(2) Khu Trung tâm bảo tồn công viên hang động:
- Hang Kim Quy: Diện tích khoảng 0,2 ha; Tạm thời đóng cửa hang, bảo tồn nguyên trạng và không khai thác du lịch.
(3) Khu Trung tâm bảo tồn Văn hóa biển:
Khu vực đảo Hang Trai - Hòn Cọc Chèo: Áp dụng giải pháp kỹ thuật hiện đại nhằm hạn chế mức thấp nhất những tác động của môi trường đối với di tích (Thành lập dự án theo chuyên ngành riêng); Bảo tồn đa dạng sinh học (hệ thống tùng - áng), là nơi nuôi giữ các nguồn gen quý hiếm (Dự án bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học Tùng, áng).
(4) Khu Trung tâm bảo tồn phát triển giải trí biển:
Động Tam Cung và hang Quýt Hôi tạm thời đóng cửa, bảo tồn nguyên trạng và không khai thác du lịch.
3.1.2. Khu vực bảo tồn - tôn tạo: Gồm 04 khu vực:
(1) Khu Trung tâm bảo tồn công viên Vạn Cảnh:
a. Động Thiên Cung - Hang Đầu Gỗ, diện tích khoảng 2,61 ha:
* Bảo tồn: Áp dụng giải pháp kỹ thuật hiện đại nhằm hạn chế mức thấp nhất những tác động của tự nhiên do thời gian dài và con người đối với di tích trong lòng hang, đồng thời có các giải pháp khôi phục di tích (Thành lập dự án theo chuyên ngành); Khoanh vùng diện tích rừng ngập mặn tại khu vực cửa hang, sau đó nhân rộng mô hình đó lên các vị trí khác có thuận lợi về địa chất.
* Tôn tạo:
- Cải tạo kiến trúc phía ngoài cửa hang: Cải tạo khu vực bến tầu với hình thức kiến trúc mang nét kiến trúc truyền thống Việt Nam hài hoà với không gian, cảnh quan tự nhiên; chỉnh trang kiến trúc nhà trung tâm, nhà thông tin dịch vụ; cải tạo hành lang thăm quan ngoài hang: sử dụng các vật liệu tre, gỗ làm tay vịn hay bê tông phun giả gỗ; thiết kế cây xanh cảnh quan khu vực bến tàu.
- Trong lòng động Thiên Cung: Bổ sung các biển chỉ dẫn, bảng thông tin.
- Trong lòng hang Đầu Gỗ: Tổ chức sân khấu biểu diễn hòa nhạc với quy mô 62 chỗ cố định, 136 chỗ bán cố định; áp dụng những giải pháp kỹ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa các tác động đối với di tích (Thành lập dự án theo chuyên ngành).
b. Động Hoa Cương, diện tích khoảng 0,1 ha:
* Bảo tồn: Tổ chức đường thăm quan trong lòng hang. Phần đường đi và các giải pháp kỹ thuật trong hang được giải quyết hợp lý nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động của con người đối với di tích (Thành lập dự án theo chuyên ngành).
* Tôn tạo: Thiết kế hệ thống bến tầu và đường lên hang với hình thức kiến trúc đơn giản; giữ gìn nét tự nhiên của hang động, hạn chế tối đa các tác động lớn; tổ chức các tuyến thăm quan, khám phá theo hình thức khám phá tự nhiên; tăng cường hệ thống chiếu sáng nhân tạo nhưng không làm ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên (Sùng ánh sáng trắng).
c. Hòn Chân Voi, diện tích khoảng 0,35 ha:
* Bảo tồn: Khoanh vùng bảo vệ và thiết lập khu bảo tồn nguyên vị cọ Hạ Long (Thành lập dự án khu bảo tồn nguyên vị cọ Hạ Long).
* Tôn tạo: Quy hoạch, đầu tư đường lên, bến cập tầu, nhà trung tâm khu bảo tồn nguyên vị cọ Hạ Long.
(2). Khu Trung tâm bảo tồn công viên Hang động:
a. Hang Sửng Sốt, diện tích khoảng 0,25 ha.
* Bảo tồn: Áp dụng giải pháp kỹ thuật hiện đại nhằm hạn chế mức thấp nhất những tác động của con người đối với các di tích trong lòng hang (Thành lập dự án theo chuyên ngành riêng); khoanh vùng các giá trị đa dạng sinh học để bảo tồn và nhân rộng (Thành lập dự án theo chuyên ngành riêng).
* Tôn tạo: Mở rộng bến cập tàu và cầu dẫn; nạo vét vùng nước trước bến tầu; xây dựng hệ thống dịch vụ du lịch như: Sàn đón khách, nhà trung tâm, điểm dừng chân, điểm bán quà lưu niệm...hài hòa với cảnh quan thiên nhiên khu vực; quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu vực trước hang và bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
b. Hang Luồn, diện tích khoảng 0,65 ha:
* Bảo tồn: Khoanh vùng bảo tồn các giá trị về sinh học, sau đó nhân rộng ra các khu vực lân cận (Thành lập dự án bảo tồn đa dạng sinh học).
* Tôn tạo: Tổ chức thăm quan, khảo sát thám hiểm và nghiên cứu; Tổ chức các sàn ngắm cảnh, chụp ảnh và thăm quan về động thực vật.
c. Hang Hồ Động Tiên, diện tích khoảng 0,14 ha:
* Bảo tồn: Tổ chức đường thăm quan trong lòng hang. Phần đường đi và các giải pháp kỹ thuật trong hang được giải quyết hợp lý nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động của con người đối với di tích (Thành lập dự án theo chuyên ngành); Khoanh vùng các giá trị đa dạng sinh học để bảo tồn và nhân rộng (Thành lập dự án theo chuyên ngành).
* Tôn tạo:
- Cải tạo cảnh quan ngoài cửa hang: Tôn cao phần đường lên cửa hang; Thiết kế hệ thống bến tầu và đường lên hang theo dạng đơn giản; Bổ sung nhà trung tâm, nhà dịch vụ, hệ thống biển báo và các tiện ích như: nhà vệ sinh, ghế ngồi, thùng rác… hài hoà với cảnh quan thiên nhiên khu vực; giữ gìn nét tự nhiên của hang động, hạn chế tác động lớn; Thiết kế cảnh quan cây xanh trang trí bên ngoài cửa hang và đường lên hang.
- Trong lòng hang: Tổ chức các tuyến thăm quan, khám phá theo hình thức khám phá thám hiểm và nghiên cứu.
d. Hang Trống và hang Trinh Nữ, diện tích khoảng 0,1 ha:
* Bảo tồn: Phần các giải pháp kỹ thuật trong hang được giải quyết hợp lý nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động của con người đối với di tích (Thành lập dự án theo chuyên ngành riêng).
* Tôn tạo: Xây dựng bến cập tàu và cầu dẫn; Khu dich vụ gồm quầy thông tin, giải khát nhẹ, quầy bán đồ lưu niệm và khu hạ tầng kỹ thuật; Tổ chức cảnh quan khu vực trước hang.
e. Hang Bồ Nâu, diện tích khoảng 0,1 ha:
* Bảo tồn: Phần đường đi và các giải pháp kỹ thuật trong hang được giải quyết hợp lý nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động của con người đối với di tích (Thành lập dự án theo chuyên ngành).
* Tôn tạo: Quy hoạch khu vực bến tầu, cầu dẫn, sàn ngắm cảnh phục vụ du khách chụp ảnh, thăm quan hang.
f. Động Mê Cung, diện tích khoảng 0,1 ha.
* Bảo tồn: Áp dụng các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong hang được giải quyết hợp lý nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tác động của con người đối với di tích (Thành lập dự án theo chuyên ngành riêng); Bảo tồn và phục dựng các di chỉ khảo cổ học (Thành lập dự án theo chuyên ngành); Khoanh vùng các giá trị đa dạng sinh học để bảo tồn và nhân rộng (Thành lập dự án theo chuyên ngành bảo tồn đa dạng sinh học).
* Tôn tạo:
- Cải tạo cảnh quan khu vực ngoài cửa hang: Cải tạo hệ thống bến tầu; Chỉnh trang kiến trúc nhà trung tâm, nhà thông tin dịch vụ với vật liệu truyền thống mái ngói, gạch thẻ, đá, tre, nứa, gỗ; Cải tạo hành lang thăm quan ngoài hang: sử dụng các vật liệu tre, gỗ, bê tông giả gỗ làm tay vịn; Thiết kế cảnh quan cây xanh trang trí bên ngoài cửa hang và đường lên hang; Bố trí điểm nghỉ chân, ghế ngồi, nhà vệ sinh, nhà bán đồ lưu niệm, biển chỉ dẫn, bảng thông tin...
- Trong lòng hang: Cải tạo hành lang thăm quan; Bố trí điểm nghỉ chân trong lòng hang; Bố trí chiếu sáng trong hang kết hợp ánh sáng tự nhiên.
(3) Khu Trung tâm bảo tồn Văn hóa biển:
a. Khu vực đảo Hang Trai - Hang Tiên Ông, diện tích khoảng 1.000m2:
* Bảo tồn: Giữ lại nguyên trạng một số hố khai quật (Thành lập dự án theo chuyên ngành bảo tồn di chỉ khảo cổ).
* Tôn tạo: Tôn tạo hang theo hướng không phá vỡ cảnh quan, hài hòa, thân thiện với môi trường xung quanh. Tổ chức thăm quan hang và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; Bố trí thêm các công trình kiến trúc như: nhà điều hành và công trình thương mại quy mô nhỏ; Xây dựng bến thuyền. Vật liệu sử dụng bằng gỗ, bê tông giả đá…; trong lòng hang tái hiện mô hình sinh hoạt của người Hạ Long tiền sử.
b. Khu vực rừng trúc trên đảo Hang Trai:
* Bảo tồn: Bảo tồn nguyên trạng khu vực rừng trúc và hệ sinh thái rừng thường xanh nhiệt đới với nhiều loài động thực vật (Dự án bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học).
* Tôn tạo: Tổ chức các hoạt động du lịch thăm quan rừng thường xanh nhiệt đới và các loài thực vật tiêu biểu Vịnh Hạ Long.
c. Áng Dù, diện tích khoảng 200 m2:
* Bảo tồn: Bảo tồn đa dạng sinh học (hệ thống tùng - áng), là nơi nuôi giữ các nguồn gen quý hiếm (Dự án bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học Tùng, áng).
* Tôn tạo: Tổ chức loại hình du lịch sinh thái, khám phá mạo hiểm, tắm biển.
d. Khu vực đảo Đầu Bê - Hồ Ba Hầm:
* Bảo tồn: Khoanh vùng bảo vệ hệ sinh thái tùng-áng và hệ sinh thái san hô (Dự án bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học Tùng, áng); Bảo vệ các hệ thực vật trên các đảo đá đặc biệt là các loài thực vật đặc hữu của Vịnh Hạ Long (Dự án bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học).
* Tôn tạo: Tổ chức tour leo núi, lặn biển; xây dựng công trình quản lý và dịch vụ thương mại quy mô nhỏ để thuận tiện cho việc quản lý và phục vụ du lịch; đầu tư điểm dành cho tàu nghỉ đêm.
e. Vụng Vua, diện tích khoảng 1,0 ha:
* Bảo tồn: Khoanh vùng bảo vệ hệ sinh thái san hô (Dự án bảo tồn các giá trị hệ sinh thái san hô).
* Tôn tạo: Phát triển hình thức du lịch mạo hiểm như: lặn biển, leo núi; Phát triển các bãi tắm nhỏ cho các nhóm khách; Khoanh vùng khu nghỉ đêm, tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái tại khu vực.
f. Đền Bà Men:
* Bảo tồn: Nghiên cứu, bảo tồn lễ hội đền Bà Men đưa vào hệ thống lễ hội Quảng Ninh của ngư dân vùng biển; Hướng dẫn nhân dân tham gia tu sửa đền khang trang phù hợp với cảnh quan môi trường Di sản và tổ chức lễ hội theo hướng lành mạnh; Đưa lễ hội đền Bà Men vào danh mục các lễ hội truyền thống trong Tỉnh.
* Tôn tạo: Xây dựng bến thuyền cách xa đền và thuận tiện cho việc neo đậu tàu thuyền. Sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường.
(4) Khu Trung tâm bảo tồn phát triển Giải trí biển:
a. Khu vực Vụng Hà - Hòn Lưỡi Liềm - Hòn Quyến Rồng, diện tích khoảng 3,5 ha:
* Bảo tồn: Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái san hô; Bảo tồn hệ sinh thái bãi cát.
* Tôn tạo: Tổ chức các tuyến du lịch khám phá hang động địa chất địa mạo, các hệ sinh thái tự nhiên và các bãi san hô tại hòn Vụng Hà; Đổ thêm cát ở hòn Lưỡi Liềm mở rộng bãi tắm phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi thư giãn trên biển.
b. Hòn Bọ Hung- Hòn Soi Ván, diện tích khoảng 126,8 ha:
* Bảo tồn: Khoanh vùng xác định các khu vực có hệ sinh thái san hô có độ phủ cao còn được bảo tồn tương đối tốt (Dự án bảo tồn các giá trị hệ sinh thái san hô); Lắp đặt các biển báo khu vực bảo tồn đặc biệt cấm mọi hoạt động khai thác.
* Tôn tạo: Tổ chức các tour du lịch lặn ngắm san hô.
c. Đảo Cống Đỏ, diện tích khoảng 250 ha:
* Bảo tồn:
- Khoanh vùng xác định khu vực có hệ sinh thái san hô có độ phủ cao còn được bảo tồn tương đối tốt tại khu vực Hòn Trà Sản (Dự án bảo tồn các giá trị hệ sinh thái san hô); lắp đặt biển báo khu vực bảo tồn đặc biệt tại các khu vực trên, cấm mọi hoạt động khai thác.
- Bảo tồn hệ sinh thái tùng - áng tại khu vực Cống Đỏ; Bảo tồn đa dạng sinh học rừng thường xanh trên núi đá vôi và hệ sinh thái với thảm thực vật bán ngập mặn tại khu vực Trà Sản (Dự án bảo tồn các giá trị đa dạng sinh thái); Bảo tồn hệ sinh thái hang động; bảo tồn di chỉ khảo cổ học hòn Lờm Ngán (Dự án bảo tồn di chỉ khảo cổ học);
* Tôn tạo:
- Tổ chức các tour du lịch lặn ngắm san hô; Tổ chức các tour du lịch khám phá hệ sinh thái Tùng-áng và rừng thường xanh trên núi đá vôi tại khu vực Đảo Cống Đỏ; tổ chức các tour du lịch khám phá các hang động còn nguyên sơ, tham quan tìm hiểu di chỉ khảo cổ học hòn Lờm Ngán;
- Tổ chức các tour du lịch tắm biển, câu cá thư giãn tại khu vực hang Thầy, Trà Sản; Gắn biển chỉ dẫn, tạo một khu điều hành nghỉ đêm phục vụ khách du lịch;
- Cải tạo cảnh quan, hành lang thăm quan; Xây một nhà trung tâm dịch vụ, điểm tập kết sát bên cạnh khu san hô để phục vụ giới thiệu cho du khách bơi lặn và khám phá san hô, neo núi; Xây dựng các khu vọng cảnh và nâng cấp về cả số lượng và chất lượng cho các bến neo đậu của tàu thuyền tại đảo Cống Đỏ.
d. Khu vực đảo Cống Đầm - Vạn Giò, diện tích khoảng 238,7 ha:
* Bảo tồn: Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và giá trị địa chất địa mạo khu vực đảo Vạn Giò; lắp đặt các biển báo tại khu vực Rừng ngập mặn.
* Tôn tạo: Trồng rừng ngập mặn (Dự án trồng rừng ngập mặn); xây dựng bảo tàng địa chất tại khu vực đảo Vạn Giò; tổ chức các tour du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa làng chài, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thăm quan rừng ngập mặn tại khu vực Cống Đầm.
e. Khu vực Trà Giời, diện tích khoảng 2,95 ha:
* Bảo tồn: Bảo tồn hệ sinh thái bãi cát.
* Tôn tạo: Đổ thêm cát để tạo thành bãi tắm cho du khách; Tổ chức các tour thăm quan, nghỉ chân trên biển; Tổ chức khu dịch vụ du lịch phục vụ cho du khách.
3.1.3. Khu vực đầu tư khai thác:
(1) Khu Trung tâm bảo tồn công viên Hang động:
a. Khu dịch vụ biển đảo Ti Tốp, diện tích khoảng 3,78 ha:
* Bảo tồn: Bổ sung cải tạo, xây dựng lại đường lên lầu ngắm Vịnh trên đỉnh núi và hệ thống phao giới hạn vùng nước, biển báo, phao tiêu theo đúng quy định đối với bãi tắm biển; Cải tạo hệ thống bến tàu, bãi tắm, các khu dịch vụ du lịch; Cải tạo hệ thống bãi tắm: bổ sung thêm các tiện ích phục vụ du lịch như nhà tráng nước ngọt, ghế ngồi, thùng rác, nhà vệ sinh…
* Quy hoạch:
- Xây dựng hệ thống đường dạo quanh đảo; tổ chức sân khấu ngoài trời trên bãi biển biểu diễn các chương trình ca nhạc, chiếu phim trên bãi biển;
- Quy hoạch chỉnh trang kiến trúc cảnh quan toàn đảo: trồng cây xanh, kiến trúc các điểm dừng chân, các điểm dịch vụ, hệ thống biển báo; thiết kế cảnh quan cây xanh trang trí: sử dụng cây trang trí nhiều mầu sắc, thảm hoa nhiều mầu phù hợp với khí hậu địa phương, ưu tiên sử dụng các thảm thực vật đặc hữu của Hạ Long.
b. Khu bảo tồn động thực vật Vịnh Hạ Long tại đảo Soi Sim, diện tích khoảng 8,45 ha:
* Bảo tồn: Khoanh vùng các giá trị đa dạng sinh học để bảo tồn và nhân rộng (Thành lập dự án theo chuyên ngành bảo tồn giá trị đa dạng sinh học).
* Quy hoạch: Hình thành một khu bảo tồn động thực vật để quảng bá giá trị đa dạng sinh học và giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long; gồm các khu chức năng chính:
- Khu 1: Khu đón tiếp nằm ở phía Nam đảo bao gồm: cầu tầu, khu dịch vụ, bãi tắm, nhà ẩm thực ba miền, sàn nhẩy trên bãi biển.
- Khu 2: Khu trung tâm nằm ở khu vực Yên Ngựa. Xây dựng Trung tâm triển lãm giới thiệu đa dạng sinh học tại Hạ Long.
- Khu 3: Bảo tồn động thực vật, với các khu vực: Khu thả thú tự nhiên, khu vực dạy trẻ em về động vật, khu chăm sóc thú, sàn ngắm cảnh, điểm chòi nghỉ, khu dịch vụ. Khu vườn chim - hoa - bướm nằm ở phía Tây đảo, Khu vườn bướm, khu vườn chim, khu trồng thực vật đặc hữu, khu chăm sóc thú, sàn ngắm cảnh, điểm chòi nghỉ, khu dịch vụ.
- Các tuyến tham quan, cảnh quan nền và mặt nước.
Hình thức kiến trúc: Sử dụng các công trình kiến trúc với kiến trúc mô phỏng tự nhiên. Sử dụng các chất liệu như: gỗ, tre, mây, nứa, bê tông phun giả gỗ…Đường thăm quan và các sàn ngắm cảnh được sử dụng bằng các vật liệu tre, gỗ, nứa, gạch lát giả gỗ.
3.1.4. Quy hoạch hệ thống dân cư trên vịnh:
* Bảo tồn: Bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của người dân làng chài Hạ Long như: Các hình thức hát xướng, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán, những nghi thức dân gian,....
* Quy hoạch: Tổ chức lại không gian kiến trúc cảnh quan làng để phục vụ du khách tham quan, quy hoạch các cụm nuôi trồng thủy hải sản để quản lý thuận lợi và tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian giao lưu văn hóa ngoài trời.
3.1.5. Quy hoạch hệ thống tuyến du lịch - Trung tâm dịch vụ giải trí:
- Bảng Quy hoạch các Khu - điểm du lịch:
Stt | Khu - điểm du lịch | Hình thức du lịch |
I | Khu I |
|
| Hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung và Hoa Cương | Thăm quan hang động |
II | Khu II |
|
1 | Đảo Ti Tốp | Tắm biển và giải trí |
2 | Hòn Soi Sim | Tắm biển và tham quan động thực vật |
3 | Hang Hồ Động Tiên | Khảo sát, thám hiểm |
III | Khu III |
|
1 | Hang Tiên ông | Tham quan, khám phá |
2 | Đảo Hang Trai | Bãi tắm và tham quan rừng trúc |
3 | Hòn Cọc Chèo | Lặn biển, ngắm san hô |
4 | Khu vực hồ Ba Hầm | Leo núi và lặn biển |
5 | Khu vực Áng Dù | Tắm biển, du lịch sinh thái, khám phá |
6 | Hòn Vụng Vua | Leo núi và lặn biển |
7 | Đền Bà Men | Du lịch tín ngưỡng |
8 | Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn | Tìm hiểu lịch sử và văn hoá |
9 | Làng chài Cửa Vạn | Thăm quan làng chài |
IV | Khu IV |
|
1 | Hòn Hang Thầy | Ngắm cảnh |
2 | Hòn Chim Con | Ngắm cảnh |
3 | Hòn Vụng Hà | Lặn biển, ngắm san hô |
4 | Hòn Lưỡi Liềm | Bãi tắm và ngắm cảnh |
5 | Hòn Soi Ván | Lặn biển, ngắm san hô và cảnh quan |
6 | Hòn Trà Giời | Bãi tắm và ngắm cảnh |
7 | Đảo Cống Đỏ - Vạn Giò | Khám phá san hô và thuỷ cung |
8 | Làng chài Vung Viêng | Thăm quan làng chài |
9 | Khu vực Hòn Xếp | Leo núi, ngắm cảnh |
- Bảng Quy hoạch các khu dịch vụ du lịch:
Stt | Hạng mục | Ký hiệu | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) |
I | Khu 1 |
| 3,06 | 2,4 |
1 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch kv động Thiên cung - Đầu gỗ | C1 | 2,61 |
|
2 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch kv bảo tồn nguyên vị cọ Hạ Long | C2 | 0,35 |
|
3 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch kv động Hoa Cương | C3 | 0,10 |
|
II | Khu 2 |
| 87,14 | 68,4 |
1 | Khu dịch vụ du lịch đảo Ti Tốp | DL1 | 3,78 |
|
2 | Khu dịch vụ du lịch và bảo tồn động thực vật hòn Soi Sim | DL2 | 8,5 |
|
3 | Đảo Lờm Bò-Mê Cung | DL3 | 74,05 |
|
4 | Khu dịch vụ ẩm thực và giải trí biển phía Tây đảo Bồ Hòn | C4 | 0,3 |
|
5 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch hang Sửng Sốt | C5 | 0,14 |
|
6 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ hang Hồ Động Tiên | C6 | 0,10 |
|
7 | Khu dịch vụ hang Trống |
| 0,37 |
|
III | Khu 3 |
| 13,50 | 10,6 |
1 | Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn |
| 0,1 |
|
2 | Khu dịch vụ du lịch điểm neo đậu thuyền |
| 0,4 |
|
3 | Điểm nghỉ đêm neo đậu |
| 13,0 |
|
IV | Khu 4 |
| 23,73 | 18,6 |
1 | Khu dịch vụ du lịch điểm neo đậu thuyền H. Cống Đỏ | C9 | 2,1 |
|
2 | Khu dịch vụ du lịch kv Hang Cao | C10 | 1,3 |
|
4 | Khu nuôi cấy ngọc trai | NT1-2 | 7,7 |
|
5 | Bãi tắm khu vực hòn Cạp Dè |
| 1,0 |
|
6 | Bãi tắm khu vực hòn Lưỡi Liềm |
| 6,9 |
|
7 | Bãi tắm khu vực hòn Nất |
| 1,9 |
|
8 | Bãi tắm khu vực hòn Trà Giời |
| 3,0 |
|
| Tổng cộng |
| 127 | 100,0 |
3.2. Cơ cấu sử dụng đất:
- Khu 1 - Trung tâm bảo tồn công viên Vạn Cảnh:
Stt | Hạng mục | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) |
A | Khu vực nghiên cứu trực tiếp | 424,76 |
|
I | Khu dịch vụ du lịch | 3,06 | 0,6 |
1 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch khu vực động Thiên cung - Đầu gỗ | 2,61 |
|
2 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch khu vực bảo tồn nguyên vị cọ Hạ Long | 0,35 |
|
3 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch khu vực động Hoa Cương | 0,1 |
|
II | Đầm lầy và núi - đảo | 421,7 | 86,8 |
B | Khu vực nghiên cứu gián tiếp | 61,0 | 12,6 |
| Tổng cộng | 485,8 | 100,0 |
- Khu 2 - Trung tâm bảo tồn công viên Hang Động: | |||
Stt | Hạng mục | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) |
A | Khu vực nghiên cứu trực tiếp | 285 |
|
I | Khu dịch vụ du lịch | 87,00 | 14,75 |
1 | Khu dịch vụ du lịch đảo Ti Tốp | 3,78 |
|
2 | Khu dịch vụ du lịch và bảo tồn động thực vật hòn Soi Sim | 14,7 |
|
3 | Đảo Lờm Bò-khu vực Mê Cung | 74,05 |
|
4 | Khu dịch vụ ẩm thực và giải trí biển phía Tây đảo Bồ Hòn | 0,37 |
|
5 | Trung tâm đón tiếp và dịch vụ du lịch hang Sửng Sốt | 0,25 |
|
6 | Khu dịch vụ hang Trống | 0,1 |
|
II | Đầm lầy và núi - đảo | 198,0 | 33,56 |
B | Khu vực nghiên cứu gián tiếp | 298,75 | 51,69 |
| Tổng cộng | 590 | 100 |
- Khu 3 - Trung tâm bảo tồn văn hoá biển: | |||
Stt | Hạng mục | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) |
A | Khu vực nghiên cứu trực tiếp | 290 |
|
I | Làng chài | 1,04 | 0,09 |
1 | Làng chài Cửa Vạn | 1,04 |
|
II | Khu dịch vụ du lịch | 13,55 | 1,20 |
1 | Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn | 0,1 |
|
2 | Khu dịch vụ du lịch điểm neo đậu thuyền | 0,38 |
|
3 | Điểm nghỉ đêm neo đậu | 13,02 |
|
4 | Khu xử lý rác thải | 0,05 |
|
III | Đầm lầy và núi - đảo | 276 | 24,38 |
B | Khu vực nghiên cứu gián tiếp | 841 | 74,33 |
| Tổng cộng | 1.131 | 100 |
- Khu 4 - Trung tâm bảo tồn và phát triển giải trí biển: | |||
Stt | Hạng mục | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) |
A | Khu vực nghiên cứu trực tiếp | 700 |
|
I | Làng chài | 3,25 | 0,24 |
1 | Làng chài Vung Viêng | 3,25 |
|
II | Khu dịch vụ du lịch | 23,73 | 1,76 |
1 | Khu dịch vụ du lịch điểm neo đậu thuyền H. Cống Đỏ | 2,05 |
|
2 | Khu dịch vụ du lịch kv Hang Cao | 1,26 |
|
3 | Khu nuôi cấy ngọc trai | 7,74 |
|
4 | Bãi tắm khu vực hòn Cạp Dè | 0,96 |
|
5 | Bãi tắm khu vực hòn Lưỡi Liềm | 6,87 |
|
6 | Bãi tắm khu vực hòn Nất | 1,9 |
|
7 | Bãi tắm khu vực hòn Trà Giời | 2,95 |
|
III | Đầm lầy và núi - đảo | 473 | 35,09 |
B | Khu vực nghiên cứu gián tiếp | 848 | 62,90 |
| Tổng cộng | 1.348 | 100 |
3.3. Định hướng kiến trúc cảnh quan:
- Quan điểm:
+ Nguyên tắc hạn chế tối đa can thiệp vào môi trường tự nhiên các đảo trên Vịnh Hạ Long có nét đặc trưng là các thành phần tự nhiên vuợt trội so với thành phần nhân tạo.
+ Thiết kế các công trình kiến trúc cần cần có cảm hứng từ thiên nhiên và phải đi xa hơn việc đáp ứng các yêu cầu về công năng đơn thuần để trở một thành phần độc đáo của tự nhiên tại một địa điểm nhất định và được xem như là một công cụ giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch, nhà nghiên cứu khoa học.
- Một số nguyên tắc thiết kế các công trình ở các đảo Vịnh Hạ Long:
+ Giải pháp kiến trúc phải phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu, tạo ra sự hài hòa giữa công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên.
+ Phải góp phần tạo ra một phong cách kiến trúc bản địa đặc trưng cho khu vực Vịnh Hạ Long hiện đại và tùy theo điều kiện cụ thể để lựa chọn quy mô và bố cục công trình phù hợp, tạo ra tỷ lệ hài hòa giữa kiến trúc - con người - thiên nhiên.
+ Vật liệu xây dựng sử dụng các loại vật liệu địa phương, phù hợp với đặc điểm tự nhiên như: gỗ, sỏi đá, mái ngói, mái lá, tre…
+ Màu sắc: Sử dụng các màu của tự nhiên như: màu xanh của lá cây, màu nâu của đất và thân cây, màu xám của đá núi, …
+ Tổ chức hệ thống giao thông trong khu du lịch phải dựa vào điều kiện cụ thể của địa hình, hạn chế tối đa những tác động đến môi trường sinh thái; chú ý tạo ra các điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn hợp lý cho việc thụ cảm không gian cảnh quan.
- Thiết kế cây xanh cảnh quan:
+ Khu vực 1 - 2: Chú trọng đến các loại cây với màu sắc rực rỡ để khách du lịch có thể ngắm các điểm thăm quan từ trong đất liền (Do khu 1-2 gần với đất liền nhất và có nhiều điểm thăm quan trong khu vực Vịnh Hạ Long) và chú trọng việc chiếu sáng vào buổi tối, ban đêm để tạo nét hấp dẫn du khách.
+ Khu vực 3 - 4: Chú trọng đến các loại cây mang màu sắc trầm để tạo phong cảnh yên bình cho du khách khi tham quan. Nguyên tắc sử dụng cây trồng phù hợp với khí hậu địa phương và ưu tiên sử dụng các thảm thực vật đặc hữu của Hạ Long như: Cọ Hạ Long, Thiên tuế Hạ Long, Khổ cử đại tím, Móng tai Hạ Long...
4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
4.1. Quy hoạch hệ thống giao thông: Phát triển thêm các tuyến du lịch, các điểm du lịch và các hình thức du lịch mới.
- Tuyến 1: (Tuyến du lịch tổng hợp 3-4 ngày) Đi qua tất cả các điểm tham quan trong khu vực Vịnh Hạ Long: Đảo Đầu Gỗ - Đảo Bồ Hòn - Đảo Đầu Bê - Đảo Hang Trai - Đảo Cống Đỏ.
- Tuyến 2: (Tuyến du lịch tâm linh - huyền thoại 1-2 ngày) với các điểm du lịch: Động Thiên Long - Động Thiên Cung - Hang Đầu Gỗ - Hang Sửng Sốt - Động Tam Cung - Hang Trinh Nữ - Đảo Đầu Bê.
- Tuyến 3: (Tuyến du lịch liên tưởng 1 ngày) đi qua các đảo có hình thù kỳ lạ như: Hòn Gà Chọi, Hòn Chó Đá, Hòn Thiên Nga...
- Tuyến 4: (Tuyến du lịch hoài niệm 1-2 ngày) đi qua các khu vực Hang Luồn, làng chài Cửa Vạn.
- Tuyến 5: (Tuyến du lịch thiên đường 1 ngày) với các điểm du lịch đảo Đầu Bê, đảo Phượng Hoàng.
- Tuyến 6: (Tuyến du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi nghỉ dưỡng 2-3 ngày) Với các điểm du lịch: Ti Tốp - Soi Sim - Lờm Bò - Hang Luồn - Hang Bồ Nâu - Hang Trinh Nữ.
- Tuyến 7: (Tuyến du lịch sinh thái 1-2 ngày) với điểm du lịch Đầu Bê - Cống Đỏ.
- Tuyến 8: (Tuyến du lịch mạo hiểm 1-2 ngày) với điểm du lịch Cống Đỏ.
- Tuyến du lịch trên không: Bằng trực thăng hoặc kinh khí cầu.
- Tuyến du lịch dưới biển: Bằng tàu ngầm mini.
4.1.1 Tổ chức giao thông trong từng khu:
a. Khu 1: Trung tâm bảo tồn công viên Vạn Cảnh:
+ Ngoài 3 tuyến (tuyến 1,2,4) trên tổng số 8 tuyến du lịch hiện có đi qua khu vực, định hướng mở rộng thêm 3 tuyến du lịch gồm:
+ Tuyến 1: (Tuyến du lịch tổng hợp 3-4 ngày) đi qua tất cả các điểm tham quan trong khu vực Vịnh Hạ Long: Đảo Đầu Gỗ - Đảo Bồ Hòn - Đảo Đầu Bê - Đảo Hang Trai - Đảo Cống Đỏ.
+ Tuyến 2: (Tuyến du lịch tâm linh - huyền thoại 1-2 ngày) với các điểm du lịch: Động Thiên Long - Động Thiên Cung - Hang Đầu Gỗ - Hang Sửng Sốt - Động Tam Cung - Hang Trinh Nữ - Đảo Đầu Bê.
+ Tuyến 3: (Tuyến du lịch liên tưởng 1 ngày) đi qua các đảo có hình thù lạ như: Hòn Gà Chọi, Hòn Chó Đá, Hòn Thiên Nga...
- Bố trí các bến thuyền neo đậu tại các điểm thăm quan chính, có vị trí kín gió, luồng lạch đảm bảo cho các tàu du lịch lớn neo đậu. Bố trí 2 điểm neo đậu thuyền tại Hang Thiên Cung-Đầu Gỗ và Động Hoa Cương.
b. Khu 2: Trung tâm bảo tồn công viên Hang động:
- Hiện có 2 tuyến du lịch từ cảng tàu du lịch Bãi Cháy ra tham quan (tuyến 3,4); định hướng mở rộng thêm 4 tuyến du lịch mới gồm:
+ Tuyến 1: (Tuyến du lịch tổng hợp 3-4 ngày) đi qua tất cả các điểm tham quan trong khu vực Vịnh Hạ Long: Đảo Đầu Gỗ - Đảo Bồ Hòn - Đảo Đầu Bê - Đảo Hang Trai - Đảo Cống Đỏ.
+ Tuyến 2: (Tuyến du lịch tâm linh – huyền thoại 1-2 ngày) với các điểm du lịch: Động Thiên Long - Động Thiên Cung – Hang Đầu Gỗ - Hang Sửng Sốt - Động Tam Cung - Hang Trinh Nữ - Đảo Đầu Bê.
+ Tuyến 4: (Tuyến du lịch hoài niệm 1-2 ngày) đi qua các khu vực Hang Luồn, làng chài Cửa Vạn.
+ Tuyến 6: (Tuyến du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi nghỉ dưỡng 2-3 ngày) Với các điểm du lịch: Ti Tốp - Soi Sim - Lờm Bò - Hang Luồn - Hang Bồ Nâu - Hang Trinh Nữ.
- Mở rộng các bên cập tàu, cầu dẫn, nạo vét vừng nước trước bến tàu để tiếp đón các tàu du lịch lớn. Thiết kế bến tàu và hệ thống đường lên hang theo dạng đơn giản với nguyên tắc hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của con người đối với di tích, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ, bê tông phun giả gỗ...;
- Quan tâm đến giao thông cho người tàn tật, đường lên bến, đường từ tàu xuống; Bố trí đường dẫn, đường dạo trong lòng hang phù hợp với địa hình, tận dụng tối đa địa vật để không gây ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, sử dụng vật liệu đá, đá hộc, bê tông giả đá...;
- Bố trí các điểm nghỉ đêm neo đậu, các bến thuyền neo đậu tại các điểm thăm quan chính, có vị trí kín gió, luồng lạch đảm bảo cho các tàu du lịch lớn neo đậu. Bố trí 8 điểm neo đậu thuyền tại đảo Ti Tốp, hòn Cát Lán (Hang Lát - H.587), khu vực Hang Luồn, Hang Hồ Động Tiên, Hang Sửng sốt, Hòn Soi Sim, Động Mê Cung - Lườm Bò, hang Trống - hang Trinh Nữ.
c. Khu 3: Trung tâm bảo tồn Văn hóa biển:
- Xây dựng bến thuyền ở vị trí nước sâu, cuối hướng gió để tránh sự ảnh hưởng của tiếng ồn và mùi xăng dầu, góp phần giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường khu vực.
- Hiện mới chỉ có 1 tuyến du lịch từ cảng tàu du lịch Bãi Cháy ra tham quan làng chài Cửa Vạn và hồ Ba Hầm thuộc khu vực (Tuyến 3: Cảng tàu du lịch Bãi Cháy - Soi Sim - Mê Cung - Làng Chài Cửa Vạn - Hồ Ba Hầm). Dự kiến trong tương lai sẽ mở rộng thêm nhiều tuyến du lịch ra khu vực với nhiều điểm tham quan hấp dẫn như đảo Đầu Bê, đảo Hang Trai, làng chài Cửa Vạn...
- Bố trí thêm 5 tuyến du lịch mới gồm tuyến số 1,2,4,5,7:
+ Tuyến 1: (Tuyến du lịch tổng hợp 3-4 ngày) Đi qua tất cả các điểm tham quan trong khu vực Vịnh Hạ Long: Đảo Đầu Gỗ - Đảo Bồ Hòn - Đảo Đầu Bê - Đảo Hang Trai - Đảo Cống Đỏ.
+ Tuyến 2: (Tuyến du lịch tâm linh - huyền thoại 1-2 ngày) Với các điểm du lịch: Động Thiên Long - Động Thiên Cung - Hang Đầu Gỗ - Hang Sửng Sốt - Động Tam Cung - Hang Trinh Nữ - Đảo Đầu Bê.
+ Tuyến 4: (Tuyến du lịch hoài niệm 1-2 ngày) đi qua các khu vực Hang Luồn, làng chài Cửa Vạn.
+ Tuyến 5: (Tuyến du lịch thiên đường 1 ngày) với các điểm du lịch đảo Đầu Bê, đảo Phượng Hoàng.
+ Tuyến 7: (Tuyến du lịch sinh thái 1-2 ngày) Đầu Bê - Cống Đỏ.
- Do nhu cầu ngày càng cao về tuyến và mật độ tàu du lịch, để đảm bảo bảo tồn cảnh quan và môi trường, cần có những giải pháp nâng cao năng lực tiếp đón của các bến tàu, cầu dẫn, cụ thể tiến hành mở rộng các bên cập tàu, cầu dẫn, nạo vét vừng nước trước bến tàu để tiếp đón các tàu du lịch lớn.
Thiết kế bến tàu và hệ thống đường lên hang theo dạng đơn giản với nguyên tắc hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của con người đối với di tích, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ, bê tông phun giả gỗ...
- Bố trí các điểm nghỉ đêm neo đậu, các bến thuyền neo đậu tại các điểm thăm quan chính, có vị trí kín gió, luồng lạch đảm bảo cho các tàu du lịch lớn neo đậu. Cụ thể trong khu vực bố trí 5 điểm neo đậu thuyền tại hang Tiên Ông, Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn, làng chài Cửa Vạn, khu vực Hồ Ba Hầm và tại hồ Ba Hầm.
d. Khu 4: Trung tâm bảo tồn phát triển Giải trí biển.
- Hình thành mới 3 tuyến du lịch tổng hợp, sinh thái, mạo hiểm đi vào khu vực với các điểm du lịch hấp dẫn như Đảo Cống Đỏ, làng chài Vung Viêng, Động Tam Cung.
+ Tuyến 1: (Tuyến du lịch tổng hợp 3-4 ngày) đi qua tất cả các điểm tham quan trong khu vực Vịnh Hạ Long: Đảo Đầu Gỗ - Đảo Bồ Hòn - Đảo Đầu Bê - Đảo Hang Trai - Đảo Cống Đỏ.
+ Tuyến 7: (Tuyến du lịch sinh thái 1-2 ngày) Đầu Bê - Cống Đỏ.
+ Tuyến 8: (Tuyến du lịch mạo hiểm 1-2 ngày) với điểm du lịch Cống Đỏ.
- Bố trí các điểm nghỉ đêm neo đậu, các bến thuyền neo đậu tại các điểm thăm quan chính, có vị trí kín gió, luồng lạch đảm bảo cho các tàu du lịch lớn neo đậu. Trong khu vực bố trí 7 điểm neo đậu thuyền tại đảo Cống Đỏ, hòn Cặp Dè, hòn Lưỡi Liềm, đảo Bái Đông, đảo Vạn Giò, hang Giếng Tiên, hòn Trà Giới.
4.1.2. Tổ chức giao thông trên các đảo du lịch:
- Hình thức giao thông trên các đảo chủ yếu là đường dạo, kết cấu mặt đường bằng các vật liệu gạch lát, đá lát mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp với tính chất, chức năng của từng khu vực.
- Nguyên tắc xây dựng các đường giao thông trên đảo là tận dụng tối đa hiện trạng, tận dụng địa hình, mặt đá tự nhiên nhằm tránh phá giỡ, san gạt. Tại những nơi có địa hình dốc, có thể sử dụng các bậc tam cấp bằng vật liệu hài hòa với hiện trạng tự nhiên, đồng thời giữ được vẻ đẹp hoang sơ sẵn có.
- Các phương tiện vận chuyển trên đảo: Sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường như xe đạp, xe điện, các phương tiện nhỏ không gây tiếng ồn, khói thải...
- Tổ chức các cầu tàu tiếp đón khách du lịch: Lựa chọn vị trí hợp lý, nước sâu, ít gió và không gian đủ rộng để tiếp nhận nhưng tàu du lịch vừa và lớn.
4.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.
b. Giải pháp chung:
- San nền:
+ Các khu vực Bảo tồn: Không san nền lớn, tránh phá vỡ cảnh quan thiên nhiên vốn có;
+ Đối với các công trình đã xây dựng trên các đảo chỉ chỉnh trang mặt bằng xây dựng các công trình phục vụ du lịch và văn hóa như: các điểm dừng chân ngắm cảnh trên sườn núi, sàn nhà chòi ngắm cảnh; đắp thêm cát vào các bãi tắm kết hợp củng cố lại các kè chắn, san nền cục bộ tại các điểm dừng chân trước cửa các hang động có hướng dốc dần về phía các rãnh thoát nước, tạo điều kiện thoát nước mặt tốt.
+ Các khu vực có công trình xây dựng mới:
Đối với các công trình xây dựng mới trên các đảo: Chỉ san nền cục bộ trong phạm vi diện tích xây dựng công trình phục vụ du lịch dự kiến như các điểm dừng chân, sàn nhà chòi ngắm cảnh, sàn sân khấu biểu diễn ngoài trời, không san gạt khu vực xung quanh, giữ nguyên vẹn địa hình tự nhiên, bảo vệ cảnh quan;
Đối với các công trình xây dựng dự kiến xây dựng mới ven chân các đảo: Cao độ khống chế nền xây dựng tại khu vực được chọn Hxd ≥ +3,0m (Hệ cao độ quốc gia VN 2.000) tương đương với cao độ H ≥ 4,9m (Hệ cao độ hải đồ); đắp thêm cát vào các bãi tắm khai thác mới, kết hợp xây dựng kè chắn để giữ cát.
- Thoát nước mưa: Nước mưa trên các đảo được tự chảy theo các hướng dốc địa hình tự nhiên về các khe, rạch ven chân đồi, núi và thoát xuống biển; Các khu vực xây dựng các công trình nhỏ dự kiến khai thác tại các thung lũng đảo và dưới chân các núi, ven biển, được bố trí mương xây hở đón nước, để tránh nước mưa làm xói mòn chân công trình; Nước mưa tự chảy theo các tuyến mương có các giếng tiêu năng tránh phá vỡ mương và được thoát xuống biển tại các cửa xả có vị trí xa chân công trình xây dựng và bãi tắm.
4.3. Quy hoạch cấp nước:
* Tại các khu vực bảo tồn - tôn tạo:
* Nguồn nước: Nguồn nước ngọt từ đất liền, nguồn nước mưa bổ sung.
- Trang bị đội tàu hoặc xà lan chuyển nước từ đất liền cấp cho các đảo ven bờ, tàu có khả năng chuyên chở 50 ÷ 150 m3 nước/tàu (Xà lan). Trên tàu (xà lan) có đặt các téc chứa nước bằng thép không rỉ và các máy bơm cấp nước vào bờ.
- Xây dựng các bể chứa nước với tổng dung tích tối thiểu gấp 2 lần nhu cầu dùng nước và trạm bơm cấp nước cục bộ cho mỗi đối tượng tiêu thụ. Có thể xây các bể tại một số điểm thuận tiện cho việc cấp nước tự chảy cho các khu vực. (Vị trí cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn thiết kế chi tiết).
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng bể chứa tại Trung tâm 2 nhằm phục vụ cho nhu cầu của 3 khu: Trung tâm 2, trung tâm 3, trung tâm 4; dung tích bể 1.197 m3 phục vụ đủ nhu cầu dùng nước trong 02 ngày.
- Bể chứa xây dựng tại Trung tâm 3 có dung tích 222 m3, phục vụ đủ cho nhu cầu dùng nước trong 02 ngày của Trung tâm 3 và trung tâm 4.
- Kết hợp sử dụng cảng đón tiếp các tàu du lịch để cập bến cho tàu chở nước. Xây dựng các trạm bơm chuyển tiếp trên đảo phù hợp với vị trí cập bến tàu thuyền.
- Tại mỗi tổ hợp các khu sử dụng hệ thống cấp nước chung cần có 1 tổ quản lý, phân phối và ghi thu tiền nước.
- Xây dựng bể chứa nước mưa cho các công trình: Các công trình xây dựng các bể chứa có dung tích tương ứng với diện tích mái có thể tận thu nguồn nước này làm nguồn bổ sung, dự phòng.
Khả năng thu nước mưa 1 ngày: Q = Lượng mưa TB năm x SDTmái x 80%/360ngày.
* Tuyến du lịch - Trung tâm dịch vụ giải trí: Các tàu thuyền nghỉ đêm thiết kế có bể chứa nước phù hợp với lượng người và thời gian ở lại trên biển; Các trung tâm dịch vụ giải trí bố trí phao chứa nước ngọt đáp ứng đủ cho nhu cầu dùng nước tối thiểu trong 2 ngày.
* Định hướng chung: Tổng nhu cầu dùng điện 501,76KW. Xây dựng các dự án theo mục tiêu sinh thái, tiết kiệm năng lượng. Khuyến khích, tăng cường sử dụng các dạng năng lượng tái tạo tại chỗ.
b. Giải pháp cấp điện: Nguồn điện cho khu vực thiết kế sử dụng chủ yếu là máy phát, kết hợp với năng lượng mặt trời, gió; cụ thể:
- Khu vực 1 (Trung tâm Bảo tồn công viên Vạn Cảnh):
+ Khu dịch vụ du lịch: Thiên Cung - Đầu Gỗ: Tiếp tục sử dụng máy phát diezen (02 máy 75-100KVA) 01 máy vận hành, 01 máy dự phòng. Lắp thêm và thay thế bóng đèn trang trí đã hỏng trong hang để tạo cảnh quan. Màu sắc và đèn bố trí dựa trên sự tích của từng hang, động hoặc các điểm nhấn cục bộ theo từng chủ đề.
+ Động Hoa Cương: Sử dụng máy phát 30KW; bố trí lại hệ thống đèn chiếu sáng cảnh quan nền hang.
- Khu vực 2 (Trung tâm Bảo tồn công viên hang động ):
+ Hang Sửng Sốt: Tiếp tục sử dụng máy phát Diezen (02 máy 75-100KVA); Bố trí thêm đèn bên trong và dọc đường nên hang để tạo cảnh quan và loa nén (Ẩn dưới các hốc đá) để nghe kể về sự tích của hang.
+ Khu du lịch đảo Ti Tốp: Sử dụng 01 máy phát công suất 35KVA, dự kiến bố trí tại nhà trung tâm khu bảo tồn; chiếu sáng trên đảo sử dụng đèn năng lượng mặt trời.
- Khu vực 3 (Trung tâm bảo tồn văn hóa biển):
+ Khu dịch vụ du lịch: Trung tâm văn hóa Cửa Vạn : Sử dụng 01 máy phát công suất 35KW, kết hợp với năng lượng mặt trời (Dự kiến đặt pin năng lượng mặt trời tại mái nhà của trung tâm);
+ Khu dịch vụ du lịch điểm neo đậu thuyền: Đặt máy phát công suất 15KW kết hợp với năng lượng tái tạo.
+ Điểm đỗ nghỉ đêm dành cho tàu du lịch: Sử dụng máy phát công suất 30 KW cấp cho việc chiếu sáng và giải trí, ngoài ra mỗi tầu được bố trí 01 máy phát điện để phục vụ giải trí cho khách du lịch.
- Khu vực IV (Trung tâm Bảo tồn và phát triển giải trí biển):
+ Khu dịch vụ du lịch: Khu neo đậu thuyền: Sử dụng 01 máy phát công suất 15 KW, kết hợp với năng lượng tái tạo khác đặc biệt là năng lượng gió.
4.5. Quy hoạch thoát nước thải, quản lý CTR, nghĩa trang:
a. Nước thải sinh hoạt:
- Tổng khối lượng nước thải cần xử lý 600 m3/ngày.đêm, nước thải được thu gom tại chỗ; trong đó: Khu vực 1 là 142,3 m3/ngày.đêm; khu vực 2 là 344,08m3/ngày.đêm; khu vực 3 là 65,60 m3/ ngày.đêm; khu vực 4 là 41,07 m3/ngày.đêm.
- Xử lý nước thải:
+ Đối với các khu vực các đảo đang hoạt động du lịch: Xây dựng các công trình vệ sinh dùng nước biển xả tại các nhà dịch vụ. Những khu vực cốt địa hình cao, phân tán sử dụng loại bio-toilet không dùng nước thuận tiện cho khách du lịch sử dụng.
+ Đối với các khu vực quy hoạch mới: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, các loại nước thải phải được thu gom xử lý và xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của QCVN 10:2008/BTNMT, QCVN 08:2008/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; khu vực quy hoạch có địa hình đa dạng, phân tán nên chọn phương án xử lý phân tán theo địa hình và các khu chức năng.
Xây dựng các khu xử lý nước thải loại vừa và nhỏ dạng hợp khối đáp ứng việc thu gom và xử lý phù hợp; Các loại nước thải sau khi được xử lý sẽ tái sử dụng hoặc xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
b. Quy hoạch thu gom chất thải rắn:
- Định hướng chung: Tổng khối lượng CTR thải cần thu gom và xử lý của khu vực khoảng 15,62 tấn/ngày; Vị trí đốt CTR: Tại mỗi khu vực có 01 điểm đốt CTR (có 4 điểm đốt CTR); Phương pháp xử lý CTR: dùng lò đốt CTR thân thiện với môi trường.
- Xử lý CTR tại các điểm khai thác dịch vụ du lịch: Tại các đảo Ti-Tốp, Soi Sim đặt các thùng chứa CTR cách điệu tại đường dẫn lên các khu dịch vụ với khoảng cách 20-50m/thùng.
Vật liệu làm thùng bằng nhựa tổng hợp hoặc vật liệu có thể tái chế sau khi sử dụng. CTR vô cơ được các hộ dân đơn lẻ thu gom và bán. CTR hữu cơ được các hộ này tận dụng để nuôi cá bè; Lá cây trên đảo và lá cây trôi nổi trên biển được thu gom theo đội và chuyển đến khu xử lý; CTR trên các tàu du lịch, sau mỗi hành trình sẽ được thu gom theo đội sau đó đưa về xử lý tại khu xử lý CTR thành phố.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Ban quản lý Vịnh Hạ Long chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long quản lý quy hoạch; công bố, công khai quy hoạch quy hoạch và ban hành Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được duyệt; quản lý giám sát việc xây dựng công trình theo quy hoạch được duyệt; kiên quyết đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch được duyệt theo quy định; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và triển khai các bước tiếp theo đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành.
Khi triển khai lập các quy hoạch, dự án cụ thể: Yêu cầu Chủ dự án chỉ được thuê những Đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công có năng lực, kinh nghiệm chuyên ngành thực hiện, nghiêm cấm việc thuê Đơn vị tư vấn không có kinh nghiệm thực hiện.
- Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long, Ban quản lý Vịnh Hạ Long thực hiện quản quản lý Nhà nước đối với quy hoạch, dự án; triển khai các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long; Trưởng ban Ban Quản lý vịnh Hạ Long; Thủ trưởng các ngành và đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1906/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 1906/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quy hoạch chi tiết Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 1 Quyết định 4216/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản Vịnh Hạ Long do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 3146/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cải tạo, nâng cấp Bến số 1 và Bến tạm cảng Cái Lân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 3 Luật Xây dựng 2014
- 4 Quyết định 780/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh và Ca trù giai đoạn 2013-2020"
- 5 Nghị quyết 68/2012/NQ-HĐND về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 7 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 8 Quyết định 871/2006/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10 Quyết định 142/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật di sản văn hóa 2001
- 1 Nghị quyết 68/2012/NQ-HĐND về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 780/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh và Ca trù giai đoạn 2013-2020"
- 3 Quyết định 871/2006/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Quyết định 3146/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cải tạo, nâng cấp Bến số 1 và Bến tạm cảng Cái Lân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 5 Quyết định 4216/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản Vịnh Hạ Long do tỉnh Quảng Ninh ban hành