- 1 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 2 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2014 về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 04/2016/TT-BTP quy định nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1142/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/2015/NĐ-CP NGÀY 16/02/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ VÀ CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1142 /QĐ-BTP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Nhằm đánh giá tình hình, kết quả triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (sau đây gọi chung là Nghị định số 23/2015/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, gồm các nội dung sau đây:
1. Mục đích
Đánh giá toàn diện, chính xác tình hình, kết quả 03 năm triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; xác định được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, tìm ra nguyên nhân, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc (nếu có) để nâng cao chất lượng hoạt động chứng thực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
2. Yêu cầu
- Nội dung sơ kết bám sát các quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành; phản ánh đúng tình hình thực tế kết quả đạt được và những yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
- Việc tổ chức hội nghị sơ kết phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
II. NỘI DUNG VÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ
1. Nội dung
Đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP trên phạm vi toàn quốc và tại các Cơ quan đại diện, gồm các nội dung: tình hình triển khai, kết quả thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP (trong đó tập trung đánh giá tình hình thực hiện các quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký người dịch, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng bản sao, chứng thực chữ ký người dịch sai quy định); những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động chứng thực.
2. Các chuyên đề Hội nghị
2.1. Báo cáo của Bộ Tư pháp đánh giá kết quả, tình hình 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP trên phạm vi toàn quốc và tại các Cơ quan đại diện.
2.2. Các tham luận của Bộ Ngoại giao và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP tại các Cơ quan đại diện và một số địa phương (chỉ trình bày một số tham luận tại Hội nghị) như: chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký người dịch; chứng thực hợp đồng, giao dịch; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, giải đáp một số vướng mắc; đề xuất các giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm hoạt động chứng thực được hiệu quả).
III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ SƠ KẾT
1. Hình thức, thời gian tổ chức Hội nghị
1.1. Về hình thức tổ chức: Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu (điểm cầu Trung ương - điểm cầu chính và điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
- Điểm cầu Trung ương tổ chức tại Trụ sở Bộ Tư pháp.
- Điểm cầu của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tại Phòng họp trực tuyến của Cục Thi hành án dân sự 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng thành phố Hà Nội tham gia Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
1.2. Về thời gian: Dự kiến Hội nghị được tổ chức 1/2 ngày, trong khoảng thời gian từ ngày 03-10/10/2018 (Thời gian cụ thể ghi trong giấy triệu tập, giấy mời và thực hiện theo chương trình Hội nghị).
2. Thành phần tham dự Hội nghị
2.1. Đối với điểm cầu Trung ương
- Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo Bộ Tư pháp
- Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương: đại diện Vụ Pháp luật Văn phòng Quốc hội; đại diện Vụ Pháp luật Văn phòng Chỉnh phủ; đại diện Bộ Ngoại giao; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường; đại diện Bộ Nội vụ; đại diện Bộ Công an (07 đại biểu).
- Các đại biểu của thành phố Hà Nội: đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp, Lãnh đạo Phòng Hành chính Tư pháp thuộc Sở Tư pháp (04 đại biểu); đại diện Lãnh đạo Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố (31 đại biểu); công chức tư pháp – hộ tịch một số phường trên địa bàn thành phố Hà Nội (20 đại biểu).
+ Đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ, Học viện Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Cục Kế hoạch – Tài Chính, Cục Công nghệ thông tin (12 đại biểu).
- Lãnh đạo, chuyên viên Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (10 đại biểu).
- Đại diện một số báo, đài ở Trung ương: Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (08 đại biểu).
Tổng số đại biểu: Dự kiến khoảng 100 đại biểu.
2.2. Đối với điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố:
- Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu của địa phương: Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp; đại diện Lãnh đạo Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh. Riêng đại diện Cục Công tác phía Nam tham dự tại điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng số: khoảng 30 đại biểu/điểm cầu.
1. Phân công nhiệm vụ
1.1. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
- Chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng Báo cáo của Bộ Tư pháp về việc thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp tỉnh/thành phố để chuẩn bị các nội dung phục vụ Hội nghị như: hướng dẫn, đôn đốc các địa phương gửi các báo cáo sơ kết; tổng hợp các báo cáo của các cơ quan thực hiện chứng thực.
1.2. Bộ Ngoại giao hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan đại diện xây dựng báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành tại các Cơ quan đại diện (theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch này); tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực của các Cơ quan đại diện, gửi báo cáo về Bộ Tư pháp trước ngày 15/8/2018 để tổng hợp.
1.3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương trên địa bàn tỉnh/thành phố xây dựng báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành tại địa phương (theo Đề cương gửi kèm Kế hoạch này); chuẩn bị các nội dung trao đổi tại Hội nghị, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực của tỉnh/thành phố báo cáo Bộ Tư pháp trước ngày 15/8/2018 để tổng hợp; phối hợp với Cục thi hành án dân sự tại địa phương và các đơn vị có liên quan để chuẩn bị tổ chức Hội nghị.
1.4. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo về kỹ thuật phục vụ Hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu.
1.5. Tổng cục Thi hành án dân sự tạo điều kiện, bố trí điểm cầu Trung ương; chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương bố trí điểm cầu tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, phối hợp với Sở Tư pháp chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật phục vụ Hội nghị.
1.6. Văn phòng Bộ bố trí phòng họp trực tuyến để tổ chức Hội nghị sơ kết.
2. Kinh phí
Kinh phí tổ chức Hội nghị tại điểm cầu Trung ương và tại các điểm cầu địa phương được lấy từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành./.