- 1 Luật Điện Lực 2004
- 2 Luật giao thông đường bộ 2008
- 3 Quyết định 1375/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 1727/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Luật Điện Lực 2004
- 2 Luật giao thông đường bộ 2008
- 3 Quyết định 1375/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 1727/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1162/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 10 tháng 7 năm 2024 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1611/QĐ-UBND ngày 24/6/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040;
Thực hiện Thông báo số 897-KL/TU ngày 30/5/2024 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 62 liên quan đến việc thống nhất Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương đến năm 2040;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 514/TTr-SXD ngày 18/3/2024, Văn bản số 790/SXD-QHKT ngày 15/4/2024, số 1605/SXD-QHKT ngày 05/7/2024 và hồ sơ tài liệu kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040, nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040.
- Chủ đầu tư: UBND huyện Đơn Dương.
- Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Công ty cổ phần Quy hoạch và thiết kế xây dựng Miền Trung.
2. Phạm vi nghiên cứu và quy mô lập quy hoạch:
Tổng diện tích 611,85km². Toàn bộ ranh giới huyện Đơn Dương bao gồm 2 thị trấn: Thạnh Mỹ, D’Ran và 8 xã: Đạ Ròn, Ka Đô, Ka Đơn, Lạc Lâm, Lạc Xuân, Pró, Quảng Lập, Tu Tra. Giới cận:
- Phía Đông: giáp huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Phía Tây: giáp huyện Đức Trọng;
- Phía Nam: giáp huyện Ninh Sơn thuộc tỉnh Ninh Thuận và huyện Đức Trọng;
- Phía Bắc: giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
3. Mục tiêu phát triển và tính chất vùng:
3.1. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển vùng huyện Đơn Dương trong mối liên hệ vùng Tây Nguyên - Đông Nam bộ, tổng thể phát triển chung của tỉnh Lâm Đồng; thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận theo định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng huyện nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, hài hòa về kinh tế, an sinh xã hội, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Trở thành huyện kiểu mẫu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ, thông minh, tạo ra khối lượng sản phẩm nông nghiệp lớn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có thị trường tiêu thụ ổn định trong nước và hướng đến xuất khẩu.
- Phát triển không gian vùng huyện phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tích hợp phát triển các ngành, khai thác tiềm năng lợi thế, tài nguyên đặc trưng cho khu vực. Phát triển có trọng điểm, trọng tâm, theo chiến lược toàn diện và cân bằng.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng khung đồng bộ kết nối với các đầu mối hạ tầng kỹ thuật vùng lân cận, vùng tỉnh, vùng quốc gia.
3.2. Tính chất và chức năng vùng:
- Vùng cửa ngõ phía Đông của thành phố Đà Lạt trong tiểu vùng I (vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh; bao gồm: thành phố Đà Lạt, các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và huyện Lâm Hà (thị trấn Nam Ban, các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà), chia sẻ chức năng với thành phố Đà Lạt, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng đô thị hiện đại.
- Vùng trọng tâm của tỉnh về phát triển kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật; vùng du lịch sinh thái, đô thị phía Đông của thành phố Đà Lạt, nghỉ dưỡng cao cấp.
- Vùng chuyên ngành về nghiên cứu công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, trung tâm hội chợ triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng.
- Có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với khu vực Tây Nguyên.
4. Dự báo chỉ tiêu phát triển vùng:
4.1. Dự báo phát triển kinh tế:
- Đến năm 2025: Ngành nông, lâm, ngư chiếm 48,4%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 15,4% và ngành dịch vụ chiếm 36,2%.
- Đến năm 2030: Ngành nông, lâm, ngư chiếm 44,13%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 17,09% và ngành dịch vụ chiếm 38,78%.
- Đến năm 2040: Ngành nông, lâm, ngư chiếm 37,85%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 19,88% và ngành dịch vụ chiếm 42,27%.
4.2. Dự báo dân số:
- Đến năm 2025: Dân số toàn huyện khoảng 115.410 người, gồm: Dân số đô thị khoảng 30.350 người, dân số nông thôn khoảng 85.060 người.
- Đến năm 2030: Dân số toàn huyện khoảng 125.270 người, gồm: Dân số đô thị khoảng 34.230 người, dân số nông thôn khoảng 91.040 người.
- Đến năm 2040: Dân số toàn huyện khoảng 148.810 người, gồm: Dân số đô thị khoảng 59.930 người, dân số nông thôn khoảng 88.880 người.
4.3. Dự báo tỷ lệ đô thị hóa:
- Đến năm 2025: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 26,3% (gồm 02 đô thị: Thạnh Mỹ loại IV và D’Ran loại V).
- Đến năm 2030: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 27,32% (gồm 02 đô thị: Thạnh Mỹ loại IV và D’Ran loại V).
- Đến năm 2040: Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,27% (gồm 03 đô thị: Thạnh Mỹ loại IV và D’Ran, Đạ Ròn loại V).
4.4. Dự báo nhu cầu sử dụng đất:
- Đất xây dựng đô thị: Đến năm 2025 khoảng 1.016,5ha; đến năm 2030 khoảng 1.121,3ha; đến năm 2040 khoảng 1.645,0ha.
- Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn: Đến năm 2025 khoảng 1.210,0ha; đến năm 2030 khoảng 1.289,0ha; đến năm 2040 là 1.129,0ha (đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn giảm vì xã Đạ Ròn thuộc vùng phát triển đô thị).
5. Định hướng phát triển không gian vùng:
5.1. Về phân vùng phát triển: Vùng huyện Đơn Dương được phân thành 04 tiểu vùng, như sau:
a) Tiểu vùng I:
- Diện tích khoảng 5.403ha, gồm: Thị trấn Thạnh Mỹ và xã Đạ Ròn.
- Tính chất: Trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, khu đô thị nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh tập trung về hoa, chăn nuôi bò sữa (tập trung tại xã Đạ Ròn); vùng phát triển kinh tế động lực của vùng huyện Đơn Dương.
- Tiềm năng, nguồn lực phát triển: Trung tâm của vùng huyện, có mật độ dân số cao, vùng dân số trẻ với lực lượng lao động cao, quỹ đất lớn, nguồn nước dồi dào gắn với cảnh quan rừng, hồ (vùng nằm trong lưu vực sông Đa Nhim), hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có các tuyến giao thông kết nối vùng (tuyến Quốc lộ 27 và 02 tuyến đường tránh phía Bắc, phía Nam kết nối với huyện Đức Trọng).
- Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Thạnh Mỹ. b) Tiểu vùng II:
- Diện tích khoảng 13.691,4ha, thị trấn D’Ran.
- Tính chất: Cửa ngõ phía Đông của vùng huyện và thành phố Đà Lạt; vùng phát triển đô thị sinh thái; vùng nông nghiệp chuyên đề cây ăn trái, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với sản phẩm cây ăn trái; vùng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.
- Tiềm năng, nguồn lực phát triển: Vùng kinh tế phía Đông của vùng huyện và thành phố Đà Lạt; quỹ đất nông nghiệp lớn; có tuyến Quốc lộ 20, Quốc lộ 27, đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm đi qua.
c) Tiểu vùng III:
- Diện tích khoảng 30.969ha, gồm các xã: Lạc Xuân, Lạc Lâm, Ka Đô, Pró (sáp nhập Quảng Lập vào Pró).
- Tính chất: Vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chế biến rau, củ, quả và dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Tiềm năng, nguồn lực phát triển: Có quỹ đất nông nghiệp, đất rừng lớn gắn với nhiều hệ thống hồ; nguồn nhân lực dồi dào, nhiều đồng bào gốc dân tộc Tây Nguyên sinh sống với nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc; cụm công nghiệp Ka Đô; có các tuyến giao thông kết nối vùng (Quốc lộ 27, ĐT.729…).
- Trung tâm tiểu vùng là xã Ka Đô.
d) Tiểu vùng IV:
- Diện tích khoảng 11.121ha, gồm các xã: Ka Đơn và Tu Tra.
- Tính chất: Vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh (chủ lực là bò sữa); phát triển du lịch sinh thái, tâm linh; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề.
- Tiềm năng, nguồn lực phát triển: Có quỹ đất nông nghiệp thuận lợi, đất rừng, nhiều hệ thống hồ; nguồn nhân lực dồi dào, nhiều đồng bào gốc dân tộc Tây Nguyên sinh sống đa dạng nét văn hóa đậm đà bản sắc; có các tuyến giao thông kết nối vùng (ĐT.729, ĐH.12 kết nối Quốc lộ 27 hướng về sân bay Liên Khương và cao tốc Liên Khương - Dầu Giây).
- Trung tâm tiểu vùng là xã Tu Tra.
5.2. Định hướng hệ thống đô thị:
a) Đô thị Thạnh Mỹ:
- Giai đoạn đến năm 2030 đạt chuẩn đô thị loại IV; giai đoạn 2031 - 2040 tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại III.
- Về dân số: Đến năm 2025 khoảng 14.800 người; đến năm 2030 khoảng 16.690 người; đến năm 2040 khoảng 21.620 người.
- Về đất xây dựng đô thị: Đến năm 2025 khoảng 717ha; giai đoạn 2030 khoảng 795,2ha; giai đoạn 2040 khoảng 909,9ha.
- Tính chất đô thị: Là đô thị hạt nhân của vùng huyện vừa là hệ thống đô thị vệ tinh của tiểu vùng I vùng tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ chức năng với thành phố Đà Lạt; đô thị sinh thái, tổng hợp trung tâm chính trị - hành chính huyện Đơn Dương, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng đô thị hiện đại; đô thị chuyên ngành về nghiên cứu công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, trung tâm hội chợ - triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng; trung tâm dịch vụ, thương mại, đầu mối giao thương quan trọng của vùng huyện; có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng của vùng; trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa thể dục thể thao của huyện Đơn Dương.
b) Đô thị D’ran:
- Giai đoạn đến năm 2025 đạt chuẩn đô thị loại V; giai đoạn 2026 - 2040 tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại IV.
- Về dân số: Đến năm 2025 khoảng 15.550 người; đến năm 2030 khoảng 17.540 người; đến năm 2040 khoảng 22.720 người.
- Về đất xây dựng đô thị: Đến năm 2025 khoảng 299,5ha; giai đoạn 2030 khoảng 326,1ha; giai đoạn 2040 khoảng 395,5ha.
- Tính chất đô thị: Cửa ngõ phía Đông vùng huyện và thành phố Đà Lạt, chia sẻ chức năng với thành phố Đà Lạt; đô thị sinh thái phát triển với mật độ thấp gắn với phát triển nông nghiệp, du lịch, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
c) Vùng phát triển đô thị xã Đạ Ròn:
- Đến năm 2040 đô thị loại V.
- Về dân số: Dự kiến đến năm 2040 khoảng 15.590 người.
- Về đất xây dựng đô thị: Dự kiến đến năm 2040 khoảng 339,5ha.
- Tính chất đô thị: Đô thị sinh thái; nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành các trung tâm nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học; phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp bảo tồn, phát triển kinh tế rừng.
5.3. Định hướng phát triển nông thôn:
a) Quan điểm và nguyên tắc:
- Phát triển dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới; tận dụng các điểm dân cư hiện hữu để cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới các điểm dân cư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với vùng sản xuất, hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác để hình thành các khu dân cư mới, theo nguyên tắc mỗi xã có 01 điểm dân cư trung tâm xã và mỗi thôn có 01 điểm dân cư.
- Phương án định hướng phát triển không gian vùng huyện cập nhật nền quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 theo Quyết định số 1375/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Đơn Dương.
- Đối với một số vùng bố trí dân cư trong quy hoạch sử dụng đất chưa có cơ sở hạ tầng kết nối, cần quy hoạch xây dựng hạ tầng kết nối đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng theo tiêu chuẩn mới được phép hình thành khu dân cư mới; khu vực hạ lưu các hồ đập nhất là đập, hồ thủy điện Đa Nhim cần hạn chế phát triển dân cư phía hạ lưu đập có nguy cơ mất an toàn, các khu dân cư mới ở hạ lưu đập cần được lập quy hoạch chi tiết, đánh giá an toàn cao trình mực nước lũ, khống chế cao độ nền trên mực nước lũ, đảm bảo an toàn cho cư dân phía hạ lưu đập khi sự cố mất an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ, phòng ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.
b) Các hình thái dân cư nông thôn: Cụm dân cư trong khu vực phát triển nông nghiệp, không gian điểm dân dân cư nông thôn gắn với mô hình các “Khu dân cư sinh thái” là mô hình Làng với cấu trúc đô thị xanh với quy mô hợp lý, đáp ứng 7 tiêu chí của đô thị xanh (không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường xanh; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa; cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên).
c) Về định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn:
- Về đất xây điểm dân cư nông thôn: Đến năm 2025 khoảng 1.210,0ha; đến năm 2030 khoảng 1.289,0ha; đến năm 2040 khoảng 1.129,0ha (đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn giảm vì xã Đạ Ròn thuộc vùng phát triển đô thị).
- Cải tạo mở rộng các điểm dân cư hiện trạng; quy hoạch khu dân cư mới Ha Ma Nhai 1 (khoảng 8,37ha) và khu dân cư sinh thái dọc sông Đa Nhim (khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp dân cư, du lịch sinh thái, canh nông khoảng 20,46ha), điểm dân cư mới thôn La Bouye B (khoảng 20ha), điểm dân cư mới thôn Châu Sơn (khoảng 17,3ha).
5.4. Định hướng phát triển công nghiệp: Phát triển công nghiệp nhẹ, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với công nghệ tiên tiến, chuyên ngành, sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu và tạo nhiều giá trị hàng hóa theo hướng phát triển xanh, dựa vào tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ (như: rau, củ quả, cây ăn trái, bò sữa, sản phẩm từ lâm nghiệp, vật liệu xây dựng, …), năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió), giao thông kết nối liên vùng (Quốc lộ 20, Quốc lộ 27, đường ĐT.729) và ngành nghề truyền thống. Phát triển cụm công nghiệp Ka Đô quy mô khoảng 47,2ha.
5.5. Định hướng phát triển du lịch: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thể thao gắn với các cảnh quan rừng, hồ, suối, thác (như hồ Đạ Ròn, Đơn Dương, Bokabang, Pró, KaZam, M’răng, Châu Sơn, suối Thông A, suối Thông B, suối Pơ Liêng, thác Thiên Thai,…), tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, đặc trưng văn hóa (Di chỉ người chăm và làng văn hóa Chu ru xã Pró, cồng chiêng), tâm linh, du lịch nông thôn.
5.6. Định hướng các vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung: Định hướng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh, như: rau, hoa tại thị trấn Thạnh Mỹ và các xã trên địa bàn huyện, cây ăn trái tại thị trấn D’ran; vùng chăn nuôi bò sữa tại các xã Tu Tra, Ka Đơn, Đạ Ròn; trồng rừng, khôi phục diện tích đất rừng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp hiện trạng sản xuất nông nghiệp.
5.7. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội và dịch vụ:
a) Về giáo dục: Nâng cấp, mở rộng các cơ sở giáo dục cấp đô thị, cấp xã.
b) Về y tế: Quy hoạch mở rộng trung tâm y tế huyện tổng diện tích 2,5ha (mở rộng 0,8ha) quy mô đến năm 2025 đạt 150 giường, giai đoạn đến năm 2025 nâng cấp phòng khám đa khoa tại đô thị D’Ran và giai đoạn 2026 - 2030 thực hiện xã hội hóa y tế, thu hút đầu tư một Viện dưỡng lão, cơ sở nghỉ dưỡng quy mô khoảng 5 - 15ha tại hồ Đơn Dương phục vụ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu y tế cho toàn huyện Đơn Dương.
c) Về văn hóa, thể dục thể thao: Đầu tư công trình văn hóa - thể dục thể thao quy mô cấp vùng tại đô thị Thạnh Mỹ, D’Ran; bảo tồn phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số; tôn tạo, bảo vệ các di tích đình Càn Rang và đình Phú Thuận thuộc thị trấn D’Ran, đình Thạnh Nghĩa thuộc thị trấn Thạnh Mỹ, đình Lạc Bình thuộc xã Lạc Xuân và khu khảo cổ Pró.
d) Về thương mại, dịch vụ: Đầu tư xây dựng trung tâm xử lý rau, củ quả sau thu hoạch gắn với chợ chuyên doanh nông sản tại cụm công nghiệp Ka Đô; siêu thị tổng hợp hạng 2 phục vụ vùng đô thị trung tâm thị trấn Thạnh Mỹ và vùng phụ cận, siêu thị tổng hợp hạng 3 phục vụ vùng đô thị trung tâm thị trấn D’Ran và vùng phụ cận. Giai đoạn 2026 - 2030 phát triển mới 2 trung tâm thương mại hạng 2 tại đô thị D’Ran và Thạnh Mỹ.
đ) Về trung tâm dịch vụ phát triển kinh tế nông thôn: Định hướng tại thôn giãn dân Lạc Viên xã Lạc Xuân, thôn Lạc Lâm Làng (xã Lạc Lâm), thôn Pró Ngó (xã Pró), thôn Krái (xã Ka Đơn), thôn Lạc Trường (xã Tu Tra), thôn Suối Thông A2 (xã Đạ Ròn) và trong khu vực chợ chuyên doanh nông sản (xã Ka Đô).
5.8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a) Về giao thông:
- Quốc lộ 20: Nối thị trấn D’Ran với thành phố Đà Lạt, đoạn qua huyện từ ngã ba D’Ran đến giáp ranh xã Xuân Trường (thành phố Đà Lạt) dài 5,0km, quy hoạch đoạn qua trung tâm thị trấn D’ran lộ giới là 20m (ranh giới theo quy hoạch chung thị trấn D’Ran), đoạn ngoài trung tâm thị trấn lộ giới tối thiểu 27m, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp III, 2-4 làn xe, theo TCVN 4054:2005.
- Quốc lộ 27: Đoạn qua trung tâm thị trấn D’Ran và thị trấn Thạnh Mỹ lộ giới 27m, đoạn qua xã Lạc Lâm, Lạc Xuân lộ giới 30m, khoảng lùi mỗi bên 5m, đoạn qua xã Đạ Ròn lộ giới tối thiểu 41m. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III-IV, 2-4 làn xe, theo TCVN 4054:2005.
- Đường tỉnh ĐT.729 (ĐH.412) đoạn qua thị trấn D’Ran quy hoạch lộ giới 20m, các đoạn đi qua khu trung tâm dân cư thực hiện theo quy hoạch chi tiết, đoạn ngoài trung tâm thị trấn và ngoài khu dân cư quy hoạch lộ giới 30m, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật cấp tối thiểu IV, 2 làn xe, theo TCVN 4054:2005.
- Đường huyện ĐH.11 (xã Ka Đô - Pró), ĐH.12 (xã Ka Đơn - Tu Tra - Đạ Ròn), ĐH.13 (thị trấn Thạnh Mỹ - xã Tu Tra), ĐH.14 (xã Ka Đơn - Tu Tra), ĐH.15 (thị trấn Thạnh Mỹ - xã Pró), ĐH.16 (xã Tu Tra - Phú Hội) theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi. Quy hoạch bổ sung trục kết nối đường ĐH.12 với thị trấn Liên Nghĩa và cụm công nghiệp Phú Hội huyện Đức Trọng, Đường huyện ĐH.17 (ĐH.413) từ ngã 3 thôn Tân Lập (xã Lạc Lâm) đến thôn Taly 2 (xã Ka Đô), lộ giới quy hoạch 30m (đoạn qua khu dân cư thực hiện theo quy hoạch chi tiết).
- Trục kết nối xã Lạc Lâm - Ka Đô, lộ giới 10m, khoảng lùi 3m mỗi bên; Trục kết nối thị trấn Thạnh Mỹ - xã Ka Đơn, lộ giới 30m; trục bờ kè kết hợp đường hai bên bờ sông Đa Nhim, lộ giới 20m theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi;
- Bến xe: Quy hoạch bến xe cấp vùng (phía Đông Nam thị trấn Thạnh Mỹ khoảng 7,4ha), bến xe trung tâm huyện Đơn Dương tại thị trấn Thạnh Mỹ sẽ chuyển thành bãi đỗ xe đô thị; quy hoạch mới bến xe thị trấn D’Ran (khoảng 5.000m2); quy hoạch điểm dừng chân Quốc lộ 27 thị trấn D’Ran (khoảng 1ha), điểm dừng chân Quốc lộ 20 thị trấn D’Ran (khoảng 2 ha), điểm dừng chân đường ĐH.12 xã Ka Đơn (khoảng 1ha).
b) Về cấp điện:
- Tổng công suất điện toàn huyện đến năm 2025 khoảng 32,78MW; đến năm 2030 khoảng 35,89MW; đến năm 2040 khoảng 39,43MW.
- Nguồn điện:
+ Lấy từ trạm 110kV Đức Trọng và trạm 22kV Đa Nhim; đến năm 2025 xây dựng thêm 1 trạm 110kV Đơn Dương 2, công suất 40MVA.
+ Giai đoạn đến năm 2025 để đảm bảo công suất các nguồn năng lượng tái tạo đấu nối vào lưới trung, hạ áp cần thiết bổ sung công suất các trạm 110kV; phát triển máy T2 trạm 110 kV Đơn Dương, công suất 40MVA. Bổ sung thêm trạm biến áp tại trụ số 472/154/79/8 thuộc tuyến 472 trạm 25MVA 110/22kV Đơn Dương với tổng suất đấu nối 4000kVA (02 trạm 1x2000kVA).
c) Về cấp nước:
- Dự báo tổng nhu cầu dùng nước toàn huyện: Đến năm 2025 khoảng 17.993 m3/ngđ; đến năm 2030 khoảng 21.183m3/ngđ; đến năm 2040 khoảng 28.027m3/ngđ.
- Nguồn cấp:
+ Nhà máy nước cấp nước cho thị trấn Thạnh Mỹ công suất thiết kế 900m3/ngđ công suất sử dụng hiện hữu 550m3/ngđ cấp nước cho 6.124người/1.622hộ; giai đoạn đến năm 2025 cần thay thế nhà máy sử dụng nước ngầm hiện tại, bằng nhà máy mới quy mô 2ha, nguồn nước lấy từ hồ Ka Zam để cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Thạnh Mỹ, 2 xã Ka Đô, Pró, và 1 phần xã Đạ Ròn.
+ Nhà máy nước Hòa Bình cấp nước cho thị trấn D’Ran công suất thiết kế 1.500m3/ngđ, công suất sử dụng hiện hữu 600m3/ngđ, cấp nước cho 7.184người/1.744hộ; công suất không ổn định do 4 tháng mùa khô thiếu nước; giai đoạn đến năm 2025 cần kêu gọi đầu tư thay thế nhà máy mới chuyển về Tổ dân phố Lâm Tuyền, nguồn nước lấy từ hồ Đơn Dương quy mô 1ha, công suất tối đa đạt 5000 - 10.000m3/ngđ.
+ Xây dựng công trình cấp nước hồ Sao Mai (xã Ka Đơn) quy mô 0,5ha công suất đạt 5.000m3/ngđ, hồ Boockabang (xã Tu Tra) quy mô 0,5ha công suất đạt 5.000m3/ngđ cấp nước cho xã Tu Tra và 1 phần xã Đạ Ròn; giai đoạn đến năm 2030 xây dựng công trình cấp nước hồ M’Răng (xã Lạc Lâm) quy mô 0,5ha công suất đạt 5.000 m3/ngđ cấp nước cho xã Lạc Lâm và 1 phần xã Lạc Xuân.
d) Về thoát nước:
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt toàn huyện đến 2025 khoảng 14.394m3/ngđ, đến 2030 khoảng 16.947m3/ngđ và đến 2040 khoảng 22.422m3/ngđ.
- Trạm xử lý nước thải chung cho thị trấn Thạnh Mỹ và khu vực phát triển đô thị xã Đạ Ròn quy mô 1,5ha, công suất 7.500m3/ngđ, nằm ở hạ lưu bờ Tây sông Đa Nhim nằm giữa khu dân cư thôn 3 và thôn Suối Thông A, B.
- Trạm xử lý nước thải Đ’Ran đến năm 2025 là 2.462m3/ngđ; đến năm 2030 là 2.782m3/ngđ; đến năm 2040 là 4.325m3/ngđ. Nhà máy xử lý nước thải thị trấn nằm ở phía Tây Nam thị trấn, hạ lưu bờ Tây Sông Đa nhim giáp xã Lạc Xuân quy mô 0,8ha, công suất xử lý 4.500m3/ngđ.
đ) Về quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
- Quản lý chất thải rắn:
+ Tổng lượng chất thải rắn của huyện đến năm 2025 khoảng 115 tấn/ng; đến năm 2030 khoảng 125 tấn/ng; đến năm 2040 khoảng 149 tấn/ng.
+ Chất thải rắn sinh hoạt (đô thị và nông thôn) trên địa bàn huyện Đơn Dương được thu gom tập trung về bãi rác của huyện với quy mô khoảng 10,09ha tại xã Ka Đô để phân loại xử lý.
- Nghĩa trang: Quy hoạch một nghĩa trang sinh thái địa táng vùng huyện với diện tích 20ha (trong đó có 1 nhà tang lễ 5.000m2), tương lai sẽ kết hợp với hỏa táng.
e) Về thủy lợi: Nâng cấp, xây dựng đồng bộ hệ thống kênh tưới từ công trình đầu mối đến vùng tưới, các đập dâng lấy nước dọc sông Đa Nhim (dẫn nước từ cao trình cao về khu vực hạ lưu).
g) Về san nền: San nền cục bộ bám theo địa hình tự nhiên, hạn chế đào đắp; không san gạt mặt bằng hoặc thay đổi lớn về địa hình trong phạm vi bảo vệ 100m ở các đường phân thuỷ và khoảng bảo vệ 100m ở đáy các thung lũng.
5.9. Về bảo tồn cảnh quan: Tôn tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái đầu nguồn sông Đa Nhim, các hồ Đơn Dương, Đạ Ròn, Bokabang, Pró, thác Thiên Thai - đèo Ngoạn Mục,… bảo vệ hành lang xanh và đảm bảo chức năng thoát lũ, nông nghiệp đô thị và du lịch. Tôn tạo, bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Lang Biang thuộc địa bàn huyện Đơn Dương (vùng chuyển tiếp quy mô khoảng 22.456,29ha).
5.10. Về giải pháp bảo vệ môi trường:
- Phân vùng kiểm soát hoạt động và phát triển tại những khu vực nhạy cảm với môi trường; bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, rừng trồng, tăng tỷ lệ che phủ rừng; bảo vệ, bảo tồn và nhân rộng những loài cây quý hiếm trong những khu rừng tự nhiên; bảo tồn và nhân giống, phát triển nguồn cá thể một số loài cây và thú quý hiếm, đặc hữu trên địa bàn huyện.
- Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; quản lý chặt chẽ việc cấp phép sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm; xây dựng các kế hoạch giám sát, quan trắc môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn.
5.11. Về chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: cụ thể theo thuyết minh đồ án quy hoạch, gồm các nhóm dự án sau:
- Dự án về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, quốc phòng - an ninh: công trình hành chính, bệnh viện, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
- Dự án về thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghệp, du lịch, trung tâm nghiên cứu: Chợ, trung tâm thương mại, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, các dự án phát triển du lịch.
- Dự án về nông nghiệp: Dự án thủy lợi, chống sạt lở sông, vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, trồng rừng và chăm sóc rừng.
- Dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông theo quy hoạch.
6.1. Việc quản lý thực hiện cần tuân thủ quy hoạch và quy định quản lý theo quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040 được ban hành kèm theo hồ sơ quy hoạch này. Ngoài ra, phải tuân thủ các quy định tại Luật và các quy định hiện hành của Nhà nước; Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
6.2. Việc điều chỉnh, thay đổi, bổ sung quy hoạch phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
6.3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch và hồ sơ quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040 được phê duyệt kèm theo Quyết định này.
1. Ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương có trách nhiệm:
1.1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt tổ chức công bố quy hoạch được duyệt bằng nhiều hình thức: Tổ chức hội nghị công bố tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; trưng bày công khai thường xuyên bản vẽ tại nơi công cộng, tại cơ quan, đơn vị quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện,… để các tổ chức cơ quan, địa phương, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
1.2. Tổ chức rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch có liên quan: Quy hoạch đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng khu chức năng,… đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện được duyệt.
1.3. Xây dựng kế hoạch chương trình, dự án ưu tiên đầu tư triển khai thực hiện đồ án quy hoạch và cơ chế chính sách để thực hiện quy hoạch.
2. Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan với chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương để quản lý, thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật hiện hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2040
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1162/QĐ-UBND Ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi, ranh giới, quy mô dân số, đất đai vùng quản lý
1. Phạm vi, ranh giới:
Phạm vi: Toàn bộ ranh giới huyện Đơn Dương bao gồm 2 thị trấn (Thạnh Mỹ, D’Ran) và 8 xã (Đạ Ròn, Ka Đô, Ka Đơn, Lạc Lâm, Lạc Xuân, Pró, Quảng Lập, Tu Tra). Tổng diện tích 611,85 km². Ranh giới như sau:
- Phía Đông: giáp 2 huyện Ninh Sơn và Bác Ái thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Phía Tây: giáp huyện Đức Trọng;
- Phía Nam: giáp huyện Ninh Sơn thuộc tỉnh Ninh Thuận và huyện Đức Trọng;
- Phía Bắc: giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
2. Quy mô dân số:
- Đến năm 2025: dân số toàn huyện khoảng 115.410 người, gồm: dân số đô thị khoảng 30.350 người, dân số nông thôn khoảng 85.060 người;
- Đến năm 2030: dân số toàn huyện khoảng 125.270 người, gồm: dân số đô thị khoảng 34.230 người, dân số nông thôn khoảng 91.040 người;
- Đến năm 2040: dân số toàn huyện khoảng 148.810 người, gồm: dân số đô thị khoảng 59.930 người, dân số nông thôn khoảng 88.880 người.
3. Quy mô đất đai:
a) Đất xây dựng đô thị:
- Đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 1.016,5ha (trong đó: đất dân dụng khoảng 792,0ha). Nhóm đất nông nghiệp và chức năng khác chiếm 14.822ha.
- Đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 1.121ha (trong đó: đất dân dụng khoảng 871ha). Nhóm đất nông nghiệp và chức năng khác chiếm 14.717ha.
- Đất xây dựng đô thị đến năm 2040 khoảng 1.645ha (trong đó: đất dân dụng khoảng 1.258ha). Nhóm đất nông nghiệp và chức năng khác chiếm 16.679ha.
Điều 2. Quy định về các vùng phát triển, các không gian phát triển kinh tế
1. Quy định về các vùng phát triển:
Vùng huyện Đơn Dương được phân thành 04 tiểu vùng như sau:
a) Tiểu vùng I:
- Diện tích khoảng 5.403ha, gồm: thị trấn Thạnh Mỹ và xã Đạ Ròn.
- Tính chất: Trung tâm chính trị- hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, khu đô thị nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh tập trung về hoa, chăn nuôi bò sữa (tại xã Đạ Ròn); vùng phát triển kinh tế động lực của vùng huyện Đơn Dương.
- Tiềm năng, nguồn lực phát triển:
+ Trung tâm của vùng huyện, có mật độ dân số cao, vùng dân số trẻ với lực lượng lao động dồi dào, quỹ đất lớn, nguồn nước dồi dào gắn với cảnh quan rừng, hồ (vùng nằm trong lưu vực sông Đa Nhim), hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có các tuyến giao thông kết nối vùng (tuyến Quốc lộ 27 và 2 tuyến đường tránh phía Bắc, phía Nam kết nối với huyện Đức Trọng).
+ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh về rau, hoa, chăn nuôi bò sữa; Hình thành các trung tâm nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học; Phát triển đô thị mới, phát triển du lịch sinh thái, canh nông (du lịch sinh thái, thể thao, sân golf hồ Đạ Ròn); Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi tập trung hiện đại (chăn nuôi bò sữa), trang trại trồng hoa công nghệ cao hướng tới xuất khẩu; Phát triển khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn xã Đạ Ròn.
- Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Thạnh Mỹ. b) Tiểu vùng II:
- Diện tích khoảng 13.691,4ha, thị trấn D’Ran.
- Tính chất: Cửa ngõ phía Đông của vùng huyện và thành phố Đà Lạt; vùng phát triển đô thị sinh thái; vùng nông nghiệp chuyên đề cây ăn trái, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp gắn với sản phẩm cây ăn trái; vùng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.
- Tiềm năng, nguồn lực phát triển:
+ Vùng kinh tế phía Đông của vùng huyện và thành phố Đà Lạt; quỹ đất nông nghiệp lớn; có tuyến Quốc lộ 20, 27, đường sắt Đà Lạt- Tháp Chàm đi qua.
+ Phát triển đô thị với mật độ thấp phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa hình hiện trạng; Hình thành khu vực trung tâm vui chơi giải trí gắn với các hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, thể thao quanh hồ Đơn Dương; Phát triển du lịch sinh thái thác Thiên Thai, rừng, thể thao mạo hiểm, đèo Ngoạn Mục; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyên canh về cây ăn trái như: bơ, dứa, cam, quýt, hồng,…, kinh tế rừng và trồng cây dược liệu dưới tán rừng.
c) Tiểu vùng III:
- Diện tích khoảng 30.969ha, gồm các xã: Lạc Xuân, Lạc Lâm, Ka Đô, Pró (sáp nhập Quảng Lập vào Pró).
- Tính chất: Vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chế biến rau, củ, quả và dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Tiềm năng, nguồn lực phát triển:
+ Quỹ đất nông nghiệp, đất rừng lớn gắn với nhiều hệ thống hồ; nguồn nhân lực dồi dào, nhiều đồng bào gốc dân tộc Tây Nguyên sinh sống với nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc; cụm công nghiệp Ka Đô; có các tuyến giao thông kết nối vùng (Quốc lộ 27, ĐT.729).
+ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh, chuyên canh trồng rau, củ, quả, hoa; phát triển khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, cụm công nghiệp, chế biến (cụm công nghiệp Ka Đô), chợ chuyên doanh rau quả tại Cụm công nghiệp Ka Đô; phát triển du lịch canh nông, du lịch khảo cổ di Chỉ người Chăm, du lịch gắn với bảo tồn và phát triển nghề gốm sứ, nhẫn bạc Churu, văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng; phát triển kinh tế rừng, trồng cây dược liệu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dưới tán rừng.
- Trung tâm tiểu vùng là xã Ka Đô. d) Tiểu vùng IV:
- Diện tích khoảng 11.121ha, gồm xã Ka Đơn và Tu Tra.
- Tính chất: Vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh (chủ lực là bò sữa); phát triển du lịch sinh thái, tâm linh; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề.
- Tiềm năng, nguồn lực phát triển:
+ Quỹ đất nông nghiệp thuận lợi, đất rừng, nhiều hệ thống hồ; nguồn nhân lực dồi dào, nhiều đồng bào gốc dân tộc Tây Nguyên sinh sống với nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc; có các tuyến giao thông kết nối vùng (ĐT.729, ĐH.12 kết nối Quốc lộ 27 đi sân bay Liên Khương và cao tốc Liên Khương- Dầu Giây).
+ Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi tập trung hiện đại (chăn nuôi bò sữa), nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao, thông minh tại xã Tu Tra; phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Bockabang xã Tu Tra, hồ Sao Mai xã Ka Đơn; phát triển khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp về các sản phẩm nông nghiệp; bảo tồn và phát triển văn hóa cồng chiêng, gốm sứ trong cộng đồng.
- Trung tâm tiểu vùng là xã Tu Tra.
2. Quy định về các không gian phát triển kinh tế:
a) Định hướng phát triển công nghiệp:
- Phát triển công nghiệp nhẹ, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với công nghệ tiên tiến, chuyên ngành, sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu và tạo nhiều giá trị hàng hóa theo hướng phát triển xanh, dựa vào tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ (như: rau, củ quả, cây ăn trái, bò sữa, sản phẩm từ lâm nghiệp, vật liệu xây dựng, …), năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió), giao thông kết nối liên vùng (Quốc lộ 20, 27, đường ĐT.729) và ngành nghề truyền thống. Phát triển cụm công nghiệp Ka Đô quy mô khoảng 47,2ha.
- Đầu tư đồng bộ nhà máy sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch gắn với vùng nguyên liệu nông nghiệp chất lượng cao từ địa phương; nhà máy chế biến sản phẩm từ chăn nuôi bò sữa, chế biến thức ăn chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu phát triển chăn nuôi bò sữa ở xã Ka Đơn, Tu Tra (Tiểu vùng IV) và Đạ Ròn (Tiểu vùng I). Xây dựng cơ sở sản xuất phân bón, cơ sở sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp từ hạt nhựa phục vụ nhu cầu địa phương.
- Tổ chức thăm dò các vị trí quy hoạch định hướng khai thác vật liệu xây dựng, phê duyệt trữ lượng khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất bê tông, cấu kiện bê tông, đất san lấp… làm cơ sở phê duyệt cấp phép khai thác mỏ theo quy định của pháp luật.
- Phát triển công nghiệp năng lượng: đến năm 2030 xây dựng thủy điện Đa Hir thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương và huyện Lạc Dương, quy mô 26MW; Giai đoạn 2031-2050 xây dựng thủy điện tích năng Đơn Dương (Xuân Trường- Đà Lạt, Dran- Đơn Dương), quy mô 1.200MW; phát triển điện năng lượng mặt trời và 06 nhà máy điện gió tại huyện Đơn Dương khoảng 377MW theo quy hoạch.
b) Định hướng phát triển du lịch:
- Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thể thao gắn với các cảnh quan rừng, hồ, suối, thác (như hồ Đạ Ròn, Đơn Dương, Bokabang, Pró, KaZam, M’răng, Châu Sơn, suối Thông A, suối Thông B, suối Pơ Liêng, thác Thiên Thai,…), tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, đặc trưng văn hóa (di chỉ người chăm và làng văn hóa Chu ru xã Pró, cồng chiêng), tâm linh, du lịch nông thôn.
- Du lịch sinh thái hồ Đạ Ròn, quy mô khoảng 1.800ha (gồm: khoảng 130ha mặt nước và 849ha đất sân golf, còn lại khu du lịch sinh thái rừng); Du lịch hồ Đơn Dương, quy mô khoảng 1.830ha (gồm: khoảng 830ha mặt nước và 1.000ha đất du lịch sinh thái rừng khu dự trữ thiên nhiên); du lịch hồ Boockabang, quy mô khoảng 417ha (gồm: khoảng 217ha mặt nước và 200ha du lịch sinh thái rừng); du lịch hồ Pró, quy mô khoảng 350ha (gồm khoảng 50ha mặt nước và 300ha du lịch sinh thái rừng); du lịch sinh thái hồ Ka Zam và du lịch sinh thái rừng quanh hồ, quy mô 200ha; du lịch hồ và rừng thông Châu Sơn, quy mô khoảng 300ha; du lịch sinh thái rừng, thác, hồ thủy lợi M’Răng và suối M’Răng quy mô 100ha; du lịch sinh thái rừng (xã Tu Tra) quy mô 220ha.
- Du lịch sinh thái hồ Suối Thông A, B quy mô khoảng 5ha tại xã Đạ Ròn; du lịch sinh thái rừng, thác Chatay quy mô 20ha; du lịch tâm linh đỉnh đồi Yêu Thương quy mô 10ha tại xã Lạc Lâm; du lịch sinh thái ở các hồ: số 7, Công Đoàn, R’Lơm, Ma Đanh, Cây Xoài, liên hồ Suối Đỉa tại xã Tu Tra; du lịch sinh thái suối ông Tùy, suối Pơ Liêng tại xã Pró.
- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao mạo hiểm thác Thiên Thai - đèo Ngoạn Mục tại thị trấn D’Ran; du lịch tham quan tuyến đường sắt Tháp Chàm- Đà Lạt.
- Phát triển mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch canh nông gắn với vùng sản xuất, vùng nông nghiệp đặc trưng của địa phương; du lịch văn hóa, tâm linh gắn với làng văn hóa dân tộc, làng nghề truyền thống và các công trình di tích ….
c) Định hướng các vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung:
- Định hướng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, thông minh, như: rau, hoa tại thị trấn Thạnh Mỹ và các xã trên địa bàn huyện, cây ăn trái tại thị trấn D’ran; vùng chăn nuôi bò sữa tại các xã Tu Tra, Ka Đơn, Đạ Ròn; trồng rừng, khôi phục diện tích đất rừng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp hiện trạng sản xuất nông nghiệp.
- Vùng trồng trọt:
+ Tiểu vùng 1: Sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao hữu cơ thông minh, tập trung rau, hoa,.. trong đó vùng sản xuất công nghệ cao khoảng 1.712,8ha tại thị trấn Thạnh Mỹ và xã Đạ Ròn 459ha.
+ Tiểu vùng 2: Sản xuất nông nghiệp tập trung, sản xuất chuyên canh về cây ăn trái như: Bơ, dứa, cam, quýt, hồng,…
+ Tiểu vùng 3: Vùng trọng điểm trồng rau, củ, quả, hoa ứng dụng công nghệ cao hữu cơ thông minh, theo hướng trang trại tập trung, quy mô lớn. Trong đó diện tích nông nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cụ thể như sau: Lạc Lâm diện tích khoảng 217ha tại các thôn Tân Lập, Lạc Lâm Làng, Yên Khê Hạ, Lạc Thạnh, Quỳnh Châu Đông, Hải Hưng; Lạc Xuân diện tích khoảng 254ha tại các thôn Lạc Viên A, Lạc Viên B, Đồng Thạnh, Diom A, Giãn Dân, Tân Hiên; xã Pró (xã Quảng Lập đã sáp nhập vào xã Pró) diện tích khoảng 357ha.
+ Tiểu vùng 4: Vùng sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hữu cơ thông minh về rau, hoa trên địa bàn 2 xã. Trong đó, xã Ka Đơn diện tích khoảng 350ha và xã Tu tra khoảng 178ha.
- Vùng chăn nuôi:
+ Tiểu vùng 1: Nuôi bò sữa theo hướng công nghệ cao, thông minh tại xã Đạ Ròn.
+ Tiểu vùng 4: Vùng nuôi bò sữa, theo hướng công nghệ cao, thông minh.
- Vùng phát triển lâm nghiệp:
+ Giai đoạn 2021- 2025, khôi phục rừng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp khoảng 2.000ha, bình quân mỗi năm trồng khoảng 400ha; đồng thời, trồng rừng trên khoảng 334ha đất rừng bị lấn chiếm.
+ Giai đoạn 2026-2030, khôi phục rừng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp khoảng 1.773ha, bình quân mỗi năm trồng khoảng 355ha.
- Quản lý bảo vệ rừng:
+ Thực hiện giao rừng, khoán quản lý trên 100% diện tích đất lâm nghiệp của huyện, khuyến khích hộ gia đình và cộng đồng trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp, nhận khoán, bảo vệ, chăm sóc rừng gắn với phát triển kinh tế trang trại, phát triển vốn rừng. Quản lý và duy trì khoảng 37.836ha diện tích rừng, trong đó: rừng sản xuất khoảng 22.169ha và rừng phòng hộ khoảng 15.667ha.
+ Tổ chức cắm mốc phân định ranh giới rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn huyện.
3. Quy định vùng hạn chế xây dựng:
- Cấm xây dựng trong khu vực rừng sản xuất, rừng phòng hộ, vùng đệm rừng đầu nguồn, khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng của huyện để bảo vệ sự đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên nước, hành lang hạ tầng kỹ thuật sông, suối và hồ, đập.
- Hạn chế xây dựng trong vùng các khu vực ven sông có nguy cơ ngập lũ, sạt lở, lũ ống, lũ quét, tại các xã dọc sông Đa Nhim,.., các khu vực không ổn định nền đất.
4. Quy định vùng dự trữ phát triển:
- Trên cơ sở định hướng phân vùng và quy mô diện tích phát triển đô thị Thạnh Mỹ, đô thị D’Ran và các điểm dân cư các xã trên địa bàn huyện đã xác định các quỹ đất dự trữ phát triển tương ứng dân số của từng đô thị, nông thôn và từng giai đoạn phát triển; theo đó quỹ đất dự trữ phát triển được xác định tại các xã liền kề đô thị phát triển trên cơ sở gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẵn có, khai thác tiềm năng thuận lợi, như: Địa hình, địa mạo, địa chất thủy văn, cảnh quan thiên nhiên…
- Việc xác định diện tích quỹ đất dự kiến phát triển gắn kết các khu vực phát triển đô thị hiện có sẽ được cụ thể hóa trong từng đồ án quy hoạch tiếp theo như: Quy hoạch chung đô thị, nông thôn, quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch chi tiết.
Điều 3. Quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn
1. Quy định về quản lý hệ thống đô thị:
Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 27,32%, gồm 2 đô thị: Thạnh Mỹ loại IV và D’Ran loại V; Đến năm 2040, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,27%, gồm 3 đô thị: Thạnh Mỹ loại IV, D’Ran loại V và vùng phát triển đô thị xã Đạ Ròn đạt tiêu chí đô thị loại V. cụ thể:
a) Đô thị Thạnh Mỹ:
- Về dân số: đến năm 2025 khoảng 14.800 người; đến năm 2030 khoảng 16.690 người; đến năm 2040 khoảng 21.620 người.
- Về đất xây dựng đô thị: đến năm 2025 khoảng 717ha; giai đoạn 2030 khoảng 795,2ha; giai đoạn 2040 khoảng 909,9ha.
- Tính chất đô thị: đô thị hạt nhân của vùng huyện vừa là hệ thống đô thị vệ tinh của tiểu vùng I vùng tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ chức năng với thành phố Đà Lạt; đô thị sinh thái, tổng hợp trung tâm chính trị - hành chính huyện Đơn Dương, đáp ứng nhu cầu phát triển vùng đô thị hiện đại; đô thị chuyên ngành về nghiên cứu công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, trung tâm hội chợ - triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng; trung tâm dịch vụ, thương mại, đầu mối giao thương quan trọng của vùng huyện; có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng của vùng; trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa thể dục thể thao của huyện Đơn Dương.
- Định hướng phát triển đô thị: đô thị phát triển theo hình thái hướng tâm về trung tâm đô thị là khu hành chính huyện, các khu thương mại dịch vụ phát triển theo trục giao thông Quốc lộ 27.
b) Đô thị D’ran:
- Về dân số: đến năm 2025 khoảng 15.550 người; đến năm 2030 khoảng 17.540 người; đến năm 2040 khoảng 22.720 người.
- Về đất xây dựng đô thị: đến năm 2025 khoảng 299,5ha; giai đoạn 2030 khoảng 326,1ha; giai đoạn 2040 khoảng 395,5ha.
- Tính chất đô thị: cửa ngõ phía Đông vùng huyện và thành phố Đà Lạt, chia sẻ chức năng với thành phố Đà Lạt; đô thị sinh thái phát triển với mật độ thấp gắn với phát triển nông nghiệp, du lịch, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Định hướng phát triển đô thị: đô thị dạng tuyến hướng tâm, tập trung phát triển dọc theo các trục lộ, khu thương mại dịch vụ phân bố dọc trục giao thông đối ngoại Quốc lộ 27, Quốc lộ 20.
c) Vùng phát triển đô thị xã Đạ Ròn:
- Về dân số: dự kiến đến năm 2040 khoảng 15.590 người.
- Về đất xây dựng đô thị: dự kiến đến năm 2040 khoảng 339,5ha.
- Tính chất đô thị: đô thị sinh thái; nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành các trung tâm nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học; phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp bảo tồn, phát triển kinh tế rừng.
- Định hướng phát triển đô thị: đô thị phát triển dọc theo trục giao thông Quốc lộ 27 và các tuyến đường vành đai phía Bắc, phía Nam kết nối thị trấn Thạnh Mỹ với huyện Đức Trọng.
2. Quy định về quản lý nông thôn:
a) Quan điểm và nguyên tắc:
- Phát triển dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới; tận dụng các điểm dân cư hiện hữu để cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới các điểm dân cư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn với vùng sản xuất, hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác để hình thành các khu dân cư mới, theo nguyên tắc mỗi xã có 01 điểm dân cư trung tâm xã và mỗi thôn có 01 điểm dân cư.
- Trong phương án định hướng phát triển không gian vùng huyện có cập nhật nền quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 theo Quyết định số 1375/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Đơn Dương. Tuy nhiên, các vùng bố trí dân cư trong quy hoạch sử dụng đất chưa có cơ sở hạ tầng kết nối, cần quy hoạch xây dựng hạ tầng kết nối đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng theo tiêu chuẩn mới được phép hình thành khu dân cư mới; khu vực hạ lưu các hồ đập nhất là đập, hồ thủy điện Đạ Nhim cần hạn chế phát triển dân cư phía hạ lưu đập có nguy cơ mất an toàn, các khu dân cư mới ở hạ lưu đập cần được lập quy hoạch chi tiết, đánh giá an toàn cao trình mực nước lũ, khống chế cao độ nền trên mực nước lũ, đảm bảo an toàn cho cư dân phía hạ lưu đập khi sự cố mất an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ, phòng ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.
b) Các hình thái dân cư nông thôn: cụm dân cư trong khu vực phát triển nông nghiệp, không gian điểm dân dân cư nông thôn gắn với mô hình các “Khu dân cư sinh thái” là mô hình Làng với cấu trúc đô thị xanh với quy mô hợp lý, đáp ứng 7 tiêu chí của đô thị xanh (không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường xanh; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa; cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên).
c) Về định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn:
- Về đất xây điểm dân cư nông thôn: đến năm 2025 khoảng 1.210ha; đến năm 2030 khoảng 1.289ha; đến năm 2040 khoảng 1.129ha (đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn giảm vì xã Đạ Ròn thuộc vùng phát triển đô thị).
- Cải tạo mở rộng các điểm dân cư hiện trạng; quy hoạch khu dân cư mới Ha Ma Nhai 1 (khoảng 8,37ha) và khu dân cư sinh thái dọc sông Đa Nhim (khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp dân cư, du lịch sinh thái, canh nông khoảng 20,46ha), điểm dân cư mới thôn La Bouye B (khoảng 20ha), điểm dân cư mới thôn Châu Sơn (khoảng 17,3ha).
- Xã Lạc Xuân:
+ Quy mô dân số: đến năm 2025 khoảng 14.640 người; đến năm 2030 khoảng 15.440 người; đến năm 2040 khoảng 17.040 người.
+ Quy mô đất đai: đến năm 2025 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 181,1ha; đến năm 2030 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn là 190,0ha; đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 207,8ha.
+ Phát triển khu dân cư trung tâm tập trung theo trục không gian chủ đạo Quốc lộ 27, là tuyến đường huyết mạch vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nội vùng đi trung tâm tiểu vùng I (thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận), tỉnh Lâm Đồng và vùng Đông Nam Bộ theo Quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Quốc lộ 27, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt đi các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận.
- Xã Lạc Lâm:
+ Quy mô dân số: đến năm 2025 khoảng 10.320 người; đến năm 2030 khoảng 10.850 người; đến năm 2040 khoảng 11.990 người.
+ Quy mô đất đai: đến năm 2025 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 94,1ha; đến năm 2030 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 100,7ha; đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 115,1ha.
+ Phát triển khu dân cư trung tâm tập trung theo trục không gian chủ đạo Quốc lộ 27, Tỉnh lộ 729, là 2 tuyến đường huyết mạch vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nội vùng đi trung tâm tiểu vùng I (thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận), tỉnh Lâm Đồng và vùng Đông Nam Bộ theo Quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Quốc lộ 27, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt đi các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận.
- Xã Ka Đô:
+ Quy mô dân số: đến năm 2025 khoảng 13.870 người; đến năm 2030 khoảng 14.910 người; đến năm 2040 khoảng 17.110 người.
+ Quy mô đất đai: đến năm 2025 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 180,9ha; đến năm 2030 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 195,5ha; đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 226,6ha.
+ Phát triển khu dân cư trung tâm tập trung theo không gian các tuyến đường nội bộ thôn và đường ĐT.729, ĐH.11 kết nối với Quốc lộ 27, là các tuyến đường huyết mạch vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nội vùng đi trung tâm tiểu vùng I (thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận), tỉnh Lâm Đồng và vùng Đông Nam Bộ theo Quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Quốc lộ 27, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt đi các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận.
- Xã Pró:
+ Định hướng sáp nhập toàn bộ ranh giới hành chính của xã Quảng Lập vào xã Pró thành xã mới có diện tích tự nhiên là 97,64km2. Xã mới gồm 12 thôn: Đông Hồ, Hamanhai I, Hamanhai II, Pró Kinh Tế, Pró Ngó, Pró Trong, Krăngọ, Quảng Lợi, Quảng Thuận, Quảng Hiệp, Quảng Hòa, Quảng Tân.
+ Quy mô dân số: đến năm 2025 khoảng 12.080 người; đến năm 2030 khoảng 12.710 người; đến năm 2040 khoảng 14.060 người.
+ Quy mô đất đai: đến năm 2025 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 219,3ha; đến năm 2030 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn là 228,6ha; đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 248,4ha.
+ Phát triển dân cư tập trung theo trục không gian chủ đạo ĐT.729, ĐH.11 kết nối với Quốc lộ 27, là 2 tuyến đường huyết mạch vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, du lịch nội vùng đi tiểu vùng I vùng tỉnh Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận) và vùng Đông Nam Bộ theo Quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, và Quốc lộ 27, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt đi các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận.
- Xã Ka Đơn:
+ Quy mô dân số: đến năm 2025 khoảng 9.200 người; đến năm 2030 khoảng 9.720 người; đến năm 2040 khoảng 10.850 người.
+ Quy mô đất đai: đến năm 2025 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 114,6ha; đến năm 2030 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn là 121,4ha; đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 136,1ha.
+ Phát triển dân cư tập trung theo trục không gian chủ đạo ĐH.12, ĐH.14 kết nối với ĐT.729, ĐH.13 với Quốc lộ 27 là tuyến đường huyết mạch vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nội vùng đi tiểu vùng I vùng tỉnh Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận) và vùng Đông Nam Bộ theo Quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Quốc lộ 27, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt đi các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận.
- Xã Tu Tra:
+ Quy mô dân số: đến năm 2025 khoảng 14.280 người; đến năm 2030 khoảng 15.380 người; đến năm 2040 khoảng 17.830 người.
+ Quy mô đất đai: đến năm 2025 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 154,4ha; Đến năm 2030 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn là 167,0ha; đến năm 2040 đất xây dựng điểm dân cư nông thôn 194,9ha.
+ Phát triển dân cư tập trung theo trục không gian chủ đạo ĐH.12, ĐH.16 kết nối với đường ĐH.13 với Quốc lộ 27 là tuyến đường huyết mạch vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nội vùng đến tiểu vùng I vùng tỉnh Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt vùng phụ cận, vùng Đông Nam Bộ theo Quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Quốc lộ 27, cao tốc Nha Trang - Đà Lạt đi các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận).
1. Về y tế: Quy hoạch mở rộng trung tâm y tế huyện tổng diện tích 2,5ha (mở rộng 0,8ha) quy mô đến năm 2025 đạt 150 giường, giai đoạn đến năm 2025 nâng cấp phòng khám đa khoa tại đô thị D’Ran và 2026 - 2030, thực hiện xã hội hóa y tế, thu hút đầu tư một Viện Dưỡng lão, cơ sở nghỉ dưỡng quy mô khoảng 5 - 15ha tại hồ Đơn Dương phục vụ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu y tế cho toàn huyện Đơn Dương.
2. Về văn hóa, thể dục thể thao: Đầu tư công trình văn hóa- thể dục thể thao quy mô cấp vùng tại đô thị Thạnh Mỹ, D’Ran; bảo tồn phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số; tôn tạo, bảo vệ các di tích Đình Càn Rang và Đình Phú Thuận thị trấn D’Ran, Đình Thạnh Nghĩa thị trấn Thạnh Mỹ, Đình Lạc Bình xã Lạc Xuân và khu khảo cổ Pró.
3. Về giáo dục: nâng cấp, mở rộng các cơ sở giáo dục cấp đô thị, cấp xã.
4. Về thương mại, dịch vụ: đầu tư xây dựng trung tâm xử lý rau, củ quả sau thu hoạch gắn với chợ chuyên doanh nông sản tại cụm công nghiệp Ka Đô; siêu thị tổng hợp hạng 2 phục vụ vùng đô thị trung tâm thị trấn Thạnh Mỹ và vùng phụ cận, siêu thị tổng hợp hạng 3 phục vụ vùng đô thị trung tâm thị trấn D’Ran và vùng phụ cận. Giai đoạn 2026 - 2030 phát triển mới 2 trung tâm thương mại hạng 2 tại đô thị D’Ran và Thạnh Mỹ.
5. Về trung tâm dịch vụ phát triển kinh tế nông thôn: định hướng tại thôn giãn dân Lạc Viên xã Lạc Xuân với quy mô khoảng 2.234,6m2; thôn Lạc Lâm Làng xã Lạc Lâm với quy mô khoảng 2.529,2m2; thôn Pró Ngó xã Pró với quy mô khoảng 3.852,9m2; thôn Krái 1 xã Ka Đơn với quy mô khoảng 5.000m2; thôn Lạc Trường xã Tu Tra với quy mô khoảng 50.000m2; thôn Suối Thông A2 xã Đạ Ròn với quy mô khoảng 80.000m2 và xã Ka Đô kết hợp trong khu chợ đầu mối, khu sơ chế nông sản quy mô 76.782,4m2.
6. Về giao thông:
- Quốc lộ 20: Nối thị trấn D’Ran với thành phố Đà Lạt, đoạn qua huyện từ ngã ba D’Ran đến giáp ranh xã Xuân Trường (Đà Lạt) dài 5,0km, quy hoạch đoạn qua trung tâm thị trấn D’ran lộ giới là 20m (ranh giới theo quy hoạch chung thị trấn D’Ran), đoạn ngoài trung tâm thị trấn lộ giới tối thiểu 27m, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đường cấp III, 2- 4 làn xe.
- Quốc lộ 27: đoạn qua trung tâm thị trấn D’Ran và thị trấn Thạnh Mỹ lộ giới 27m; đoạn qua 3, gồm: xã Lạc Lâm, Lạc Xuân lộ giới 30m, khoảng lùi mỗi bên 5m, đoạn qua xã Đạ Ròn lộ giới tối thiểu 41m. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đường cấp III-IV, 2-4 làn xe.
- Đường tỉnh ĐT.729 (ĐH.412) đoạn qua thị trấn D’Ran quy hoạch lộ giới 20m, các đoạn đi qua khu trung tâm dân cư thực hiện theo quy hoạch chi tiết, đoạn ngoài trung tâm thị trấn và ngoài khu dân cư quy hoạch lộ giới 30m, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đường cấp tối thiểu IV, 2 làn xe.
- Đường huyện ĐH.11 (xã Ka Đô- Pró), ĐH.12 (xã Ka Đơn - Tu Tra - Đạ Ròn), ĐH.13 (thị trấn Thạnh Mỹ - xã Tu Tra), ĐH.14 (xã Ka Đơn - Tu Tra), ĐH.15 (thị trấn Thạnh Mỹ - xã Pró), ĐH.16 (xã Tu Tra - Phú Hội) theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
- Trục kết nối đường ĐH.12 với thị trấn Liên Nghĩa và cụm công nghiệp Phú Hội huyện Đức Trọng, trục đường kết nối xã Lạc Lâm và xã Ka Đô, trục đường kết nối thị trấn Thạnh Mỹ xã Ka Đơn, trục bờ kè kết hợp đường hai bên bờ sông Đa Nhim: theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
- Đường huyện ĐH.17 (ĐH.413) từ ngã 3 thôn Tân Lập xã Lạc Lâm đến thôn Taly 2 xã Ka Đô, lộ giới quy hoạch 30m (đoạn qua khu dân cư thực hiện theo quy hoạch chi tiết).
- Hệ thống đường đô thị:
+ Phát triển mạng lưới giao thông đô thị theo dự báo nhu cầu, thông qua qua các đồ án quy hoạch chung đô thị, nông thôn, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết để làm cơ sở quản lý và đầu tư xây dựng. Tiến hành cứng hóa, nhựa hóa 100% các tuyến đường hiện hữu trong đô thị, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, lưu thông thuận lợi trong và ngoài đô thị. Từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ hóa các tuyến trục giao thông, nút giao thông đô thị, hiện đại hóa mạng lưới đường nội thị gắn với chỉnh trang đô thị, kết hợp các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.
+ Tỷ lệ đất giao thông đô thị phụ thuộc quy mô cấp hạng của các đô thị nhưng phải đạt được 20- 25% quỹ đất xây dựng đô thị. Mật độ bình quân đường giao thông (Không kể đường khu dân cư) tại khu vực trung tâm 6-10km/km2, các khu vực khác 3-5km/km2.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn:
+ Kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống Quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện. Kết hợp với mạng lưới quy hoạch thủy lợi, quy hoạch dân cư và các công trình xây dựng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
+ Phát triển hệ thống giao thông nông thôn nối kết hệ thống Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện tạo sự liên hoàn thuận lợi vận chuyển hàng hóa nông sản, nguyên vật liệu tại chỗ cung cấp cho sản xuất công nghiệp. Các tuyến đường đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi trở lên, được cứng hóa, nhựa hóa 100%.
+ Việc phát triển giao thông nông thôn dựa vào quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và quy hoạch chi tiết điểm dân cư để làm cơ sở quản lý và đầu tư xây dựng.
+ Hệ thống đường thôn, liên thôn quy hoạch lộ giới 16m, trong đó mặt đường 10m, hành lang an toàn mỗi bên 3m, đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu quy định theo đường cấp B miền núi.
+ Hệ thống đường dân sinh quy hoạch lộ giới 12m, trong đó mặt đường 8m hành lang an toàn mỗi bên 2m, đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu quy định theo đường cấp B miền núi.
+ Hệ thống đường trục chính nội đồng quy hoạch lộ giới 8m, đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu quy định theo đường cấp VI miền núi.
- Hệ thống đường kết nối liên vùng, sản xuất và du lịch: đường bờ kè lộ giới rộng 8m, đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn tối thiểu quy định theo đường cấp VI miền núi.
- Quy hoạch nút giao thông:
+ Xây dựng, cải tạo các nút giao thông chính trên các trục vành đai ngoài với các trục chính đô thị và các đường tỉnh lộ, Quốc lộ; quy mô nút giao là cùng mức hoặc khác mức, loại hình nút được lựa chọn phù hợp với giao thông của đô thị.
+ Nút giao thông cùng mức có 10 nút, gồm: nút kết nối Quốc lộ 20 với Quốc lộ 27 (thị trấn D’ran),nút giao Quốc lộ 27 với ĐT.729 (thị trấn D’ran), nút giao ĐT.729 với đường huyện ĐH.11 (xã Ka Đô), nút giao Quốc lộ 27 với đường huyện ĐH.15 (thị trấn Thạnh Mỹ), nút giao ĐT.729 với đường huyện ĐH.15 (đoạn xã Quảng Lập đã sáp nhập vào xã Pró), nút giao ĐT.729 với đường huyện ĐH.11 (xã Pró), nút giao ĐT.729 với đường huyện ĐH.12 (xã Pró, Ka Đơn), nút giao Quốc lộ 27 với đường huyện ĐH.13 (thị trấn Thạnh Mỹ), nút giao đường huyện ĐH.12, ĐH.13 với đường huyện ĐH.14 (xã Ka Đơn, xã Tu Tra), nút giao Quốc lộ 27 với đường huyện ĐH12 (xã Đạ Ròn).
- Bến xe, bãi đỗ xe, điểm dừng chân:
+ Bến xe cấp vùng quy hoạch nằm ở phía Đông Nam thị trấn Thạnh Mỹ quy mô 6ha, Bến xe trung tâm huyện Đơn Dương tại thị trấn Thạnh Mỹ là bến xe loại III diện tích 7.474m2, sẽ chuyển thành bãi đỗ xe đô thị. Bến xe quy hoạch mới thị trấn D’ran là bến xe loại III quy mô 5000m2, trong các bến xe này cần bố trí quỹ đất bãi đỗ xe như trạm dừng chân, với quy mô lớn với đầy đủ dịch vụ như khách sạn, ẩm thực, mua sắm.
+ Quy hoạch điểm dừng chân Quốc lộ 27 thị trấn D’Ran nằm phía Tây cửa hàng xăng dầu Thạch Thảo quy mô 1 ha, điểm dừng Quốc lộ 20 nằm phía Tây thị trấn D’ran quy mô 2ha, điểm dừng chân đường ĐH.12 xã Ka Đơn quy mô 1ha đối diện chùa Giác Châu. trạm dừng nghỉ tuyến Đà Lạt - Đơn Dương, Liên Nghĩa - Ka Đô - D’ Ran, Thạnh Mỹ - Ninh Gia, nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa cho vùng huyện Đơn Dương.
7. Về cấp điện:
- Tổng công suất điện toàn huyện đến năm 2025 khoảng 32,78MW; đến năm 2030 khoảng 35,89MW; đến năm 2040 khoảng 39,43MW.
- Nguồn điện: lấy từ trạm 110 KV Đức Trọng và trạm 22 KV Đa Nhim; đến năm 2025 xây dựng thêm 1 trạm 110 KV Đơn Dương 2, công suất 40 MVA. Giai đoạn đến năm 2025 để giải tỏa hết công suất các nguồn năng lượng tái tạo đấu nối vào lưới trung, hạ áp cần thiết bổ sung công suất các trạm 110 kV, cần Lắp máy T2 trạm 110 kV Đơn Dương, công suất 40 MVA. Bổ sung thêm trạm biến áp tại trụ số 472/154/79/8 thuộc tuyến 472 trạm 25MVA 110/22kV Đơn Dương với tổng suất đấu nối 4000kVA (02 trạm 1x2000kVA).
8. Về cấp nước:
- Dự báo tổng nhu cầu dùng nước toàn huyện: đến năm 2025 khoảng 17.993 m3/ngđ; đến năm 2030 khoảng 21.183 m3/ngđ; đến năm 2040 khoảng 28.027 m3/ngđ.
- Nguồn cấp:
+ Hiện nhà máy nước cấp nước cho thị trấn Thạnh Mỹ công suất thiết kế 900m3/ng.đ công suất sử dụng hiện hữu 550m3/ng.đ cấp nước cho 6.124người/1.622hộ; Giai đoạn đến năm 2025 cần thay thế nhà máy sử dụng nước ngầm hiện tại, bằng nhà máy mới quy mô 2ha, nguồn nước lấy từ hồ Ka Zam để cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Thạnh Mỹ, 2 xã Ka Đô, Pró, và 1 phần xã Đạ Ròn.
+ Nhà máy nước Hòa Bình cấp nước cho thị trấn D’Ran công suất thiết kế 1.500m3/ng.đ, công suất sử dụng hiện hữu 600m3/ng.đ, cấp nước cho 7.184người/1.744hộ, tuy nhiên công suất không ổn định do 4 tháng mùa khô thiếu nước, Giai đoạn đến năm 2025 cần kêu gọi đầu tư thay thế nhà máy mới chuyển về TDP Lâm Tuyền, nguồn nước lấy từ hồ Đơn Dương quy mô 1ha, công suất tối đa đạt 5000 - 10.000 m3/ngày đêm.
+ Xây dựng công trình cấp nước hồ Sao Mai (xã Ka Đơn) quy mô 0,5ha công suất đạt 5.000 m3/ngày đêm, hồ Boockabang (xã Tu Tra) quy mô 0,5ha công suất đạt 5.000 m3/ngày đêm cấp nước cho xã Tu Tra và 1 phần xã Đạ Ròn. Giai đoạn đến năm 2030 xây dựng công trình cấp nước hồ M’Răng (xã Lạc Lâm) quy mô 0,5ha công suất đạt 5.000 m3/ngày đêm cấp nước cho xã Lạc Lâm và 1 phần xã Lạc Xuân.
9. Về thoát nước:
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt toàn huyện đến 2025 khoảng 14.394m3/ngđ, đến 2030 khoảng 16.947m3/ngđ và đến 2040 khoảng 22.422m3/ngđ.
- Trạm xử lý nước thải chung cho thị trấn Thạnh Mỹ và khu vực phát triển đô thị xã Đạ Ròn quy mô 1,5ha, công suất 7.500m3/ng.đ, nằm ở hạ lưu bờ Tây sông Đa Nhim nằm giữa khu dân cư thôn 3 và thôn Suối Thông A, B.
- Trạm XLNT Đ’Ran đến năm 2025 là 2.462m3/ng.đ; đến năm 2030 là 2.782 m3/ng.đ; đến năm 2040 là 4.325m3/ng.đ. Nhà máy xử lý nước thải thị trấn nằm ở phía Tây Nam thị trấn, hạ lưu bờ Tây Sông Đa nhim giáp xã Lạc Xuân quy mô 0,8ha, công suất xử lý 4.500m3/ng.đ.
10. Về quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
- Quản lý chất thải rắn:
+ Tổng lượng chất thải rắn của huyện đến năm 2025 khoảng 115 tấn/ng; đến năm 2030 khoảng 125 tấn/ng; đến năm 2040 khoảng 149 tấn/ng.
+ Chất thải rắn sinh hoạt (đô thị và nông thôn) trên địa bàn huyện Đơn Dương được thu gom tập trung về bãi rác của huyện với quy mô khoảng 10,09ha tại xã Ka Đô để phân loại xử lý.
- Nghĩa trang: quy hoạch một nghĩa trang sinh thái địa táng vùng huyện với diện tích 20ha (trong đó có 1 nhà tang lễ 5.000 m2), tương lai sẽ kết hợp với hỏa táng.
11. Về thủy lợi: Nâng cấp, xây dựng đồng bộ hệ thống kênh tưới từ công trình đầu mối đến vùng tưới, các đập dâng lấy nước dọc sông Đa Nhim (dẫn nước từ cao trình cao về khu vực hạ lưu).
12. Về san nền:
a) San nền cục bộ bám theo địa hình tự nhiên, hạn chế đào đắp; không san gạt mặt bằng hoặc thay đổi lớn về địa hình trong phạm vi bảo vệ 100m ở các đường phân thuỷ và khoảng bảo vệ 100m ở đáy các thung lũng.
b) Giải pháp san nền cho toàn vùng:
- Cao độ khống chế nền xây dựng của các đô thị, điểm dân cư phải đảm bảo không bị ngập lụt, đồng thời vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên, tránh đào đắp nhiều và tạo điều kiện thoát nước tốt cho đô thị, điểm dân cư.
- Cao độ khống chế cốt xây dựng cho các đô thị, điểm dân cư được xác định căn cứ theo cao độ mực nước ngập lụt tính toán (Cao độ khống chế xây dựng phải cao hơn mực nước tính toán tối thiểu = 0,5m)
- Do các đô thị, điểm dân cư trong huyện đặc điểm tự nhiên khác nhau như: Cao độ, địa hình, lưu vực khác nhau và tùy theo mục đích sử dụng đất việc chọn mực nước tính toán sẽ khác nhau, cụ thể:
+ Đối với đô thị Thạnh Mỹ, đô thị D’Ran, khu nhà ở với mật độ cao mực nước tính toán là mực nước cao nhất với chu kỳ 100 năm (P = 1%).
+ Đối với các khu nhà ở với mật độ thấp, khu cây xanh mực nước tính toán là mực nước cao nhất với chu kỳ 10 - 20 năm (P = 4 - 10%).
c) Giải pháp san nền:
- Hầu hết địa hình các khu dân cư hiện hữu cao, không bị ảnh hưởng ngập lụt. Giải pháp san nền đối với khu vực này là san nền cục bộ bám theo địa hình tự nhiên đối với các khu vực xây dựng nhằm hạn chế khối lượng đào đắp, phá vỡ mặt phủ tự nhiên.
- Khu vực đất thấp trũng ở ven sông suối thường bị ngập do mưa lũ. Giải pháp san nền đối với khu vực này là san nền cục bộ đối với các khu vực xây dựng hiện hữu, san lấp tập trung tại khu vực xây dựng mới đảm bảo cốt xây dựng lớn hơn cốt khống chế để chống ngập.
- Đối với các dự án đầu tư mới khu xây dựng giữa các không gian tự nhiên cần bảo vệ (đường phân thuỷ, thung lũng) và các khu đô thị có vị trí dạng đồi, các điểm quan sát và đi dạo sẽ được quy hoạch trên bề sâu là 20m.
- Cấm không được san gạt mặt bằng hoặc thay đổi lớn về địa hình trong phạm vi khoảng bảo vệ 100m ở các đường phân thuỷ và khoảng bảo vệ 100m ở đáy các thung lũng.
- Để có thể xây dựng, các lô đất phải có độ dốc tự nhiên một góc tối đa không quá 60%. Nếu một khu đất có độ dốc tự nhiên lớn hơn 60% thì phải có biện pháp thiết kế, thì công phù hợp và được phê duyệt mới được phép xây dựng.
- Trong các khu xây dựng, để giữ nguyên hiện trạng địa hình, việc xây dựng các tường chắn đất là bắt buộc. Khi xây dựng các tường chắn đất cần tuân thủ chiều cao tối đa 3m. Chiều dày phụ thuộc vật liệu xây dựng, bằng đá hoặc bê tông. Sườn dốc nằm ở phía sau và ở chân tường không được nhỏ hơn 1/3 chiều dài mà chiều dài này ít nhất là 6m.
1. Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật chính theo tuyến mang tính chất, liên vùng:
a) Đối với các công trình giao thông:
- Đối với đường ngoài đô thị: Đảm bảo hành lang bảo vệ các tuyến đường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác có liên quan.
- Đối với đường đô thị, nông thôn: Tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch đô thị được duyệt.
b) Quản lý hành lang cách ly đường điện, công trình điện tuân thủ theo quy định Luật Điện lực và các quy định khác có liên quan.
c) Các công trình đầu mối cấp vùng (nhà máy nước, trạm xử lý nước thải, nhà máy rác thải, nghĩa trang) theo quy mô và tính chất được quản lý khoảng cách ly, khoảng cách an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Quy định về quản lý môi trường:
a) Bảo vệ môi trường đô thị:
- Đầu tư xây dựng các bến tĩnh kết hợp vườn hoa cây cảnh tại các cửa ngõ ra vào đô thị; tại các khu đất trống cần đầu tư xây dựng các điểm đỗ xe, trông giữ xe kết hợp vườn hoa cây xanh giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.
- Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt: phân loại rác tại nguồn, tổ chức thu nhặt, phân loại rác tại chỗ, tái sử dụng…
- Thu gom xử lý nước thải: cải tạo, nâng cấp hệ thống cũ.
b) Bảo vệ môi trường khu tiểu thủ công nghiệp:
- Cần phải di chuyển các cơ sở cũ, đặc biệt là khu gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn như công nghiệp cơ khí; tre nứa mỹ nghệ… cần được bố trí xa khu dân cư.
- Đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung, các trạm quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại.
- Nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải công nghiệp tại khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
c) Bảo vệ môi trường nông thôn - làng nghề:
- Nước sạch và vệ sinh môi trường: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, nước thải tại các khu vực trung tâm xã và tập trung dân cư; xây dựng các nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Xây dựng các kè, cải tạo, xây mới, kiên cố hóa kênh mương thoát nước. Sử dụng phân vô cơ, hữu cơ để tránh thoái hóa đất, kiểm soát sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Nghĩa trang: Tuyên truyền, vận động thực hiện hỏa táng tại các trạm để hạn chế chôn cất tại các nghĩa trang; đắp bờ bao và hàng rào cây xanh xung quanh các nghĩa trang. Xây dựng và triển khai thực hiện quy chế bảo vệ môi trường.
- Làng nghề: Phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch không gian làng nghề, nâng cao chất lượng môi trường cục bộ.
d) Bảo vệ môi trường vùng ven sông:
- Tiến hành lập hành lang và cắm mốc giới bảo vệ nguồn nước các hồ, đập, sông, suối trên địa bàn huyện Đơn Dương theo quy định hiện hành.
- Phòng chống suy thoái môi trường do xói lở và bồi tụ vùng ven sông.
- Phòng ngừa và ứng cứu các sự cố do thiên tai, bão, lụt.
- Phòng chống ô nhiễm nước do hoạt động giao thông vận tải, do nuôi trồng thuỷ sản.
- Bảo vệ đa dạng sinh học, các giống loài đặc thù.
1. Tôn tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái đầu nguồn sông Đa Nhim, các hồ Đơn Dương, Đạ Ròn, Bokabang, Pró, thác Thiên Thai - đèo Ngoạn Mục,… nhằm bảo vệ hành lang xanh và đảm bảo chức năng thoát lũ, nông nghiệp đô thị và du lịch.
2. Tôn tạo, bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Lang Biang thuộc địa bàn huyện Đơn Dương theo Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đông thời kỳ 2021- 2030. Phạm vi Khu dự trữ thiên nhiên Đơn Dương nằm trên địa bàn 6 xã/thị trấn thuộc huyện Đơn Dương (thị trấn D’Ran, Lạc Xuân, Ka Đô, Pró, Ka Đơn và xã Tu Tra). Diện tích 22.456,29ha, toạ độ địa lý như sau: Từ 11038'14” đến 11051’08” vĩ độ Bắc và Từ 108023’38” đến 108041’58” kinh độ Đông; ranh giới hành chính: Phía Đông tiếp giáp với huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; phía Nam tiếp giáp với huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; phía Bắc và phía Tây tiếp giáp với lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Đ’Ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
3. Cắm mốc phân định ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, thực hiện việc quản lý, đầu tư khai thác sử dụng theo quy định pháp luật về di sản và quy định khác có liên quan đối với Đình Càn Rang, Đình Phú Thuận (thị trấn D’Ran), Thạnh Nghĩa (thị trấn Thạnh Mỹ); Đình Lạc Bình (xã Lạc Xuân); khảo cổ Pró diện tích 5,23ha.
4. Bảo vệ và phát huy tài nguyên văn hóa phi vật thể khá phong phú của vùng như: Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa Cồng Chiêng trong cộng đồng, làng văn hóa Chu Ru, khảo cổ di Chỉ người Chăm,… mang đậm nét đặc trưng riêng của vùng đất Đơn Dương.
1. Ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương:
a) Tổ chức công bố, công khai đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương đến năm 2040, tỉnh Lâm Đồng.
b) Xây dựng kế hoạch tổ chức rà soát, điều chỉnh, lập các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng nông thôn, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết,... phù hợp đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương đến năm 2040 được phê duyệt.
c) Xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực để thực hiện các chương trình và dự án phát triển đô thị ưu tiên đầu tư theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt.
2. Các Sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Đơn Dương thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương đến năm 2040 được phê duyệt.
Điều 8. Quy định công bố thông tin, quản lý quy hoạch
1. UBND huyện Đơn Dương có trách nhiệm công bố thông tin và nội dung đồ án quy hoạch được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị công bố quy hoạch, tổ chức triển lãm đồ án quy hoạch công khai để toàn bộ người dân được biết giám sát và thực hiện.
2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng Đơn Dương:
- Có trách nhiệm giúp UBND huyện trưng bày bản đồ tại UBND huyện, lưu giữ toàn bộ tài liệu, hồ sơ Quy hoạch để phục vụ công tác quản lý quy hoạch và cung cấp các thông tin quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân nếu có yêu cầu, cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng vùng được duyệt cho UBND thị trấn, các xã phục vụ công tác quản lý theo quy hoạch.
- Phối hợp với các Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND thị trấn, xã có liên quan định kỳ hàng năm cập nhật tình hình các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch, báo cáo UBND huyện về tình hình thực hiện.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường Đơn Dương có trách nhiệm số hóa Hồ sơ quy hoạch thành bản đồ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, xây dựng và công tác công bố, cung cấp thông tin.
Điều 9. Quy định về khen thưởng, xử phạt thi hành
1. Các tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi không cung cấp thông tin quy hoạch, cố tình cung cấp sai thông tin quy hoạch, quản lý xây dựng không theo quy hoạch, xây dựng các dự án trái với quy hoạch.
2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng Đơn Dương có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn quản lý và báo cáo kịp thời với UBND huyện, các hành vi liên quan đến các hoạt động xây dựng trái với quy hoạch được phê duyệt. UBND thị trấn, xã quyết định xử phạt đối với các vi phạm nêu trên trong phạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm báo cáo lên UBND huyện các trường hợp ngoài thẩm quyền để Chủ tịch UBND huyện quyết định.
3. Khuyến khích và có hình thức khen thưởng phù hợp đối với các tổ chức cá nhân thực hiện nghiêm túc các hoạt động về quản lý và đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch, phát hiện và tố giác kịp thời các hành vi cố ý làm trái quy hoạch./.
- 1 Luật Điện Lực 2004
- 2 Luật giao thông đường bộ 2008
- 3 Quyết định 1375/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 1727/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành