ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1164/QĐ-UBND-HC | Đồng Tháp, ngày 20 tháng 12 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2011-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1193/SNN-KL, ngày 17 tháng 12 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH
1. Mục tiêu và nhiệm vụ của Quy hoạch
1.1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung:
- Quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp nhằm bảo vệ và phát triển diện tích rừng, phát huy được vai trò bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Huy động các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề trồng rừng, thúc đẩy việc trồng lại và trồng mới rừng tập trung trên đất lâm nghiệp, kết hợp trồng cây lâm nghiệp phân tán trên các bờ bao, bờ kênh, cụm tuyến dân cư, trường học, cơ quan,…nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng, phát huy vai trò phòng hộ lũ lụt.
- Mục tiêu cụ thể:
Trồng mới trên đất lâm nghiệp chưa có rừng 700 ha; trong đó trồng rừng đặc dụng 400 ha, trồng rừng sản xuất 300 ha và trồng lại rừng sản xuất sau chu kỳ khai thác khoảng 2.920 ha; trồng 25 triệu cây lâm nghiệp phân tán (tương đương 4.000 ha), bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, cụ thể:
+ Giai đoạn 2011-2015: Trồng mới rừng đặc dụng 150 ha và trồng sau chu kỳ khai thác rừng sản xuất 1.420 ha. Bảo vệ 6.889 ha rừng.
+ Giai đoạn 2016-2020: Trồng mới rừng đặc dụng 250 ha, trồng mới rừng sản xuất 300 ha và trồng sau chu kỳ khai thác rừng sản xuất 1.500 ha. Bảo vệ 7.439 ha rừng.
Đến năm 2020, độ che phủ của rừng tập trung của Tỉnh đạt 2,2%.
1.2. Nhiệm vụ:
Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững ba loại rừng. Quản lý tốt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện có; tăng diện tích và chất lượng rừng trồng tập trung, phát triển các hoạt động nông-lâm-ngư kết hợp. Tiếp tục phát triển số lượng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh.
2.1 Bố trí đất lâm nghiệp
Quy hoạch đất lâm nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 là 12.871,64 ha, trong đó:
- Phân loại theo 3 loại rừng:
+ Đất rừng đặc dụng phòng hộ: 7.374,31 ha.
+ Đất rừng phòng hộ: 1.270,34 ha.
+ Đất rừng sản xuất: 4.226,99 ha.
- Phân loại theo địa bàn:
- Huyện Tân Hồng: 57,06 ha đất lâm nghiệp.
- Huyện Tam Nông: 7.636,79 ha đất lâm nghiệp.
- Huyện Cao Lãnh: 2.127,97 ha đất lâm nghiệp.
- Huyện Tháp Mười: 3.049,82 ha đất lâm nghiệp
Chi tiết cụ thể theo dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020.
2.2. Bảo vệ và phát triển rừng
2.2.1. Bảo vệ rừng:
Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp cần bảo vệ 12.871,64 ha, trong đó diện tích có rừng đến năm 2020 là 7.438,87 ha, gồm rừng đặc dụng 2.866,86 ha, rừng phòng hộ 1.180,59 ha và rừng sản xuất 3.391,42 ha.
2.2.2. Bố trí trồng rừng tập trung:
Tổng diện tích trồng 3.619,92 ha, trong đó trồng mới 700 ha, trồng sau khai thác 2.919,92 ha, cụ thể:
+ Trồng mới: Trồng mới 400 ha rừng đặc dụng tại khu phục hồi sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim và trồng 300 ha rừng sản xuất của các hộ dân tại xã Trường Xuân huyện Tháp Mười.
+ Trồng 2.919,92 ha rừng sản xuất sau khai thác.
Chi tiết cụ thể theo dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020.
2.2.3. Trồng cây phân tán lâm nghiệp:
Giai đoạn 2011-2020, trồng 25 triệu cây, tương đương 4.000 ha trên địa bàn toàn tỉnh; bình quân mỗi năm trồng 2,5 triệu cây, tương đương 400 ha. Trồng trên các cụm, tuyến dân cư, bờ kênh, bờ bao, lộ giao thông nông thôn, cơ quan, doanh trại, trường học, đất xấu sản xuất nông nghiệp không hiệu quả nhằm tăng cường khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống.
3. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch
3.1. Về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất
Trên cơ sở Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt, Ban Chỉ đạo Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo:
- Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các chủ rừng sản xuất (là tổ chức) có kế hoạch rà soát, thống kê các diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng, đất chưa có rừng có khả năng trồng rừng, đất bỏ hoang, đất sau khai thác chưa trồng lại rừng để thực hiện công tác bảo vệ và trồng rừng theo đúng quy hoạch. Đối với rừng sản xuất, do các hộ gia đình quản lý, giao Ủy ban nhân dân các huyện có rừng chỉ đạo cơ quan chuyên môn kết hợp với cán bộ lâm nghiệp phụ trách địa bàn rà soát, kiểm tra hiện trạng, phát hiện diện tích nào sau khai thác chưa trồng lại rừng hoặc sử dụng sai mục đích có biện pháp buộc trồng rừng theo đúng mục đích sử dụng đất lâm nghiệp được giao.
- Đối với rừng sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất nông-lâm-ngư kết hợp. Trong đó, lấy việc trồng rừng với mục đích phòng hộ môi trường, sản xuất gỗ là chính, đồng thời sử dụng không gian và diện tích mặt nước dưới tán rừng, khai thác tận thu sản phẩm trung gian ở rừng để tăng thêm nguồn thu nhập. Để có hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng sản xuất, cần khuyến khích chọn phương thức trồng tràm thâm canh trên liếp thay trồng trệt và chọn giống tràm úc (M.leucadendra) thay giống tràm ta (Melaleuca cajuputy) chi phí đầu tư ban đầu cao hơn trồng trệt, do phải đào mương đắp liếp; nhưng cây tăng trưởng tốt, chu kỳ khai thác rút ngắn, năng suất cao, chất lượng gỗ tương đương; kết hợp với mô hình nuôi ong lấy mật dưới tán rừng và nuôi thủy sản dưới mương. Thực hiện phương thức nầy rừng giữ được độ ẩm, điều tiết được mực nước cần thiết phục vụ tốt cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, tận thu được nguồn lợi thủy sản tự nhiên dưới tán rừng.
- Đối với trồng cây phân tán lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) xây dựng kế hoạch tuyến trồng ngay từ đầu năm, gửi về Ban quản lý Dự án trồng rừng để kiểm tra, khảo sát và thiết kế kỹ thuật - lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn cho các tổ chức và các hộ dân trồng đúng theo thiết kế kỹ thuật và chăm sóc quản lý tốt cây sau khi trồng.
3.2. Về khoa học và công nghệ:
- Ứng dụng công nghệ sản xuất mới, tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất giống lâm nghiệp, trước mắt là ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống cây trồng có năng suất cao. Thực hiện tốt các hoạt động kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất giống có đủ điều kiện.
- Nghiên cứu phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa có giá trị vào các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nhưng không làm thay đổi môi trường sống của động thực vật cần bảo tồn và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng.
3.3. Về vận dụng hệ thống chính sách:
Thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 57/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05 tháng 06 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy định công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện hành khác của Trung ương.
3.4. Về vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020 là 210,519 tỷ đồng, gồm:
- Vốn đầu tư từ ngân sách trung ương: 46,765 tỷ đồng, gồm:
+ Vốn đầu tư từ ngân sách tập trung 39,056 tỷ đồng
+ Vốn sự nghiệp kinh tế 7,709 tỷ đồng (khoán bảo vệ rừng).
- Vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân 163,754 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011-2015:
Tổng vốn đầu tư: 106,979 tỷ đồng, gồm:
+ Ngân sách nhà nước 23,502 tỷ đồng
+ Vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân: 83,477 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020:
Tổng vốn đầu tư: 103,540 triệu đồng, gồm:
+ Ngân sách nhà nước: 23,923 tỷ đồng.
+ Vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân: 80,277 tỷ đồng.
Chi tiết cụ thể theo dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020.
3.5. Về phát triển nguồn nhân lực:
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực hoạt động cho cán bộ ngành lâm nghiệp ở các cấp. Khuyến khích hỗ trợ cán bộ lâm nghiệp trong nghiên cứu khoa học, tự đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ tay nghề cho người lao động thông qua các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề dài hạn và ngắn hạn; thông qua các lớp khuyến nông - khuyến lâm và thực tiễn các mô hình sản xuất…
- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn trên cơ sở ưu tiên đào tạo nông dân làm nghề rừng, công nhân lâm nghiệp.
- Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp cấp xã, cộng đồng, các hộ trồng rừng, nhận khoán.
4.1. Những dự án đang thực hiện và tiếp tục thực hiện:
- Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015.
- Dự án trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015.
4.2. Những dự án đầu tư mới:
- Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn đến năm 2020
- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2020.
- Dự án trồng rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn đến năm 2020.
- Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020
- Dự án trồng cây lâm nghiệp phân tán tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ban chỉ đạo Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2011- 2020.
Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các chủ rừng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện quy định. Nội dung thực hiện cụ thể theo dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | T/M ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 5417/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020
- 2 Quyết định 1825/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành dự án: Quy hoạch đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2013-2015
- 3 Nghị quyết 151/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 4 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và 66/2011/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 66/2011/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1825/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành dự án: Quy hoạch đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2013-2015
- 2 Nghị quyết 151/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 3 Quyết định 5417/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2020