THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117/2000/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 117/2000/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2000 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO CÁC DỰ ÁN ĐÓNG TÀU BIỂN CỦA NGÀNH ĐÓNG TÀU BIỂN VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 2157/GTVT-KHĐT ngày 07 tháng 7 năm 2000);
Để khuyến khích và tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Các dự án sau đây (gọi chung là dự án đóng tàu biển) được áp dụng một số chính sách và cơ chế tài chính ưu đãi theo quy định của Quyết định này:
1. Các dự án đầu tư đóng mới tàu biển do các cơ sở đóng tàu trong nước thực hiện gồm các loại cụ thể như sau:
- Tàu chở hàng đi biển có trọng tải từ 3.000 tấn trở lên;
- Tàu hút bùn công suất 1.000 m3/giờ trở lên;
- Tàu chở dầu có trọng tải từ 1.000 tấn trở lên;
- Tàu chở khí hóa lỏng có dung tích 1.200 m3 trở lên;
- Tàu đánh cá có công suất từ 300 CV trở lên;
- Tàu chở khách đi biển có 100 chỗ ngồi trở lên.
2. Các dự án đầu tư chiều sâu, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới cơ sở đóng tàu.
3. Các dự án mua tàu biển đóng mới nêu tại khoản 1 trên đây.
Điều 2. Chính sách và cơ chế tài chính ưu đãi
1. Đối với các cơ sở đóng tàu:
a) Đối với các cơ sở đóng tàu thuộc mọi thành phần kinh tế:
- Được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển của cơ sở và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải (nằm trong dây chuyền công nghệ) để tạo tài sản cố định và nguyên vật liệu, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn quy định.
- Được miễn, giảm tiền thuê đất theo Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 về Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
- Được miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong hai năm tiếp theo.
- Được mua ngoại tệ tại các ngân hàng để nhập máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho việc đóng mới tàu biển theo các quy định hiện hành.
b) Đối với các cơ sở đóng tàu là doanh nghiệp nhà nước, ngoài các ưu đãi tại mục a trên đây, còn được:
- Cấp bổ sung một lần cho đủ 50% vốn lưu động định mức cho từng doanh nghiệp theo khả năng của ngân sách nhà nước.
- Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách cho các hạng mục cơ sở hạ tầng: cầu tàu, triền, đà, ụ nổi, ụ chìm khi thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các nhà máy đóng, sửa chữa tàu. Phần còn lại (nhà xưởng, thiết bị) được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển từ Qũy hỗ trợ phát triển với lãi suất bằng 3,5%/năm, thời gian vay tối đa là 12 năm trong đó có 2 năm ân hạn.
2. Đối với doanh nghiệp khi mua sản phẩm là tàu biển đóng mới nêu tại
- Mức vốn vay của một dự án bằng 85% tổng vốn đầu tư (15% vốn tự có của doanh nghiệp).
- Thời gian vay tối đa là 12 năm trong đó có 2 năm ân hạn.
- Lãi suất vay bằng 5%/năm.
Điều 3. Chính sách hỗ trợ về khoa học và công nghệ
Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước dành cho khoa học đối với các đề tài nghiên cứu ứng dụng phục vụ trực tiếp cho việc đóng mới các sản phẩm tàu biển.
Điều 4. Các chính sách bảo hộ và khuyến khích khác
1. Không cho phép đầu tư đóng mới tàu biển tại nước ngoài mà các doanh nghiệp đóng tàu trong nước có đủ năng lực thực hiện.
2. Hạn chế việc mua tàu biển đã qua sử dụng.
3. Trong trường hợp phải đấu thầu quốc tế để thực hiện dự án đầu tư đóng mới tàu biển thì phải được thực hiện bởi các liên doanh hoặc liên danh giữa nhà thầu nước ngoài và nhà thầu Việt Nam.
4. Cho phép chỉ định thầu đối với những dự án đóng tàu thí nghiệm lần đầu hoặc đóng các loại tàu có đặc tính kỹ thuật đặc biệt phải sử dụng thiết bị công nghệ chuyên dùng.
Điều 5. Thủ tục xét ưu đãi
Thủ tục xét ưu đãi đối với các dự án đóng tàu biển quy định tại
Điều 6. Trách nhiệm của người vay vốn
- Lập và trình duyệt dự án đầu tư theo quy định hiện hành.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Doanh nghiệp mua tàu phải mua bảo hiểm thân tàu.
- Thực hiện trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức cho vay theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Thực hiện đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Điều 7. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
- Bộ Giao thông vận tải: thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, căn cứ vào nhu cầu của thị trường và năng lực thực tế của ngành đóng tàu biển Việt Nam, công bố danh mục tàu biển đóng mới được phép nhập khẩu hàng năm. Hạn chế cấp phép mua tàu biển đã qua sử dụng.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: bố trí vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án đóng tàu biển theo kế hoạch đầu tư hàng năm và cấp bổ sung đủ vốn lưu động như quy định tại mục b Khoản 1 Điều 2 của Quyết định này.
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung bể thử mô hình tàu thủy thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy (Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) vào danh mục các phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư giai đoạn I (2000 - 2005) theo Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải xác định các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới phục vụ trực tiếp cho việc đóng mới tàu biển được hỗ trợ từ nguồn vốn dành cho khoa học.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các cơ sở đóng tàu để nhập máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho việc đóng mới tàu biển.
- Quỹ hỗ trợ phát triển bảo đảm đủ vốn và cho vay phù hợp với tiến độ của từng dự án đóng tàu biển đã được thẩm định theo quy định.
- Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam huy động các nguồn lực phấn đấu đảm bảo nhu cầu phát triển đội tàu của ngành hàng hải; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đáp ứng các chương trình có liên quan đến đóng mới tàu biển.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
- 1 Công văn 2075/VPCP-KTN gia hạn chương trình đóng mới 32 tàu biển của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 3 Nghị định 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
- 4 Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 1 Công văn 2075/VPCP-KTN gia hạn chương trình đóng mới 32 tàu biển của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo số 542/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng bộ GTVT Trần Doãn Thọ tại cuộc họp về đề án nghiên cứu, khai thác nguồn vốn đầu tư để hiện đại đội tàu biển Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành