- 1 Luật Quy hoạch 2017
- 2 Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3 Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Quyết định 386/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Quy hoạch 2017
- 5 Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6 Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1170/QĐ-UBND | Nam Định, ngày 04 tháng 6 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021- 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tỉnh Nam Định tại Công văn số 407/SCT-QLTM ngày 07 tháng 5 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021- 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Kế hoạch Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2025 với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể như sau:
1. Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) và trên 80% các kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa, ...);
2. Giữ doanh thu bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước;
3. Trên 70% doanh nghiệp trong tỉnh biết đến Phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và trên 50% doanh nghiệp tham gia Phong trào này;
4. Xây dựng được kênh truyền thông có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” thường xuyên tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động;
5. Tổ chức được dịch vụ hỗ trợ kết nối cung cầu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh;
6. Xây dựng và nhân rộng được mô hình Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”;
7. Xây dựng được chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh tại thị trường trong nước.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nâng cao nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với hàng Việt
a) Các cấp, các ngành xác định Cuộc vận động là hoạt động lâu dài, liên tục để đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản thực hiện Cuộc vận động tại tài liệu tuyên truyền Cuộc vận động của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động.
b) Nhà nước xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp để tăng cường chương trình hỗ trợ quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam trên truyền hình, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng các chương trình hành động khuyến khích sử dụng hàng Việt Nam đối với tiêu dùng cá nhân như tuyên truyền phổ biến đến doanh nghiệp với người tiêu dùng tham gia “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, “Tháng hàng Việt”, “Tháng công nhân”,...
c) Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người tiêu dùng tin tưởng và ưu tiên sử dụng hàng hóa Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ động ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, thể hiện nét đẹp trong văn hóa ưu tiên dùng hàng Việt Nam, vận động người thân trong gia đình, bạn bè ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.
2. Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt cố định và bền vững
a) Các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp rà soát, điều chỉnh, xây dựng lồng ghép, tích hợp hạ tầng thương mại vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch, Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về danh mục quy hoạch tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch hạ tầng thương mại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện Cuộc vận động.
b) Các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh các giải pháp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động bán hàng Việt Nam tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn theo hướng bền vững, cụ thể:
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, mặt bằng để phát triển điểm bán hàng Việt Nam cố định tại khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn.
- Nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập các điểm bán hàng Việt Nam tại địa phương, lồng ghép, gắn kết một cách phù hợp việc thực hiện các mục tiêu của Cuộc vận động với Chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương.
- Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ thành chuỗi cung ứng bền vững, nhằm gắn kết các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp phân phối, tạo thuận lợi trong khâu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa. Từ đó, nhân rộng mô hình, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt Nam
a) Các cấp, ngành hướng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới bán hàng, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
b) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình xúc tiến thương mại, bố trí kinh phí cho Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam và của tỉnh Nam Định.
c) Xây dựng các chương trình nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tác động của công nghệ thông tin đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp; hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác kinh doanh trên môi trường mạng.
4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng
a) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại.
b) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, nhằm kiểm soát tốt luồng lưu thông hàng hóa.
c) Các Sở, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lồng ghép với quảng bá, giới thiệu hàng Việt Nam đến người tiêu dùng.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch áp dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp cùng với các Sở, ngành, UBND các huyện và thành phố Nam Định triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Tập trung thực hiện phát triển hệ thống phân phối hàng Việt cố định và bền vững, cụ thể là Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.
- Xây dựng dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định.
- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương; tổng kết tình hình thực hiện vào năm kết thúc Kế hoạch.
- Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi gặp khó khăn, vướng mắc cần đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh và hướng dẫn của Trung ương.
2. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Chủ động phối hợp với các sở, ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại.
3. Sở Tài chính
- Căn cứ tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách địa phương, hàng năm tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các chương trình, hoạt động của Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, hoạt động của Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
4. Sở Thông tin và truyền thông
- Phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan có liên quan,... tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân ưu tiên mua bán, tiêu dùng hàng Việt Nam.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan tuyên truyền về các cơ chế, chính sách và các hoạt động, biện pháp, cách làm sáng tạo, đạt hiệu quả cao nhằm phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động.
5. UBND các huyện, thành phố Nam Định
Căn cứ nội dung kế hoạch, phối hợp với Sở Công Thương thực hiện các Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” tại địa phương. Triển khai, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức hưởng ứng cuộc vận động và tuyên truyền nhân dân và doanh nghiệp ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố Nam Định; các doanh nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Nam Định và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2 Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3 Kế hoạch 368/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An