ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1171/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 21 tháng 5 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 28/TTr-STP ngày 09 tháng 5 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
KẾ HOẠCH
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình).
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Xem xét, đánh giá thực trạng ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, qua đó kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế trong việc thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những thủ tục liên quan trực tiếp đến các tổ chức, công dân, đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Việc thực hiện Kế hoạch phải được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh, xác định trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức một cách rõ ràng, công khai, minh bạch, đảm bảo công tác theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi thi hành pháp luật.
- Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến nội dung, lĩnh vực được kiểm tra. Bảo đảm các điều kiện về nhân lực, kinh phí thực hiện nội dung của Kế hoạch.
B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
1. Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Trên cơ sở Kế hoạch này và Kế hoạch của Bộ, ngành chủ quản, các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch để tổ chức triển khai, lựa chọn nội dung trọng tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2018;
- Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố;
- Thời gian hoàn thành: Tháng 5 năm 2018.
2. Phổ biến, quán triệt, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Sản phẩm đầu ra: Hội nghị phổ biến, quán triệt, các văn bản quy phạm pháp luật quy định công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tập huấn kỹ năng theo dõi thi hành pháp luật cho cán bộ làm công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh;
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố;
- Thời gian hoàn thành: Trong năm 2018.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, rà soát, sắp xếp cán bộ làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Sản phẩm đầu ra: Kiện toàn bộ máy, sắp xếp biên chế, bố trí kinh phí.
- Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian hoàn thành: Trong năm 2018.
4. Kiểm tra các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức có liên quan về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp;
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố;
- Thời gian hoàn thành: Quý IV năm 2018.
II. HOẠT ĐỘNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật:
1.1. Lĩnh vực trọng tâm, liên ngành: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, y tế, lao động thương binh và xã hội.
1.2. Lĩnh vực trọng tâm do Bộ, ngành chủ quản xác định: Giao cho các sở, ngành ban hành Kế hoạch chi tiết và báo cáo UBND tỉnh.
2. Nội dung theo dõi: Việc triển khai thực hiện, việc tuân thủ các quy định của pháp luật và điều kiện bảo đảm cho thi hành pháp luật đối với lĩnh vực theo dõi; rà soát để kiến nghị ban hành mới hoặc sửa đổi, hủy bỏ các quy định của pháp luật không còn phù hợp.
3. Hình thức theo dõi:
3.1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật: Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện đối với những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ưu tiên kiểm tra đối với các lĩnh vực trọng tâm quy định tại mục 1 Phần II Kế hoạch này.
3.1.1. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo ngành, lĩnh vực và địa bàn quản lý:
- Sản phẩm đầu ra: Thông báo kết luận kiểm tra, văn bản xử lý kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên quan.
3.1.2. Kiểm tra liên ngành:
- Sản phẩm đầu ra: Thông báo kết luận kiểm tra, văn bản xử lý kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh.
3.2. Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
- Nội dung thực hiện: Tiếp nhận, thu thập, phân loại phản ánh, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình thi hành pháp luật, xem xét, nghiên cứu, kiểm tra lại phản ánh, kiến nghị, xử lý hoặc kiến nghị xử lý thông tin được phản ánh.
- Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý hoặc kiến nghị xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố được giao quản lý lĩnh vực có thông tin thu thập được.
3.3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.
- Nội dung thực hiện: Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, y tế, lao động thương binh và xã hội.
- Sản phẩm đầu ra: Phiếu điều tra, khảo sát, báo cáo kết quả điều tra, khảo sát và xử lý kết quả điều tra khảo sát.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố được điều tra, khảo sát.
- Thời gian: Quý IV năm 2018.
3.4. Theo dõi, đánh giá chung về tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
- Nội dung thực hiện: Việc theo dõi được thực hiện thường xuyên, liên tục, việc thu thập thông tin từ hoạt động quản lý hành chính, hoạt động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính của sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố từ báo cáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổng hợp, xây dựng báo cáo năm về tình hình thi hành pháp luật.
- Sản phẩm đầu ra: Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ giúp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện kiểm tra liên ngành theo nội dung Kế hoạch;
- Báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2018 về UBND tỉnh, Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố:
- Căn cứ vào Kế hoạch này, Kế hoạch của Bộ, ngành chủ quản và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị lựa chọn lĩnh vực trọng tâm theo dõi thi hành pháp luật, ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện (Kế hoạch gửi cho Sở Tư pháp 01 bản để tổng hợp, theo dõi).
- Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Cử cán bộ tham gia Đoàn Kiểm tra liên ngành theo nội dung Kế hoạch khi có yêu cầu.
- Thực hiện chế độ báo cáo đối với lĩnh vực thuộc phạm vi ngành, địa phương quản lý theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp.
Nhận Văn bản này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Kế hoạch 1133/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm năm 2018 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Kế hoạch 289/KH-UBND về kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; khảo sát tình hình thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Quyết định 964/QĐ-UBND về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; y tế; lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
- 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 10/2015/TT-BTP quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 1 Quyết định 964/QĐ-UBND về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; y tế; lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
- 2 Kế hoạch 289/KH-UBND về kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; khảo sát tình hình thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3 Kế hoạch 1133/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm năm 2018 do tỉnh Bến Tre ban hành