- 1 Thông tư 01-LĐ-TT-1965 hướng dẫn thi hành Quyết định 118-CP-1963 quy định chế độ hội họp, học tập của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ lao động ban hành
- 2 Thông tư liên bộ 27-TT năm 1964 hướng dẫn hội họp, học tập của giáo viên do Bộ Giáo dục - Tổng công đòan giáo dục ban hành
- 3 Thông tư 177-BCNN-CBLĐ-1964 hướng dẫn Quyết định 118-QĐ-1963 về việc hội họp, học tập của Cán bộ, công nhân viên chức do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 118-QĐ | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1963 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VIỆC HỘI HỌP, HỌC TẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Xét tình trạng hội họp, học tập tràn lan ở nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học, v.v… đang ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và công tác, đến sức khỏe và sinh hoạt gia đình của cán bộ, công nhân, viên chức;
Để bảo đảm điều kiện cho cán bộ, công nhân, viên chức sử dụng tốt nhất tám giờ làm việc của Nhà nước, tận dụng thì giờ này vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất và chương trình công tác, đồng thời đảm bảo thì giờ học tập, hội họp, thì giờ nghỉ ngơi, sinh hoạt gia đình, giữ gìn sức khỏe;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 28 tháng 10 năm 1963.
HỌC TẬP NGOÀI GIỜ LÀM VIỆC
Về ban đêm, các buổi lên lớp, học theo tổ không được kéo dài quá 21g30.
HỘI HỌP NGOÀI IỜ LÀM VIỆC
Theo quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Ban thường vụ Tổng công đoàn, của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên lao động, thì các loại hội hợp này được quy định cụ thể như sau:
- Họp chi bộ đảng 1 buổi
- Họp công đoàn 1 buổi
- Họp chi đoàn thanh niên lao động 1 buổi
- 1 buổi họp bất thường dùng vào việc họp tổ đảng, tổ công đoàn hoặc phân đoàn thanh niên lao động ở những đơn vị có nhu cầu thật thích đáng. Buổi này chỉ được triệu tập sau khi được thủ trưởng cơ quan hoặc bí thư đảng bộ cơ quan đồng ý.
Điều 4. – Cán bộ, công nhân, viên chức đã tham gia sinh hoạt Đảng, đoàn thể nhân dân và học tập chủ trương chính sách ở nơi mình công tác, thì chỉ cần tham dự việc hội họp ở khu phố mình ở nhiều nhất là ba tháng một lần để hiểu được tình hình chung của khu phố.
HỘI HỌP VÀ HỌC TẬP TRONG GIỜ LÀM VIỆC
Đối với các cuộc hội họp để tổng kết công tác, để phổ biến chủ trương công tác; v.v… thủ trưởng cơ quan cấp trên phải chú ý sắp xếp cho thật hợp lý, tránh việc triệu tập cấp dưới đến họp nhiều và bất thường làm cho cấp dưới bị động, mất thì giờ và gặp khó khăn trong công tác.
Ngoài trường hợp kể trên; chỉ thủ trưởng cơ quan mới được triệu tập đại biểu cơ quan của các ngành khác đến họp.
Người đứng ra triệu tập họp phải cân nhắc kỹ về thành phần và nội dung cuộc họp, và phải báo trước công trình, nội dung, thời gian họp cho người được triệu tập họp càng sớm càng tốt.
Từ nay chỉ các cán bộ, công nhân, viên chức cần học tập chính trị và được thủ trưởng cơ quan đồng ý mới được phép dùng giờ chiều ngày thứ ba hàng tuần để học tập.
Các buổi học tập và chiều thứ bảy nay bãi bỏ.
Những cán bộ, công nhân; viên chức của Nhà nước có kiêm nhiệm chức vụ trong Ban chấp hành Đảng bộ hoặc đoàn thể nhân dân ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học v.v… có thể dùng giờ làm việc của Nhà nước để hội họp và làm việc đoàn thể nhiều nhất là mỗi người bốn giờ trong một tháng (trừ các trường hợp đã được quy định theo luật tổ chức công đoàn).
HỘI HỌP, HỌC TẬP BẤT THƯỜNG VÀ TRONG CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG LỚN
Điều 12. – Đối với việc học tập các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Chính phủ, đối với việc hội họp do các cuộc vận động lớn đề ra, Ban tuyên giáo Trung ương Đảng; Ban chỉ đạo các cuộc vận động cần cố gắng sắp xếp để kết hợp sử dụng các buổi hội họp và học tập ngoài giờ làm việc đã được quy định ở trên đây.
Trường hợp đặc biệt có sự sắp xếp đặc biệt.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. – Trong mỗi cơ quan; mỗi tổ chức, thủ trưởng là người có trách nhiệm quản lý chế độ hội họp; học tập. Căn cứ những điều quy định trên đây; thủ trưởng cơ quan phải cùng với Bí thư Đảng ủy; Thư ký công đoàn và Bí thư thanh niên lao động ấn định lịch hội họp, học tập của cơ quan.
Lịch hội họp; học tập cho từng thời gian phải được báo trước cho cán bộ; công nhân, viên chức biết để có thể chủ động sắp xếp thì giờ của mình. Thủ trưởng cơ quan phải quản lý chặt chẽ việc chấp hành lịch này.
Điều 14. – Các điều quy định trên đây không áp dụng đối với việc lao động xã hội chủ nghĩa, việc luyện tập của tự vệ và dân quân.
Các điều quy định trước đây của Hội đồng Chính phủ và các bộ trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 15. – Quyết định này có hiệu lực thi hành cho tất cả các ngành hành chính, sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh của Nhà nước từ trung ương đến cấp huyện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1964.
| T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |