- 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2 Luật giao thông đường bộ 2008
- 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 8 Thông tư 15/2021/TT-BGTVT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9 Quyết định 39/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định kèm theo Quyết định 32/2021/QĐ-UBND
- 10 Quyết định 34/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 11 Quyết định 07/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1180/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 10 tháng 5 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 22/TTr-SGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định phân cấp quản lý và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Chương I
Quy định này quy định về việc phân cấp quản lý và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý.
1. Cơ quan, đơn vị quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, gồm: Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
2. Cơ quan, đơn vị quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, gồm: Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
4. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.
Điều 3. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 4 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Điều 4 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 4. Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa
1. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
a) Sở Giao thông vận tải quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường khác được giao quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường huyện, đường đô thị, hệ thống đường địa phương và các tuyến đường khác được giao quản lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường xã, đường giao thông nông thôn, đường giao thông khu phố và các tuyến đường khác được giao quản lý.
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
a) Sở Giao thông vận tải quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc tỉnh quản lý và các tuyến đường thủy khác được giao quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý và các tuyến đường thủy khác được giao quản lý.
1. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
a) Sở Giao thông vận tải tổ chức rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường khác được giao quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý hệ thống đường huyện, đường đô thị, hệ thống đường địa phương và các tuyến đường khác được giao quản lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao quản lý hệ thống đường xã, đường giao thông nông thôn, đường giao thông khu phố và các tuyến đường khác được giao quản lý.
d) Hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
a) Sở Giao thông vận tải rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc tỉnh quản lý và các tuyến đường thủy khác được giao quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý và các tuyến đường thủy khác được giao quản lý.
c) Hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 6. Thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa
1. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 18 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
b) Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Hình thức thu hồi tài sản được thực hiện theo Điều 19 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
- Hình thức điều chuyển tài sản được thực hiện theo Điều 20 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
- Hình thức bán tài sản được thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
- Hình thức thanh lý tài sản được thực hiện theo Điều 22 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
- Hình thức xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại được thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
a) Các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Điều 19 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
b) Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Hình thức thu hồi tài sản được thực hiện theo Điều 20 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
- Hình thức điều chuyển tài sản được thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
- Hình thức bán tài sản được thực hiện theo Điều 22 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
- Hình thức thanh lý tài sản được thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
- Hình thức xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại được thực hiện theo Điều 24 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán, thanh lý tài sản, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa có giá trị nguyên giá theo sổ sách kế toán trên 300 triệu đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bán, thanh lý tài sản, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa được giao quản lý có giá trị nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 300 triệu đồng.
1. Xác định nguyên nhân và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Báo cáo và lập biên bản xác định tài sản bị mất, hư hỏng, tường trình sự việc, trong đó nêu rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi xảy ra tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa bị mất, hư hỏng).
3. Giải trình với cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
4. Bồi thường toàn bộ giá trị tài sản bị mất mát, hư hỏng.
5. Lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan được giao quản lý tài sản, gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Biên bản xác định tài sản bị mất, hư hỏng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi xảy ra tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa bị mất, hư hỏng);
c) Danh mục tài sản bị mất, hư hỏng: 01 bản chính;
d) Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, hư hỏng: 01 bản sao.
1. Tiếp nhận thông tin trình báo của nhà thầu (Công ty) quản lý bảo dưỡng, duy tu đường bộ (hoặc đường thủy nội địa) trong trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng.
2. Phối hợp xác minh, tìm nguyên nhân.
3. Ký biên bản về việc tài sản bị mất, hư hỏng với nhà thầu (Công ty) quản lý bảo dưỡng, duy tu đường bộ (hoặc đường thủy nội địa) làm cơ sở để cơ quan được giao quản lý tài sản, cơ quan quản lý tài sản thực hiện thủ tục xử lý tài sản theo quy định.
1. Trên cơ sở báo cáo và đề nghị ghi giảm tài sản của nhà thầu (Công ty) quản lý bảo dưỡng, duy tu đường bộ (hoặc đường thủy nội địa) khi phát hiện tài sản bị mất, hư hỏng; cơ quan được giao quản lý tài sản căn cứ vào giá trị tài sản để quyết định xử lý tài sản hoặc báo cáo, làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý tài sản để xử lý theo thẩm quyền.
2. Trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (hoặc khoản 6 Điều 24 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa), sau khi trừ chi phí có liên quan (nếu có) nộp ngân sách nhà nước theo quy định và được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng tài sản thay thế theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm phổ biến triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có ý kiến về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Giao thông vận tải để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa và giải quyết theo thẩm quyền.
2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện những nội dung được quy định tại Quyết định này./.
- 1 Quyết định 39/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định kèm theo Quyết định 32/2021/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 34/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3 Quyết định 07/2022/QĐ-UBND quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4 Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận