VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1183/2007/QĐ-VKSTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế phân cấp quản lý cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân thay thế Quy chế số 03/QC ban hành kèm Quyết định số 02/TCCB ngày 18 tháng 4 năm 1999.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | VIỆN TRƯỞNG |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1183/2007/QĐ-VKSTC ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Điều 1. Công tác quản lý cán bộ trong Quy chế này gồm các nội dung sau:
1. Biên chế và tuyển dụng cán bộ.
2. Đánh giá cán bộ.
3. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
4. Điều động, luân chuyển cán bộ.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
6. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
7. Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.
8. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ.
9. Bảo vệ chính trị nội bộ và xây dựng, quản lý hồ sơ, dữ liệu về cán bộ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ trong Quy chế
- “Cán bộ” là đối tượng quản lý được quy định tại Điều 4 Quy chế này, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
- “Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh” bao gồm các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- “Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện” bao gồm các Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- “Đơn vị trực thuộc” bao gồm các Cục, Vụ, Viện, Ban thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng, Tạp chí kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.
- “Chuyên viên cao cấp và tương đương” bao gồm cán bộ thuộc các ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp, Kế toán viên cao cấp, Lưu trữ viên cao cấp, Giảng viên cao cấp .....
- “Chuyên viên chính và tương đương” bao gồm cán bộ, công chức thuộc các ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Điều tra viên trung cấp, Kiểm tra viên chính, Chuyên viên chính, Kế toán viên chính, Lưu trữ viên chính, Giảng viên chính....
- “Chuyên viên và tương đương” gồm cán bộ, công chức thuộc các ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Điều tra viên sơ cấp, Kiểm tra viên, Chuyên viên, Kế toán viên, Lưu trữ viên, Giảng viên, Chuyên viên (cao đẳng)... kể cả người làm chuyên môn kỹ thuật cơ yếu cao cấp.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý cán bộ
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và thống nhất trong công tác cán bộ:
1. Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là tập thể Ban Cán sự đảng, có sự thống nhất với Đảng ủy cơ quan và cấp ủy địa phương.
2. Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền quyết định mọi nội dung trong công tác cán bộ.
3. Viện trưởng đề xuất nội dung, tập thể Ban Cán sự đảng, cấp ủy đơn vị thảo luận dân chủ và quyết nghị theo đa số; Viện trưởng ban hành quyết định và tổ chức thực hiện.
4. Cá nhân đề xuất, cơ quan tham mưu thẩm định, tập thể quyết định và chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định, quyết định của mình.
Điều 4. Đối tượng quản lý quy định tại Quy chế này là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức, viên chức chuyên môn theo trình độ đào tạo hoặc được giao thực hiện một nhiệm vụ thường xuyên trong ngành Kiểm sát nhân dân và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Điều 5. Những người được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân cấp quản lý cán bộ gồm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc có thể giao cho Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc quyết định một số việc thuộc thẩm quyền của mình đã được quy định tại Quy chế này.
Điều 6. Thẩm quyền về khen thưởng thực hiện theo Quy chế thi đua khen thưởng.
TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CÁN BỘ
I. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Điều 7. Ban hành các quy định về cán bộ và công tác cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 8. Biên chế và tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ
1. Quyết định về cơ cấu cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân; quyết định chỉ tiêu biên chế và hợp đồng lao động cho các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định chỉ tiêu biên chế và hợp đồng lao động của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, tổng chỉ tiêu biên chế và hợp đồng lao động của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của mỗi tỉnh.
2. Quyết định thành lập Hội đồng sơ tuyển, Hội đồng tuyển dụng cán bộ của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Tiếp nhận cán bộ từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên vào làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Công nhận kết quả thi tuyển do các Hội đồng tuyển dụng tổ chức.
Điều 9. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
1. Ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Phân bổ kinh phí đào tạo cho các đơn vị trong ngành.
3. Cử cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham gia học tập, công tác tại nước ngoài.
Điều 10. Phê duyệt danh sách quy hoạch, kế hoạch luân chuyển và quyết định điều động đối với các chức danh Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Chuyên viên cao cấp và tương đương.
Điều 11. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ
1. Quyết định danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và danh sách thành viên ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
2. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quản lý hành chính và các chức danh pháp lý của ngành Kiểm sát (trừ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
3. Quyết định tổ chức thi nâng ngạch Kiểm tra viên các cấp và bổ nhiệm cán bộ vào các ngạch Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên.
1. Quyết định cách chức chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Điều tra viên các cấp.
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật đối với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cán bộ công tác tại các đơn vị trực thuộc.
3. Quyết định hạ bậc lương, hạ ngạch công chức, cách chức hoặc buộc thôi việc đối với cán bộ là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
4. Quyết định hạ ngạch công chức, buộc thôi việc đối với cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên.
5. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật:
a - Lần thứ nhất đối với những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
b - Lần thứ hai đối với các quyết định thi hành kỷ luật cán bộ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Điều 13. Thực hiện chính sách cán bộ
1. Phê duyệt danh sách và kết quả nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ ngành Kiểm sát.
2. Quyết định nâng bậc hoặc điều chỉnh bậc lương, chuyển xếp ngạch, nghỉ hưu, cho thôi việc, chuyển ngành đối với các chức danh được quy định tại Điều 10 Quy chế này.
Điều 14. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ
1. Quyết định việc thẩm tra, kết luận về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện tại đối với cán bộ công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
2. Quyết định việc thăm viếng người thân, chữa bệnh hoặc du lịch nước ngoài của cán bộ công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Điều 15. Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ
1. Quyết định chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ.
2. Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ giữ các chức danh được quy định tại Điều 10 Quy chế này.
3. Hủy bỏ Quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc về công tác cán bộ nếu không đúng quy định của pháp luật và của ngành.
4. Khi cần thiết, trực tiếp quyết định một số nội dung quản lý đã phân cấp.
II. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Điều 16. Biên chế và quản lý hồ sơ, dữ liệu về cán bộ
1. Quyết định biên chế của các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, biên chế của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên cơ sở chỉ tiêu biên chế của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tổng biên chế của các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong tỉnh được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao.
2. Tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hồ sơ cán bộ và cơ sở dữ liệu về cán bộ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Điều 17. Tiếp nhận vàtuyển dụng cán bộ
1. Quyết định tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm định và cử người hướng dẫn tập sự theo quy định.
2. Bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với cán bộ hoàn thành tập sự.
3. Hủy bỏ quyết định tuyển dụng trong các trường hợp sau:
a- Quá thời hạn quy định mà người được tuyển dụng không đến nhận việc;
b- Người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ;
c- Người tập sự bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
4. Căn cứ chỉ tiêu được giao, ký hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
Điều 18. Đánh giá cán bộ, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ
1. Tổ chức nhận xét, đánh giá, phân loại hàng năm đối với cán bộ thuộc quyền quản lý.
2. Xây dựng quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; xây dựng kế hoạch luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
3. Quyết định giao quyền Trưởng phòng, quyền Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong thời hạn không quá 6 tháng.
4. Bổ nhiệm người làm phụ trách kế toán của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Điều 19. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
1.Cử cán bộ thuộc quyền quản lý tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước … theo kế hoạch của ngành hoặc của cấp ủy địa phương.
2. Quyết định cử cán bộ thuộc quyền quản lý đi công tác, nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.
1. Điều động Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Chuyên viên chính và tương đương trở xuống trong phạm vi biên chế và cơ cấu cán bộ của mỗi đơn vị.
2. Các trường hợp quyết định sau khi xin ý kiến Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a - Điều động Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đến làm nhiệm vụ tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
b - Việc điều động làm thay đổi chức vụ đang đảm nhiệm của người được điều động.
1. Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật đối với những trường hợp được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Quy chế này; xem xét đề nghị của Hội đồng kỷ luật và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Quyết định một trong các hình thức kỷ luật sau:
a - Khiển trách, Cảnh cáo đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
b - Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đối với cán bộ ngạch Chuyên viên chính và tương đương.
c - Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc đối với cán bộ từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống.
3. Quyết định tạm đình chỉ công tác các trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 12 và khoản 2 Điều này.
Trường hợp cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý có dấu hiệu phạm tội phải báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết.
4. Giải quyết khiếu nại lần đầu các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 22. Thực hiện chính sách cán bộ
1. Quyết định nâng bậc lương theo niên hạn, nâng phụ cấp thâm niên, thông báo và quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ trong đơn vị (trừ chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
2. Thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi chuyển ngạch, chuyển loại hoặc tuyển chọn công chức dự thi nâng ngạch.
3. Quyết định chuyển ngạch đối với công chức loại B, loại C khi thay đổi công việc; cử công chức tham gia dự thi nâng ngạch.
4. Cho thôi việc hoặc chuyển ngành đối với cán bộ không giữ chức danh pháp lý, chức vụ quản lý, lãnh đạo từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở xuống.
5. Quyết định việc cán bộ đi thăm viếng người thân, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài (trừ chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
6. Các trường hợp quyết định sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt:
a - Nâng lương trước thời hạn.
b - Chuyển ngạch, điều chỉnh bậc lương đối với công chức loại A0, A1.
c - Chuyển loại công chức.
d - Cán bộ giữ chức danh pháp lý, chức vụ quản lý thôi việc, chuyển ngành.
e - Thôi việc, chuyển ngành do sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế.
Điều 23. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Thẩm định và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chính trị của những người được tiếp nhận, tuyển dụng và của cán bộ trong danh sách quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp huyện.
III. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc
Điều 24. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Nhận xét, đánh giá cán bộ công tác trong đơn vị.
2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện quy trình tiếp nhận, điều động cán bộ và quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh quản lý, lãnh đạo trong đơn vị. Chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người được đề nghị tiếp nhận.
3. Đề xuất, kiến nghị việc đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ trong đơn vị.
4. Cử người hướng dẫn tập sự đối với người tập sự trong đơn vị; nhận xét, đánh giá kết quả tập sự và đề nghị quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
Điều 25. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Ngoài thẩm quyền được quy định tại Điều 24 còn có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác cán bộ và thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định một số việc cụ thể theo các nội dung sau:
1. Tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ:
a - Ra quyết định tuyển dụng đối với những người được Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn.
Tiếp nhận cán bộ từ ngạch Chuyên viên và tương đương trở xuống vào làm việc theo nhu cầu sử dụng cán bộ của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, sau khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
b - Thực hiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Quy chế này đối với người tập sự tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
c - Trả lời việc tuyển dụng cán bộ theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; hủy bỏ việc tuyển dụng cán bộ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nếu có vi phạm quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát.
d - Ký hợp đồng lao động với người lao động vào làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
2. Điều động cán bộ từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở xuống, kể cả những người giữ chức vụ quản lý (trừ các chức danh Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Chuyên viên cao cấp và tương đương) trong các trường hợp sau:
a - Từ đơn vị trực thuộc này đến đơn vị trực thuộc khác, từ các Viện kiểm sát nhân dân địa phương đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao và ngược lại sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
b - Từ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh này đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh khác theo đề nghị của Viện trưởng nơi tiếp nhận và được sự đồng ý của Viện trưởng nơi cán bộ đang công tác.
3. Ra quyết định đối với cán bộ từ Chuyên viên chính và tương đương trở xuống đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kể cả những người giữ chức vụ quản lý (trừ các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc) sau khi được Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt một số việc sau:
a - Cử tham gia các lớp học theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của ngành.
b - Cử dự thi nâng ngạch công chức.
c - Nâng bậc, điều chỉnh bậc lương sau khi được Hội đồng lương cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao xét duyệt.
d - Chuyển loại, chuyển ngạch công chức.
e - Nghỉ hưu khi đủ điều kiện, thôi việc hoặc chuyển ngành theo nguyện vọng. Những trường hợp nghỉ hưu chưa đủ điều kiện hoặc thôi việc, chuyển ngành do sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế phải báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước khi ra quyết định.
4. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, của ngành về công tác cán bộ.
5. Tổ chức việc thống kê, báo cáo, xây dựng chuyên đề, sơ kết, tổng kết, tập huấn về công tác cán bộ.
6. Kiểm tra, xác minh, kết luận và trình Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại về công tác cán bộ.
1. Thực hiện quy định của Chính phủ về quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước:
a - Xác định nhu cầu số lượng viên chức và lập kế hoạch tuyển dụng viên chức trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, phê duyệt.
b - Ký hợp đồng làm việc lần đầu, hợp đồng làm việc có thời hạn, hợp đồng làm việc không có thời hạn với viên chức được tuyển dụng. Quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với người thử việc không đạt yêu cầu hoặc theo nguyện vọng của viên chức.
c - Thực hiện chế độ thử việc, bổ nhiệm vào ngạch viên chức đối với người hoàn thành thử việc. Xếp lương, nâng bậc lương, chuyển ngạch, nâng ngạch viên chức theo quy định.
2. Điều động trong nội bộ đơn vị đối với công chức không giữ chức vụ quản lý từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở xuống và viên chức các loại.
Điều 27. Hiệu trưởng Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Phân hiệu trưởng Phân hiệu Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh ngoài quy định tại Điều 24, khoản 2 Điều 26 còn có thẩm quyền kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với cán bộ không giữ chức vụ quản lý từ Chuyên viên chính và tương đương trở xuống.
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
Quyết định về công tác cán bộ của các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát nhân dân địa phương đều phải gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao 01 bản để theo dõi, quản lý.
3. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Quy chế này thay thế Quy chế số 03/QC ban hành kèm Quyết định số 02/TCCB ngày 18 tháng 4 năm 1999 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các quy định trước đây về phân cấp quản lý cán bộ.
Quy chế có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
- 1 Quyết định 676/QĐ-BKH năm 2009 về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2 Quyết định 3759/QĐ-BVHTTDL năm 2008 về phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 4 Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
- 5 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 7 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 8 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 1 Quyết định 3759/QĐ-BVHTTDL năm 2008 về phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2 Quyết định 676/QĐ-BKH năm 2009 về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành