ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1184/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 30 tháng 5 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Danh mục nghề đào tạo, mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 và năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 68/TTr-SLĐTBXH ngày 11 tháng 5 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Thực hiện Quyết định số 1919/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 và năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2023, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với hiệu quả giải quyết việc làm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn; chú trọng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; đào tạo nghề phục vụ phát triển công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ nông nghiệp, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đào tạo nghề quản trị hợp tác xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp; phát huy tốt tính hiệu quả và nhân rộng các mô hình điển hình trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục phát huy thực hiện lồng ghép đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo các cấp bậc nghề với các chương trình, đề án, dự án khác của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, gắn với các hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; đào tạo nghề gắn với chính sách an sinh xã hội, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội và góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
2. Yêu cầu
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo các cấp bậc nghề cho nhóm lao động xã hội, nhóm đối tượng yếu thế.
- Đào tạo theo nhu cầu người học nghề của người lao động, yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, thực hiện đúng chế độ chính sách quy định.
- Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn tại các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
1. Chỉ tiêu đào tạo
- Tổ chức tuyển sinh đào tạo 87 lớp, số lao động được đào tạo là 2.779 người. Trong đó:
+ Đào tạo nghề nông nghiệp: 46 lớp/1.460 người;
+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp: 41 lớp/1.319 người;
- Kinh phí thực hiện: 6.448,11 triệu đồng, trong đó:
+ Kinh phí đào tạo: 6.291,11 triệu đồng (Nguồn kinh phí trung ương 3.734,6 triệu đồng (Đào tạo nghề nông nghiệp 1.500 triệu đồng; đào tạo nghề phi nông nghiệp 2.234,6 triệu đồng); Nguồn kinh phí địa phương: 2.556,51 triệu đồng (Đào tạo nghề nông nghiệp 996,6 triệu đồng; đào tạo nghề phi nông nghiệp 1.559,91 triệu đồng)).
+ Kinh phí tuyên truyền tư vấn khởi nghiệp, học nghề, nguồn kinh phí trung ương: 50 triệu đồng.
+ Kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề, nguồn kinh phí trung ương: 107 triệu đồng.
- Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt tối thiểu 80% trở lên.
(Kèm chi tiết theo phụ lục II, phụ lục III, phụ lục IV).
2. Đối tượng, điều kiện và chính sách học nghề
2.1. Đối tượng: Gồm nhóm lao động xã hội, lao động dịch chuyển từ địa phương khác vào làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đào tạo cho 07 nhóm đối tượng thuộc nhóm yếu thế, cụ thể:
- Nhóm 1: Người khuyết tật;
- Nhóm 2: Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Nhóm 3: Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân;
- Nhóm 4: Người thuộc hộ cận nghèo;
- Nhóm 5: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng nhóm 1, 2, 3, 4;
- Nhóm 6: Người chấp hành xong án phạt tù;
- Nhóm 7: Người thuộc các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi phải ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh.
2.2. Điều kiện người được hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng
Là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
2.3. Chính sách đối với người học nghề
2.3.1. Đối với 7 nhóm đối tượng
a) Hỗ trợ chi phí đào tạo: Mức hỗ trợ từng nghề theo quy định của UBND tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 về phê duyệt danh mục nghề và mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
b) Hỗ trợ tiền ăn, đi lại:
- Hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
- Hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
- Đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
2.3.2. Đối với nhóm lao động xã hội
Doanh nghiệp tự đào tạo cho người lao động, người học tự trang bị cập nhật kiến thức nâng cao tay nghề.
3. Danh mục nghề đào tạo
3.1. Đối với 7 nhóm đối tượng
Danh mục nghề đào tạo trên địa bàn tỉnh gồm 41 nhóm ngành, nghề đào tạo trong đó gồm 11 nhóm nghề nông nghiệp; 18 nghề phi nông nghiệp và 12 nghề đào tạo cho người khuyết tật. Chi tiết từng nghề quy định tại Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt danh mục nghề và mức chi phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
3.2. Đối với nhóm lao động xã hội
Danh mục nghề tùy theo ngành nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cần đảm bảo đào tạo cho người lao động.
4. Quy mô đào tạo, chương trình, phương thức đào tạo
- Đối với 7 nhóm đối tượng: Tối đa 35 học viên/lớp.
- Đối với nhóm lao động xã hội: Tổ chức lớp đào tạo phù hợp theo điều kiện thực tế của đơn vị, doanh nghiệp.
4.2. Phương thức đào tạo
- Đào tạo cho người lao động được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo; đào tạo lưu động tại các địa phương; đào tạo tại nơi sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề; kết hợp đào tạo lý thuyết tại cơ sở và thực hành nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ...
- Việc tổ chức đào tạo nghề cho người lao động chủ yếu dạy thực hành, thời gian đào tạo phù hợp từng nghề, phù hợp nhận thức của người lao động.
- Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm: Lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.
5. Cơ sở thực hiện đào tạo
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo các cấp bậc nghề phải đủ điều kiện về chương trình, giáo trình, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề theo quy định. Không để các cơ sở đào tạo nghề không đủ điều kiện, tổ chức đào tạo nghề kém hiệu quả tham gia đào tạo cho người lao động.
1. Kinh phí dự kiến thực hiện chỉ tiêu và các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023 là 6.448,11 triệu đồng, trong đó: nguồn ngân sách trung ương: 3.891,60 triệu đồng; nguồn ngân sách địa phương: 2.556,51 triệu đồng, (kèm chi tiết theo phụ lục II, phụ lục III, phụ lục IV).
2. Nguồn vốn thực hiện
- Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 đã giao về cho 09 huyện, thị xã, thành phố.
- Nguồn ngân sách tỉnh.
Kinh phí được quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
1. Tuyên truyền, tư vấn khởi nghiệp, học nghề
- Tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động tự nguyện, chủ động tham gia học nghề.
- Triển khai tuyên truyền về tư vấn học nghề và việc làm đối với người lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tuyên truyền phổ biến các mô hình dạy nghề có hiệu quả tại các địa phương; lồng ghép tổ chức tư vấn học nghề, việc làm miễn phí thông qua sinh hoạt của các tổ chức tại cơ sở, như: họp tổ, ấp, các hội đoàn thể...
- Tư vấn, định hướng cho người lao động chọn nghề phù hợp để có việc làm ổn định và tăng thu nhập sau học nghề. Hỗ trợ người lao động có việc làm, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
- Tổ chức khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, đào tạo nghề của các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp... trên địa bàn tỉnh để rà soát nhu cầu, cập nhật, bổ sung, đăng ký mới danh mục nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của người học và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; làm cơ sở xây dựng định mức, biên soạn khung chương trình, bài giảng tài liệu phục vụ đào tạo.
- Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, bổ sung chương trình, tài liệu giảng dạy. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo học viên học nghề phải được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản, được thực hành sản xuất theo quy định.
3. Hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vốn cho lao động nông thôn
- Tranh thủ kinh phí của trung ương hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu thực tế của địa phương.
- Thực hiện hỗ trợ các khoản vay đối với người lao động làm việc ổn định ở nông thôn sau học nghề và vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
4. Hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp
- Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong đào tạo nghề các cấp trình độ.
- Thường xuyên trao đổi thông tin tuyển dụng người học sau tốt nghiệp. Tổ chức cho học sinh, sinh viên tham quan, tìm hiểu về doanh nghiệp, tiếp nhận người học, nhà giáo đến doanh nghiệp thực hành, thực tập.
- Doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo; Doanh nghiệp tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp đồng lao động cho lao động của doanh nghiệp.
5. Giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo định kỳ và đột xuất các đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực hiện. Hướng dẫn các đơn vị đào tạo thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm định chất lượng.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động thông qua số lượng lao động ứng dụng nghề đã học vào sản xuất, hiệu quả sản xuất trước và sau học nghề; đồng thời đề xuất giải pháp có hiệu quả để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
- Báo cáo đột xuất, định kỳ theo quy định để đánh giá kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.
1. Tăng cường tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học GDNN ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, học sinh tốt nghiệp THPT vào học GDNN ở trường cao đẳng nghề, học đại học và chương trình đào tạo khác; tuyên truyền, tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí và vận động lao động nông thôn tham gia học nghề.
2. Đào tạo nghề gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và phát triển ngành, nghề nông thôn phù hợp thực tiễn từng địa phương; đồng thời liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển dụng lao động sau học nghề để hỗ trợ tìm kiếm việc làm ổn định cho người lao động sau học nghề. Duy trì tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 80% trở lên.
3. Tăng cường công tác tư vấn tuyển sinh, đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp và các cơ sở đào tạo khác; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp để liên kết đào tạo, đào tạo lại cho người lao động góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
4. Thực hiện khảo sát nhu cầu học nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp tại các địa phương đảm bảo đúng đối tượng quy định, phản ánh trung thực nhu cầu của người học nghề để xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo cho lao động nông thôn phù hợp thực tiễn.
5. Huy động nguồn lực của các doanh nghiệp để phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo lại cho lực lượng công nhân, người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
6. Khuyến khích các cơ sở tư nhân, các chủ sản xuất nghề truyền thống nhận đào tạo, kèm cặp, truyền nghề cho người lao động ở nông thôn, như: nghề mộc, rèn, đan lát, làm bánh tráng, may, uốn tóc, cắt tóc, sửa xe gắn máy, xe ô tô, sửa chữa điện cơ, điện tử....
7. Rà soát, lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề, bố trí sắp xếp đội ngũ nhà giáo có trình độ, kinh nghiệm tham gia đào tạo nghề; thường xuyên cập nhật giáo trình, phương pháp giảng dạy, những tiến độ khoa học kỹ thuật đảm bảo chất lượng dạy nghề phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch, hữu cơ và phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
8. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp và các cơ sở đào tạo nghề; đồng thời huy động các nguồn lực từ các chuyên gia, nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao trong các trường, trung tâm, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nông dân sản xuất giỏi tham gia công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
9. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực khuyến nông, chương trình dạy nghề cho phụ nữ, dự án bố trí dân cư...để tăng cường các nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp; ưu tiên đào tạo nghề nông nghiệp cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ.
10. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế từng địa phương. Tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương khen thưởng những mô hình hay, cách làm sáng tạo để nhân rộng trong toàn tỉnh.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này, đồng thời báo cáo tình hình thực hiện gửi UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023 trình UBND tỉnh phê duyệt gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Hướng dẫn triển khai tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã được duyệt. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, bổ sung danh mục ngành nghề đào tạo và định mức chi phí đào tạo cho từng ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng (nếu có).
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đào tạo nghề, các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau khi học nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với các cơ sở đào tạo; Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho người lao động theo quy định.
- Chỉ đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh công tác phối hợp liên kết các doanh nghiệp đào tạo ngành nghề phục vụ sản xuất tại địa phương.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lựa chọn, đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch.
- Tổng hợp báo cáo đánh giá và khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của năm trước và thời gian tới để phân nhóm đào tạo nghề cho phù hợp. Từ năm 2024 trở đi, vào quý IV của năm trước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu của năm trước để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề của năm sau, trình UBND tỉnh ban hành để thực hiện ngay từ đầu năm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp nội dung, kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động; các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả cho người lao động để tổ chức triển khai nhân rộng.
- Chỉ đạo Trung tâm khuyến nông gắn kết các hoạt động khuyến nông với hoạt động đào tạo nghề, tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Xác định nhu cầu, kinh phí đào tạo nghề, danh mục nghề, tuyên truyền đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người lao động; Hướng dẫn các cơ sở xây dựng, phê duyệt các chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp lao động nông thôn tại địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động; Lồng ghép việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động nông thôn trong các cuộc kiểm tra Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả đào tạo nghề nông nghiệp và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp năm sau trên địa bàn tỉnh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo UBND tỉnh gửi các Bộ, ngành trung ương có liên quan.
3. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số theo Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh ban hành Đề án nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025 và lồng ghép trong kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động, người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đào tạo nhằm chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động; Đào tạo để đi làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài; Đào tạo tại doanh nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình, tiến độ thực hiện đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, chuyển đổi sinh kế bền vững nhờ các ngành nghề được đào tạo.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hướng nghiệp theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông.
6. Sở Công thương
Phối hợp với Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh cung cấp thông tin có liên quan đến thị trường hàng hóa và có giải pháp hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho người lao động ở nông thôn.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập đến người lao động để tự nguyện, chủ động tham gia học nghề.
8. Ngân hàng Chính sách xã hội
Hướng dẫn các địa phương và người lao động nông thôn sau học nghề có nhu cầu được vay vốn lập hồ sơ, thủ tục theo quy định; thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với người lao động sau đào tạo nghề để tạo việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp theo quy định. Hàng năm, UBND tỉnh bố trí nguồn vốn từ ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay người lao động sau đào tạo nghề để giải quyết việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp.
9. Công an Tỉnh
Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên rà soát, phân loại, cung cấp thông tin người chấp hành xong án phạt tù; Phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng kinh tế/Phòng Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan hỗ trợ đào tạo nghề cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng và tạo điều kiện cho họ được vay vốn, giải quyết việc làm để ổn định cuộc sống.
10. Ban Quản lý khu kinh tế
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hàng năm cho người lao động.
Thường xuyên nắm bắt tình hình lao động tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế; Phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh giới thiệu việc làm để kết nối việc làm giữa Doanh nghiệp và người lao động (Doanh nghiệp thiếu lao động; lao động bị ngừng việc, thôi việc do không có đơn hàng để giới thiệu người lao động đến Doanh nghiệp mới phù hợp với tính chất nghề nghiệp hoặc đào tạo bổ sung đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp mới).
11. Liên Minh hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với các tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
12. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội
Tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia học nghề; Tham gia giám sát các hoạt động của Kế hoạch này.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo yêu cầu kế hoạch của tỉnh, phù hợp tình hình thực tiễn địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, bảo đảm đúng đối tượng, đúng nội dung, ngành nghề đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí; chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn.
- Rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Chú trọng việc rà soát, khảo sát nhu cầu học nghề đúng đối tượng, lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, nhất là các lĩnh vực địa phương có thể mạnh, qua đó giúp người lao động có việc làm và ổn định cuộc sống.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, tiến hành đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo cho cơ sở đào tạo đủ điều kiện dạy nghề.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với người lao động, người khuyết tật, lao động nữ; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
- Đối với ngành, nghề phi nông nghiệp: Tập trung đào tạo các nghề để phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp, làng nghề; đào tạo nghề lao động nông thôn vào làm việc trong các cơ sở kinh tế, gắn với đào tạo nghề với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đối với ngành, nghề nông nghiệp: Tập trung đào tạo cho lao động ở các vùng nguyên liệu có liên kết sản xuất với các doanh nghiệp; lao động thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành viên hợp tác xã, trang trại tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng, sản xuất công nghệ cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; lao động thuộc các xã chưa đạt tiêu chí xây dựng nông mới và ưu tiên tổ chức đào tạo cho lao động ở các vùng khó khăn, biên giới nhằm an sinh xã hội; đào tạo cho lao động ở các doanh nghiệp nông nghiệp; các thành viên hợp tác xã, lao động thực hiện các dự án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và an sinh xã hội.
- Bảo đảm người khuyết tật chiếm ít nhất 10%, lao động nữ chiếm ít nhất 40% chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố và đảm bảo tỷ lệ số người học nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo mục tiêu đã được xác định của địa phương.
- Ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động dân tộc thiểu số (Căn cứ theo Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025).
- Tổ chức sơ kết, đánh giá và tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng, năm gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này.
- Được điều chỉnh số học viên, ngành nghề trong phạm vi kinh phí được duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Các ngành nghề đào tạo không đủ học viên tham gia lớp học, địa phương chủ động liên kết giữa các xã tạo điều kiện mở lớp đào tạo đảm bảo đúng quy định.
- Từ năm 2024 trở đi, vào quý IV của năm trước, UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch năm trước (mặt được, chưa được, nguyên nhân hạn chế để rút kinh nghiệm cho năm sau) làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn năm sau, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, ban hành để thực hiện ngay từ đầu năm.
14. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Phổ biến các chính sách, quy định về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về đào tạo, điều kiện của người học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở tham gia đào tạo nghề cho người lao động để người lao động biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo tuyển sinh người lao động học nghề. Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế học nghề trên địa bàn; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho người lao động lựa chọn nghề học phù hợp.
- Sau khi rà soát đối tượng, chỉ đề nghị tổ chức đào tạo cho người lao động khi dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.
- Xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động trong xã về đối tượng theo quy định; giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm sau khi học nghề, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tuyên truyền, tư vấn học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng và giám sát các lớp đào tạo nghề tại địa phương.
15. Các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Bố trí thời gian, địa điểm phù hợp với nghề đào tạo, đào tạo nghề nông nghiệp gắn với các mô hình sản xuất, chủ yếu là thực hành tại địa bàn sản xuất; đào tạo nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới; thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, về môi trường, văn hóa xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp.
- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng chương trình đào tạo đã được phê duyệt. Tổ chức kiểm tra, công nhận tốt nghiệp đối với người học nghề trình độ sơ cấp đúng quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong đào tạo nghề chính quy, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định. Tổ chức kiểm tra, công nhận tốt nghiệp đối với người học nghề dưới 03 tháng thực hiện theo quy định của chương trình đào tạo nghề; cấp chứng chỉ theo quy định.
- Lập các biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy nghề và học đối với lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đúng biểu mẫu theo quy định hiện hành.
- Thực hiện đúng, đầy đủ kịp thời chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động; phối hợp với UBND cấp xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của người lao động sau học nghề.
- Báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo nghề và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề với cơ quan ký hợp đồng đào tạo nghề.
- Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 1184/KH-UBND ngày 30 tháng 05 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
TT | Huyện, thị xã, thành phố | Số lao động nông thôn học nghề | Số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ % | |
Số người | Tỷ lệ % | |||
1 | Thành phố Tây Ninh | 140 | 140 | 100,00 |
2 | Thị xã Hòa Thành | 220 | 184 | 83,64 |
3 | Huyện Châu Thành | 721 | 550 | 76,28 |
4 | Huyện Tân Biên | 1.365 | 1.107 | 81,10 |
5 | Huyện Tân Châu | 536 | 431 | 80,41 |
6 | Huyện Dương Minh Châu | 205 | 176 | 85,85 |
7 | Huyện Bến Cầu | 540 | 394 | 72,96 |
8 | Huyện Gò Dầu | 240 | 191 | 79,58 |
9 | Thị xã Trảng Bàng | 272 | 221 | 81,25 |
| Tổng cộng | 4.239 | 3.394 | 80,07 |
Trong tổng số 4.239 lao động nông thôn học nghề có các đối tượng tham gia học cụ thể như sau:
- Người khuyết tật: 36 người
- Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người thuộc hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn: 11 người;
- Người có công với cách mạng: 0 người;
- Người thuộc hộ nghèo: 03 người
- Người hộ cận nghèo: 10 người
- Người khuyết tật: 36 người
- Người bị thu hồi đất nông nghiệp: 04 người
- Lao động nông thôn khác: 4.065 người
CHỈ TIÊU VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 1184/QD-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
ĐVT: Triệu đồng
STT | Đơn vị | Nghề đào tạo | Số ngày | Số lớp | Số người | Kinh phí hỗ trợ đào tạo (Trung ương hỗ trợ từ CTMTQG) | Kinh phí hỗ trợ tiền ăn (Kinh phí địa phương) | Hỗ trợ mục tiêu cho huyện, thị xã, thành phố |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5,00 | 6,00 | 7=5+6 |
1 | Thành phố Tây Ninh |
|
| 4 | 114 | 189,60 | 132,66 | 322,26 |
|
| Nghề nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
| Nghề phi nông nghiệp |
| 4 | 114 | 189,60 | 132,66 | 322,26 |
|
| Kỹ thuật nấu ăn | 33 | 2 | 54 | 75,60 | 53,46 | 129,06 |
|
| Trang điểm thẩm mỹ | 44 | 1 | 30 | 57,00 | 39,60 | 96,60 |
|
| Thợ hồ | 44 | 1 | 30 | 57,00 | 39,60 | 96,60 |
2 | Thị xã Hòa Thành |
|
| 5 | 160 | 250,00 | 171,60 | 421,60 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 2 | 60 | 60,00 | 39,60 | 99,60 |
|
| Kỹ thuật trồng nấm và phòng bệnh | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
|
| Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
|
| Nghề phi nông nghiệp |
| 3 | 100 | 190,00 | 132,00 | 322,00 |
|
| Cắt uốn tóc, làm móng | 44 | 1 | 30 | 57,00 | 39,60 | 96,60 |
|
| Thợ hồ | 44 | 2 | 70 | 133,00 | 92,40 | 225,40 |
3 | Thị xã Trảng Bàng |
|
| 8 | 225 | 318,00 | 217,80 | 535,80 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 4 | 105 | 105,00 | 69,30 | 174,30 |
|
| Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và phòng trị bệnh | 22 | 2 | 55 | 55,00 | 36,30 | 91,30 |
|
| Kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật cây cảnh | 22 | 2 | 50 | 50,00 | 33,00 | 83,00 |
|
| Nghề phi nông nghiệp |
| 4 | 120 | 213,00 | 148,50 | 361,50 |
|
| Kỹ Ihuật nấu ăn | 33 | 1 | 30 | 42,00 | 29,70 | 71,70 |
|
| Tin học văn phòng | 44 | 1 | 30 | 57,00 | 39,60 | 96,60 |
|
| Trang điểm thẩm mỹ | 44 | 2 | 60 | 114,00 | 79,20 | 193,20 |
4 | Huyện Châu Thành |
|
| 17 | 535 | 617,00 | 415,80 | 1.032,80 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 12 | 375 | 375,00 | 247,50 | 622,50 |
|
| Kỹ Ihuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cây cảnh | 22 | 6 | 185 | 185,00 | 122,10 | 307,10 |
|
| Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm | 22 | 5 | 160 | 160,00 | 105,60 | 265,60 |
|
| Kỹ thuật nhân giống vô tính sản xuất giống cây ăn trái, cây cảnh | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
|
| Nghề phi nông nghiệp |
| 5 | 160 | 242,00 | 168,30 | 410,30 |
|
| Kỹ thuật pha chế đồ uống | 44 | 1 | 30 | 57,00 | 39,60 | 96,60 |
|
| Kỹ thuật nấu ăn | 33 | 2 | 70 | 98,00 | 69,30 | 167,30 |
|
| Trang điểm thẩm mỹ | 44 | 1 | 30 | 57,00 | 39,60 | 96,60 |
|
| Mây tre đan (đan lát) | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
5 | Huyện Tân Biên |
|
| 16 | 560 | 710,50 | 485,10 | 1.195,60 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 11 | 385 | 413,00 | 277,20 | 690,20 |
|
| Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm | 22 | 3 | 105 | 105,00 | 69,30 | 174,30 |
|
| Kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cây cảnh | 22 | 6 | 210 | 210,00 | 138,60 | 348,60 |
|
| Kỹ thuật khai thác mủ cao su | 33 | 2 | 70 | 98,00 | 69,30 | 167,30 |
|
| Nghề phi nông nghiệp |
| 5 | 175 | 297,50 | 207,90 | 505,40 |
|
| Kỹ thuật pha chế đồ uống | 44 | 2 | 70 | 133,00 | 92,40 | 225,40 |
|
| Kỹ thuật nấu ăn | 33 | 2 | 70 | 98,00 | 69,30 | 167,30 |
|
| Trang điểm thẩm mỹ | 44 | 1 | 35 | 66,50 | 46,20 | 112,70 |
6 | Huyện Tân Châu |
|
| 13 | 455 | 619,50 | 427,35 | 1.046,85 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 5 | 175 | 175 | 116 | 291 |
|
| Kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật | 22 | 2 | 70 | 70,00 | 46,20 | 116,20 |
|
| Kỹ thuật trồng nấm và phòng bệnh | 22 | 1 | 35 | 35,00 | 23,10 | 58,10 |
|
| Kỹ thuật nhân giống vô tính sản xuất cây ăn trái, cây cảnh | 22 | 1 | 35 | 35,00 | 23,10 | 58,10 |
|
| Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm | 22 | 1 | 35 | 35,00 | 23,10 | 58,10 |
|
| Phi nông nghiệp |
| 8 | 280 | 444,50 | 311,85 | 756,35 |
|
| Trang điểm thẩm mỹ | 44 | 2 | 70 | 133,00 | 92,40 | 225,40 |
|
| Kỹ thuật nấu ăn | 33 | 5 | 175 | 245,00 | 173,25 | 418,25 |
|
| Điện dân dụng và công nghiệp | 44 | 1 | 35 | 66,50 | 46,20 | 112,70 |
7 | Huyện Dương Minh Châu |
|
| 6 | 190 | 265,00 | 181,50 | 446,50 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 4 | 120 | 132,00 | 89,10 | 221,10 |
|
| Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
|
| Kỹ thuật trồng nấm và phòng bệnh | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
|
| Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và phòng trị bệnh | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
|
| Kỹ thuật sơ chế, bảo quản & chế biến nông sản các loại (lương thực, trái cây và thực phẩm) | 33 | 1 | 30 | 42,00 | 29,70 | 71,70 |
|
| Nghề phi nông nghiệp |
| 2 | 70 | 133,00 | 92,40 | 225,40 |
|
| Kỹ thuật pha chế đồ uống | 44 | 2 | 70 | 133,00 | 92,40 | 225,40 |
8 | Huyện Gò Dầu |
|
| 4 | 120 | 120,00 | 79,20 | 199,20 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 4 | 120 | 120,00 | 79,20 | 199,20 |
|
| Kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật cây cảnh | 22 | 4 | 120 | 120,00 | 79,20 | 199,20 |
|
| Nghề phi nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
9 | Huyên Bến Cầu |
|
| 14 | 420 | 645,00 | 445,50 | 1.090,50 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 4 | 120 | 120,00 | 79,20 | 199,20 |
|
| Kỹ Thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
|
| Kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật | 22 | 2 | 60 | 60,00 | 39,60 | 99,60 |
|
| Kỹ thuật trồng nấm và phòng bệnh | 22 | 1 | 30 | 30,00 | 19,80 | 49,80 |
|
| Nghề phi nông nghiệp |
| 10 | 300 | 525,00 | 366,30 | 891,30 |
|
| Kỹ thuật nấu ăn | 33 | 3 | 90 | 126,00 | 89,10 | 215,10 |
|
| Kỹ thuật pha chế đồ uống | 44 | 1 | 30 | 57,00 | 39,60 | 96,60 |
|
| Kỹ thuật nề (thợ hồ) | 44 | 2 | 60 | 114,00 | 79,20 | 193,20 |
|
| Trang điểm thẩm mỹ | 44 | 3 | 90 | 171,00 | 118,80 | 289,80 |
|
| Điện dân dụng và công nghiệp | 44 | 1 | 30 | 57,00 | 39,60 | 96,60 |
|
| Tổng cộng |
| 87,00 | 2.779,00 | 3.734,60 | 2.556,51 | 6.291,11 |
|
| Nghề nông nghiệp |
| 46,00 | 1.460,00 | 1.500,00 | 996,60 | 2.496,60 |
|
| Nghề phi nông nghiệp |
| 41,00 | 1.319,00 | 2.234,60 | 1.559,91 | 3.794,51 |
KINH PHÍ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
STT | Nội dung hoạt động | Đơn vị tính | Ngân sách trung ương |
1 | Tuyên truyền tư vấn khởi nghiệp, học nghề | Triệu đồng | 50 |
2 | Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác dạy nghề | Triệu đồng | 107 |
| Tổng cộng |
| 157 |
TỔNG KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 1184/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
ĐVT: Triệu đồng
STT | Nội dung | Kinh phí năm 2023 | ||
TC | KPTW | KPĐP | ||
1 | Nghề nông nghiệp | 2.496,60 | 1.500,00 | 996,60 |
3 | Nghề phi nông nghiệp | 3.794,51 | 2.234,60 | 1.559,91 |
4 | Các hoạt động khác | 157,00 | 157,00 |
|
| Tổng cộng | 6.448,11 | 3.891,60 | 2.556,51 |