Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 119/2006/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp chính sách phát triển bò sữa thời kỳ 2001 - 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 559/TTr-SNN-NN ngày 04 tháng 5 năm 2006, về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển bò sữa giai đoạn 2006 - 2010 ;

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010.

Điều 2.

2.1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì và Thường trực của chương trình để tham mưu, tổng hợp và đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở - ngành, quận - huyện cã liên quan triển khai thực hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan và Thủ trưởng các cơ quan, các doanh nghiệp lập chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu phát triển bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2010.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành, sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo nông nghiệp và nông thôn thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở - ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:        
- Như điều 4           
- Thường trực Thành ủy        
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Ủy ban nhân dân thành phố;
- VPHĐ-UB: PVP/KT, ĐT;
- Tổ CNN, ĐT, DA, TM, TH;
- Lưu: VT, (CNN/Đ)                

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tín

 

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

PHÁT TRIỂN BÒ SỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Kèm theo Quyết định số: 119 /2006/QĐ-UBNDngày 03/8/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. VỀ NHIỆM VỤ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung :

1.1. Phát triển bò sữa theo hai mục tiêu : Vừa tập trung sản xuất con giống chất lượng cao, vừa sản xuất sữa hàng hóa có hiệu quả; xây dựng thương hiệu giống bò sữa thành phố làm cơ sở để tạo con giống bò sữa Việt Nam (VHF-Vietnam Holstein Friesian) trong những năm tiếp theo.

1.2. Phát triển bò sữa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; liên kết chuỗi sản xuất, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống, quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng, dinh dưỡng, thú y, v.v… để khai thác tiềm năng của giống chất lượng cao, nâng cao năng suất sữa, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

1.3. Cơ cấu lại hệ thống chăn nuôi bò sữa, nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa.

1.4. Bảo vệ sức khỏe và an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc; bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Mục tiêu cụ thể :

2.1. Tăng cường chọn lọc, loại thải, giữ lại những cá thể bò sữa năng suất cao để sản xuất con giống, kết hợp khai thác sữa hàng hoá một cách hiệu quả nhất. Dự kiến đến năm 2010 tổng đàn bò sữa đạt 80.000 con, có 40.000 cái vắt sữa, trong đó 15.000 con đạt trên 7.000kg sữa/con/chu kỳ.

2.2. Hình thành thị trường giống bò sữa hàng hóa và nguồn bê vỗ béo cung cấp thịt cho thành phố.

STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Mục tiêu đến 2010

Số lượng

Tăng B/Q năm (%)

1

Tổng đàn

con

80.000

7,0

 

Trong đó: - Cái vắt sữa

con

40.000

7,5

 - Bò năng suất trên 7.000 lít/chu kỳ.

con

15.000

 

2

Năng suất sữa bình quân/con vắt sữa/năm

kg

6.000

3,08

3

Sản lượng sữa hàng hóa

tấn

240.000

11,7

4

Con giống hàng hóa trong 5 năm

con

15.000

4,6

5

Sản lượng thịt

tấn

34.000

7,0

6

Diện tích trồng cỏ cao sản

ha

4.000

20

II. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

A. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giống bò sữa thành phố:

1. Giải pháp về giống : Nâng cao chất lượng giống và năng suất sữa

Để đạt được mục tiêu có con giống bò sữa riêng cho thành phố vào năm 2025, ngay từ thời điểm hiện nay phải tập trung đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng con giống với các giải pháp :

- Bình tuyển, giám định lập phiếu cá thể quản lý giống 90% đàn sinh sản; tăng cường loại thải bò năng suất sữa thấp, sinh sản kém; xây dựng cơ cấu đàn hợp lý trong đó tối thiểu 70% cái sinh sản, đàn cái vắt sữa chiếm ít nhất 50% tổng đàn để nâng cao hiệu quả sinh sản và khai thác sữa.

- Gieo tinh giống bò sữa cao sản nhiệt đới năng suất trên 11.000 lít sữa/chu kỳ; quản lý các nguồn tinh sử dụng và đánh giá chất lượng con giống đời sau nhằm đảm bảo thực hiện theo định hướng, mục tiêu công tác giống đã đề ra. Kiểm soát được nguồn tinh nhập về sử dụng tại thành phố.

- Xây dựng đàn giống hạt nhân và hệ thống nhân giống hạt nhân mở ; xây dựng trung tâm sản xuất và cung ứng tinh, phôi bò và con giống sữa thuần nhiệt đới cho thị trường, giảm nhập khẩu của nước ngoài.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp tiên tiến trong đánh giá tiềm năng di truyền, ước tính giá trị giống giúp cho việc chọn lọc và nhân giống đạt hiệu quả cao.

- Ổn định các tiêu chuẩn chất lượng giống, từng bước tạo cơ sở để chọn tạo giống VHF trong những năm sau.

2. Giải pháp áp dụng đồng bộ các kỹ thuật nuôi bò sữa công nghệ cao để tăng hiệu quả chăn nuôi :

2.1. Về thức ăn và dinh dưỡng :

- Tăng diện tích trồng cỏ cao sản lên trên 4.000 ha được chuyển đổi từ đất nông nghiệp kém hiệu quả.

- Xây dựng nhiều loại khẩu phần phù hợp với khả năng sản xuất sữa, giai đoạn sinh lý, thể trọng, v.v… kết hợp với việc tận dụng các nguồn thức ăn có giá cả hợp lý để người chăn nuôi tham khảo, lựa chọn và sử dụng một cách hiệu quả nhất.

- Xây dựng hệ thống sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR (Total Mixed Ration); Xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp thức ăn thô xanh, tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác để tăng nguồn thức ăn thô cho bò sữa.

- Nuôi dưỡng và cho ăn khẩu phần hợp lý để giảm chi phí thức ăn.

2.2. Về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi :

- Xây dựng các mô hình chuẩn về chuồng trại, kể cả chi phí đầu tư để giới thiệu cho người chăn nuôi tham khảo và biết cách cải tạo, sửa chữa, xây dựng chuồng trại đúng quy cách.

- Khuyến khích xây dựng chuồng trại theo công nghệ nuôi tự do trong chuồng (free stall hoặc loose barn), theo khả năng đất đai của các hộ, phù hợp điều kiện nhiệt đới cho từng quy mô nuôi khác nhau từ 20 con trở lên.

- Giảm stress nhiệt cho bò thông qua việc tăng cường trồng cây xanh và sử dụng thiết bị làm mát khác.

- Xử lý chất thải kết hợp khai thác khí sinh học (biogas), không gây ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao tỷ lệ sử dụng máy vắt sữa và các trang thiết bị cơ khí phục vụ chăn nuôi, v.v... đảm bảo khai thác sữa hiệu quả, nhanh chóng, vệ sinh an toàn.

2.3. Vỗ béo bê đực sữa :

Khuyến khích vỗ béo bê đực sữa theo hướng chuyên môn hóa cung ứng thịt bò cho thị trường, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

3. Giải pháp chuyển giao công nghệ cho người nuôi :

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa công nghệ cao theo hướng “năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững” cho 100% chủ hộ và cán bộ kỹ thuật của các trại bò sữa trong đó trọng tâm là các kỹ thuật dinh dưỡng và nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn TMR, PMR; xây dựng chuồng trại phù hợp nhiệt đới và bảo vệ môi trường; kỹ thuật thực hành trong quản lý đánh giá và chọn lọc giống, khai thác sữa và phòng trị bệnh, quản lý khai thác hiệu quả nông trại bò sữa, … để giảm chi phí, tăng hiệu quả chăn nuôi, giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất trên suất đầu tư.

- Đa dạng hóa hình thức tập huấn; kết hợp tập huấn với tham quan thực tế trong và ngoài nước; liên kết các trường kỹ thuật chuyên nghiệp để tập huấn theo cấp độ chuyên sâu và cấp chứng nhận về chăn nuôi bò sữa cho học viên.

- Kết hợp với nông dân xây dựng một số mô hình nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, quy mô nhỏ (20 - 50 con) và vừa (50 - 100 con) để nông dân tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

- Tăng cường chế tạo và chuyển giao các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi bò sữa.

4. Giải pháp thú y phục vụ phát triển bò sữa:

- Đảm bảo tiêm phòng theo Pháp lệnh Thú y; tiếp tục kiểm tra huyết thanh các bệnh truyền nhiễm để có biện pháp điều trị, loại trừ các cá thể dương tính.

- Định kỳ kiểm tra sức khoẻ một số người trực tiếp nuôi bò đối với các bệnh lây nhiễm giữa thú và người để dự báo ảnh hưởng sức khoẻ công đồng.

- Xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch tại các Vùng tập trung chăn nuôi bò sữa (huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh);

- Xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới thú y cơ sở; tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm và điều trị nhất là điều trị các bệnh sinh sản, ... nhằm cải thiện hiệu quả thụ thai, rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ để nâng cao khả năng khai thác sữa và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sữa.

5. Giải pháp liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu giống bò sữa thành phố:

- Khuyến khích tăng nhanh quy mô nuôi lên trên 20 con/hộ, giảm hộ nhỏ lẻ, thúc đẩy phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa; khuyến cáo, hướng dẫn người chăn nuôi có cơ cấu đàn hợp lý, tập trung khai thác con giống đến các lứa 3, 4 để nâng cao hiệu quả sản xuất sữa hàng hóa.

- Vận động và có chính sách ưu đãi đặc biệt để tối thiểu trên 70% người nuôi bò sữa tham gia vào các tổ chức liên kết hợp tác như: Làng nghề chăn nuôi bò sữa, tổ liên kết, Hợp tác xã, Hội nghề nghiệp bò sữa, …. tại các Vùng chăn nuôi. Chỉ trên cơ sở tổ chức hợp tác do chính nông dân hình thành và đảm dương dưới sự trợ giúp của nhà nước thì các nhà kinh doanh, nhà khoa học mới hợp tác làm việc và chuyển giao công nghệ hữu hiệu.

- Tăng cường hỗ trợ cho các Hợp tác xã trong việc phát triển các dịch vụ gieo tinh nhân tạo.

- Triển khai Dự án “Xây dựng mô hình công nghệ cao phát triển đàn bò sữa quy mô cấp xã” tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi.

- Xúc tiến thương mại thị trường con giống, vật tư phục vụ bò sữa, phát triển và mở rộng việc giao dịch kinh doanh con giống bò sữa.

- Tổ chức hội chợ 2.5 năm một lần, tiến đến việc đấu xảo con giống bò sữa hàng năm.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu giống bò sữa thành phố. Chuẩn hóa các tiêu chuẩn để được công nhận là cơ sở cung cấp con giống, trên cơ sở khuyến khích xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp và Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa trên địa bàn.

- Xây dựng danh mục các vật tư, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi bò sữa để nghiên cứu chế tạo trong nước.

- Phối hợp triển khai xây dựng chương trình sữa học đường, đưa sữa tươi vào trường học, bệnh viện. Thực hiện chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em quận ven và ngoại thành (theo chỉ đạo của thường trực Ủy ban nhân dân thành phố tại thông báo số 564/TB-VP ngày 25 tháng 11 năm 2004).

6. Giải pháp đào tạo nhân lực ngành chăn nuôi bò sữa :

- Đào tạo chuyên ngành bò sữa từ trung cấp trở lên : Về công tác giống, về thú y, về chế biến thức ăn và dinh dưỡng; về đồng cỏ; về quản lý trang trại bò sữa, …

- Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật, khuyến nông và nông dân có dịp tham quan học tập các mô hình công nghệ cao trong nước, ngoài nước.

- Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật chuyên ngành.

B. Nhóm giải pháp về công nghiệp hóa, hiện đại hóa chăn nuôi bò sữa: theo mô hình của các nước chăn nuôi tiên tiến, áp dụng đồng bộ các công nghệ cao, giảm số hộ nuôi, tăng số bò/hộ, sản xuất và cung cấp thức ăn hỗn hợp tổng số TMR (Total Mixed Ration) cho các hộ, trại.

Phát triển bò sữa bền vững, chuyên nghiệp hóa, tăng số con/hộ, giảm số hộ nuôi để có điều kiện cơ giới hóa, nâng cao năng suất lao động ; áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp về quản lý, chọn lọc, cải tạo giống, dinh dưỡng, chăm sóc, chuồng trại, vắt sữa và bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu nâng cao năng suất con giống, chọn lọc những con năng suất cao làm giống và sản xuất sữa. Từ đó, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận.

Tập trung thực hiện các dự án sau :

1. Dự án xây dựng các Trung tâm sản xuất thức ăn hỗn hợp tổng số TMR cung cấp cho chăn nuôi bò sữa.

2. Dự án hỗ trợ vay vốn để phát triển đồng cỏ và tăng đàn bò sữa đạt hiệu quả cao.

3. Dự án hiện đại hóa hệ thống chuồng trại và các trang thiết bị chăn nuôi.

C. Nhóm giải pháp về chính sách :

- Tổ chức thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010.

- Tổ chức thực hiện Chương trình hành động hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, trong đó có nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010.

III. TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1. Dự án nâng cao chất lượng giống và năng suất sữa của đàn bò sữa thành phố

1.1. Mục tiêu :

- Nâng cao chất lượng giống và năng suất sữa của đàn bò lên trên 6.000 lít/chu kỳ, con giống phù hợp điều kiện nóng ẩm, nhiệt đới.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giống ; tổ chức giao dịch con giống trên mạng.

1.2. Nội dung :

- Bình tuyển, đeo số tai và lập phiếu cá thể >90% đàn cái sinh sản : 25.000 con.

- Nhập và quản lý các dòng tinh cao sản nhiệt đới, năng suất trên 11.000 lít/chu kỳ, để phối giống, tạo ra đàn bò năng suất cao, thay mới trên 90% đàn bò vắt sữa năm 2005. Số liều tinh nhập và gieo trong 5 năm: 250.000 liều.

- Đánh giá tiến bộ về chất lượng con giống qua mỗi năm (theo dõi năng suất sữa 4.000 - 5.000 con/năm (15%) đàn sinh sản); theo dõi chất lượng đời sau: 3.000 - 3.500 con (20%) bê cái sinh ra/năm).

- Đầu tư trang thiết bị, phần mềm ứng dụng; duy trì và nâng cấp trang Web thông tin bò sữa; giao dịch con giống trên mạng; đào tạo kỹ thuật viên về công nghệ thông tin liên quan.

1.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2010

1.4. Dự kiến kinh phí: 198,782 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí ngân sách thành phố cấp: 12,532 tỷ đồng (6,3%)

- Nguồn kinh phí tự có của người chăn nuôi đóng góp: 186,25tỷ (93,7%)

1.5. Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.6. Đơn vị thực hiện : Trung tâm Quản lý Kiểm định giống cây trồng vật nuôi.

2. Dự án xây dựng đàn hạt nhân, sản xuất con giống và phôi bò sữa cao sản thuần nhiệt đới

2.1. Mục tiêu :

- Sản xuất bò HF thuần nhiệt đới bằng công nghệ truyền cấy phôi, từng bước tạo con giống bò sữa riêng của Việt Nam (VHF) trong những năm sau.

- Sản xuất phôi bò sữa cao sản thuần nhiệt đới cung ứng cho thị trường, giảm nhập khẩu.

2.2. Nội dung :

- Áp dụng công nghệ cấy truyền phôi bò HF thuần nhiệt đới cho bò nhận phôi địa phương để sản xuất bò HF thuần.

- Kiểm định, đánh giá tiến bộ di truyền; chọn lọc và ổn định tiêu chuẩn chất lượng con giống; xây dựng đàn cái hạt nhân cao sản 300 con năng suất 8.000 - 10.000 lít/chu kỳ.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu giống bò sữa thành phố.

2.3. Thời gian thực hiện 2008 - 2010

2.4. Dự trù kinh phí: 9,840 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

- Nguồn ngân sách thành phố.

2.5. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.6. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý Kiểm định giống cây trồng vật nuôi.

3. Dự án xây dựng trung tâm thử nghiệm sản xuất thức ăn hỗn hợp thô xanh hoàn chỉnh chất lượng cao tmr (total mixed ration) cho bò sữa

3.1. Mục tiêu :

- Cung cấp thức ăn thô xanh hỗn hợp hoàn chỉnh chất lượng cao cho bò sữa.

- Góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sữa, khai thác tiềm năng sản xuất của con giống cao sản.

- Giảm giá thành thức ăn cho bò sữa.

3.2. Nội dung:

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cơ sở sản xuất tại Củ Chi: Nhà xưởng, kho tàng, ....

- Nhập hệ thống máy trộn thức ăn TMR (công suất 12 m3/mẻ trộn, 3 tấn thức ăn) và tổ chức sản xuất thử nghiệm cung cấp cho đàn bò giống của Trại kiểm định giống, Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi.

3.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2010

3.4. Dự trù kinh phí: 16,55 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí ngân sách thành phố: 4,05 tỷ đồng (27%).

- Nguồn vốn vay ưu đãi và vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại,..: 12,5 tỷ đồng (73%).

3.5. Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.6. Đơn vị thực hiện : Trung tâm Quản lý Kiểm định giống cây trồng vật nuôi.

4. Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao quy mô xã tại xã tân thạnh đông

4.1. Mục tiêu:

- Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ công nghệ cao để chăn nuôi bò sữa cao sản theo hướng năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững trên quy mô xã.

- Hình thành Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa công nghệ cao sản xuất khép kín chuỗi sản phẩm trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên.

- Nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật và các trang trại chăn nuôi bò sữa. theo hướng chuyên nghiệp hóa - công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

4.2. Nội dung :

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ : Quản lý giống bò sữa, phối dòng tinh cao sản, sản xuất và sử dụng thức ăn TMR, cải tạo chuồng trại, xử lý ô nhiễm, phòng trị bệnh, vệ sinh khai thác sữa, ... nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho 500 hộ nuôi bò sữa trên địa bàn xã (30% tổng hộ nuôi).

- Xây dựng đàn bò sữa giống có năng suất cao >6.000 kg/chu kỳ: 2.000 con (30% tổng đàn bò sữa của xã), trong đó đàn hạt nhân đạt >7.000 kg/chu kỳ: 200 con;

- Xây dựng Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa công nghê cao khép kín chăn nuôi - dịch vụ kỹ thuật - chế biến tiêu thụ sữa,...

- Địa điểm : Xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi.

4.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2008.

4.4. Dự trù kinh phí : 25,662 tỷ đồng.

Nguồn: ngân sách thành phố : 1,662 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí tự có của người chăn nuôi đóng góp: 24 tỷ đồng.

4.5. Đơn vị thực hiện : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4.6. Đơn vị phối hợp : Trung tâm Quản lý Kiểm định giống cây trồng vật nuôi.

5. Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ hiện đại hoá ngành chăn nuôi bò sữa

5.1. Mục tiêu:

- Tăng cường chuyển đổi cơ cấu sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chăn nuôi bò sữa.

- Tăng cường chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm chi phí.

5.2. Nội dung :

- Đầu tư các mô hình trình diễn thực nghiệm khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới.

- Cho vay vốn để mua giống, cải tạo chuồng trại, trang thiết bị như máy vắt sữa, đầu tư xây dựng đồng cỏ.

- Tận dụng nguồn thịt bò từ nguồn sản phẩm phụ trong chăn nuôi bò sữa: vỗ béo bê đực và bê cái loại.

5.3. Quy mô :

- Máy vắt sữa : 500 cái (sản xuất trong nước).

- Máy thái cỏ : 500 cái (sản xuất trong nước).

- Cải tạo chuồng trại : 500 cái.

- Vỗ béo bê đực, cái : 100 mô hình (1.000 con).

- Đầu tư giống, làm đất trồng mới và hệ thống tưới đồng cỏ (cao sản): 300 ha.

5.4. Thời gian thực hiện 2006 - 2010.

5.5. Dự kiến kinh phí đầu tư : 32,5 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách đầu tư các hoạt động khuyến nông 20%.

- Vốn vay hỗ trợ tín dụng, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 80%.

5.6. Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.7. Đơn vị chủ trì : Trung tâm Khuyến nông thành phố.

6. Đề án tổ chức liên kết phát triển kinh tế hợp tác chăn nuôi bò sữa

6.1. Mục tiêu:

- Tổ chức phát triển Tổ hợp tác, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa tại các địa phương phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung tại các huyện : Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.

- Tập trung phát triển và mở rộng dịch vụ cung ứng, tiêu thụ các sản phẩm, tín dụng phục vụ chăn nuôi bò sữa: thức ăn, gieo tinh, phòng trị bệnh,…

6.2. Nội dung:

- Thành lập 05 Hợp tác xã dịch vụ phát triển chăn nuôi bò sữa.

- Phát triển các hình thức liên kết, liên doanh giữa các hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò sữa.

6.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2010.

6.4. Kinh phí đầu tư: 0,8 tỷ đồng.

Nguồn : Từ nguồn ngân sách thành phố.

6.5. Đơn vị chủ trì: Chi cục Phát triển nông thôn.

7. Chương trình thú y phục vụ phát triển bò sữa - kiểm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm

7.1. Mục tiêu:

- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và sức khoẻ cho đàn bò sữa.

- Bảo vệ sức khoẻ cho người chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

7.2. Nội dung:

- Tiêm phòng miễn phí đàn bò sữa (FMD và Tụ huyết trùng).

- Lấy mẫu huyết thanh giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm như Lao (3000 mẫu), FMD (6000 mẫu), Leptospirosis (13.500 mẫu), Brucellosis (3000 mẫu), viêm vú (thử CMT 10.500 mẫu), ký sinh trùng máu (13.500 mẫu), ký sinh trùng ruột (4.500 mẫu; Xét nghiệm phát hiện viêm vú tiềm ẩn CMT.

- Các dự án : Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiêm, điều trị bệnh bò sữa; dự án trạm xá bò sữa Củ Chi (đã có chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố).

7.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2010.

7.4. Dự kiến kinh phí đầu tư : 27,5 tỷ đồng

- Nguồn : Từ nguồn ngân sách thành phố theo Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 và từ nguồn thu phạt của Chi cục Thú y.

- Nguồn ngân sách thành phố đầu tư.

7.5. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7.6. Đơn vị thực hiện chính : Chi cục Thú y

8. Chương trình xúc tiến thương mại bò sữa

8.1. Mục tiêu :

- Tổ chức Hội thi giống bò sữa định kỳ, giúp người chăn nuôi có sự cạnh tranh trong việc quản lý, nâng cao chất lượng giống và giữ kỷ lục.

- Hình thành và Phát triển đấu xảo giống, xây dựng thương hiệu bò sữa và mở rộng giao dịch kinh doanh con giống bò sữa.

8.2. Nội dung:

- Xây dựng thương hiệu bò sữa.

- Đấu xảo giống bò sữa.

- Hội thi triển lãm giống bò sữa 2,5 năm/lần.

8.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2010.

8.4. Kinh phí đầu tư : 1,5 tỷ đồng

Nguồn vốn : Từ ngân sách thành phố.

8.5. Cơ quan quản lý : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8.6. Đơn vị thực hiện chính : Trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp.

9. Đề án đầu tư nghiên cứu sản xuất các trang thiết bị thay thế ngoại nhập phục vụ chăn nuôi bò sữa

9.1. Mục tiêu:

- Nâng trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa chăn nuôi với các trang thiết bị chế tạo trong nước.

- Sản xuất các thiết bị phù hợp trong nước với giá thành hạ.

9.2. Nội dung:

Thành phố hỗ trợ kinh phí để các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị thay thế hàng nhập ngoại, các trang thiết bị nghiên cứu hoặc ứng dụng sản xuất:

- Máy trộn TMR.

- Dao gọt móng, cưa sừng, kìm thiến đực.

- Dụng cụ vắt sữa, bao bì chứa đựng sữa,….

9.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2010.

9.4. Kinh phí đầu tư: 0,5 tỷ đồng

- Nguồn ngân sách thành phố : Từ kinh phí nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ.

9.5. Cơ quan quản lý : Sở Khoa học và Công nghệ.

9.6. Đơn vị thực hiện chính : Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp.

10. Đề án đào tạo nguồn nhân lực

10.1. Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo các chuyên gia đầu đàn về bò sữa trên các lĩnh vực giống, dinh dưỡng, thú y; tổ chức sản xuất trong chăn nuôi bò sữa

- Học tập và ứng dụng nhanh các thành tựu, tiến bộ mới để nhanh chóng ứng dụng vào chăn nuôi bò sữa tại thành phố, giúp phát triển bền vững.

10.2. Nội dung :

- Tập huấn, huấn luyện, hội thảo.

- Đào tạo trong và ngoài nước.

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm nước ngoài.

10.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2010.

10.4. Kinh phí đầu tư: 2,2 tỷ đồng

Nguồn vốn : Từ ngân sách thành phố

10.5. Đơn vị chủ trì : Trường Trung học Nông nghiệp.

11. Dự án xây dựng 4 trung tâm sản xuất thức ăn hỗn hợp thô xanh hoàn chỉnh chất lượng cao tmr (Total mixed ration) cho bò sữa

11.1. Mục tiêu :

- Chuyển giao công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp thô xanh hoàn chỉnh chất lượng cao TMR cho các vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa.

- Cung cấp thức ăn thô xanh hỗn hợp hoàn chỉnh chất lượng cao cho các trang trại chăn nuôi bò sữa trên địa bàn các quận - huyện tập trung chăn nuôi tại: huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh.

- Góp phần giảm giá thành thức ăn cho bò sữa và nâng cao sản lượng, chất lượng sữa, khai thác tiềm năng sản xuất của con giống cao sản.

11.2. Nội dung :

- Thành lập thêm 04 trung tâm sản xuất thức ăn thô xanh hỗn hợp hoàn chỉnh chất lượng cao (TMR), bao gồm :

+ 02 Trung tâm tại huyện Củ Chi.

+ 01 Trung tâm ở Hóc Môn.

+ 01 Trung tâm ở Bình Chánh.

- Chuyển giao quy trình sản xuất, quản lý và cung ứng sản phẩm.

- Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong nước cung ứng hệ thống máy trộn thức ăn TMR.

11.3. Thời gian thực hiện 2008 - 2010

11.4. Dự trù kinh phí : 4,909 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí ngân sách thành phố:

+ Vốn vay hình thành thêm 4 Trung tâm sản xuất thức ăn TMR: 4,160 tỷ đồng,

+ Hỗ trợ lãi suất: 0,749 tỷ đồng.

11.5. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

11.6. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý Kiểm định giống cây trồng vật nuôi.

12. Dự án: phát triển đồng cỏ cao sản cung cấp cho người chăn nuôi, các trung tâm tmr và hỗ trợ vay vốn phát triển đàn bò

12.1. Mục tiêu:

- Tập trung chuyển đổi diện tích các loại cây trồng hiệu quả kém, tận dụng diện tích các khu quy hoạch chưa hoàn tất sang trồng cỏ cao sản phục vụ chăn nuôi.

- Hỗ trợ vay vốn phát triển đàn bò sữa theo hướng chăn nuôi tập trung trang trại.

12.2. Nội dung:

- Đầu tư các vùng trồng cỏ cao sản tập trung, chuyển giao kỹ thuật canh tác, thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm chi phí.

- Chuyển đổi khoảng 1.000 ha diện tích lúa kém năng suất sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

- Cho vay vốn để mua giống tăng đàn bò sữa cao sản với quy mô khoảng 10.000 con.

12.3. Thời gian thực hiện 2008 - 2010.

12.4. Dự kiến kinh phí đầu tư : 159,3 tỷ đồng

- Vốn Ngân sách cho vay theo chương trình khuyến khích chuyển dịch Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp: 135 tỷ đồng.

- Hỗ trợ lãi suất: 24,3 tỷ đồng

12.5. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12.6. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Khuyến nông thành phố, các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân các quận - huyện.

13. Dự án: hỗ trợ vay vốn mở rộng chuồng trại, đầu tư trang thiết bị chăn nuôi

13.1. Mục tiêu:

- Tập trung hiện đại hoá chăn nuôi bò sữa thông qua đầu tư các trang thiết bị phù hợp được chế tạo trong nước với giá thành hạ.

- Tăng cường chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò sữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm chi phí.

13.2. Nội dung:

- Hỗ trợ vay vốn để cải tạo chuồng trại với diện tích 60.000 m2

- Đầu tư trang thiết bị phục vụ chăn nuôi như máy vắt sữa, quạt thông gió, dụng cụ đựng sữa, hệ thống xử lý chất thải ...

13.3. Thời gian thực hiện 2006 - 2010

13.4. Dự kiến kinh phí đầu tư: 53,1 tỷ đồng

- Vốn Ngân sách cho vay theo chương trình khuyến khích chuyển dịch Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp: 45 tỷ đồng.

- Hỗ trợ lãi suất: 8,1 tỷ đồng

13.5. Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

13.6. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Khuyến nông thành phố, các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân các quận - huyện./.

 

 


PHỤ LỤC

TÓM TẮT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BÒ SỮA 2006 - 2010

_________

(Kèm theo Quyết định số : 119 /2006/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)

 

STT

TÊN ĐỀ ÁN

ĐVT

QUY MÔ

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (tỷ đồng)

DỰ KIẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ (tỷ đồng)

CƠ QUAN QUẢN LÝ

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHÍNH

 

Ngân sách đầu tư trực tiếp

NS hỗ trợ vay vốn

Vốn trong dân, DN

 

Tổng vốn vay

Lãi suất hỗ trợ

 

 

A

MỤC TIÊU ĐẾN 2010:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng đàn bò sữa

con

80,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Cái vắt sữa

con

40,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bò năng suất cao > 7.000 lít/con/chu kỳ

con

15,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năng suất sữa bình quân/cái vắt sữa/năm

kg

6,000

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Sản lượng sữa hàng hóa

Tấn

240,000

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Con giống hàng hóa

con

15,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng thịt

Tấn

34,000

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Dự kiến vốn đầu tư

Tỷ đồng

 

535.868

65.884

221.510

36.724

211.75

 

 

 

B

CÁC ĐỀ ÁN ƯU TIÊN:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

DỰ ÁN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG VÀ NĂNG SUẤT SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA THÀNH PHỐ

 

 

197.932

11.682

 

 

186.250

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống CT-VN

 

 

- Bình tuyển

con

25,000

 

1.000

 

 

 

 

 

 

 

- Gieo tinh cao sản

Liều

225,000

 

9.275

 

 

 

 

 

 

 

- Đánh giá NS sữa

con

26,200

 

0.393

 

 

 

 

 

 

 

- Đánh giá chất lượng đời sau

con

16,600

 

0.664

 

 

 

 

 

 

 

- Ứng dụng CNTT quản lý giống

Chtrình

1

 

0.350

 

 

 

 

 

 

 

- Công lao động kỹ thuật gieo tinh

Liều

225,000

 

 

 

 

11.250

 

 

 

 

- Gía trị con giống của người dân tham gia

con

25,000

 

 

 

 

175.000

 

 

 

2

DỰ ÁN: XÂY DỰNG ĐÀN HẠT NHÂN, SẢN XUẤT CON GIỐNG VÀ PHÔI BÒ SỮA CAO SẢN THUẦN NHIỆT ĐỚI

 

 

9.840

9.840

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống CT-VN

 

 

- Mở rộng nâng cấp trại kiểm định giống bò sữa

Trại

300 bò HF cao sản

 

1.200

 

 

 

 

 

 

 

- Mua bò nhận phôi

con

120

 

0.960

 

 

 

 

 

 

 

- Nhập phôi giống sữa thuần nhiệt đới

phôi

550

 

3.520

 

 

 

 

 

 

 

- Nuôi và kiểm định cá thể giống

con

270

 

3.800

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng đề cương, xây dựng chuấn giống và thương hiệu

 

1

 

0.360

 

 

 

 

 

 

3

 DỰ ÁN: XÂY DỰNG TRUNG TÂM THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP THÔ XANH HOÀN CHỈNH CHẤT LƯỢNG CAO TMR (Total mixed ration) CHO BÒ SỮA

 

 

17.005

4.050

11.000

0.455

1.500

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống CT-VN

 

 

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cơ sở sản xuất tại Củ chi

Trung tâm

20,000 Tấn/năm

 

2.050

 

 

 

 

 

 

 

- Nhập hệ thống máy trộn thức ăn TMR

Máy

1

 

1.500

 

 

 

 

 

 

 

- Sản xuất thử nghiệm

 

 

 

0.500

 

 

 

 

 

 

 

- Vốn vay ưu đãi xây dựng vùng nguyên liệu

 

 

 

 

11.000

0.455

 

 

 

 

 

- Vốn tự có của HTX, DN tham gia

 

 

 

 

 

 

1.500

 

 

 

4

DỰ ÁN: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA CÔNG NGHỆ CAO QUY MÔ XÃ TẠI XÃ TÂN THẠNH ĐÔNG

 

 

25.662

1.662

 

 

24.000

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống CT-VN

 

 

- Xây dựng đàn bò sữa giống có năng suất cao >6.000 kg/CK: 2.000 con ( 30% tổng đàn bò sữa của xã ), trong đó đàn hạt nhân đạt >7.000 kg/CK 305 ngày: 200 con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

CHƯƠNG TRÌNH: KHUYẾN NÔNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI HOÁ NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA.

 

 

35.620

6.500

26.000

3.120

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến Nông TP

 

 

- Máy vắt sữa

Cái

500

 

1.500

6.000

0.720

 

 

 

 

 

- Máy thái cỏ

Cái

500

 

0.400

1.600

0.192

 

 

 

 

 

- Cải tạo chuồng trại

Cái

500

 

1.000

4.000

0.480

 

 

 

 

 

- Vỗ béo bê đực, cái

Mô hình

100

 

0.600

2.400

0.288

 

 

 

 

 

- Đầu tư giống, làm đất trồng mới và hệ thống tưới đồng cỏ (cao sản)

Ha

300

 

3.000

12.000

1.440

 

 

 

 

6

ĐỀ ÁN: TỔ CHỨC LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ CHĂN NUÔI BÒ SỮA.

 

 

0.800

0.800

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi cục Phát triển Nông thôn

 

 

- Thành lập 05 Hợp tác xã dịch vụ phát triển chăn nuôi bò sữa

HTX

5

 

0.800

 

 

 

 

 

 

7

CHƯƠNG TRÌNH: THÚ Y PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BÒ SỮA -KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM.

 

 

27500

27.500

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi cục Thú y

 

 

- Tiêm phòng miễn phí đàn bò sữa (FMD và Tụ huyết trùng).

Liều

1,400,000

 

16.500

 

 

 

 

 

 

 

- Lấy mẫu huyết thanh giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm

Mẫu

 40,500

 

3.000

 

 

 

 

 

 

 

- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiêm, điều trị bệnh bò sữa

 

 

 

3.000

 

 

 

 

 

 

 

- Dự án trạm xá bò sữa Củ Chi

 

 

 

5.000

 

 

 

 

 

 

8

CHƯƠNG TRÌNH: XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI BÒ SỮA

 

 

1.500

1.500

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp

 

 

- Xây dựng thương hiệu bò sữa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đấu xảo giống bò sữa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hội thi triển lãm giống bò sữa 2,5 năm/lần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

ĐỀ ÁN: ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CÁC TRANG THIẾT BỊ THAY THẾ NGOẠI NHẬP PHỤC VỤ CHĂN NUÔI BÒ SỮA.

 

 

0.500

0.500

 

 

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp

 

 

- Nghiên cứu và sản xuất các trang thiết bị thay thế hàng nhập ngoại phục vụ chăn nuôi bò sữa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

ĐỀ ÁN: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

 

 

2.200

1.850

0.350

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trường Trung học Nông nghiệp

 

 

- Tập huấn, huấn luyện, hội thảo

 

 

 

0.600

 

 

 

 

 

 

 

- Đào tạo trong và ngoài nước

 

 

 

0.750

0.350

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm nước ngoài

 

 

 

0.500

 

 

 

 

 

 

11

DỰ ÁN: XÂY DỰNG 4 TRUNG TÂM SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP THÔ XANH HOÀN CHỈNH CHẤT LƯỢNG CAO TMR (Total mixed ration) CHO BÒ SỮA

 

 

 

 

 

4.160

0.749

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống CT-VN và DN

 

12

DỰ ÁN: PHÁT TRIỂN ĐỒNG CỎ CAO SẢN CUNG CẤP CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI, CÁC TRUNG TÂM TMR VÀ HỖ TRỢ VAY VỐN PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ

 

 

 

 

135.000

24.300

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến Nông, các hộ CN, DN và UBND Quận, huyện

 

13

DỰ ÁN: HỖ TRỢ VAY VỐN MỞ RỘNG CHUỒNG TRẠI, ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ CHĂN NUÔI

 

 

 

 

 

45.000

8.100

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến Nông, các hộ CN, DN và UBND quận, huyện