- 1 Thông tư 11-LĐ/TT-1969 hướng dẫn Quyết định 119-CP năm 1969 về một số biện pháp bảo đảm thời gian lao động của công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động ban hành
- 2 Thông tư 06-NT năm 1970 hướng dẫn Quyết định 119-CP về bảo đảm thời gian lao động của công nhân, viên chức trong ngành nội thương do Bộ Nội thương ban hành
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 119-CP | Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 1969 |
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC
Thời gian lao động là một vấn đề quan trọng bậc nhất của nội dung tổ chức lao động xã hội chủ nghĩa. Thời gian lao động bao gồm số ngày công trong tháng, trong năm và số giờ công trong ngày làm việc. Tiết kiệm thời gian lao động không chỉ quý trọng từng ngày, từng giờ mà phải quý trọng từng phút, từng giây.
Quản lý chặt chẽ thời gian lao động, quy định đúng đắn và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thời gian lao động và nghỉ ngơi của công nhân; viên chức là nội dung quan trọng của công tác cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
Gần đây, phong trào thi đua đạt ngày công, giờ công cao trong công nhân đang dần dần được mở rộng; công tác cải tiến tổ chức lao động đi đôi với cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật ở cơ sở, bước đầu được thực hiện trong một số ngành sản xuất và địa phương, đã có tác dụng nâng cao ngày công, giờ công thực tế, góp phần nâng cao năng suất lao động và hoàn thành kế hoạch.
Nhưng nhìn chung, việc sử dụng thời gian lao động của công nhân, viên chức còn lãng phí nghiêm trọng. Do trình độ tổ chức quản lý thấp, nhiều mặt quản lý bị buông lỏng, trong đó việc quản lý thời gian lao động, là khâu yếu nhất, đã gây nên lãng phí sức lao động, số ngày công trong tháng và số giờ công trong ngày còn thấp, năng suất lao động bình quân tăng chậm, thậm chí còn bị giảm sút trong một số ngành.
Để bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động và chế độ thời gian lao động, Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thường vụ ngày 03-4-1969 quyết định một số biện pháp cụ thể như sau:
- Hoạt động thể dục, thể thao,
- Hoạt động văn nghệ, văn hóa quần chúng…
- Chế độ khám bệnh và cho nghỉ,
- Chế độ nghỉ giải lao trong giờ làm việc cho một số ngành nghề nhất định,
- Chế độ học tập tại chức,
- Chế độ luyện tập quân sự của các đội tự vệ xí nghiệp, cơ quan.
Xí nghiệp, cơ quan phải có nội quy bảo đảm chặt chẽ kỷ luật lao động và thời gian lao động, nội quy này phải được niêm yết rõ ở những nơi công nhân, viên chức qua lại thường xuyên. Phải bảo đảm các điều kiện để chứng minh sự có mặt của công nhân, viên chức tại nơi làm việc (quy định cổng ra vào, thực hiện chế độ treo thẻ, lật thẻ, củng cố chế độ chấm công, ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương…).
Đối với cán bộ, công nhân, viên chức vi phạm những quy định về thời gian lao động, nếu qua giáo dục mà vẫn phạm lại, thì phải kiên quyết thi hành kỷ luật như điều lệ về kỷ luật lao động đã quy định.
5. Để tạo điều kiện cho công nhân, viên chức chấp hành tốt những quy định về thời gian lao động của Nhà nước, thủ trưởng các xí nghiệp, cơ quan phải thường xuyên chăm lo cải tiến tổ chức lao động đi đôi với cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật. Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc, tổ chức chỉ đạo tốt các ca làm việc, nhất là ca đêm. Phải tăng cường công tác định mức lao động, thông qua công tác định mức mà quy định cụ thể các loại thì giờ làm việc và nghỉ ngơi cần thiết trong ca, đồng thời thực hiện trả lương hợp lý để khuyến khích công nhân, viên chức sử dụng triệt để và hợp lý thời gian lao động.
Thủ trưởng các xí nghiệp, cơ quan phải phối hợp chặt chẽ với công đoàn và đoàn thanh niên lao động để giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao tinh thần làm chủ tập thể và ý thức trách nhiệm của công nhân, viên chức đối với sản xuất, công tác, không ngừng củng cố kỷ luật lao động, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước để không ngừng tăng năng suất lao động.
Các cơ quan thương nghiệp, lương thực, vận tải phải có hình thức tổ chức phục vụ thích hợp với điều kiện lao động sản xuất và công tác của công nhân, viên chức ở từng nơi, tạo cho họ những điều kiện thuận lợi nhất trong việc mua hàng (nhất là lương thực, thực phẩm, chất đốt) và đi lại.
Các cơ quan y tế phải nghiên cứu cải tiến việc khám bệnh và bố trí lại mạng lưới y tế phục vụ sản xuất tốt hơn. Y tế các xí nghiệp, cơ quan phải xuống tận các nơi làm việc của công nhân, viên chức để hướng dẫn công tác vệ sinh, phòng bệnh.
8. Bộ Lao động có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quyết định này và quản lý chặt chẽ thời gian lao động. Cơ quan lao động các cấp phải tăng cường kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thời gian lao động. Đồng thời ngăn ngừa hiện tượng họp liên miên ảnh hưởng đến thì giờ nghỉ ngơi và sức khoẻ của cán bộ, công nhân, viên chức.
Hàng qúy, Bộ Lao động phải phối hợp với Tổng cục Thống kê báo cáo rõ về tình hình chấp hành kỷ luật lao động và chế độ thời gian lao động của các ngành, các cấp lên Hội đồng Chính phủ, phân tích nguyên nhân gây nên lãng phí thời gian lao động và đề nghị biện pháp khắc phục.
Toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, với tinh thần cách mạng tiến công, với ý thức trách nhiệm cao của người làm chủ tập thể, hãy ra sức thi đua nâng cao ngày công, giờ công thực tế, thi hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động và chế độ thời gian lao động và nghỉ ngơi của nhà nước, nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, đóng góp phần xứng đáng nhất vào công cuộc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1 Thông tư 06- LĐ/TT-1971 hướng dẫn về thời giờ làm việc của công nhân, viên chức do Bộ Lao động ban hành
- 2 Thông tư 06-NT năm 1970 hướng dẫn Quyết định 119-CP về bảo đảm thời gian lao động của công nhân, viên chức trong ngành nội thương do Bộ Nội thương ban hành
- 3 Thông tư 11-LĐ/TT-1969 hướng dẫn Quyết định 119-CP năm 1969 về một số biện pháp bảo đảm thời gian lao động của công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động ban hành